• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
55
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 7/1/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022 Toán

RÚT GỌN PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Rút gọn được phân số và tìm được phân số tối giản (trường hợp đơn giản).

- HS cả lớp làm bài 1a, bài 2a. HS năng khiếu làm thêm được bài 1b, bài 2b, bài 3.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính - HS: sgk, vở ô ly

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ong tìm mật.

+ Hai nhóm HS, mỗi nhóm gồm 3 HS, mỗi HS cầm 1 thẻ ghi số.

+ GV phổ biến luật chơi: Trong vòng 2 phút HS nối tiếp lên đính thẻ ghi số vào cột: Phân số bằng với phân số 27

9

. Mỗi đáp án đúng được 1 sao. Đội nào nhiều sao sẽ chiến thắng.

+ Mời cả lớp đánh giá.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- GV nêu vấn đề: Cho phân số 15

10

tìm phân số bằng phân số 15

10

nhưng có tử số và mẫu số bé hơn?

- Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau?

+ GV: Tử số và mẫu số của phân số 3

2

đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số 15

10

- HS tham gia trò chơi. Lớp nhận xét.

VD:

9 27=3

9 9 27=1

3 9 27=18

54

- HS nghe.

- HS thảo luận và tìm cách giải quyết vấn để

10

15=10:5 15:5=2

3

Ta có 10 15=2

3

+ Tử số và mẫu số của phân số 3

2

đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số 15

10

(2)

Phân số 3

2

lại bằng phân số 15

10

Ta nói rằng phân số 15

10

đã được rút gọn thành 3

2

.

* Kết luận: Có thể rút gọn phân số để được phân số có TS và MS bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.

* Ví dụ 1:Rút gọn phân số 8

6

- GV viết lên bảng phân số 6

8 và hỏi: 6 và 8 đều chia hết cho mấy?

- Yêu cầu HS nêu cách tìm phân số bằng phân số

6

8 nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn ?

- 3 và 4 có cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 không?

- GV: 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1. Nên phân số

3

4 không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số

3

4 là phân số tối giản và phân số

6

8 đã được rút gọn thành phân số tối giản

3 4 .

* Ví dụ 2: Rút gọn phân số 54

18

- GV yêu cầu HS rút gọn phân số, có thể đặt câu hỏi gợi ý:

+ Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó?

+ Thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số

18

54 cho số tự nhiên em vừa tìm được.

+ Ta thấy 9 và 27 đều chia hết cho 9, yêu cầu HS tiếp tục thực hiện phép chia cho 9.

- HS nghe.

- 3 HS nhắc lại kết luận

- 6 và 8 đều chia hết cho 2

- Chia cả từ số và mẫu số cho 2 6

8=6 :2 8:2=3

4

- 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Lắng nghe

+ Có thể tìm được các số: 2,3,9,18 + HS có thể thực hiện như sau:

18

54=18 :2 54 :2= 9

27 9

27= 9: 9 27 :9=1

3

+ 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1

(3)

+ 1 và 3 có cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1 không

- GV: 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1, nên

1

3 là phân số tối giản.

Vậy 18 54=1

3

+ Dựa vào 2 ví dụ trên, em hãy nêu các bước rút gọn phân số?

* Kết luận: 2 bước rút gọn phân số:

- Bước 1: Xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Bước 2: Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) Bài 1: Rút gọn các phân số

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài + giải thích cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Để rút gọn phân số, ta làm theo những bước nào?

- GV nhận xét, củng cố bài: Cần tìm ra STN khác 0 mà TS và MS cùng chia hết rồi đưa phân số về dạng phân số tối giản.

Bài 2:Trong các phân số … - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ BT yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- HS đọc kết luận/ SGK.

* Làm việc cá nhân - 1 HS đọc.

- HS làm bài

- HS lên bảng chữ bài, giải thích cách làm.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu lại 2 bước rút gọn phân số - HS nghe.

* Làm việc cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS nêu.

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bảng phụ - HS nhận xét, chữa bài.

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

a) Phân số tối giản :

3 1

; 7

4

;73

72

b) Phân số còn rút gọn được là:

36 30

= 36:6

6 : 30

= 6

5

12 8

= 12:4

4 : 8

= 3

2

73 72

là phân số tối giản vì cả TS và MS không cùng chia hết cho STN nào lớn hơn 1.

