• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

TOÁN

ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP)

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.

2.KN: Giải được bài toán bằng hai phép tính thành thạo.

3.TĐ: Học sinh có ý thức trong giờ học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ 2.Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- GV đọc các số: 27843,20310,79345, - Nhận xét đánh giá.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3.2 Luyện tập(28-30’)

Bài 1: Tính nhẩm:

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Hướng dẫn HS làm bài: tính nhẩm giá trị của biểu thức.

+ Nêu thứ tự thực hiện tính giá trị của từng biểu thức?

Củng cố: Cách tính nhẩm giá trị của biểu thức.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh viết bảng con - Nghe

- HS đọc yêu cầu.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.

- HS đọc kết quả. Lớp nhận xét, chữa bài.

a) 3 000 + 2 000 x 2 ;

= 3 000 + 4 000 = 7 000 ( 3 000 + 2 000 ) x 2

= 5 000 x 2 = 10 00

b) 14 000 – 8 000 : 2 ;

= 14 000 – 4 000 = 10 000 ( 14 000 – 8 000 ) : 2

= 6 000 : 2

= 3 000

(2)

- Xác định yêu cầu bài tập.

Lưu ý: trường hợp cộng nhiều số ( trong trường hợp có nhớ)

Củng cố: Kĩ năng thực hiện bốn phép tính với các số có năm chữ số.

Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập.

- Xác định yêu cầu bài tập: Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán

- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.

Củng cố: Giải bài toán bằng hai phép tính.

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Xác định yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn mẫu:

Thực hành nhân với từng chữ số, quan sát thật kĩ để tìm số còn thiếu trong ô trống và ước lượng rồi điền.

Củng cố: Cách tìm các số còn thiếu trong phép tính cho trước.

4. Củng cố- dặn dò(2’) + Hôm nay học bài gì?

- GV củng cố lại toàn bài - Về nhà xem lại các bài tập YC chuẩn bị bài sau

- HS đọc yêu cầu.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Lớp làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Xác định yêu cầu.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Số lít dầu đã bán là:

6450 : 3 = 2150 (lít) Số lít dầu còn lại là:

6450 – 2150 = 4300 (lít) Đáp số: 4300 lít

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS theo dõi

- Cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên bảng

- Nhận xét, chữa bài.

- Trả lời

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

(3)

Hiểu ND ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội .Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

2. KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. Dựạ vào các gợi ý trong SGK, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

3.TĐ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các con vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

2. Học sinh: Thẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- Gọi HS đọc bài: Mặt trời xanh của tôi.

- Nhận xét, đánh giá.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) - Cho HS quan sát tranh.

+ Tranh vẽ gì?

+ Em hãy đặt tên cho tranh.

- GV nêu tên bài

- Để biết nhờ đâu mà Cuội phát hiện được cây thuốc quý và vì sao Cuội lại bay lên cung trăng. Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

3.2 Luyện đọc(15’)

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc.

- Luyện đọc câu - GV theo dõi, sửa sai +Bài chia thành mấy đoạn?

- Luyện đọc đoạn

- Giới thiệu từ mới: Tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông. Rịt, Chứng. ( giảng giải) +Em hãy đặt câu với từ " chứng"

3.3 Tìm hiểu bài(15’)

* Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

* Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- 4 Học sinh đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi

- Quan sát

- Nêu nội dung tranh.

- Học sinh đặt tên tranh nối tiếp.

- Nghe

- Nghe

- Đọc nối tiếp câu theo hàng ngang.

- Bài chia thành 3 đoạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn theo hàng dọc.

- Học sinh đọc câu mình đặt + HS đọc đoạn 1 và TLCH:

- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội phát hiện ra cây thuốc quý.

+ HS đọc đoạn 2 và TLCH:

- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống

(4)

+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

+ Thuật lại việc xảy ra với vợ chú Cuội?

* Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao Cuội bay lên cung trăng?

( chọn đáp án đúng )

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 trong SGK và nêu ý kiến.

Gv chốt ND:

+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

TIẾT 2

3.4 Luyện đọc lại(15’) - GV đọc mẫu toàn bài - Yêu cầu đọc theo nhóm - Gọi HS thi đọc giữa các nhóm 3. 5 Kể chuyện(20’)

1, GV nêu nhiệm vụ:

- Dựạ vào các gợi ý trong SGK, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2, Hướng dẫn HS kể chuyện:

- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện

- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Gọi một HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp.

- Giáo viên nhận xét - Yêu cầu HS kể theo cặp.

- Khen những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hay

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân

mọi người. Cuội cứu sống được nhiều người, trong đó có con gái của phú ông, được phú ông gả con gái cho.

- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội lấy thuốc rịt lại cho vợ nhưng vợ vẫn không tỉnh nên lại nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.

- HS đọc đoạn 3 và TLCH:

a. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời.

Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.

b. Vì Cuội muốn lên cung trăng để chơi.

c. Vì Cuội thích đi lên trời.

- HS nêu nối tiếp .

- Lớp chú ý nghe

- Nghe

- HS luyện đọc theo nhóm .

- Thi đọc giữa các nhòm theo lối phân vai.

- Theo dõi nhận xét - HS đọc yêu cầu.

- HS nghe.

- 1 hoc sinh kể mẫu

- Học sinh kể theo cặp, đại diện các cặp thi kể trước lớp.

- Nghe

(5)

nghe. - Về nhà thực hiện Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT) THÌ THẦM

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thế thơ .

2. KN: Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á ( BT 2). Làm đúng BT (3)a/b.

3. TĐ: Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp, đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, bài mẫu

2. Học sinh: Bảng con, vở viết chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - GV đọc các từ: so sánh, màu xanh,mưa rào,...

- GV nhận xét.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) GV Giới thiệu bài: trực tiếp 3.2 HD học sinh nghe -viết(25’)

* Chuẩn bị.

- GV đọc bài thơ.

- Gọi HS đọc bài thơ.

+ Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau.

Đó là những sự vật, con vật nào?

+ Bài thơ gồm mấy khổ thơ?

