• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn: 10/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 84: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán tỉ số phần trăm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.

* Giảm tải: Bài 3

- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

- Giáo dục tính khoa học, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV và HS có máy tính bỏ túi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 4’

- Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi tìm kết quả của phép tính sau:

18 x 100 : 15 16 : 25 x 100 - GV nhận xét.

* Giới thiệu bài 2. HĐ khám phá:

* Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm: 12’

a, Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- Chúng ta cùng tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- Nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 : 40 - Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm ?

- GV giới thiệu : Chúng ta có thể thực hiện cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt bấm các phím sau:

7 4 0 %

- GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình.

- GV nêu: Đó chính là 17,5%

b, Tính 34% của 56

- Chúng ta cùng tìm 34% của 56.

- Nêu cách tìm 34% của 56?

- 2 HS thực hiện nêu cách làm.

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét :

+ Tìm thương 7 : 40

+ Nhân thương đó với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải thương.

- HS thao tác với máy tính và nêu : 7 : 40 = 0,175

- Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5%

- HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc của GV

- Kết quả trên màn hình là 17,5.

- HS nêu trước lớp các bước tìm 34%

(2)

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tình 56 x 34 : 100

- GV nêu : Thay vì bấm 10 phím

5 6 3 4 1 0 0 =

khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34%

của 56 ta chỉ việc bấm các phím :

5 6 3 4 %

- GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56.

c, Tìm một số biết 65% của nó bằng 78.

- Tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78.

- Nêu cách tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78?

- GV yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để thực hiện tính 78 : 65 x 100

- GV nêu : Khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78 thay vì phải bấm các phím

7 8 6 5 X 1 0 0 =

Ta chỉ việc bấm phím

7 8 6 5 %

3. HĐ Thực hành: 22’

Bài 1: 10’

? Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì ? - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2: 12’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

4. HĐ vận dụng: 2’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS về nhà làm và chuẩn bị bài sau.

của 56:

+ Tìm thương 56 : 100

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 Hoặc

+ Tìm tích của 56 x 34.

+ Chia tích vừa tìm được cho 100.

- HS tính và nêu : 56 x 34 : 100 = 19,04

- HS thao tác với máy tính.

- HS nêu : + Lấy 78 : 65

+ Lấy tích vừa tìm được nhân với 100.

- HS bấm máy tính và nêu kết quả : 78 : 65 x 100 = 120

- HS nghe GV giới thiệu và dùng máy tính tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu.

- HS làm VBT.

- HS nêu kết quả, giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- HS nêu kết quả, giải thích cách làm.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

(3)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

______________________________________

TV- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 31: Tổng kết vốn từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nói về tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn: Cô chấm.

- Yêu quý tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. GV:- ƯDCNTT 2. HS: VBT, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ vận dụng: 4’

- Gọi HS làm lại BT 2, 4 tiết trước.

- Nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2.HĐ thực hành:

* Hướng dẫn làm bài tập: 32’

Bài 1. VBT – trang 112. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: 11’

- Chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 2. VBT – trang 112. Đọc bài cô chấm, nêu nhận xét: 12’

- Gợi ý HS: Để làm được bài tập các em cần lưu ý: Nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách của cô Chấm, để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.

- Cô Chấm có tính cách gì ? - GV ghi bảng:

1. Trung thực, thẳng thắn 2. Chăm chỉ

3. Giản dị

4. Giàu tình cảm, dễ xúc động.

- Tổ chức cho HS tìm những chi tiết và

- 2 HS lên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động.

(4)

từ ngữ minh họa cho từng nét tính cách của cô Chấm theo cặp. Mỗi cặp chỉ tìm từ minh họa cho một nét tính cách.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3. HĐ vận dụng: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài theo cặp - Nối tiếp nhau phát biểu.

- Nhận xét, bổ sung.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- TV- TẬP ĐỌC

Tiết 32: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được nội dung bài: Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện.

- Phê phán mê tín dị đoan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. GV:

- ƯDCNTT.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài Thầy thuốc như mẹ hiềnvà trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Em thấy Hải Thượng Lãn Ông là thầy thuốc như thế nào ?

+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?

+ Bài tập đọc cho em biết điều gì ?

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét,

* Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.

- Giới thiệu : Em có biết cụ già trong tranh là ai không ? Cụ là thầy cúng chuyên đi cúng để đuổi ma. Vậy mà thầy phải nhờ

- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi.

- Tranh vẽ hai người đàn ông đang dìu một cụ già. Cụ già nhăn nhó và đau đớn.

- Lắng nghe.