- HS trả lời.

(4)

+ Tại sao 73

72

là phân số tối giản?

+ 36

30

được rút gọn như thế nào?

- KL: GV củng cố bài: Cần rút gọn phân số đến PS tối giản.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống:

- GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV phổ biến trò chơi Tìm số nhanh. Mời 2 đội lên bảng thi điền số vào ô trống.

- GV nhận xét, chốt ý đúng, khen HS.

+ Để điền được số vào ô trống, em dựa vào điều kiện nào? Đâu là phân số tối giản?

- KL: GV nhận xét, củng cố bài: Mỗi phân số có thể rút gọn nhiều lần để đưa về phân số tối giản.

+ Muốn rút gọn phân số, ta làm như thế nào? Phân số như thế nào được gọi là tối giản?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- HS nghe.

* Các đội thi

- HS quan sát và đọc yêu cầu của bài.

- HS nghe.

- Đại diện HS thi tìm số nhanh.

54 72=27

36=. 9 12=3

4

- HS nhận xét, chữa bài, khen bạn.

+ Để điền được số vào ô trống, em dựa vào điều kiện là cả TS và MS cùng chia hết cho STN nào lớn hơn 1.

4 3

là phân số tối giản.

- HS nghe.

- 2 HS nêu lại 2 bước

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

_____________________________________________

Tập đọc

BÈ XUÔI SÔNG LA I. Yêu cầu cần đạt

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

(5)

- Học thuộc được một đoạn thơ trong bài thơ.

* GDBVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II. Đồ dùng dạy học - Máy tính

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”

và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

- GV giới thiệu nội dung bài học và ghi tên bài lên bảng. Bài thơ Bè xuôi sông La cho các em biết vẻ đẹp của dòng sông La và cảm nghĩ của tác giả về đất nước, nhân dân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)

2.1. Luyện đọc:

- Yêu cầu HS đọc bài và nêu cách chia đoạn.

- Cho HS đọc nối đoạn:

+ Lần 1: GV theo dõi và chỉnh sửa phát âm cho HS

+ Lần 2: GV theo dõi và yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó có trong đoạn đọc của mình.

- Cho HS đọc nối đoạn theo cặp.

- Yêu cầu HS đọc tốt đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.

2.2. Tìm hiểu bài:

+ Những loại gỗ quý nào đang xuôi dòng sông La?

+ Sông La đẹp như thế nào?

- 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc toàn bài. HS nêu: Mỗi khổ là 1 đoạn

- Lớp theo dõi.

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp theo hàng ngang.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

+ Cho HS đọc nối đoạn theo cặp.

- Sau mỗi lần bạn đọc lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS đọc bài. Lớp theo dõi.

Theo dõi.

+ Các loại gỗ quý là: dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa…

+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.

(6)

* GDBVMT: GV giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT

+ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

- GV nhận xét và chốt ý

+ Vì sao đi trên chiếc bè, tác giả lại nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

+ Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát / Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

- GV nhận xét và chốt ý, ghi nội dung chính của bài lên bảng.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút )

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ và nêu cách đọc của từng khổ trong bài.

- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi khổ thơ

- GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Sông La ơi sông La ……… hót trên bờ đê)

- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) - Khuyến khích HS đọc thuộc lòng các khổ thơ.

- GV sửa lỗi cho các em.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Hãy chia sẻ cảm giác của bản thân khi được ngòi trên tàu, thuyền đi trên sông.

+ Em làm gì khi có người vất rác xuống sông ?

- GV nhận xét chung và giao bài về nhà.

Chuẩn bị bài: Sầu riêng

- Theo dõi, ghi nhớ.

+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.

+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai:

những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù - Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, qua đó nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam.

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ

- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp

- HS luyện đọc theo cặp - HS đọc trước lớp

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.

- Vài HS thi HTL các khổ thơ mình yêu thích.

+ HS chia sẻ + HS chia sẻ - Lớp theo dõi

(7)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

_______________________________________________________

Chính tả (Nhớ, nghe - viết)

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI- SẦU RIÊNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”; bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập âm vần

- Hiểu nội dung đoạn thơ, văn: tất cả mọi thứ sinh ra trên đời này đều là vì trẻ em qua những từ ngữ, chi tiết trong bài.

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự học thuộc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn.