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa

*Luyện viết từ khó: Sao trời, thì thầm

*Luyện viết bài:

- Cho học sinh quan sát bài mẫu.

- GV đọc từng dòng thơ

- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

*Chấm, chữa bài

- HS viết bảng con - Nghe

- Nghe

- Theo dõi bài - 3 học sinh đọc.

- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng lại thì thầm cùng nhau

- Gồm hai khổ thơ.

- Các chữ đầu dòng thơ.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh quan sát nối tiếp.

- HS viết bài vào vở.

- Học sinh soát lại bài theo lời đọc của giáo viên.

- Nghe và rút kinh nghiệm trong

(6)

- GV thu bài chấm 4- 5 bài.

- GV nhận xét chung các bài viết.

3.3 HD làm bài tập(5-7’)

Bài 2: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chốt đúng.

Bài 3: Điền tr hay ch.

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu làm bài theo cặp

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

4. Củng cố- dặn dò(2’) - Nhận xét chung giờ học - Yc học, chuẩn bị bài sau

các bài sau.

- HS đọc yêu cầu - Trả lời

- Học sinh thảo luận cặp đôi và làm bài, đọc bài làm trước lớp.

- HS đọc yêu cầu - Trả lời

- 2 HS làm bảng phụ. Lớp làm và đọc bài làm, nhận xét.

-Lắng nghe và thực hiện

TOÁN

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).

2.KN: Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học.

3.TĐ: Học sinh biết tính toán đúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ 2.Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - Đặt tính rồi tính:

1706 x 6 ; 89555 : 5 ; - Nhận xét đánh giá.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

GV Giới thiệu bài: Ghi bảng.

3.2 Luyện tập(28-30’)

Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- 2 học sinh lên bảng, lớp làm nháp.

- Nghe

-Nghe

- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu.

- HS nêu lại.

- HS tự nhẩm và ghi lời giải vào vở.

(7)

- Hướng dẫn HS làm bài:

Đổi 7m3cm = ... cm ; sau đó đối chiếu đáp án và khoanh.

Đáp án: Khoanh vào B

Củng cố: Đổi đơn vị đo độ dài.

Bài 2: Quan sát hình vẽ và trả lời - Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài toán yêu cầu gì?

Hướng dẫn HS quan sát, cộng nhẩm để tìm ra kết quả:

+ Quả cam cân nặng 300g ( nhẩm: 200g + 100g = 300g) + Quả đu đủ cân nặng 700g ( nhẩm: 500g + 200g = 7000g) + Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g ( nhẩm: 700g – 300g = 400 g)

Củng cố: Làm toán liên quan đến các phép tính về đại lượng khối lượng.

Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập và xác định yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm:

Thực hành trên mô hình đồng hồ, sau đó vẽ thêm kim phút vào đồng hồ trong SGK

+ Đồng hồ1: kim phút chỉ số 11 + Đồng hồ 2: kim phút chỉ số 2.

Sau đó dựa vào hai đồng hồ để xác định khoảng thời gian bạn Lan đi từ nhà đến trường là 15 phút.

Củng cố: Cách xem giờ.

Bài 4:

- Đọc yêu cầu bài tập và xác định yêu cầu.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải:

Củng cố: Giải bài toán liên quan đến đơn vị tiền Việt nam.

4. Củng cố- dặn dò(2’)

- HS nêu kết quả, lớp nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài và nêu kết quả.

- HS đọc yêu cầu và tìm hiểu đề bài - 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở, Lớp nhận xét, chữa bài

Bài giải:

Số tiền Bình có là:

2 000 x 2 = 4 000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là:

4 000 – 2 700 = 1 300 (đồng) Đáp số: 1 300 đồng

(8)

- GV củng cố lại toàn bài

- Về nhà xem lại các bài tập - Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA A, M, N, V ( KIỂU 2)

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Củng cố về cách viết chữ hoa A, M, N, V ( kiểu 2)thông qua bài tập ứng dụng:

2.KN: Viết tên riêng An Dương Vương, câu ứng dụng đúng mẫu chữ quy định.

3.TĐ: Giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Chữ, từ và câu ứng dụng . 2. Học sinh: Vở tập viết, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) 3.2 HD viết (5-6’) a. Luyện viết chữ hoa

- GV treo các chữ mẫu A, M, N, V ( kiểu 2) + Chữ hoa A, M, N, V gồm mấy nét, là những nét nào?

+ Nêu điểm đặt bút, dừng bút?

- GV nêu cách viết và viết mẫu: A, M, N, V - Cho HS viết bảng con: A, M, N, V

- Nhận xét và sửa sai cho HS.

b. Luyện viết từ ứng dụng.

- Giới thiệu từ: An Dương Vương

GV: Giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa.

- GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng (Lưu ý khoảng cách nét nối).

- Gv nhận xét, sửa sai.

- HS quan sát chữ mẫu.

- HS quan sát và trả lời.

- HS quan sát

- Lớp viết bảng con.

- HS đọc: An Dương Vương - Nghe

- Học sinh viết bảng con

- 4 HS đọc câu ứng dụng

(9)

c. Luyện viết câu ứng dụng : - Đọc câu ứng dụng:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

- Giúp HS hiểu câu ứng dụng: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.

- Viết bảng con: Tháp Mười, Việt Nam - Gv nhận xét, sửa sai.

3.3 H ướng dẫn viết vở tập viết: ( 23-25 phút)

a. Yêu cầu viết trong vở - Viết chữ A, M: 1 dòng.

- Viết chữ N, V: 1 dòng

- Viết tên riêng An Dương Vương:2 dòng - Viết câu ứng dụng: 2 lần.

- Cho HS quan sát vở viết mẫu của GV.

- Yêu cầu học sinh viết bài.

- GV nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

b.Chấm chữa bài:

- Giáo viên thu một số bài chấm.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 4. Củng cố- dặn dò(2’)

+ Hôm nay chúng ta học viết bài gì?

- Gọi HS lên bảng thi viết nhanh, đẹp chữ hoa A, M, N, V

- Dặn dò về viết phần luỵện viết ở nhà

- Nghe

- HS viết bảng con.