(5)

đến bệnh viện để chữa bệnh cho mình. Bài tập đọc Thầy cúng đi bệnh viện sẽ cho các em hiểu thêm một khía cạnh nữa trong cuộc sống của chúng ta.

2.HĐ khám phá:

* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc

- 1 HS đọc diễn cảm cho cả lớp nghe

- Lần 1: 4 Hs đọc nối tiếp, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, hướng dẫn đọc câu dài, khó. (nếu có).

- Lần 2: Gọi 4 Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, kết hợp giải nghĩa từ.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu.

- Lớp theo dõi bạn đọc.

- HS: đọc bài theo trình tự :

+ HS 1: Cụ ún làm nghề ... học nghề cúng bái.

+ HS 2 : Vậy mà gần một năm ...

không thuyên giảm

+ HS 3 : Thấy cha ngày càng ... bệnh vẫn không lui.

+ HS 4 :Sáng hôm sau ... ốm đau nên đi bệnh viện.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn. (đọc hai vòng)

- Theo dõi GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài

- Hs đọc thầm đoạn 1,2 + Cụ Ún làm nghề gì ?

+ Những chi tiết nào cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng.

+ Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ? Kết quả ra sao ?

- Em hãy nêu nội dung chính của đoạn 1,2 ?

- HS đọc thầm đoạn 3,4 + Cụ Ún bị bệnh gì ?

+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà ?

+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ?

- Giảng : Cụ Ún khỏi bệnh là nhờ có khoa học, các bác sĩ tận tâm chữa bệnh.

+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ?

- Em hãy nêu nội dung chính của đoạn

+ Cụ ún làm nghề thầy cúng.

+ Khắp bản gần xa, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề.

+ Khi mắc bệnh, cụ chữa bệnh bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình cũng không thuyên giảm.

1. Cụ ún làm nghề thầy cúng, cụ bị ốm nặng được học trò cúng nhưng không khỏi.

+ Cụ ún bị sỏi thận.

+ Vì cụ sợ mổ và cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.

+ Cụ ún khỏi bệnh nhờ các bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi ra cho cụ.

+ Câu nói của cụ ún chứng tỏ cụ đã hiểu ra rằng thầy cúng không thể chữa bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc và bệnh viện mới làm được điều đó.

(6)

3,4 ?

+ Bài học giúp em hiểu điều gì ?

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.

- Kết luận : Bài học giúp chúng ta hiểu thêm một số khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người, đó là đấu tranh chống lạc hậu, mê tín dị đoan của một số người.

3. Thực hành luyện đọc diễn cảm

- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 đoạn:

+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 3.

+ Đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

2. Bác sĩ chữa khỏi bệnh cho cụ ún

* Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan của một số bà con dân tộc và giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi lại nội dung của bài vào vở.

- Đọc bài, tìm cách đọc hay.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm

- Nhận xét, 4. HĐ vận dụng:

- GV nêu : Đồng bào sống ở vùng cao vốn rất tin tưởng vào thầy cúng ,nếu thầy cúng tin vào bệnh viện thì chắc chắn sẽ có nhiều người tin theo, do vậy bệnh tật dễ bị đẩy lùi

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học và soạn bài Ngu Công xã Trịnh Tường.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Ngày soạn : 11/12/2021

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 85. Hình tam giác I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.

- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.

(7)

- Giáo dục tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV và HS Các hình tam giác như SGK, thước Êke, máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 4’

- Gọi HS lên bảng bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 SGK của tiết học trước.

- GV nhận xét.

* Giới thiệu bài:

2. HĐ khám phá:34'

a. Giới thiệu các đặc điểm của hình tam giác: 4’

- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ :

+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.

+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác ABC.

+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.

- GV nêu: Như vậy hình tam giác ABC có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.

b. Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc): 4’ (Ứng dụng PHTM) - GV vẽ 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác:

+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn

Hình tam giác có ba góc nhọn + Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu.

+ Hình tam giác ABC có 3 cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.

+ Hình tam giác ABC có 3 đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.

+ Hình tam giác ABC có 3 góc là:

Góc đỉnh A, cạnh AB và cạnh AC (góc A).

Góc đỉnh B, cạnh BA và cạnh BC (góc B).

Góc đỉnh C, cạnh CA và cạnh CB (góc C).

- HS quan sát các hình tam giác và nêu : + Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn.

+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai K, G là hai góc nhọn.

(8)

Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn

- Hình tam giác MNP có một góc vuông

Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn

- GV giới thiệu: Dựa vào các góc của hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là :

+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.

+ Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn.

+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (gọi là hình tam giác vuông).

- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng của từng hình.

c. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác: 4’

- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK :

- GV giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có :

+ BC là đáy.

+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC.

+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc M, N là hai góc nhọn.