- Giáo dục tính cẩn thận, viết đẹp, viết đúng chính tả, yêu thích chữ viết và ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học - Máy tính

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Truyền điện HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong bài thơ :

“Chuyện cổ tích về loài người”.

- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài mới.

- GV kết nối bài: Qua trò chơi đã giúp các em học thuộc bài thơ. Tiết học chính tả hôm nay các em hãy nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 phút )

Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 1a: Điền vào chỗ trống r/d/gi - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút.

- Mời đại diện 1 nhóm lên bảng điền bảng phụ

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc lại bài hoàn chỉnh sau khi điền.

- HS tiến hành chơi trò chơi

“ Truyền điện”: nối tiếp đọc thuộc lòng các khổ thơ trong bài thơ

“Chuyện cổ tích về loài người”.

Theo dõi.

- 2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận cặp đôi

- Đại diện 1 nhóm lên bảng điền - HS nhận xét, đánh giá.

Đáp án:

Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa

(8)

- GV cho HS quan sát cánh đồng với bông lúa uốn câu, hoa xoan nở rải tím mặt đường.

- GV kết luận: Các em cần phân biệt gi/r/

d qua cách đọc và cách viết, lưu ý nghĩa của các từ cho phù hợp đoạn thơ.

Bài 2. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thiện bài tập.

- Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên hoàn thành bài trên bảng phụ.

- Mời HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.

+ Đoạn văn miêu tả sự vật nào?

- GV kết luận: Hoa mai là loài hoa thường trồng ở miền Nam nước ta. Hoa mai cũng giống như hoa đào thường nở vào dịp Tết.

Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n

+ Em bé trong bài thơ có gì đáng yêu?

Bài 3:

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 4 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi “ Tiếp sức” thi tìm tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường - Quan sát.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4 trong 2 phút để hoàn thiện bài tập.

- Đại diện 1 nhóm lên hoàn thành bài trên bảng.

Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: dáng – dần – điểm – rắn – thẫm – dài – rỗ – mẫn.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng - 2 HS đọc lại đoạn văn.

+ Đoạn văn miêu tả hoa mai.

Lắng nghe.

Đ/a:

Nên bé nào thấy đau ...

Bé oà lên nức nở

- Đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh

+ Em bé làm nũng mẹ để được mẹ yêu

Đ/a:

Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: nắng-trúc-cúc- lóng lánh-nên-vút-náo nức

- HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh

- HS chơi trò chơi: Mỗi đội cử 5 bạn nối tiếp nhau viết các tiếng, từ có âm đầu r/gi/d trong 2 phút, đội nào viết được nhiều đội đó sẽ chiến thắng.

(9)

- GV nhận xét, tổng kết, tuyên dương.

- GV kết luận: Các em đã nêu một số tiếng bắt đầu bằng gi/r/d. Các em lưu ý vận dụng để viết cho đúng chính tả.

- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

______________________________________________

Kỹ thuật

Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- Trình bày về điều kiện phát triển việc trồng rau, hoa ở nước ta.

- Liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, đất nước, bảo vệ môi trường.

* TKNL: HS liên hệ được vai trò của cây xanh trong thực tiễn cuộc sống:

- Cây xanh cân bằng không khí, giúp làm thiểu việc dùng năng lượng làm sạch không khí trong môi trường sống.

- Cây xanh cung cấp chất đốt, giảm tiêu thụ điện dùng để đun nấu.

II Đồ dùng dạy học

- Giáo viên : Tranh ảnh 1 số loại cây rau, hoa.

Tranh lợi ích của việc trồng rau, hoa.

Phiếu học tập

Bài thơ: Bài hát trồng cây - HS: bút dạ

III.Hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- GV: đưa ra bài thơ: Bài hát trồng cây.

Yêu cầu HS đọc bài thơ và nêu các lợi ích của cây qua bài thơ đó.

- GV: giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(20 p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- GV treo tranh hình 1 Sgk, yêu cầu các nhóm HS quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

+ Nêu lợi ích của việc trồng rau ?

- HS thực hiện yêu cầu của cô

HĐ nhóm 4 - Lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận làm phiếu;

+ Rau được dùng làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày, rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, rau

(10)

+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ?

+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình em ?

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, nhận xét

- GV chốt kết quả

+ Rau còn được sử dụng để làm gì ?