- Nghe- HS quan sát nối tiếp bài viết mẫu

- HS viết bài vào vở .

- HS theo dõi nhận xét .

.- Trả lời

- 3 HS lên bảng thi viết chữ hoa A, M, N, V

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

TOÁN

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.

2.KN: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.

3.TĐ: HS làm bài chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1.Giáo viên: Bảng nhóm 2.Học sinh: VBT

(10)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - Viết vào chỗ chấm:

4m6cm = ... cm. 4dm4cm = ... cm - GV nhận xét.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

GV Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.

3.2 Ôn tập- thực hành(28-30’) Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.

- HS tự quan sát và làm bài tập.

Củng cố: Cách xác định góc vuông và trung điểm của đoạn thẳng.

Bài 2: HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài.

Củng cố: Tính chu vi của hình tam giác.

Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài toán và tìm

- 2 Học sinh lên bảng làm, lớp làm nháp.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- HS đọc yêu cầu

- Cả lớp làm vào vở, đọc bài làm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) Có 7 góc vuông. Các góc vuông đó là:

Góc vuông đỉnh A, cạnh AM, AE Góc vuông đỉnh M, cạnh MN, MB Góc vuông đỉnh M, cạnh MA, MN Góc vuông đỉnh C, cạnh CB, CD Góc vuông đỉnh N, cạnh NM, ND Góc vuông đỉnh N, cạnh NM, NE Góc vuông đỉnh E, cạnh EN, EA

b) Trung điểm đoạn thẳng AB là điểm M; trung điểm đoạn thẳng ED là điểm N.

c) HS tự xác định trung điểm của đoạn AE, đoạn MN bằng cách đếm ô trên hình vẽ.

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Chu vi hình tam giác ABC là:

35 + 26 + 40 = 101 (cm) Đáp số: 101 cm - HS đọc yêu cầu của bài tập.

(11)

hướng giải :

Củng cố: Tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 4: HS đọc và tìm hiểu đề bài.

- Xác định yêu cầu bài tập

GV: Muốn tìm cạnh hình vuông cần biết chu vi. Chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật nên cần tính chu vi hình chữ nhật.

4. Củng cố- dặn dò(2’)

+ Bài hôm nay củng cố các kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà

- 1 HS làm bảng, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Chu vi hình chữ nhật là:

( 125 + 68 ) x 2 = 386 (m) Đáp số: 386 m - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài tập.

- HS làm theo nhóm..

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Chu vi hình chữ nhật là:

( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m) Cạnh hình vuông là:

200 : 4 = 50 (m) Đáp số: 50 m -HS trả lời

- Lắng nghe - thực hiện yc

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con người những gì; con người đã làm những gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

2. KN: Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.

3.TĐ: Học sinh có hứng thú trong các hoạt động học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, 2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- Đọc lại đoạn văn tả bầu trời hoặc vườn cây trong đó có sử dụng phép nhân hoá.

- 3 học sinh đọc bài làm tiết trước.

(12)

- GV nhận xét 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

GV Giới thiệu bài: ghi bảng 3.2 luyện tập(28-30’)

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm điền kết quả thảo luận vào vở BT - Cử đại diện làm vào bảng nhóm.

- Nhận xét, đánh giá kết quả, chốt đáp án đúng.

Củng cố: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, ghi kết quả vào vở và cử đại diện trình bày trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá kết quả, chốt đáp án đúng.

Củng cố:: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên

Bài 3: Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập

- Cho HS đọc thầm các câu văn, xác định vị trí điền dấu phẩy, dấu chấm.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm lên bảng

a) Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con ngời....

b) Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, đá quý,..

- Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở.

- Cử đại diện trình bày trước lớp.

8 Con người làm cho trái đất thêm giàu, đẹp bằng cách:

+ Xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc lộng lẫy,..

+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ,...

+ Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích,..

+ Gieo trồng, gặt hái, chăn nuôi,...

+ Xây bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm,..

+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm,...

- Lớp nhận xét đánh giá.

- HS đọc và xác định yêu cầu.

- HS thảo luận theo nhóm và làm bài tập vào bảng phụ.

- Treo bài nhận xét

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung

(13)

- GV nhận xét chốt đúng

Củng cố: Cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

4. Củng cố- dặn dò(2’) - GV củng cố lại toàn bài

- GV nhận xét chung giờ học

quanh mặt trời. Có đúng thế không?

- Đúng đấy, con ạ! – Bố Tuấn đáp.

- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

TOÁN

ÔN TẬP HÌNH HỌC ( TIẾP)

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Biết diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.

2. KN: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình thành thạo.

3.TĐ: Học sinh yêu thích học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

+ Muốn tính diện tích HCN, diện tích HV ta làm thế nào?

- Gv nhận xét 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

GV Giới thiệu bài: Ghi bảng.

3.2 Thực hành(28-30’)

Bài 1: Mỗi hình dưới đây là bao nhiêu cm2?

- GV đưa hình vẽ

+ Vì sao em lại biết được diện tích các

- Trả lời nối tiếp

-Lắng nghe - Nối tiếp đọc

- Các cặp hỏi đáp trước lớp a. Diện tích hình A là 8cm2 b. Diện tích hình B là 10cm2 c. Diện tích hình C là 18cm2 d. Diện tích hình D là 8 m2

- Đếm số ô vuông

(14)

hình đó?

Bài 2: Giải toán

- Yêu cầu HS nhắc lại tính chu vi và diện tích HV, HCN

- Yêu cầu làm theo nhóm.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

Bài 3: Giải toán - GV đưa hình vẽ

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

4. Củng cố- dặn dò(2’) + Hôm nay học bài gì?

- GV củng cố lại toàn bài, dặn chuẩn bị bài sau

- Nhận xét giờ học

- HS đọc yêu cầu - HS nhắc quy tắc

- Các nhóm thảo luận và làm bài, báo cáo. Bài giải

a. Chu vi hình chữ nhật là:

(12 + 6) x 2 = 36 (cm) Chu vi hình vuông là:

9 x 4 = 36 (cm) Đáp số: 36cm

Hình vuông và hình chữ nhật có chu vi bằng nhau Bài giải

b. Diện tích hình chữ nhật là:

12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông : 9 x 9 = 81 (cm2)

Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật

Đáp số: 72cm2 và 81cm2 - HS đọc yêu cầu

- HS quan sát - HS làm bài

Bài giải Diện tích hình H là:

6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2) Đáp số: 45cm2 - HS đọc bài làm, nhận xét.