- HS nghe GV giới thiệu và nhắc lại.

- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác (theo góc).

- HS quan sát hình tam giác.

- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận: đường cao AH của hình tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.

(9)

+ Độ dài AH là chiều cao.

- GV yêu cầu: Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của chiều cao AH.

- GV giới thiệu: Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác, độ dài của đoạn thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác.

- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của hình tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy.

3. HĐ Thực hành: 22’

Bài 1. Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây: ’

- GV nhận xét.

- Củng cố về góc của hình tam giác.

Bài 2. Hãy chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây: 6’

- GV nhận xét:

+ Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB.

+ Hình tam giác DFG có đường cao DK tương ứng với đáy EG.

+ Hình tam giác MPQ có đường cao MN tương ứng với đáy PQ.

- Củng cố cách về đường cao, cạnh đáy của hình tam giác

Bài 3. So sánh diện tích của các hình tam giác: 7’

- GV hướng dẫn: Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình để so sánh.

- GV nhận xét:

a) Hình tam giác AED và hình tam giác EDH có diện tích bằng nhau.

B) Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC có diện tích bằng nhau.

C) Hình chữ nhật ABCD gấp đôi diện

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(10)

tích và hình tam giác EDC.

3. HĐ vận dụng: 2’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở và nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

_____________________

TV- TẬP LÀM VĂN

Tiết 31: Tả người ( Kiểm tra viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được cấu tạo của bài văn tả người.

- HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh thể hiện kết quả quan sát chân thực.

- Giáo dục cách diễn đạt trôi chảy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp viết đề bài cho học sinh lựa chọn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu : (2’) - KT vở, bút của hs

- Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.

2. Hoạt động Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. (5’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu đọc 4 đề kiểm tra.

- Giáo viên nhắc hs : Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn.

-Giáo viên chốt lại các dạng bài Quan sát, tả ngoại hình, tả hoạt động, dàn ý chi tiết, đoạn văn.

- Gọi vài hs cho biết chọn đề nào

3. Hoạt động Học sinh làm bài kiểm tra.(27’)

- Cho hs làm bài vào vở viết văn.

- Gv theo dõi hs làm bài.

- Gọi 1 số hs đọc bài làm trước lớp - Nhận xét chấm một số bài.

Hs mang sách, vở, bút

- Hs đọc 4 đề KT

- Chọn một trong các đề sau:

1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, nẹ, anh, em …) của em.

3. Tả một bạn học của em.

4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, cô giáo, thầy giáo …) đang làm việc.

- Vài hs nêu cách chọn đề.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh chuyển dàn ý chi tiết thành bài văn.

- 1 số hs đọc bài làm trước lớp - Nhận xét.

(11)

4. HĐ vận dụng: (5’)

- Chấm một số bài nhận xét trước lớp - Đọc bài văn tiêu biểu.

Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.

- Dặn hs làm chưa đạt về nhà làm lại, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- LỊCH SỬ

Tiết 15: Chiến thắng Biên giới Thu- đông 1950 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung:

- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950.

* Giảm tải: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới.

- Kể được một số sự kiện về chiến dịch Biên giới. Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.

- Yêu con người, quê hương, đất nước.

b. Mục tiêu riêng cho HSKT:

- Theo dõi, lắng nghe

- Nói theo cô ý nghĩa của chiến thắng II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu:5’

- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?

- Kể một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

- Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa như thế nào?

- Nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ khám phá:

* Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950: Ứng dụng CNTT – chiếu bản đồ: 7’

- GV sử dụng bản đồ VN giới thiệu :

- 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(12)

+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc.

+ Giới thiệu: Từ năm 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

- Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt Trung, sẽ có ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?

- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?

* Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950: Ứng dụng CNTT – chiếu lược đồ: 8’

- GV chia nhóm : 4 HS/nhóm

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Kể một số sự kiện về trân đánh đó

+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ?

+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu – đông 1950 : 9’

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi :

+ Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947? Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta ntn so với những nhày đầu kháng chiến ? + Chiến thắng Biên Giới thu – đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta ?

+ Chiến thắng Biên Giới thu – đông 1950 có tác động thế nào đến địch ?

* KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân

- HS nghe.

- Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.

- Cần phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện 1 số nhóm trình bày.

- Các nhóm bổ sung.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

- Các nhóm bổ sung.

- HS nối tiếp nhau trình bày

(13)

ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới.

* Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu: 7’

- Xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?

- Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu?

* Hướng dẫn HS làm bài VBT trang 32 – 34.

3. HĐ vận dụng: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc kết luận SGK.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

*******************************************

KHOA HỌC

Tiết 38: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn đường kính trắng bên trong, 1 chai giấm,tăm tre, chén nhỏ (đủ dùng theo nhóm).