- GV kết luận: Trồng rau, hoa phục vụ hữu ích cho cuộc sống: rau dùng làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi. Hoa dùng để trang trí, làm quà tặng, thăm viếng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển của cây rau, hoa nước ta.

-GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.

+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta ?

+ Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả cao?

KL: Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu sử dụng rau, hoa của con người ngày càng nhiều. Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển.

+ Hãy kể tên các loại rau, hoa được trồng nhiều ở nước ta ?

- GV liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10p) - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thực hành cá nhân

+ Vì sao phải trồng nhiều rau, hoa?

...

.

...

.

+ Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp mọi nơi?

...

.

được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.

+ Rau cải, muống, mồng tơi, rau đay...

+ Được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như: luộc, xào, nấu.

- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm, ...

HĐ cả lớp + cặp đôi - HS theo dõi.

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ôn hoà.

Khí hậu ấm áp có mưa, cây cối tươi tốt, phát triển quanh năm.

- HS đọc nội dung Sgk, thảo luận theo cặp trả lời.

+ Rau cải, cải cúc, cải sen, cải xoong, rau đay, rau muống. Hoa hồng, hoa cúc, hoa dơn, ...

- Lắng nghe.

- HS nhận phiếu, làm

- HS dán phiếu, báo cáo - HS nhận xét, bổ sung

(11)

...

.

- Gọi HS dán phiếu, báo cáo kết quả - Tổ chức nhận xét, đánh giá

- GV chốt kiến thức: đó cũng là nội dung của phần ghi nhớ

- Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

* TKNL: Cây xanh có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng?

- Nhận xét chung giờ học.

- Dặn dò HS: Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc ghi nhớ

+ Cây xanh cân bằng không khí, giúp làm thiểu việc dùng năng lượng làm sạch không khí trong môi trường sống.

+ Cây xanh cung cấp chất đốt, giảm tiêu thụ điện dùng để đun nấu.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

……….

...…...………...

___________________________________________

Khoa học

Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Nhận thức về khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh.

- Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vê bầu không khí trong sạch.

*BVMT: Có ý thức bảo vệ bầu không khí

* Giảm tải: Không yêu cầu HS vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.

GV HD, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch - Lựa chon giải pháp bảo vệ môi trường không khí

III. Đồ dùng dạy học:

- Sưu tầm các tranh ảnh hình vẽ về các hoạt động bảo vệ bầu không khí.

IV. Các học động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoat động mở đầu(5 phút)

- Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?

- GV tổ chức cho HS tham gia đóng

- HS nêu.

- HS lên tham gia đóng vai.

(12)

tiểu phẩm: Đừng rú ga ầm ĩ”

+ Khi đi sau xe máy, phải chịu những khói bụi và tiếng ga, còi xe ầm ĩ em thấy thế nào?

- GV: Bầu không khí trong sạch sẽ giúp cho cuộc sống cũng như sức khỏe của con người tốt hơn, vậy làm thế nào để bảo vê bầu không khí trong sạch chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay..

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. (15 phút)

Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Yêu cầu Hs quan sát hình 80, 81. Sgk trả lời câu hỏi:

+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

+ Em có nhận xét gì về môi trường không khí nơi em ở hiện nay ? Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó ? - Gv nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu Hs liên hệ bản thân, gia đình kể những việc đã và sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Kết luận: Sgk

3. Hoạt động luyện tập, thực hành.

(8 phút)

Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ:

+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Làm việc cặp đôi.

- Hs quan sát tranh Sgk, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

+ Những việc nên làm:

H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.

H2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

H3, 5, 6, 7.

+ Những việc không nên làm:

H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.

- HS nêu nhận xét của mình và nguyên nhân tìm hiểu được

- Hs lắng nghe, liên hệ bản thân.

Làm việc theo nhóm.

- Hs chú ý lắng nghe để biết nhiệm vụ.

+ Hs các nhóm về vị trí của mình.

+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như Gv đã hướng dẫn.

+ Học sinh vẽ tranh cổ động.

(13)

tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí.

+ Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh chỉ phân công những HS có khả năng vẽ vào một nhóm, từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh cổ động

- Gv đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ các em cùng tham gia.

- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình. Trình bày kết quả thảo luận.

- Gv tuyên dương nhóm hoạt động tốt

* Bạn cần biết: sgk

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.