- HS nêu.

- Nghe- thực hiện

TẬP ĐỌC MƯA

I. MỤC TIÊU:

1. KT:. Hiểu ND: Tả cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống gia đình của tác giả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Học thuộc lòng bài thơ.

2. KN: Biết ngắt nhịp hợp lí các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

3. TĐ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương.

(15)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Tranh SGK, thẻ 2. Học sinh: SGK, thẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) + Giờ trước học bài gì?

+ Em hãy đọc hoặc kể 1 đoạn của bài mà em yêu thích?

+ Vì sao em thích đoạn đó?

- Nhận xét . 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) - Cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì?

+ Em hãy đặt tên cho bức tranh?

- Để biết cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào? Chúng ta đọc và tìm hiểu bài qua bài tập đọc ngày hôm nay.

3.2 Luyện đọc(15’)

- Đọc mẫu nêu giọng đọc của bài.

- Luyện đọc dòng thơ.

+ GV theo dõi sửa sai - Luyện đọc đoạn

+ Bài chia thành mấy khổ thơ?

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ + GV theo dõi sửa sai

+ Giới thiệu từ mới: Lũ lượt, lật đật ( giảng giải)

+ Em hãy đặt câu với 2 từ trên.

- Đọc đồng thanh

3.3 Tìm hiểu bài- luyện đọc lại(13-15’)

- Sự tích chú Cuội cung trăng - 2 HS đọc hoặc kể 1 đoạn của bài.

- Trả lời

- HS quan sát trả lời.

- HS trả lời theo suy nghĩ . - Học sinh đặt tên tranh nối tiếp - HS lắng nghe GV giới thiệu bài.

- Nghe, theo dõi.

- Đọc nối theo hàng ngang.

- Bài chia làm 5 khổ thơ.

- Đọc nối theo hàng dọc.

- Học sinh nêu câu vừa đặt.

- Lớp đọc đồng thanh bài một lần.

+HS đọc thầm và TLCH:

- Mây đen lũ lượt kéo về.

(16)

* Đọc thầm các khổ thơ và TLCH + Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?

+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ?

GV: Mưa to gió lớn, mọi người càng có dịp ngồi cùng nhau, đầm ấm bên bếp lửa.

+ Vì sao mọi người thương bác ếch?

( chọn đáp án đúng )

+ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?

ND: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

- Hướng dẫn học sinh từng khổ thơ - Luyện đọc từng khổ thơ và cả bài:

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài.

- Gọi HS thi đọc

4. Củng cố- dặn dò(2’)

+ Nội dung bài nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học

Mặt trời chui vào trong mây

Chớp, mưa nặng hạt, cây cọ xoè tay hứng làn gió mát. Gió hát giọng trầm, giọng cao. Sấm rền, chạy trong mưa rào,...

- HS đọc thầm và TLCH:

- Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu. Chị ngồi đọc sách. Mẹ làm bánh khoai.

- HS nghe

+ Hs đọc thầm và TLCH:

- Vì bác ếch lặn lội trong mưa để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.

b. Vì bác ếch rất chịu khó.

c. Vì bác ếch rất ngoan.

- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến các cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.

- Học sinh đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- Hs thi đọc.

- Trả lời

- Lớp nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất

-Lắng nghe- thực hiện yc

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT) DÒNG SUỐI THỨC

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Dòng suối thức.

2.KN: Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, dấu thanh dễ lẫn:

ch/tr hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

(17)

3.TĐ: Học sinh có ý thức rèn chữ viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, bài mẫu 2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

+ GV đọc : Ma-lai-xi-a; Mi-an-ma, Phi- líp-pin, Thái Lan, .

- GV nhận xét đánh giá 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

-GV Giới thiệu bài: ghi bảng

3.2 H ướng dẫn HS nghe viết (20 phút)

* Chuẩn bị.

- GV đọc bài viết.

- Gọi 3 HS đọc bài thơ.

- Tìm hiểu ND và cách trình bày.

+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?

+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?

+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa?

*Luyện viết từ khó. ngôi sao, thung xa, lượn quanh

*Luyện viết bài:

- Cho học sinh quan sát bài mẫu.

- HS nhắc tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- GV đọc từng dòng thơ

- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

*Chấm, chữa bài

- GV thu bài chấm 4- 5 bài.

- GV nhận xét chung các bài viết.

3.3 Luyện tập(5-7’)

- Học sinh viết bảng con.

lắng nghe - HS theo dõi

- 3 HS đọc lại bài, lớp theo dõi - HS trả lời.

- Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với tiếng bà à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chân mây, qủa sim ngủ ngay vệ đường, bắp vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vường trúc xanh. Tất cả cả thể

hiện cuộc sống bình yên.

- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo, cối lợi dụng sức nước ở miền núi.

- Các chữ đầu bài, đầu câu...

- HS viết bảng con:

- HS quan sát - HS nghe

- HS nghe viết bài vào vở.

- Nghe soát lỗi bằng bút chì.

- Nghe và rút kinh nghiệm trong các bài sau.

(18)

Bài 2: Tìm các từ:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và điền vào vở

- GV chốt lời giải đúng:

vũ trụ, chân trời ,...

- Gọi HS đọc lại bài tập.

Bài 3: (a) Điền vào chỗ trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và điền vào vở

- GV chốt lời giải đúng:

trời, trong, trong, chớ, chân, trăng, trăng ,...

- Gọi HS đọc lại bài tập.

4. Củng cố- dặn dò(2’) +Hôm nay viết bài gì?

- GV củng cố lại toàn bài

- Dặn: Nhớ viết đúng chính tả- chuẩn bị bài sau

- HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thi làm bài.