- GV chuẩn bị: nước nguội, nước nóng, đĩa con.- Phiếu học tập theo nhóm.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - HĐ mở đầu: 3’

- Gọi hs lên bảng, trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.

? Dung dịch là gì? ví dụ.

? Nêu sự giống và khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp?

? Nêu cách tách các chất trong dung dịch?

- 3 hs lên bảng trả lời.

- Hs nhận xét

(14)

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu: Trực tiếp 2. HĐ khám phá:

* Hoạt động 1: Thế nào là sự biến đổi hoá học.

- GV tổ chức hs hoạt động trong nhóm + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, phát đồ dùng làm thí nghiệm và phiếu báo cáo cho từng nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ làm 1 thí nghiệm.

+ Yêu cầu hs đọc kĩ trong SGK/78.

+ Yêu cầu hs tiến hành làm thí nghệm.

Nhắc hs chỉ nhóm trưởng làm thí nghiệm, các thành viên khác quan sát hiện tượng, nêu nhận xét cho 1 hs là thư kí viết vào phiếu.

+ GV đi hướng dẫn từng nhóm.

+ Gọi 2 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).

? Giấy có tính chất gì?

? Khi bị cháy, tờ giấy có giữ được tính chất ban đầu của nó không?

? Hoà tan đường vào trong nước ta được gì?

? Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì?

- Gv nêu: Như vậy dung dịch đường đã bị biến đổi thành 1 chất khác dưới tác động của nhiệt và nó không giữ được tính chất ban đầu của nó; giấy đã bị biến đổi thành than khi ta đốt trên ngọn lửa.

Hiện tượng đó gọi là sự biến đổi hoá học.

? Sự biến đổi hoá học là gì?

* Hoạt động 2: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.

- GV nêu: Các em hãy quan sát các hình minh hoạ trong SGK/79, giải thích từng sự biến đổi để xem đâu là sự biến đổi hoá học, đâu là sự biến đổi lí học.

- Tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Chia nhóm.

+ Yêu cầu mỗi nhóm quan sát 1 tranh minh hoạ và trao đổi, trả lời từng câu hỏi

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ Nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập, cùng làm việc.

+ 2 nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm.

+ Giấy dai.

+ Khi bị cháy, tờ giấy biến thành than, không còn tính chất như ban đầu của nó.

+ Ta được dung dịch nước đường.

+ Hs nối tiếp nhau kể.

+ Ta được 1 chất có màu nâu thẫm, có vị đắng, nếu đun lâu sẽ thành than.

- Hs lắng nghe

- HS: Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

(15)

? Nội dung của tranh vẽ là gì?

? Đó là sự biến đổi nào?

?Giải thích vì sao lại kết luận như vậy?

- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

3, HĐ vận dụng : 4’

? Thế nào là sự biến đổi hoá học?cho VD

? Nêu sự khác nhau giữa sự biến đổi hoá học và biến đổi lí học?

? Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào?

+ Nhận nhiệm vụ và trao đổi, thảo luận trả lời từng câu hỏi.

- 6 hs đại diện cho các nhóm trình bày.

Sau mỗi hs trình bày GV gọi 1 hs khác nhận xét, bổ sung.

Hình 2: Cho vôi sống vào nước - Hóa học - Vì vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo

quánh, kèm theo sự toả nhiệt.

Hình : 3Xé giấy thành những mảnh vụn - Lí học - Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.

Hình 4: Xi măng trộn cát - Lí học - Tạo thành hỗn hợp xi măng, cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi..

Hình 5 : Xi măng trộn cát và nước - Hóa học - Tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.

Hình 6 : Đinh mới để lâu ngày thành đinh rỉ - Hóa học - Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.

Hình 7: Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn - Lí học - Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi.

- HS lắng nghe

-Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Biến đổi hóa học có sự biến đổi về chất. Sự biến đổi lí học không có sự biến đổi về chất.

- Bằng cách chưng cất

(16)

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

______________________________

HĐNGLL

CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN KỈ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/12 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- HS biết nhận xét các mặt hoạt động trong tuần qua và đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại.

- Cho HS biết kỉ niệm lần thứ 22 năm ngày Quốc phòng toàn dân.

- Qua đó tuyên truyền giáo dục truyền thống anh bộ đội cụ Hồ.Học sinh học tập theo gương anh bộ đội về tác phong nhanh nhẹn, tinh thần bảo vệ Tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Bảng nhận xét ,phương hướng.

- Tài liệu về ngày Quốc phòng toàn dân và Quân đội nhân dân Việt Nam(22/12) - Bảng nhận xét của tổ trưởng, lớp trưởng..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: HĐ mở đầu, giới thiệu bài .