(7 phút)

*BVMT: Bản thân em, gia đình và địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- GV cho HS suy nghĩ trong vòng 3 phút. Sau đó goi một số em lên trình nhanh trong 1 phút những viêc mà mình sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Các nhóm khác góp ý bổ sung.

- 3 Hs đọc mục bạn cần biết.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến theo hiểu biết cá nhân.

- Hs lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………...

………

……...………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 8/1/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 102: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Rút gọn được phân số.

- Nêu được tính chất cơ bản của phân số.

- Tìm được phân số bằng phân số đã cho

- Áp dụng rút gọn phân số có tử số, mẫu số ở dạng tích.

- Bài tập thực hành: bài 1; bài 2; bài 4 (a, b). HS năng khiếu làm được tất cả các bài tập có trong bài.

(14)

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận toán học và tự giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ. Máy chiếu - HS: sgk, vở ô ly

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh – Ai đúng.

+ GV đưa ra một số phân số. Yêu cầu HS rút gọn các phân số sau:

30

;24 18

; 9 12

; 4 100

; 25 80

;60 54

;72 100

; 4 35

;15 10 36

+ GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Bài 1: Rút gọn các phân số - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi 2HS lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Để rút gọn phân số, em làm như thế nào? Phân số như thế nào được gọi là PS tối giản?

- GV lưu ý lại cách rút gọn PS

Bài 2: Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng 3

2

?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và quan sát bảng phụ.

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- HS tham gia trò chơi. Lớp nhận xét.

- Đáp án:

36 10=18

5 ;15 35=3

7; 4 100= 1

25 72

54=4 3;60

80=3 4; 25

100=1 4 4

12=1 3; 9

18=1 2;24

30=4 5

HS nghe.

*HĐ cá nhân - 1 HS đọc.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

28 14

= 2

1

; 50

25

=2

1

;

30 48

=5

8

; 54

81

= 2

3

- HS nêu

- HS nghe.

*HĐ cặp đôi

- 1 HS đọc. Cả lớp quan sát.

- HS làm bài theo cặp. 1 cặp làm bảng phụ. Lớp nhận xét, chữa bài.

20

30=20:10

30:10= 2

3 Vậy:

20 30=2

3

(15)

+ Yêu cầu HS giải thích cách làm

+ Muốn tìm phân số bằng phân số đã cho ta làm như thế nào?

- GV củng cố bài.

Bài 3: Tìm phân số bằng phân số 100

25

trong các phân số đã cho?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Nhận xét về giá trị của TS và MS ở các phân số đã cho?

- Yêu cầu HS làm bài - đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Để có phân số bằng phân số 100

25

, ta cần làm như thế nào?

+ Tại sao biết 20

5

= 100

25

? - GV củng cố bài.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Bài 4: Tính (theo mẫu):

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn mẫu phần a: 3 5 7

5 3 2

=

7 2

+ Dấu gạch ngang của phân số biểu thị phép tính nào?

20 30= 2

35 8

12= 8 :4 12 :4=2

3 Vậy:

8 12=2

3 9

8

là phân số tối giản.

- HS nêu cách làm.

- 1 HS nêu.

- HS nghe.

*HĐ cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trả lời.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở - đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Ta có: 100

25

= 100:25

25 : 25

= 4

1

20 5

= 20:5

5 : 5

= 4

1

; 32

8

= 32:8

8 : 8

= 4

1

Vậy 20

5

= 100

25

; 32

8

= 100

25

- HS trả lời.

- HS giải thích.

- HS nghe.

*HĐ nhóm 4

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS theo dõi.

- Phép tính chia

(16)

+ Tích của TS và tích của MS cùng chia hết cho những số nào?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Làm thế nào có thể tính nhanh kết quả đó?

- GV nhận xét, củng cố bài: Quá trình rút gọn ở bài 4 chỉ thực hiện được khi cả TS và MS viết ở dạng tích.

+ Nêu cách rút gọn phân số?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Quy đồng mẫu số các phân số.

- HS trả lời : cùng chia hết cho 3 và 5

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài, 1 nhóm làm BP, lớp làm vở.

b)

8×7×5 11×8×7=5

11 ; c) 19×2×5

19×3×5=2 3

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- 2 HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

_________________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 42. VỊ NGỮ, CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN, CN trong câu kể Ai thế nào?

- Xác định được bộ phận VN, CN trong các câu kể Ai thế nào?