- Các nhóm trình bày bài - Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc nối tiếp.

- HS đọc yêu cầu.

- Các cặp thảo luận làm bài.

- Các cặp trình bày bài - Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc lại bài tập - HS nêu.

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

TẬP LÀM VĂN

NGHE KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY.

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Nghe và nói lại được thông tin trong bài vươn tới các vì sao 2.KN: Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được . 3.TĐ: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập

KNS: Phạm Tuân người anh hùng đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ năm 1980

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- Gọi học sinh đọc lại bài làm giờ trước.

- Gv nhận xét 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

-GV Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài

- 3 HS đọc lại bài làm của mình.( Bài tập 2 )

-Lắng nghe

(19)

học.

3.2 HD làm bài tập(28-30’)

Bài 1 : Gọi học sinh đọc 3 mục của bài.

- GV đọc lại chuyện SGV/ 264

+ Ngày tháng năm nào Liên xô phóng thành công tàu vũ trụ phương đông I . + Ai là người bay lên con tàu đó .

+ Con tàu quay mấy vòng quanh trái đất

+Nhà du hành vũ trụ ...ngày nào ? + Anh Phạm Tuân ... năm nào - GV đọc lại 2,3 lần

Bài 2: Yêu cầu học sinh viết lại ý chính từng tin vào vở ?

- Quan sát hướng dẫn thêm ? - Nhận xét .

4. Củng cố- dặn dò(2’) + Hôm nay học bài gì?

- GV củng cố lại toàn bài

- Liên hệ giáo dục: Thường xuyên ghi chép những thông tin bổ ích như các công thức toán học hoặc thông tin thú vị và bổ ích thường xuyên vào sổ tay.

- Nhận xét chung giờ học -YC chuẩn bị bài sau

- Học sinh đọc nối tiếp . - Ngày 12 tháng 4 năm 1961 - Ga - ga - rin.

- Bay 1 vòng

- Ngày 21 tháng 7 năm 1969 - Năm 1980

- Nghe

- Nói lại nội dung chính vừa nghe - Học sinh viết bài .

- Đọc bài làm - Trả lời

- Nghe

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

TOÁN

ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Biết giải bài toán bằng hai phép tính.

2.KN: Rèn kĩ năng giải toán thành thạo 3.TĐ: Học sinh yêu thích học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: VBT, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

(20)

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

+ Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật?

- Nhận xét, đánh giá.

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

-GV: Giới thiệu bài: ghi bảng 3.2 Thực hành(28-30’)

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Hướng dẫn HS :

Tính số dân năm ngoái:

Tính số dân năm nay:

Củng cố: Cách trình bày bài giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Tìm hiểu yêu cầu bài tập:

Củng cố: Kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.

Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập và xác định yêu cầu.

- Hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán.

Củng cố: Cách giải bài toán có lời văn 4. Củng cố- dặn dò(2’)

+ Nêu các bước giải bài toán?

- Dặn dò:Về nhà ôn lại bài, làm bài tập luyện tập thêm ở nhà.

- Học sinh nêu nối tiếp.

- Nghe lắng nghe

- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - 1 HS lên bảng thực hiện.

- Cả lớp làm vào vở.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Số dân của xã năm ngoái là:

5236 + 87 = 5323 (người) Số dân của xã năm nay là:

5323 + 75 = 5398 (người) Đáp số: 5398 người - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu.

- 1 HS nêu lại.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải:

Số áo đã bán là:

1245 : 3 = 415 (cái áo) Số áo còn lại là:

1245 – 415 = 830 (cái áo) Đáp số: 830 cái áo - HS đọc yêu cầu của bài tập.

-2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải Số cây đã trồng là:

20 500 : 5 = 4 100 (cây)

Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:

20 500 – 4 100 = 16 400 (cây) Đáp số: 16 400 cây

- HS nêu nối tiếp.

(21)

- Nhận xét chung giờ học - Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

SINH HOẠT TUẦN 34

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.

- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS

II. NỘI DUNG SINH HOẠT:

1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:

*Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại:

...

...

...

...

2. Triển khai kế hoạch tuần tới:

- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số.

- Khắc phục những tồn tại đã mắc.

- Thực hiện tốt việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

- Thực hiện nghiêm túc công tác VSC,VSCN.

- Thực hiện tốt hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

...

...

(22)

TUẦN 34 Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

T

Ự NHIấN- XÃ HỘI BỀ MẶT LỤC ĐỊA

I. MỤC TIấU:Giúp học sinh :

- Mô tả đợc bề mặt lục địa bằng miệng, có kết hợp chỉ tranh vẽ - Nhận biết và phân biệt đợc sống suối hồ,

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Một số tranh, ảnh thêm về sông, suối, hồ

- Gv và su tầm nội dung một số câu chuyện, thông tin về các sông hồ trên thế giới và Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

+ Yêu cầu Hs lên bảng trình bày:

1, Về cơ bản bề mặt trái đất đợc chia làm mấy phần?

2. Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dơng + Nhận xét

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

Bài học trớc, chúng ta đã biết những khối đất liền lớn trên trái đất đợc gọi là lục địa. Vậy trên lục điạn cụ thể có những gì, tìm hiểu bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó

3.2 Tỡm hiểu bề mặt lục địa(15’) - Hoạt động cả lớp

+ Hỏi:

Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói đợc nh vậy

+ 2 học sinh lên bảng

+ Hs cả lớp nhận xét bổ sung.

-Lắng nghe

- 3 đến 4 hs trả lời

+ Theo em, bề mặt lục địa là bằng phẳng vì đều là đất liền.

+ Theo em, bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nớc.

Hs cả lớp lắng nghe

(23)

+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của Hs + Kết luận: Bề mặt trái đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao có chỗ

đất bằng phẳng, có chỗ có nớc có chỗ không.

- Thảo luận nhóm.

+ yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi sau:

1. Sông, suối hồ giống và khác nhau ở

điểm nào?

2, Nớc sông, suối thờng chảy đi đâu?