Hoạt động 2: Sinh hoạt kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.

Mục tiêu: HS biết ngày Quốc phòng toàn dân.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:

+Ngày 22/12 là ngày gì ?

GV chốt : Ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

+Kỉ niện ngày Quốc phòng toàn dân là ngày nào ?

+Cách đây 22 năm là ngày kỉ niện ngày Quốc phòng toàn dân.Vậy năm thành lập là năm nào ?

*GV hướng dẫn:

+Ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân là gì ?

*GV giảng : Có ý nghĩa là toàn dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

=> GV giáo dục học sinh Hoạt động 3:Trải nghiệm

-Hoạt động nhóm: Từng thành viên trong nhóm kể ra tình huống làm mình lo lắng quá mức.

-GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 4: HĐ vận dụng:

Vui chơi ca hát theo chủ đề anh bộ đội.

-HS nhắc lại đề bài

- HS thảo luận theo cặp.

- HS xung phong trả lời.

- Ngày 22/12 - HS phát biểu

-HS phát biểu theo hiểu biết.

-HS thảo luận đưa ra ý kiến.

-HS chọn bài biểu diễn.

(17)

- Cho học sinh hoạt ca hát theo chủ đề - Nhận xét tiết sinh hoạt.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

Ngày soạn : 12/12/2021

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 86. Diện tích hình tam giác I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được qui tắc tính diện tích hình tam giác.

- Biết vận dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.

- Giáo dục tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Các hình tam giác như SGK, thước, ê-ke, máy tính, ti vi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ mở đầu:4’

- YC 2 HS làm bài 1, 2 VBT tiết trước.

- Nhận xét.

* GTB: 1’

2. HĐ khám phá:

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:

2.1. Cắt, ghép hình tam giác: 3’

- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác ghép hình như SGK.

+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.

+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.

+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình (đánh số 1, 2 cho từng phần).

+ Ghép hai mảnh 1, 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.

+ Vẽ đường cao EH.

2.2. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép: 3’

- GV yêu cầu HS so sánh:

+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của

- 2 HS làm bảng lớp.

- HS nghe.

- HS thao tác.

(18)

hình tam giác.

+ Hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.

+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích tam giác EDC.

2.3. Hình thành qui tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật: 5’

- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.

- Thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC  EH.

- Diện tích của hình tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra qui tắc tính diện tích của hình tam giác:

+ DC là gì của hình tam giác EDC?

+ EH là gì của hình tam giác EDC?

+ Như vậy để tính diện tích của hình tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào?

- GV nêu: đó chính là qui tắc tính diện tích của hình tam giác. Muốn tính diện tích của hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

2.4. Giới thiệu công thức: 2’

+ Gọi S là diện tích.

+ Gọi a là độ dài cạnh đáy của hình tam giác.

+ Gọi H là chiều cao của hình tam giác.

+ Em hãy nêu công thức tính diện tích của hình tam giác?

3. HĐ Luyện tập: 22’

Bài 1. SGK – trang 88. Tính diện tích hình tam giác: 11’

- Nhận xét chốt kết quả đúng a) Diện tích hình tam giác là:

8 x 6 : 2 = 24 (cm2)

- HS so sánh và ghi bảng con.

- HS nêu.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- S = a x h : 2

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

(19)

b) Diện tích hình tam giác là:

2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (cm2) - Củng cố cách tính diện tích hình tam giác

Bài 2. SGK – trang 88. Tính diện tích hình tam giác: 11’

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

24 dm = 2,4m a) Diện tích hình tam giác là:

5 x 2,4 : 2 = 6 (cm2) b) Diện tích hình tam giác là:

42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) - Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.

4. HĐ vận dụng: 3'

- GV củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

_______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 32: Tổng kết vốn từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.

- Biết dùng từ đặt câu.

- Yêu quý tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 4’

- Gọi HS làm lại BT 1, 2 tiết trước.

- Nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ Thực hành:

* Hướng dẫn làm bài tập: 32'

Bài 1. VBT – trang 115. Tự kiểm tra vốn từ của mình: 11’

- Gợi ý HS :

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(20)

+ Bài 1a: Xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa, mỗi nhóm một dòng.

+ Bài 1b: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

- Kết luận lời giải đúng:

a) đỏ - điều – son trắng – bạch xanh – biếc – lục hồng – đào

b) Bảng màu đen gọi là bảng đen.

Mắt màu đen gọi là mắt huyền.