- Đặt được câu đúng mẫu.

- HSNK đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào ? tả cây hoa yêu thích (BT2, mục III).

- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học -Máy tính

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức.

- GV nêu cách chơi, hướng dẫn HS tham gia: Chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội 5 thành viên. Các thành viên trong đội lần lượt đặt câu kể về các bạn trong lớp mình sử dụng mẫu câu kể Ai thế nào?

- HS nghe phổ biến luật chơi và tham gia chơi.

(17)

Viết câu lên bảng xong chuyển phấn cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy trong thời gian 3 phút đội nào viết được nhiều câu đúng thì đội đó là đội chiến thắng.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Câu kể Ai thế nào? gồm mấy bộ phận?

Đó là những bộ phận nào?

+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trả lời cho câu hỏi nào?

- GV: Giờ học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Cả lớp cùng mở sách giáo khoa trang 29.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

2.1 Nhận xét

Bài 1, 2, 3: Đọc đoặn văn sau:

- GV đưa bảng phụ có đoạn văn trong bài tập 1.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2.

- Yêu cầu HS gạch chân dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên và xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu đó.

- Gọi HS nhận xét bài bảng phụ.

- GV nhận xét, kết luận.

- Yêu cầu HS dùng gạch xiên để phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? vừa tìm được.

- Gọi HS nhận xét bài bảng phụ.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 4: Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành ?

- Gọi HS đọc yêu cầu 4 - Cho HS trao đổi trả lời:

- 1 HS trả lời.

- 1 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Hoạt động cả lớp

- 1 học sinh đọc đoạn văn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- HS dùng bút gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. 1 HS làm bảng phụ.

- Lớp làm vào VBT

+ Về đêm, cảnh vật// thật im lìm.

CN VN

+ Sông// thôi vỗ sóng dồn dập về bờ CN VN

như hồi chiều.

+ Ông Ba// trầm ngâm.

CN VN

+ Trái lại ông Sáu// rất hồ hởi.

CN VN

+ Ông// hệt như thần Thổ Địa của vùng CN VN

này.

- HS nhận xét Trao đổi cặp đôi

- 1 HS đọc

- Trao đổi cặp đôi

(18)

+ Quan sát kĩ vị ngữ trong câu kể và cho biết chúng biểu thị nội dung gì?

+ Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

2.2 Ghi nhớ

- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu về vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?. Để củng cố hơn kiến thức các con vừa học, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động luyện tập, thực hành.

a. Nhận xét Bài tập 1:

- Gọi HS đọc và chia sẻ yêu cầu bài tập.

- GV giao việc: đánh số thứ tự các câu.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Đoạn văn có 4 câu kể Ai thế nào? Đó là các câu 1, 2, 4, 5.

Bài tập 2: Xác định chủ ngữ trong các câu tìm được.

- Chốt lời giải đúng

Bài tập 3: Chủ ngữ trong câu trên…

- Chốt kết quả đúng.

- Chốt lại lưu ý về chủ ngữ của câu kể Ai thế nào?

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p-17p)

+ VN biểu thị trạng thái của sự vật, người.

+ Chúng tính từ, động từ hoặc do cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.

- 2 HS đọc phần ghi nhớ - HS lắng nghe.

Cá nhân – Chia sẻ lớp - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Đánh số thứ tự câu. Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án:

+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trọng.

+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Cá nhân – Lớp Đáp án:

+ CN của các câu trên đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN.

+ CN của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành.

+ CN của câu 2, 4, 5 do cụm danh từ tạo thành.

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động cặp

(19)

Bài 2: Đặt 3 câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em thích.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, hoàn thành bài tập.

- Gọi HS đọc câu của mình.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã nhận biết được câu kể ai thế nào?, đã xác định được vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? và biết viết câu văn miêu tả cây cối có sử dụng các câu kể Ai thế nào?. Điều đó sẽ rất thuận tiện khi chúng ta học văn miêu tả. Để giúp các củng cố thêm về khả năng sử dụng câu kể Ai thế nào? khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu...

- GV HD: Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây. Đoạn văn ấy có dùng một số câu kể Ai thế nào? không bắt buộc tất cả các câu đếu là câu kể Ai thế nào?

- GV nhận xét và đánh giá một số bài HS viết hay.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5- 7 phút)

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Chiếc hộp may mắn.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi và cho học sinh tham gia chơi.