+Nhận xét, tổng hợp ý kiến của hs

+ Giảng kiến thức: (kết hợp chỉ vào hình 1 trong SGK) từ trên núi cao nớc theo các khe chảy thành suối các khe suối chảy xuống sông, nớc từ sông lại chảy ra biển.

3.3 Tỡm hiểu về suối, sụng, hồ(15’) - Hoạt động cả lớp:

+ Yêu cầu: quan sát hình 2,3,4 trang 129, SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét đợc nh thế?

+ Nhận xét:

+ Kết luận: bề mặt lục địa có dòng nớc chảy (nh sông, suối) và cả những nơi chứa nớc nh ao, hồ

- Hoạt động cả lớp.

+ yêu cầu: hs trình bày trớc lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Tiến hành thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:

1. Giống nhau: đều là nớc chứa nớc.

Khác nhau: hồ là nơi chứa nớc không lu thông đợc; suối là nơi nớc chảy từ nguồn xuống các khe núi, sông là nơi nớc chảy có lu thông đợc.

2. Nớc sông, suối thờng chảy ra biển hoặc đại dơng.

- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ.

3 đến 4 hs trả lời ch

+ Hình 2 là thể hiện sông, vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.

+ Hình 3 là thể hiện hồ, vì em quan sát thấy có tháp Rùa, đây là gồ Gơm ở thủ

đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.

+Hình 4 là thể hiện suối, vì có thấy nớc chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.

- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung - Lằng nghe, ghi nhớ.

- Hs trình bày nội dung đã đợc chuẩn bị sẵn ở nhà trớc lớp.

(tùy thuộc vào nội dung chuẩn bị ở nhà của hs,gv tiến hành tổ chức cho hs trao

đổi thảo luận về đề tài đó.

(24)

nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam.

+ Nhận xét.

+ Kể hoặc đa ra thêm thông tin về các con sông, ao hồ mà hs đa ra hoặc của chính sự chuẩn bị của gv.

4. Củng cố- dặn dũ(2’) Gv tổng kết giờ học

Gv yêu cầu hs về nhà u tầm các tranh

ảnh về núi non để chuẩn bị ch nội dung

- Hs cả lớp lắng nghe, bổ sung và tiến hành trao đổi thảo luận.

-Lắng nghe -Thực hiện yc

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 1

I. MỤC TIấU:

1. KT: Củng cố về cỏch đặt tớnh và tớnh, xem đồng hồ, giải toỏn cú lời văn.

2. KN: Rốn kĩ năng cộng, trừ, nhõn, chia số cú năm chữ số và giải toỏn, xem giờ trờn đồng hồ.

3. TĐ: HS biết tớnh toỏn đỳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giỏo viờn: Sỏch thực hành, bảng phụ.

2. Học sinh: Sỏch thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) 3.2 Thực hành(28-30’) Bài 1: Đặt tớnh rồi tớnh

+ Bài tập yờu cầu cỏc em làm gỡ ?

- Yờu cầu HS lờn bảng làm, lớp làm vào STH

- GV nhận xột chốt bài.

Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước cõu trả lời đỳng

- GV nhận xột chốt đỳng.

Bài 3: HS thực hành trờn mụ hỡnh đồng hồ.

lắng nghe

- HS đọc yờu cầu của bài.

- Đặt tớnh rồi tớnh

- 4 HS lờn bảng, lớp làm bài vào vở.

- HS đọc yờu cầu bài.

- HS trả lời miệng.

- D: 30005 - HS thực hành

(25)

+ Em bé ăn cơm hết mấy phút?

Bài 4: Bài toán

- Gọi HS đọc bài toán +Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+Muốn biết đội sản xuất còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa ta thực hiện phép tính gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- GV nhận xét chốt bài.

4. Củng cố- dặn dò(2’) - GV củng cố lại toàn bài - GV nhận xét chung giờ học.

- Về nhà xem lại bài tập.

- Bé ăn cơm hết 30 phút.

- Học sinh đọc đề toán.

- Phải sản xuất 8470 sản phẩm và đã sản xuất 1/5 số sản phẩm đó.

- Còn phải sản xuất ...? sản phẩm.

- Thực hiện phép tính chia.

- Dạng toán tìm một phần mấy của một số.

- HS thảo luận và làm bài bảng nhóm, báo cáo trước lớp.

Bài giải Số sản phẩm đã sản xuất là:

8470 : 5 = 1694 (sản phẩm) Số sản phẩm còn phải sản xuất là:

8470 - 1694 = 6776 ( sản phẩm) Đáp số: 6776 sản phẩm - HS nghe

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

ĐẠO ĐỨC

KĨ NĂNG GIAO TIẾP

I. MỤC TIÊU:

1. KT:. Nêu được một vài biểu hiện về kĩ năng giao tiếp. Kể được một số kĩ năng khi giao tiếp.

2. KN: Rèn cho học sinh kĩ năng khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

3. TĐ: Có kĩ năng giao tiếp đúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: Nội dung bài dạy, phiếu BT 2. Học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

(26)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)

+ Em đã làm gì để giữ gìn nhà vệ sinh luôn sạch sẽ?

- Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

-Gv giới thiệu bài: Ghi bảng

3.2 Thảo luận kĩ năng giao tiếp(12- 14’)

-HĐ theo cặp

- GV đưa phiếu bài tập.

+ Em hãy nêu các kĩ năng khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Các kĩ năng cần thiết khi giao tiếp +Vì sao cần phải có kĩ năng khi giao tiếp với mọi người?

GV nhận xét, chốt đúng.

- Liên hệ giáo dục.

+ Chúng ta cần phải có kĩ năng giao tiếp với những ai?

3.3 Rèn kĩ năng giao tiếp với người xung quanh(15’)

- GV đưa ra một số tình huống cho học sinh thực hành giao tiếp với nhau?

- GV củng cố lại toàn bài, nhận xét giờ học.

4. Củng cố- dặn dò(2’) -Nhận xét tiết học

-Dặn hs thực hành bài học

- Học sinh trả lời.

-Lắng nghe

- Các cặp thảo luận và ghi vào phiếu học tập, báo cáo.

- Học sinh trả lời

- Ở mọi nơi khi giao tiếp với mọi người đều phải có kĩ năng khi giao tiếp.

- Các cặp thảo luận và ghi vào phiếu học tập, báo cáo.

- Học sinh trả lời

- Ở mọi nơi khi giao tiếp với mọi người đều phải có kĩ năng khi giao tiếp

-Lắng nghe và thực hiện yc HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

BÀI 9: KHÔNG NGHỊCH PHÁ ĐÈN TÍN HIỆU, BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức

(27)

- HS biết được sự nguy hiểm khi nghịch phá biến báo giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người khác nghịch phá biển báo giao thông.

- Không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc phá hoại biển báo giao thông.

3.Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

II-CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Tranh ảnh về biển báo và đèn tín hiệu giao thông( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh

Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm( 5’)

- Đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông có tác dụng gì? ( Chỉ dẫn cho người đi đường đi đúng)

- Nếu biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông bị phá vỡ thì sẽ gây hậu quả gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ai hay hơn”(10’) - Treo tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua 2 bức tranh?

+ Từ câu hỏi GV dẫn dắt đi vào truyện . + Yêu cầu Hs đọc truyện

- Thảo luận câu hỏi trong sách:

+ Lộc đề nghị Phúc thi bắn cái gì?

+ Em có ủng hộ trò chơi của hai bạn không? Vì sao?

+ Tại sao Liễu nói với Lộc và Phúc rằng “ Không ai hay hơn hết”.

- Để Hs hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghịch phá các biển báo, đèn tín hiệu giao thông, ngoài việc HS quan sát tranh trong sách, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0

c) Hoạt động thực hành(5’)

- GV đưa lần lượt 4 tranh trong hoạt động thực hành, hỏi:

+ Em nhìn thấy gì qua mỗi bức tranh? ( Tranh 1: Có 1 bạn leo lên đèn tín hiệu giao thông; Tranh 2: Một bạn đang ném đá vào đèn tín hiệu giao thông; Tranh 3: Một

(28)

bạn cõng bạn khác dán giấy vào biển báo dành cho người đi bộ; Tranh 4: Hai bạn đang khiêng biển báo đi nơi khác)

- GV giới thiệu: Đây là trò chơi của các bạn. Nếu em được rủ tham gia các trò chơi này em sẽ trả lời như thế nào?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 theo tổ, mỗi tổ một bức tranh - Gọi đại diện mỗi tổ trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương những câu trả lời hay d) Hoạt động ứng dụng(5’)

- Chiếu tranh, gọi Hs đọc truyện + Câu chuyện có mấy nhân vật?

+ Thái rủ Trọng làm gì?

+ Trọng có đồng ý với việc làm của Thái không?

+ Nếu là Trọng em sẽ ngăn cản Thái bằng cách nào?

- Yêu cầu Hs tham gia đóng vai theo tổ để giải quyết tình huống.

- Gọi các nhóm đóng vai

- Bình chọn nhóm có cách diễn xuất tự nhiên và có cách giải quyết hay nhất.

Hs cần nêu được: Biển báo và đèn tín hiệu giao thông là để mọi người tham gia giao thông thực hiện đúng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông.

Nếu chúng ta nghịch phá biển báo và đèn tín hiệu giao thông thì người tham gia giao thông sẽ không thực hiện đúng luật dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

2. Tổ chức lớp học ở sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai(10’)

- Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt cách giải quyết đúng.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 2

I. MỤC TIÊU:

1.KT: HS biết tính giá trị của biểu thức, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

2.KN: HS giải được bài toán về tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật, hình vuông.

3.TĐ: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: STH.

(29)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) 3.2 Thực hành(28-30’)

Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu trả lời miệng.

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi - GV quan sát hướng dẫn thêm

- Chữa bài, chốt đúng.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân Bài 4: Bài toán

- Gọi HS đọc và phân tích đề toán - HD cách giải.

- Yêu cầu làm theo nhóm

- GV + HS chữa bài, chốt đúng.

Bài 5: Đố vui a, 4

b, 3

4. Củng cố- dặn dò(2’)

Lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Nêu trọng lượng quả đu đủ, quả dứa.

- HS nêu: Quả đu đủ nặng 900 gam.

Quả dứa nặng: 400 gam - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Tính giá trị của biểu thức

- Các cặp thảo luận và làm bài, 1 cặp làm bảng phụ.

a) 30549+17208 x 4 = 30549 + 68832 = 99381

b) 21615- 3085 : 5 = 21615 - 617 = 20998 - HS nêu yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, đọc bài làm.

- HS đọc đề toán

- Nêu các dữ kiện bài toán

- Thảo luận và làm bài bảng nhóm, treo bài, báo cáo.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là:

( 50 : 2 ) - 9 = 16 ( cm) Chu vi hình vuông là:

16 x 4 = 64 ( cm) Diện tích hình chữ nhật là:

9 x 16 = 144 (cm2) Đáp số: a. 64 cm

b. 144 cm2 - Học sinh nêu

- Nêu nối tiếp -thực hiện

(30)

+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại các bài tập.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

1. KT: HS đọc đúng và đọc hiểu câu chuyện: Ước mơ của bong bóng.

2. KN: Trả lời được một số câu hỏi về nội dung bài.

3.TĐ: HS có ý thức trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: STH.

2. Học sinh: Sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) 3.2 Thực hành(28-30’)

Bài 1. Đọc truyện: Ước mơ của bong bóng

- Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn

- GV theo dõi bài đọc HS, sửa sai Bài 2. Chọn câu trả lời đúng.

- Yêu cầu học sinh làm bài

a) Bong bóng xuất hiện vào lúc nào?

b) Những từ ngữ nào tả vẻ đẹp của bong bóng?

c) Bong bóng nhìn thấy cái gì khiến nó thích thú, định xào xuống?

d) Thấy giọt nước tan ra, bong bóng ao ước điều gì?

e) Vì sao ao ước không thành hiện thực, bong bóng vẫn mãn nguyện?

-Thực hiện yc của gv

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu - Lớp đọc nối tiếp đoạn theo hàng dọc.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Làm bài vào vở.

- Vào sáng sớm bình minh, nắng mong manh.

- Rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.

- Đám lục bình xanh với những bông hoa tim tím.

- Được biến thành giọt nước long lanh trong suốt.

- Vì nó đã có mặt trên đời, cảm nhận được bao điêu kì diệu.

(31)

g) Cõu nào dưới đõy cú hỡnh ảnh nhõn húa?

- GV nhận xột chốt bài.

4. Củng cố- dặn dũ(2’)

+ Nội dung bài núi lờn điều gỡ?

- GV nhận xột chung giờ học.

Về nhà đọc lại bài.

- Một cọng rơm to, vàng úng được nhỳng chiếc lọ nhỏ chứa đầy nước sà phũng.

- HS trả lời.

- HS nghe

- Về nhà thực hiện

TỰ NHIấN- XÃ HỘI

BỀ MẶT LỤC ĐỊA(TIẾP THEO)

I. MỤC TIấU: Giúp học sinh :

- Nhận biết đợc những đặc điểm của đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.

- Phân biệt đợc sự khác nhau giữa đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.

- Thực hành kỹ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Các hình minh họa trong SGK - Phiếu thảo luận nhóm

- Giấy A4 phát cho cả lớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS

.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

Phần lục địa được chia làm mấy chõu lục? kể tờn

-nhận xột 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’)

-Bài hôm trớc đã ho chúng ta thấy rằng:

bề mặt lục địa không hề bằng phẳng, có những chỗ cao, tấp khác nhau. Chính sự không bằng phẳng ấy đã tạo nên những

địa hình khác nhau trên trái đất mà trong bài học ngày hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu.

3.2 T ỡm hiểu về đồi nỳi(9-10’) Thảo luận nhóm

+ yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2 trang 130, SGK, sau đó thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.

HS trả lời

lắng nghe

+ Tiến hành thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:

chẳng hạn:

(32)

+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến:

+ Kết luận: đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thờng cao, có đỉnh nhọn và s- ờn dốc, còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thờng tròn và hai bên sờn thoai thoải (kết hợp chỉ ảnh trong SGK)

3.3 Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng(10 )

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và

ảnh 3,4,5 thảo luận nhóm đa ra ý kiến và trình bày trớc lớp.

- Nhận xét:

- Kết luận: đồng bằng và cao nguyên đều tơng đối bằng phẳng nhng khác nhau về nhiều điểm nh độ cao, màu đất.

3.4

Vẽ hình mô tả đồi núi đồng bằng, cao nguyên(10 )

- Gv yêu cầu hs quan sát hình 4 trang 131 SGK vẽ hình mô tả đồi, núi đồng bằng và cao nguyên.

(GV chỉ yêu cầu Hs vẽ chính xác về độ cao và một vài đặc điểm chính của các

địa hình trên bề mặt lục địa đó

- Gv yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình về hình vẽ của nhóm mình - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét phần trình bày của các nhóm

4. Củng cố- dặn dũ(2’)

Yêu cầu hs về nhà củng cố, ôn tập lại các kiến thức đã học về tự nhiên để chuẩn bị ch tiết ôn tập và kiểm tra sau

nội dung Đồi Núi So sánh

Độ cao Tháp

Đỉnh Tròn

Sờn Thoai thoải Dốc - Hs dới lớp nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe, ghi nhớ - 1 đến 2 hs nhắc lại.

- Tiến hành thảo luận

- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày trớc lớp.

HS thực hiện yc

-Cỏc nhúm bỏo cỏo theo dừi và bổ sung

-Lắng nghe và thực hiện

(33)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 2 I. MỤC TIÊU:

1.KT: HS viết được đúng tên mỗi việc làm ứng với từng tấm ảnh.

2.KN: Điền đúng dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

3.TĐ: HS có ý thức tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: STH 2. Học sinh: STH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp(1’):

2. Kiểm tra bài cũ(3-5’) 3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài(1’) 3.2 Thực hành(26-27’)

Bài 1: Viết dưới mỗi tấm ảnh một việc mà con người đã làm để Trái Đất thêm giàu và đẹp.

- Yêu cầu làm bài

- Giáo viên quan sát hướng dẫn thêm.

- GV nhận xét chốt bài.

thực hiện yc

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào - Nối tiếp nhau đọc bài.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

(34)

Bài 2: Điền dấu câu.

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi

+ Khi nào ta dùng dấu chấm câu?

+ Dấu phẩy dùng để làm gì?

- GV nhận xét chốt bài.

Bài 3: Nối từ ngữ chỉ những gì thiên nhiên đem lại ....

4. Củng cố- dặn dò(2’)

+ Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm về điều gì?

- GV nhận xét chung giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thảo luận và làm bài vào vở.

- Nối tiếp nhau đọc bài.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Trả lời

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 em làm bảng phụ

Lớp làm vào vở thực hành.

- Nối tiếp nhau đọc bài.

* Trên mặt đất: cây cối, núi, ao, hồ, sông ngòi, muông thú, hoa lá, biển cả, rừng, thực phẩm.

* Trong lòng đất: Kim cương, mỏ dầu, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ than.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Nghe và thực hiện theo yêu cầu bài học.

(35)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc đúng các từ khó, nghỉ hơi đúng sau dấu câu - Hiểu được nội dung của bài.. - Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu

Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Về quê.. - Viết đúng: p, ph, v,

Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Về quê.. - Viết đúng: p, ph, v,

- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung: Hai bạn đang ngồi trên cỏ

- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung: Hai bạn đang ngồi trên cỏ

- Để nắm rõ nội dung câu chuyện và để trả lời đúng các câu hỏi của ban tổ chức, xin mời các đội chơi cùng hướng lên màn hình lắng nghe và xem tình tiết nội dung câu

- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung: Hai bạn đang ngồi trên cỏ

- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét học sinh.. - 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các