Ngựa màu đen gọi là ngựa ô Chó màu đen gọi là chó mực Quần màu đen gọi là quần thâm

Bài 2. VBT – trang 115. Đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả. Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây: 21’

- Giảng: Nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về chữ nghĩa trong văn miêu tả. Đó là:

+ Trong văn miêu tả người ta hay so sánh.

Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn.

+ So sánh thường kèm theo nhân hóa.

Người ta có thể so sánh, so sánh để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.

+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học.

Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu tự quan sát. Rồi đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.

3. HĐ vận dụng: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài vào vở.

- Nối tiếp nhau trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn.

- Ví dụ:

+ Trông anh ta như một con gấu.

+ Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung.

- Ví dụ :

+ Con gà trống bước đi như một ông tướng.

+ Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa ...

- Ví dụ :

+ Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên một cái liềm con là vành trăng non.

+ Mai-a-cốp-xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

---

(21)

TV- TẬP LÀM VĂN Ôn tập làm biên bản cuộc họp I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về cách viết biên bản cuộc họp.

- Thực hành viết biên bản một cuộc họp.

- GD ý thức tổ chức, kỉ luật.

* GDKNS:

- Ra quyết định/ giải quyết vần đề.

- Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp) - Tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(5')

- Thế nào là biên bản? Biên bản thường có những nội dung nào?

- GV nhận xét.

* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ YC của giờ học

2.HĐ Hướng dẫn HS làm bài tập.

- Y/c HS đọc đề bài.

- 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý trong SGK - YC HS nêu bài tập mình đã chuẩn bị ở nhà

- GV nhắc nhở HS cách trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.

- GV chiếu lên màn hình nội dung gợi ý 3 dàn ý 3 phần, HS quan sát làm bài theo nhóm 3 HS

+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản?

+ Cuộc họp diễn ra lúc nào, ở đâu?

+ Cuộc họp có những ai tham dự?

+ Ai điều hành cuộc họp?

+ Những ai nói trong cuộc họp?

+ Kết thúc cuộc họp như thế nào?

- GV phát phiếu HT cho HS

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm

-2-3 HS trả lời.

- Lớp theo dõi

*Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.

- 1 em đọc , lớp theo dõi SGK.

- HS đọc các câu hỏi gợi ý của bài.

+ Cuộc họp lớp bàn về việc tổ chức ngày 20/11

+ Lúc 10 giờ 30' ngày 18/11/2009 tại phòng học lớp 5A

+ Cô giáo chủ nhiệm và HS cả lớp.

+ Bạn Khải lớp trưởng.

+ Các bạn tổ trưởng.

+ Các thành viên trong lớp thống nhất ý kiến đề ra.

- HS tự hoàn thành bài, 1 số em viết bài vào phiếu to để chữa bài.

- HS tự làm bài vào vở và đại diện làm phiếu to để chữa bài

(22)

khác bổ xung

- GV và lớp cùng nhận xét bài của HS.

3. HĐ vận dụng: (5')

-Thế nào là biên bản cuộc họp? Khi nào thì cần ghi biên bản?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm học tốt.

-Y/c các em về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau. Luyện tập tả người.

-IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- KHOA HỌC

Tiết 39: Sự biến đổi hóa học( Tiếp theo) I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giấm, bật lửa, nến.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ mở đầu: 5’

- Gọi hs lên bảng, trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.

? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ.

? Hãy phân biệt sự biến đổi lí học và sự biến đổi hoá học?

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Giới thiệu: Trực tiếp 2, HĐ khám phá:

* Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.

a, Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (đơn giản).

- KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong

- 2 hs lên bảng trả lời.

- HS nhận xét

(23)

quá trình tiến hành thí nghiệm. Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành TN b, Tiến hành thí nghiệm

- GV tổ chức hs chơi trò chơi "chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học".

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, yêu cầu hs chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trong SGK/80.

+ GV rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm.

+ Yêu cầu hs trong các nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác 1 cách bí mật.

- GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- Sau khi các nhóm đã viết và gửi bức thư đến nhóm mình gửi, GV gọi 2 nhóm mang bức thư lên trước lớp và hỏi:

? Hãy đọc bức thư mà nhóm mình nhận được?

? Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này người nhận thư phải làm thế nào?

- Gv cho 3 hs hơ bức thư trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư nhóm mình nhận được. Lưu ý nhắc hs không hơ giấy quá gần lửa đề phòng cháy.

? Khi em hơ bức thư lên gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra?

? Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào?

- Gv kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của nhiệt.

* Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học.

* Thí nghiệm 1

- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80.

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, 2 hs nối tiếp nhau đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe.

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

+ Không đọc được bức thư vì không nhìn thấy chữ.

+ Muốn nhận được bức thư phải hơ trên ngọn lửa.

- 3 hs tiến hành làm thí nghiệm và đọc to bức thư cho cả lớp nghe.

+ Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên.

+ Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt.

- Hs lắng nghe.

(24)

- Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Hiện tượng gì đã xảy ra?

? Hãy giải thích hiện tượng đó?

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9b và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.

- Gọi hs trình bày kết quả thảo luận. GV khuyến khích hs các nhóm hỏi lại bạn nếu chưa rõ, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học.

- GV nhận xét, khen ngợi hs, nhóm làm việc tích cực, trình bày rõ ràng.

* Thí nghiệm 2

- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 2 trong SGK/80.

- Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Hiện tượng gì đã xảy ra?

? Hãy giải thích hiện tượng đó?

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9c và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.

? Qua 2 thí nghiệm trên, em rút ra kết

- 2 hs nối tiếp nhau đọc cho cả lớp nghe:

Dùng một miếng vải được nhuộm xanh phơi ra nắng, lấy một cái đĩa úp lên giữa và 4 hòn đá chặn lên bốn góc. Phơi như vậy 3 4 ngày, điều gì xảy ra?

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung.

Dùng một miếng vải được nhuộm xanh phơi ra nắng, lấy một cái đĩa úp lên giữa và 4 hòn đá chặn lên bốn góc.Khi lấy vào thì thấy phần vải bị che khuất màu vẫn đậm, phần không được che thì màu nhạt hẳn. Vì khi phơi tấm vải ra ngoài thì dưới tác dụng của ánh sáng thì phẩm màu nhuộm bị biến đổi hóa học bị nhạt đi.

TN2: Lấy một chút hóa học dùng để rửa phim ảnh bôi lên một tờ giấy trắng , đặt phim đã chụp cho lên trên cho úp sát vào mặt tờ giấy trắng đem ra phơi nắng.

Điều gì sẽ xảy ra?

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung.

+ Một lúc sau lấy tấm phim ra ta được tấm ảnh trong phim in lên tờ giấy trắng.

Vì: dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời chất hóa học dưới tờ giấy bị iến đổi hóa học.

- HS: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng.

- Hs lắng nghe.

(25)

luận gì về sự biến đổi hoá học.

- Gv kết luận: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ.

3. HĐ vận dụng: 3'

? Thế nào là sự biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra với điều kiện gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS:

+Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.

+Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Ngày soạn : 13/12/2021

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 87. Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó.

- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của hình tam giác.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phấn màu, bảng phụ.

- Các hình tam giác như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: 4’

- Tính diện tích hình tam giác biết:

a = 12cm h = 9 cm a = 3,4m h = 2,1m - Nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ Hướng dẫn luyện tập: 33'

Bài 1. SGK – trang 88. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h: 8’

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- HS nhận xét.

(26)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) b) 16dm = 1,6m

S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)

- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.

Bài 2. SGK – trang 88. Hãy chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác vuông dưới đây: 8’

- GV vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS chỉ ra cạnh đáy và đường cao tương ứng với mỗi hình.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài 3. SGK – trang 88. Tính diện tích hình tam giác: 9’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Diện tích hình tam giác vuông ABC là:

3 x 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích hình tam giác vuông DEG là:

5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Đáp số: a) 6 cm2; b) 7,5cm2 Bài 4. SGK – trang 89

- Yêu cầu HS tự thực hiện phép đo và tính diện tích của các hình tam giác mà bài yêu cầu.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài gải

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là : 4 x 3 = 12 (cm2)

Diện tích hình tam giác MQE là : 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)

Diện tích hình tam giác NPE là : 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)

Tổng diện tích của hình tam giác MQE và hình tam giác NPE là:

1,5 + 4,5 = 6 (cm2)

Diện tích hình tam giác EQP là : 12 - 6 = 6 (cm2)

Đáp số: 6 cm2 3. HĐ vận dụng: 3’

- GV củng cố lại nội dung bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(27)

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

______________________________

TV- TẬP ĐỌC

Tiết 33: Ngu Công xã Trịnh Tường I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu:Câu chuyện ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo đó thay đối tập quán của cả một vùng,làm thay đối cuộc sống của cả thôn.

- Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

- HS học tập tấm gương của ông Lìn, khâm phục trí sáng tạo, tinh thần chống đói nghèo của ông.

* GDMT: Học tập tấm gương của ông Lìn về bảo vệ dòng nước thiên nhiên,trồng cây gây rừng để giữ môi trường sống tốt đẹp.

* GD quyền trẻ em:

- Quyền được góp phần xây dựng quê hương.

- Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-Tranh minh họa bài đọc SGK, máy tính, máy chiếu.

- Bản đồ chỉ vị trí của Lào Cai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (5')

- Y/c HS đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện; trả lời câu hỏi cuối bài

- Nhận xét.

* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. (chiếu tranh và bản đồ chỉ vị trí Lào Cai.)

2. HĐ khám phá: 31'

2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng đoạn.

-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.Và 1số từ như: Tập quán (thói quen), canh tác (trồng trọt)

-3- 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.

- 3 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp (mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

(28)

- Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.

- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài với giọng hào hứng, khâm phục.

- GV đọc mẫu toàn bài.

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi

+ Đến huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người ngạc nhiên về điều gì?

+ Ông Lìn đã làm ntn để đưa được nước về thôn?

+ Ông Lìn đưa nước về thôn để làm gì?

- HS đọc đoạn 2-3 trả lời câu hỏi + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống của nông thôn có gì thay đổi?

+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ nguồn nước?

+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV bổ sung và nhấn mạnh: Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó Bằng trí thông minh và lao động sáng tạ , ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm giàu cho cả thôn .

-Y/c HS nêu nội dung chính của bài.GV tóm ý ghi bảng.

*GDMT: Ở địa phương em có tập quán phá rừng làm nương,làm rẫy không?

Em có thể làm gì để thay đổi những tập quán đó?Em có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước,bảo vệ rừng ở địa phương

- HS làm việc cá nhân. Đại diện trả lời, lớp nhận xét BS.

1/Những thay đổi về cách nghĩ, cách làm của ông Lìn.

+ Mọi người ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang đồi cao.

+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt 1 năm trời....

+ Để trồng lúa nước và để bà con tin tưởng vào việc làm của mình...

2. Cuộc sống thôn Phìn Ngan có sự thay đổi

+ Về tập quán canh tác, đồng bào không làm mương như trước...Không phá rừng, cả thôn không còn hộ đói.

+ Ông hướng dẫn bà con trồng thảo quả.

+Mang lại lợi ích kinh tế ta lớn cho bà con, nhiều hộ mỗi năm thu mấy chục triệu.

+Muốn thắng được đói nghèo lạc hậu phải có tinh thần quyết tâm cao, phải dám nghĩ dám làm.

+Ý chính: Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cho cả thôn.

-HS liên hệ phát biểu.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lại bài.

- 1 HS nêu cách đọc bài.

- HS nghe và tìm cách đọc hay.

(29)

em?

3. HĐ thực hành:

* Hướng dẫn đọc diễn cảm.

- Chiếu đoạn 1.

- GV đọc mẫu.

- Nhận xét.

3. HĐ vận dụng:(5')

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

* GD quyền trẻ em: Qua bài hôm nay các em cần làm gì để xây dựng quê hương?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- TV- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập và củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.

- Xác định được: Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong câu văn, đoạn văn. Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ cho sẵn.

- Yêu quý Tiếng Việt.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT; ƯDPHTM bài 3.

- HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 5’

- Gọi HS lên bảng làm BT 1, 3 tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ thực hành- luyện tập:

* Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1. VBT – trang 119. Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của

(30)

cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo: 8’

- Trong Tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào?

- Thế nào là từ đơn?

- Thế nào là từ phức?

- Từ phức gồm những loại từ nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS:

+ Gạch 1 gạch dưới từ đơn.

+ Gạch 2 gạch dưới từ ghép + Gạch 3 gạch dưới từ láy

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn.

+ Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịnh + Từ láy: rực rỡ, lênh khênh

Bài 2. VBT – trang 119. Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào: 8’

- Thế nào là từ đồng âm?

- Thế nào là từ nhiều nghĩa?

- Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

a) Đánh trong các từ: Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.

b) Trong trong các từ: trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa.

c) Đậu trong thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành là từ đồng âm.

Bài 3. VBT – trang 120. Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài Cây rơm: 8’ (SDPHTM)

- Hướng dẫn: Muốn biết tại sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa khác, em hãy xác định nghĩa của từ được dùng trong văn cảnh đó.

- SDPHTM: Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu làm bài trên máy tính bảng rồi gửi kết

bài.

- Từ đơn, từ phức.

- Từ đơn gồm 1 tiếng.

- Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.

- Từ phức gồm hai loại: từ ghép và từ láy.

- HS làm VBT.

- 1 HS làm trên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.

Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.

- HS làm bài theo cặp.

- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS tạo nhóm làm bài trên máy tính bảng và gửi kết quả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động của

- Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài Ếch con đi học... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động

Thái độ: Yêu thích môn học II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửi. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:.. Hoạt

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ

- GV: Bảng phụ viết sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp. Các hoạt động dạy học chủ yếu.. Hoạt động của

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động của Gv Hoạt động cua Hs Hs khuyết