Bộ câu hỏi của trò chơi

Câu 1: Đặt một câu kể Ai thế nào? để kể về một bạn trong lớp em. Xác định vị ngữ trong câu vừa đặt.

Câu 2: Đặt một câu kể Ai thế nào? để kể về một con vật em biết. Xác định vị ngữ

- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài

- 4 -5 HS đọc - Cả lớp nhận xét.

* VD:

+ Dáng cây hoa hồng mảnh mai.

+ Khóm đồng tiền rất xanh tốt.

+ Đóa hoa cúc trắng muốt.

- Theo dõi Lắng nghe.

Cá nhân – Chia sẻ lớp VD:

Ví dụ: Trong các loại quả, em thích nhất là xoài. Quả xoài khi chín thật hấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức…

- Lớp nhận xét.

- HS tham gia trò chơi.

(20)

trong câu vừa đặt.

Câu 3: Đặt một câu kể Ai thế nào? để tả về một loài cây em thích. Xác định vị ngữ trong câu vừa đặt.

Câu 4: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

trả lời cho câu hỏi nào?

Câu 5: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

do những từ ngữ nào tạo thành?

- Nhận xét, tuyên dương, tổng kết trò chơi.

- Nhận xét chung giờ học.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Lắng nghe.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

________________________________________

Tập đọc SẦU RIÊNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Máy tính

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p)

+ Sông La đẹp như thế nào?

+ Theo em, bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi …

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

2. Hình thành kiến thức mới

*Luyện đọc: (8p)

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

(21)

với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm…

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … kì lạ.

+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng … tháng năm ta.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện,lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4)

*Tìm hiểu bài: (10p)

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

+ Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?

+ Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc?

+ Dáng cây sầu riêng thế nào?

+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Sầu riêng là một loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam.

+ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

+ Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục …ngào ngạt.Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà …. đam mê.

+ Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.

(22)

của tác giả đối với cây sầu riêng.

- Hãy nêu nội dung bài.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.

- Liên hệ: Em có biết loại cây nào ở miền Bắc cũng có nhiều nét giống trái sầu riêng? Em có gì ấn tượng với loài cây đó?

- Giáo dục HS tình yêu với cây cối, thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây

+ Các câu đó là: Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.

+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

+ Đứng ngắm cây … kì lạ này.

+ Vậy mà khi trái chín … đam mê.

Nội dung: Bài văn nêu lên giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.

- HS ghi lại nội dung bài

- Cây mít

- HS nêu những gì mình biết về cây mít

3.Hoạt động thực hành luyện tập

*Luyện đọc diễn cảm(8p)

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài

- GV nhận xét, đánh giá chung 4. Hoạt động ứng dụng (4 phút)

+ Em học được điều gì cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả?

*Hoạt động sáng tạo

- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp

- Bình chọn nhóm đọc hay.

+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc

- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về quả sầu riêng

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...

...

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 9/1/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 103: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Quy đồng được mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

(23)

- HS cả lớp làm được bài 1. HSNK làm được hết các bài tập.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. Máy chiếu.

- HS: sgk, vở ô ly

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p):

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘‘Ai nhanh hơn’’.

- GV đưa ra yêu cầu: Hãy rút gọn các phân số sau: 50

35

; 36

9

; 34

18

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p):

Bài toán: Cho hai phân số 3

1

5

2

. Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng3

1

và một phân số bằng 5

2

?

- Yêu cầu HS trao đổi tìm cách làm.

+ Hai phân số 15

5

15

6

có điểm gì chung?

+ Hai phân số này bằng phân số nào?

- GV giới thiệu: Từ 3

1

5

2

chuyển thành 15

5

15

6

(theo cách như trên) gọi là quy đồng mẫu số hai phân số, 15 gọi là mẫu số chung của hai phân số 3

1

- HS tham gia trò chơi.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

35 50= 7

10; 9 36=1

4;18 34= 9

17

* Hoạt động cặp đôi - cả lớp

- Trao đổi cặp đôi:

1

3=1×5 3×5= 5

15 2

5=2×3 5×3= 6

15

+ Có cùng mẫu số là 15.

3 1

= 15

5

; 5

2

= 15

6

(24)

5

2

.

+ Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số?

- Yêu cầu vài HS nhắc lại.

* Cách quy đồng mẫu số các phân số:

+ Em có nhận xét gì về mẫu số chung của hai phân số 15

5

15

6

và mẫu số của các phân số 3

1

5

2

?

+ Em đã làm thế nào để từ phân số 3

1

có được phân số 15

5

? + 5 là gì của phân số 5

2

?

-> Như vậy ta đã lấy cả tử số và mẫu số của phân số 3

1

nhân với mẫu số của phân số 5

2

để được phân số 15

5

. + Em đã làm thế nào để từ phân số 5

2

có được phân số 15

6

? + 3 là gì của phân số 3

1

?

-> Như vậy ta đã lấy cả tử số và mẫu số của phân số 5

2

nhân với mẫu số của phân số 3

1

để được phân số 15

6

.

+ Từ cách quy đồng mẫu số hai phân số

3 1

5

2

, em hãy nêu cách chung quy đồng mẫu số hai phân số?

-> Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ

- 2 HS nêu: Là làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng.

- HS nhắc lại.

+ Mẫu số chung 15 chia hết cho mẫu số của phân số 3

1

5

2

.

+ Nhân cả tử số và mẫu số của phân số 3

1

với 5.

+ 5 là mẫu số của phân số 5

2

.

+ Nhân cả tử số và mẫu số của phân số 5

2

với 3.

+ 3 là mẫu số của phân số 3

1

.

+ HS nêu.

- 2-3 HS nhắc lại.

(25)

hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

- Cho HS nhắc lại quy tắc.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p):

Bài tập 1: Quy đồng mẫu số các phân số

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS cách trình bày như sau:

a) 6

5

4

1

(MSC: 6 x 4 = 24) Ta có: 6

5

= 6 4

4 5

=24

20

; 4

1

=4 6

6 1

= 24

6

Vậy: Quy đồng được mẫu số của 6

5

4 1

được 24

20

24

6

- Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại trong vở.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

-> GV chốt: Cách quy đồng mẫu số hai phân số.

Bài tập 2: Quy đồng mẫu số các phân số

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Lưu ý b) có thể làm như sau:

* Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS theo dõi.

- HS làm bài cá nhân.

- 2 HS làm bảng và trình cách làm bài.

- Nhận xét bài làm trên bảng.

Đáp án:

- HS nhận xét, chữa bài.

* Hoạt động cặp đôi - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thảo luận làm bài.

- 3 HS làm bảng và trình cách làm bài.

- Nhận xét bài làm trên bảng.

Đáp án:

- HS nhận xét, chữa bài.

(26)

-> GV chốt: Cách quy đồng mẫu số hai phân số.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘‘Ai nhanh ai đúng”.

- GV đưa ra yêu cầu: Quy đồng mẫu số hai phân số:

- Yêu cầu HS chia thành các nhóm 4 bài, nhóm nào chính xác và nhanh nhất sẽ giảnh chiến thắng.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Yêu cầu HS tự nêu cách quy đồng mẫu số và trình bày bài làm như trên.

+ Nhắc lại cách quy đồng mẫu số hai phân số?

- GV nhận xét chung về tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài “Quy đồng mẫu số các phân số (Tiếp)”.

* Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

- HS theo dõi.

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- Nhóm làm nhanh nhất sẽ lên treo bảng phụ trên bảng.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu.

- 2 HS nhắc lại.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

___________________________________________

Tập đọc CHỢ TẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn. Học thuộc lòng bài thơ

- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam

(27)

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trongbài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p)

+ Đọc bài: Sầu riêng

+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.

+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của trái sầu riêng.

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật

+ 1 HS đọc

+ Hoa sầu riêng nở vào cuối năm, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cành hoa nhỏ như vảy cá.

+ Những trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến…

2. Hình thành kiến thức mới

*Luyện đọc: (8p)

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui nhộn, thể hiện không khí náo nức của con người và các sự vật trong phiên chợ Tết

Nhấn giọng các từ ngữ: đỏ dần, ôm ấp, viền nắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đ 1: Từ đầu... tưng bừng ra chợ Tết + Đ 2: Tiếp theo...đuổi theo sau

+ Đ 3: Tiếp theo.... hết

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hồng lam, nóc nhà gianh, lon xon, nép, rỏ, , ...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4)

*Tìm hiểu bài: (10p)

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. - 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo