• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020

Buổi sáng TOÁN

Tiết 11: Luyện tập

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- HS thực hành tính, so sánh các hỗn số

2. Kĩ năng:- Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.

- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).

3. Thái độ:-HS có ý thức chăm chỉ làm bài tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Vở bài tập Toán 5. Bảng phụ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 ,2 trong SGK .

- GV nhận xét HS.

B. Dạy học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài:

Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: chuyển các hỗ số sau thành PS. 10p - GV yêu cầu HS tự làm bài tập.

- GV chữa bài và hỏi: Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số

- GV nhận xét HS

Bài 2: So sánh các hỗn số sau. 10p - Yêu cầu HS đọc đề bài toán .

- GV viết bảng : 3 10

9 … 2 10

9 , yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.

- GV nhận xét tất cả các cách so sánh HS đưa ra, sau đó nêu: để cho thuận tiện, bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh hai phân số.

2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.

- HS lần lượt trả lời, dưới lớp theo dõi nhận xét.

- HS đọc thầm.

- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.

- Một số HS trình bầy cách so sánh của mình trước lớp.

+ Chuyển cả hai hỗn số về phân số rồi so sánh.

+ So sánh từng phần của hai hỗn số.

-Ta có phần nguyên 3 > 2 nên 3 10

9 > 2 10

9 - HS theo dõi nhận xét của GV, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại của bài.

(2)

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét HS

Bài 3:Chuyển các hỗ số thành PS rồi thực hiện phép tính. 15p.

- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Hỏi HS về cách thực hiện phép cộng (phép trừ) hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- GV nhận xét HS

C. Củng cố, dặn dò: 3p - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập .2,3,4

- Chuẩn bị bài: luyện tập chung

- 1 HS chữa bài miệng trước lớp, lớp nhận xét

- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét bài làm trên bảng.

- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến.

--- TẬP ĐỌC

Bài 3: Lòng dân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài : cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng, - Hiểu nội dung phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm , mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ Cách mạng.

2. Kĩ năng: -Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lính, chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, rục rịch, nào, nói lẹ, quẹo, ...

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nhắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đoc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.

-Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống của vở kịch.

3. Thái độ: -GD HS có lòng yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm trong học tập.

*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.

*GDQP: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ.

II . ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

GV: Tranh minh hoạ trang 25, HS: sgk

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 4p

- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét từng HS.

B. Dạy- học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài: 2p

- Hỏi : Các em đã được học vở kịch nào ở

- 2 HS lên bảng lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi :

+ HS 1 : 4 khổ thơ đầu .

Câu hỏi : Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu ? Vì sao ?

+ HS 3 :đọc cả bài . Câu hỏi : Nội dung chính của bài thơ là gì ?

- Vở kịch Vương quốc ở Tương lai.

(3)

lớp 4 ?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 25 và mô tả những gì nhìn thấy trong tranh.

- GV giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: 10p

- Gọi một học sinh đọc lời giới thiệu nhân vât, cảnh trí, thời gian.

- GV đoc mẫu

- Gọi HS đọc phần Chú giải

? Em có thể chia đoạn kịch này như thế nào?

- Gọi học sinh đọc từng đoạn của đoạn kịch.

- Lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh

- Lần 2: Giải thích những từ ngữ mà HS chưa hiểu hết nghĩa.

+ lâu mau: lâu chưa.

+ lịnh: lệnh.

+ con heo: con lợn.

- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.

- Gọi HS đọc lại đoạn kịch.

- GV đọc mẫu toàn bộ vở kịch b. Tìm hiểu bài: 10p

- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận câu hỏi của SGK

? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?

? Chú cán bộ gặp truyện gì nguy hiểm?

- Ghi bảng: Sự dũng cảm và nhanh trí của dì Năm

*QTE: ? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao?

? Nêu nội dung chính của đoạn kịch.

* GDQP: Qua việc làm của dì Năm cho thấy dì Năm là con người ntn ?

- Ghi bảng: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng

- GV : Nhận xét kết quả làm việc của HS và kết luận.

c. Đọc diễn cảm: 10p - Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai

- GV cùng HS cả lớp theo dõi, tìm giọng phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo từng nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm

- Một HS mô tả.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, sau đó chia đoạn.

+ Đoạn một: Anh chị kia!... Thằng nầy là con.

+Đoạn hai: Chồng chị à!... Rục rịch tao bắn.

+Đoạn ba: Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc. 1 HS đọc lời giới thiệu. 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn kịch ( đọc hai lượt )

- Tiếp nối đọc những từ ngữ mà các em chưa hiểu nghĩa: lâu mau, tức thời, lịnh, tui, heo ...

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - Đại diện cặp đọc

- 2 HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn kịch trước lớp.

- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng thảo luận, trả lời câu hỏi theo sự điều khiển của bạn + Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong kháng chiến.

+ Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm.

- Hoc sinh nêu theo ý hiểu

* Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ.

- HS đọc phân vai theo thứ tự -1 HS nêu, cả lớp bổ sung ý kiến.

-5 HS tạo thành một nhóm cùng luyện đọc theo vai.

(4)

đọc hay nhất.

- Nhận xét học sinh đọc bài.

- 3 nhóm HS thi đọc.

C. Củng cố- dặn dò: 3p - Củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị phần 2 của vở kịch Lòng dân.

---

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020

Buổi sáng TOÁN

Tiết 12: Luyện tập chung

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:-Chuyển hỗn số thành phân số.

-Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị (số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo tên một đơn vị đo)

2. Kĩ năng: - Giúp học sinh củng cố các kĩ năng và chuyển một số phân số thành phân số thập phân

3. Thái độ: -HS có ý thức học tập tập tốt.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV:Sách giáo khoa, HS:vở bài tập Toán 5.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 5p

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.

- GV nhận xét HS.

B. Dạy học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài:2p

Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về phân số thập phân và hỗn số.

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: chuyển các sau thành PSTP. 5p - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

?. Những phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân?

?. Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta làm như thế nào?

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- Những phân số có mẫu số là 10, 100 , 1000,

… được gọi là các phân số thập phân.

- HS lần lượt trả lời, dưới lớp theo dõi nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét .

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

70 14 =

7 : 70

7 :

14 =

10 2 ;

25 11 =

4 25

4 11

x x =

100 44

(5)

Bài 2:chuyển các hỗn số thành phân số. 5p - Yêu cầu HS đọc đề bài toán .

?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

?. Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống . 5p

- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét HS.

Bài 4: Viết theo mẫu: 10p

- GV viết lên bảng số đo 5m7dm. GV nêu:

?. Hãy suy nghĩ để viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn vị là m.

- GVnhận xét các cách làm của HS và nêu : Trong bài tập này chúng ta phải chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một đơn vị viết dưới dạng hỗn số.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GVnhận xét và chữa bài trên bảng.

Bài 5 : bài toán. 10p

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

-Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- GV nhận xét HS.

C. Củng cố, dặn dò: 3p

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập trang 14 , 15.

- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số.

- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số của phân số. Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số thích hợp vào chỗ trống để thể hiện quan hệ giữa các đơn vị đo.

- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở bài tập.

- HS trao đổi với nhau để giải quyết vấn đề.

Sau đó nêu cách làm của mình trước lớp.

 Ta có 7dm = 10

7 m nên 5m7dm = 5m +

10 7 m =

10 50 +

10 7 =

10 57 ( m)

 5m7dm = 5m+ 107 m = ( 5 + 107 )m.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a, 3m = 300cm

Sợi dây dài: 300 + 27 = 327 ( cm)

………

- 1 HS chữa bài miệng trước lớp. HS cả lớp theo dõi và kiểm tra kết quả.

- Chuẩn bị bài: luyện tập chung.

--- Buổi chiều CHÍNH TẢ ( Nhớ viết)

Bài 3. Thư gửi các học sinh

I. MỤC TIÊU

(6)

1. Kiến thức: Nhớ viết đúng và đẹp đoạn sau 80 năm giời nô lệ ... nhờ một phần lớn ở công học tập cảu các em trong bài Thư gửi các học sinh.

- Luyện tập về cấu tạo của vần, hiểu được quy tắc dấu thanh trong Tiếng Việt.

2. Kĩ năng: - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2) ; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.

3. Thái độ: -HS có ý thức rèn chữ viết sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của vần III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 5p

- Đọc câu thơ sau, yêu cầu HS chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần.

Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

? Phần vần của tiếng gồm có những bộ phận nào ?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

B. Dạy- học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài: 2p

- GV giới thiệu

2. Hướng dẫn viết chính tả: 20p

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn.

? Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì ? b. Hướng dẫn viết từ khó

-Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lần.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được.

c. Viết chính tả.

d. Thu bài nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 10p Bài 2: diền vào bảng phân tích cấu tạo

vần. 5p

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- chốt lại lời giải đúng.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai; nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Phần vần của tiếng gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối

- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp.

+ Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đốivới các cháu thiếu nhi- chủ nhân của đất nước.

- HS nêu các từ: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, cường quốc, ...

- HS tự viết theo trí nhớ.

- 10 HS nộp bài cho GV chấm.

- Một HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bài tập trên bảng lớp. HS dưới lớp kẻ bảng cấu tạo vần và làm vào vở.

- Nêu ý kiến bài làm bạn đúng/ sai, nếu sai sửa lại cho đúng.

- Theo dõi bài chữa của GV và sửa bài của mình(nếu sai)

(7)

Bài 3: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết 1 tiếng, dấu thanh được đặt ở đâu ? 5p

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Kết luận: Dấu thanh luôn được đặt ở âm chính; dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt ở phía trên âm chính.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, sau đó trả lời trước lớp: Dấu thanh đặt ở âm chính.

- Lắng nghe sau đó 2 HS nhắc lại.

C. Củng cố- dặn dò: 3p

- Củng cố về cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh. Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà các em nào viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài; cả lớp ghi nhớ quy tắc viết dấu thanh và chuẩn bị bài sau.

---

HĐNGLL – Hoạt động do nhà trường tổ chức

---

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 23 tháng 9 năm 2020

Buổi sáng TOÁN

Tiết 13: Luyện tập chung

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: -Phép cộng, phép trừ các phân số.

2. Kĩ năng:-Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết dưới dạng hỗn số.

+Giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó.

3. Thái độ: -HS có ý thức chăm chỉ làm bài tập.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảnh phụ ghi bài tập 2

HS:-Sách giáo khoa, vở bài tập Toán 5.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập 1 , 2 trong vở bài tập.

- GV nhận xét HS.

B. Dạy học bài mới: 34p 1. Giới thiệu bài:2p

Trong tiết học này chúng ta cùng ôn luyện về phép cộng và phép trừ các phân số. Sau đó làm các bài toán chuyển đổi đơn vị đo và giải bài toán về tìm một số khi biết giá trị một

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(8)

phân số của số đó.

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Tính. 5p

- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS khi quy đồng mẫu số các phân số chú ý chọn mẫu số chung bé nhất có thể.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .

Bài 2: Tính. 5p

- Yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.

- Lưu ý HS :

+ Khi quy đồng mẫu số cần chọn mẫu số bé nhất có thể.

+ Nếu kết quả chưa là phân số tối giản thì cần rút gọn về phân số tối giản.

- GV cho HS chữa bài trước lớp, sau đó nhận xét HS.

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng. 6p

- GV cho HS làm bài và nêu đáp án mình chọn trước lớp.

Bài 4 : Viết theo mẫu: 10p

- GV cho HS tự làm bài và đi giúp đỡ những em chưa làm được bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 5: Bài toán. 10p

- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài.

- GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng , yêu cầu HS quan sát sơ đồ và hỏi:

? Em hiểu câu(

10

3 quãng đường AB dài 12 km ) như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài, hướng dẫn riêng cho các em yếu :

- Biết 10

3 quãng đường dài 12 km, em hãy tìm 10

1 của quãng đường.

- Biết 10

1 của quãng đường làm thế nào để tìm được cả quãng đường?

- GV cho HS đọc bài làm trước lớp.

- GV nhận xét HS.

C. Củng cố, dặn dò: 3p

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .

a, 9 7+

10 9 =

90 70 +

90 81 =

90 151 b, 6

5+ 8 7 =

24 20+

24 21 =

24 41,…

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 8 5 -

5 2 =

40 25 -

40 16 =

40 9 b) 110

1 - 4 3 =

20 22 -

20 15 =

20 7 ,…

- HS tự làm bài.

- Kết quả : khoanh vào C.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

9m 5dm = 9m + 10

5 m = 9 10

5 m;…

12cm 5mm = 12cm+

10

5 cm = 12 10

5 cm.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài .

-HS trao đổi phát biểu ý kiến : Nghĩa là quãng đường chia thành 10 phàn bằng nhau thì 3 phần dài 12km.

- HS làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Từ sơ đồ ta nhận thấy nếu chia quãng đường thành 10 phần bằng nhau thì 3 phần dài 12km.

Mỗi phần dài là:

12 : 3 = 4 ( km) Quãng đường AB dài là:

4 x 10 = 40 ( km)

Đáp số : 40 km.

- Làm BT trong VBT.

(9)

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập trang 15 , 16 . - Chuẩn bị bài: luyện tập chung tiếp theo.

--- TẬP ĐỌC

Bài 6: Lòng dân

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng tiếng, từ khó, đễ lẫn. Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật, lời nhân vật; ngư điệu câu. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với tính cách của từng nhân vật, tình huống vở kịch.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ Cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam bộ với Cách mạng.

-HS tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.

*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ ( SGK ) - Bảng phụ phần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

? Nêu nội dung chính của phần 1 ? - GV nhận xét.

B. Bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài: 2p

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu:

a. Luyện đọc: (8’) - GV chia đoạn:

đ1: Hừm ! thằng cai cản lại đ2: tiếp chưa thấy

đ3:còn lại - Sửa lỗi phát âm - Giải nghĩa từ:

đ1: Tía đ2: Chỉ đ3: nhậu - GV đọc mẫu toàn bài

b. Tìm hiểu bài:(12’)

?: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt ntn?

?: Chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử thông minh?

?: Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?

?: Vì sao vở kịch lại đặt tên là " Lòng dân "

?: Nội dung chính của vở kịch là gì

- 6 học sinh đọc phân vai vở kịch lòng dân T1

- 1 học sinh trả lời.

- 1 học sinh đọc toàn bài

- 3 học sinh nối tiếp lần 1 - 3 học sinh nối tiếp lần 2 - Đọc nối tiếp lần 3 - Nhận xét, sửa sai - Luyện đọc theo cặp

- 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm - An làm cho bọn giặc mừng hụt là: kêu bằng ba, hổng phải tía

- Dì vờ hỏi chú cán bộ…nói rõ tên tuổi của chồng, bố chồng…

- An: vô tư, hồn nhiên, nhanh trí - Dì Năm: mưu trí, dũng cảm, lừa giặc - Chú cán bộ: Bình tĩnh, tự nhiên - Cai, lính: hống hách…..ngu dốt

- Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam bộ với Cách mạng

(10)

- GV ghi bảng

* Ca ngợi dì Năm và bé An mưu trí, dũng cảm lừa giặc để cứu cán bộ. Qua đó nói lên tấm lòng của người dân Nam bộ với Cách mạng

- 1 số học sinh nhắc lại.

TK : Vở kịch nói lên tấm lòng của người dân Nam bộ với CM. Người dân tin yêu CM, sẵn sàng xả thân bảo vệ CM. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của CM. Qua đó chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

c. Đọc diễn cảm (10) - GV nêu giọng đọc toàn bài

*QTE?: Bạn đọc giọng như thế nào?

( Thực hiện tương tự với đoạn 2,3 ) - Treo bảng phụ đoạn 1

- Tổ chức thi đọc diễn cảm

?: Em thích giọng đọc bạn nào? vì sao?

- GV nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: 5p - Củng cố nội dung bài.

-Nhận xét giờ học , dặn dò về nhà

- Học sinh lắng nghe

- 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp theo dõi

- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1, 1 học sinh đọc lại

- 1 học sinh đọc, lớp nhận xét giọng đọc - Luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cặp - 2 học sinh thi đọc

- Lớp nhận xét

---

Buổi chiều ĐỊA LÝ

Bài 3: Khí hậu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

+Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta.

2. Kĩ năng:- Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu hai miền Nam, Bắc.

+ So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Bắc – Nam.

+Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

3. Thái độ: -HS có ý thức ham học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV: - Bản đồ Địa lí Việt Nam, - Các hình minh họa SGK,- Phiếu học tập của HS.

HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra bài cũ (5’) - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các

câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.

- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?

(11)

- Giới thiệu bài: 2p

+ Hỏi: Hãy kể một số đặc điểm về khí hậu của nước ta mà em biết?

+ Một số HS trả lời nhanh trước lớp theo kinh nghiệm của bản thân.

Hoạt động 1(7’)

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu họhc tập cho từng nhóm và nêu yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.

- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.

- GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.

- GV nhận xét phần trình bày của các HS.

- HS chia thành các nhóm, mối nhóm 4 HS, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu.

- 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

Đáp án:

1. a) Nhiệt đới; b) Nóng c) Gần biển;

d) Có gió mùa hoạt động.

e) Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.

2. ( 1 ) nối với ( b )

( 2 ) nối với ( a ) và ( c )

- Kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.

Hoạt động 2 (10’)

Khí hậu các miền có sự khác nhau - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, cùng

đọc SGK, xem Lược đồ khí hậu VIệt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

+ Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?

+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?

+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.

- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết

- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.

+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nhiệt độ trung bình vào thánh 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.

+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu miền đông, trời lạnh, ít mưa.

+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu màu hạ, trời nóng và nhiều mưa.

+ ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.

+ Dùng que chỉ, chỉ thưo đường bao quanh

(12)

quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?

- GV theo dõi, sửa chữa chỉnh câu trả lời của HS.

+ Hỏi: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?

của từng miền khí hậu.

- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu.

+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.

- Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa, mùa khô rõ rệt.

Hoạt động 3 (12)

ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:

+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?

+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?

+ Vào mùa tmưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?

+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?

- GV gọi HS trả lời.

- HS nghe câu hỏi của GV.

+ Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.

+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.

+ Vào mùa mưa, lượng nước nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.

+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất.

- Kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

Củng cố - dặn dò (3’) - GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.

--- LỊCH SỬ

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 đến 1896 ).

2. Kĩ năng: -Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thnàh Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đêm 5/7/1885.

3.Thái độ: - Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập của HS.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra bài cũ:( 5’)

- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét học sinh.

- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ

+Những đề nghị đó của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao?

+ Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ.

- Giới thiệu bài: Trong phần lịch sử lớp 4 các em đã được biết về một kinh thành Huế uy nghiêm, tráng lệ ven dòng Hương Giang. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự kiện bi tráng diễn ra đêm 5/7/1885 tại kinh thành Huế.

Hoạt động 1 (9’)

Người đại diện phái chủ chiến - GV nêu vấn đề: Năm 1884, triều đình

nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những nét chính nào? Em hãy đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?

+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với TD Pháp?

- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời trước lớp.

- GV nhận xét và kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hòa.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái:

 Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.

 Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

+ Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp.

- 2 HS lần lượt trả lời.

Hoạt động 2 (10’)

Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành huế - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu

thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- HS chia nhóm 6, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.

+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp.

Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không

(14)

+ Hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét.

thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.

+ Đêm mồng 5/7/1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng “ thần công ”, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp.Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 3 (8’)

Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương + Sau khi cuộc phản công ở kinh thành

Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?

- GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi.

- GV hỏi:

+ Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương.

+ Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Tại đây, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.

- HS trình bày.

+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng ( Ba Đinh – Thanh Hóa)

+ Phan Đình Phùng ( Hương Khê - Hà Tĩnh).

+Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy - Hưng Yên) Củng cố -dặn dò (3’)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

---

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020

Buổi sáng TOÁN

Tiết14: Luyện tập chung

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: -Phép nhân và phép chia các phân số.

-Tìm thành phần chưa biết của phép tính.

2. Kĩ năng:-Đổi số đo hai đơn vị thành số đo một đơn vị viết dưới dạng hỗn số.

-Giải bài toán liên quan đến tính diện tích các hình.

3. Thái độ:- HS có ý thức tự giác trong học tập.

(15)

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Sách giáo khoa, vở bài tập Toán 5.

HS: Hình vẽ trong bài tập 4 vẽ vào bảng phụ.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập 3 , 4 trong vở bài tập.

- GV nhận xét HS.

B. Dạy học bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài:2p

Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập về phép nhân và phép chia các phân số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải các bài toán liên quan đến diện tích các hình.

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Tính : 10p

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi HS:

?. Muốn thực hiện phép nhân hai phân số ta làm như thế nào ?

?. Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào ?

?. Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét cho điểm HS

Bài 2:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV yêu cầu HS nêu rõ cách tìm x của mình .

- GV nhận xét HS.

Bài 3: 10p - GV tổ chức cho HS làm bài :

- GV yêu cầu HS tự làm bài và đi hướng dẫn những em gặp khó khăn.

- GV nhận xét HS .

Bài 4 : Bài toán: 10p

- GV treo hình vẽ của bài tập, sau đó yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.

- Hãy chỉ phần đất còn lại sau khi đã làm nhà và đào ao.

2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 3 HS lần lượt trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .

b, 24 1 x 3

5 2 =

4 9 x

5 17 =

20 153 d, 15

1 : 1 3 1 =

5 6 :

3 4 =

5 6 x

4 3 =

10 9

- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập .

a, x = 8

3 c, x = 11 21 b, x =

10

7 d, x = 8 3

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc đề bài và quan sát hình.

- 1 HS lên chỉ hình trên bảng, cả lớp theo dõi.

- Ta lấy tổng diện tích mảnh đất trứ đi diện tích ngôi nhà và ao.

(16)

- Làm thế nào để tính được diện tích phần còn lại sau khi đã làm nhà và đào ao?

- Vậy trước hết ta cần tính những gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS đọc phần tính toán trước lớp và kết luận khoanh vào B là đúng.

C. Củng cố - dặn dò: 3p

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán.

- Cần tính được :

+ Diện tích của mảnh đất . + Diện tích của ngôi nhà . + Diện tích của ao.

Diện tích cả mảnh đất là:

50 x 40 = 2000 ( m2) Diện tích ngôi nhà là :

20 x 10 = 200 ( m2) Diện tích cái ao là :

20 x 20 = 400 ( m2) Diện tích phần còn lại:

2000 - 200 - 400 = 1400 (m2) Vậy khoanh vào B.

--- KỂ CHUYỆN

Bài 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Chọn được câu chuyện kể về nội dung có việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước

2. Kĩ năng: - Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý + Lời kể chuyện sinh đông, hấp dẫn, sáng tạo

+ Biết nhận xét, đánh giá nội dung và lời kể của bạn 3. Thái độ: -HS có ý thức thường xuyên làm việc tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Yêu cầu 2 học sinh kể lại câu chuyện đã được nghe ở tiết học trước

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu chuyện của bạn kể

- Nhận xét học sinh

B. Dạy bài mới: 3p 1. Giới thiệu bài: 2p

- Giáo viên nêu nhiệm vụ giờ học 2. Hướng dẫn kể chuyện

a) Tìm hiểu đề bài: 10p - Gọi học sinh đọc đề bài

?. Đề bài yêu cầu gì?

- GV gạch chân từ cần lưu ý: việc làm tốt, xây dựng quê hương, đất nước

?. Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm gì?

- 2 học sinh kể chuyện trước lớp - Lớp nghe và nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- 2 hs đọc thành tiếng trước lớp

- Kể về việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước

(17)

?. Theo em, thế nào là việc làm tốt?

? Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?

?. Theo em, việc làm ntn được coi là việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

GV:

- Là việc làm mang lại lợi ích cho nhiều người, cho cộng đồng

- Những người sống xung quanh Những câu chuyên, hành động, nhân vật là những con người thật, việc làm thật. Em đã chứng kiến, tham gia hoặc qua sách báo, ti vi…đó có thể là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn như: trồng cây, dọn vệ sinh, thực hiện tiết kiệm…

- Yêu cầu hs đọc gợi ý 3 - SGK

?. Em xây dựng cốt truyện theo hướng nào?

Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe?

b) Kể trong nhóm: 10p - Chia lớp theo nhóm 4

- Quan sát, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn

c) Kể trước lớp: 10p - Tổ chức cho học sinh thi kể

- Ghi nhanh, tóm tắt câu chuyện hs kể lên bảng

- Gọi HS nhận xét bạn kể - Đánh giá học sinh

C. Củng cố - dặn dò: 2p

- Nhận xét giờ học, Tuyên dương HS kể tốt.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị giờ sau

- 2 học sinh đọc trước lớp

- Tiếp nối nhau Gt về câu chuyện của mình

- Hoạt động theo nhóm

- Nhờ cô giáo giải đáp khi gặp khó khăn - 6 -8 học sinh lên tham gia kể

- Trao đổi, hỏi đáp về nội dung, ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể

- Lắng nghe và ghi nhớ

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 5: Mở rộng vốn từ: Nhân dân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Mở rộng và hệ thống hoá một số từ ngữ về nhân dân

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ về nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam

2. Kĩ năng: - Tích cực hoá vốn từ của học sinh: Tìm từ và sử dụng từ.

3.Thái độ:- Thấy được sự quan trọng của một nghề trong xã hội.

*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV:- Bảng phụ. Phiếu ht, Tranh HS- Từ điển Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Yêu cầu 2 học sinh đọc bài văn miêu tả có sử dụng từ đồng nghĩa

- Yêu cầu học sinh nhận xét đoạn văn của bạn

- 2 học sinh đọc bài - Lớp nghe và nhận xét

(18)

- Nhận xét học sinh

B. Dạy bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài

- Giáo viên nêu nhiệm vụ giờ học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 1: xếp các từ sau vào nhóm thích hợp.

10p

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- GV viết sẵn các nhóm từ lên bảng lớp

- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

?. Tiểu thương có nghĩa là gì?

?. Chủ tiệm là những người nào?

?. Tại sao em xếp thợ điện, thợ cơ khí vào tầng lớp công nhân?

?. Tầng lớp trí thức là những người ntn?

?. Doanh nhân có nghĩa là gì?

- Nhận xét, khen ngợi hs giải nghĩa tốt Bài 2: Nêu nghĩa của các câu thành ngữ,

tục ngữ sau. 10p

- Gọi hs đọc yêu cầu, nội dung bài tập - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4

- Mời 1 học sinh lên điều khiển lớp trao đổi về nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ

- Nhận xét kết quả làm việc của học sinh

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp

- Học sinh trao đổi, thảo luận làm bài theo cặp

- Kết quả bài làm:

a, Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí b, Nông dân: thợ cấy, thợ cày

c, Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm d, Quân nhân: đại uý, trung sĩ

e, Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư g, Học sinh: hs Tiểu học, hs trung học - là người buôn bán nhỏ

- Là người chủ cửa hàng kinh doanh

- là những người lao động chân tay, làm việc ăn lương ( khác thợ cấy, cày làm ruộng)

- là những người lao đọng trí óc, có chuyên môn

- Người làm nghề kinh doanh - Lắng nghe

- 1 học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

- HS đọc câu, lớp phát biểu, bổ sung - Ghi lại ý nghĩa các câu vào vở

- Chịu thương chịu khó: Phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ, khó khăn, không ngại khó, ngại khổ

- Dám nghĩ dám làm: .mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến trong công việc và dám thực hiện sk đó

- Muôn người như một: phẩm chất người Việt Nam luôn đoàn kết, thống nhất trong ý chí và hành động

- Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng tình cảm và đạo lý, coi nhẹ tiền bạc

- Uống nước nhớ nguồn: luôn biết ơn những người đã đem lại đIều tốt cho mình Bài 3: Tìm các từ đồng nghĩa điền vào

chỗ trống. 10p

- Gọi hs đọc yêu cầu, nội dung bài tập - Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và trả lời

*QTE?. Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

?. Theo em đồng bào có nghĩa là gì?

?. Tìm các từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( có

- 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng - HS trao đổi, làm bài

- Vì đều sinh ra từ bọc trứng mẹ Âu Cơ - Những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc, có quan hệ thân thiết như ruột thịt

(19)

nghĩa là cùng)

- Yêu cầu học sinh tra từ điển theo cặp, đại diện 2 cặp viết vào giấy khổ to

- Nhận xét, kết luận các từ đúng

- Gọi hs giải thích nghĩa một số từ vừa tìm được

C. Củng cố - dặn dò: 2p - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà

- HS trao đổi, làm bài

- tiếp nối nhau phát biểu kết quả

- HS giải thích và tiếp nối nhau đặt câu với từ vừa tìm được

- Lắng nghe

--- Buổi chiều TẬP LÀM VĂN

Bài 5: Luyện tập tả cảnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Phân tích bài văn Mưa rào để biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh

2. Kĩ năng:- Lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa

3. Thái độ:-HS cú ý thức luôn quan sát cảnh vật xung quanh . II. ĐỒ DÙNG

GV: Bảng phụ, bút dạ HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh - Nhận xét chung

B. Bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài: 2p

?: Chúng ta đang học kiểu văn nào?

- Giải thích yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Đọc bài văn và TLCH: 10p - GV nêu yêu cầu

- Chia nhóm, nêu yêu cầu học tập + Đọc đoạn văn

+ Trao đổi , trả lời câu hỏi

- Cử một học sinh yêu cầu lớp thảo luận

?: Tìm dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến?

?: Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu kết thúc cơn mưa?

?: Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trước và sau trận mưa?

- Kiểu bài văn tả cảnh

- 1 học sinh đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi

- Học sinh thảo luận, ghi kết quả ra giấy.

- Mây: nặng trịch, đặc xịt..

Gió: thổi giật, đổi mát lạnh

- Lẹt đẹt .lách tách; mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp đổ ồ ồ

Hạt mưa: lăn tuôn...xiên lao trắng xoá Lá đào: run rẩy

- Con gà sống .chỗ trú

(20)

?: Tác giả quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

- GV giảng

? Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?

? Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?

- GV giảng: nhờ khả năng quan sát tinh tế , cách dùng từ ngữ chính xác miêu tả cơn mưa đầu mùa sinh động.

Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa. 20p

?Nêu những quan sát của em về 1 cơn mưa?

? Mở bài cần nêu những gì?

? Em miêu tả theo trình tự nào?

? Nêu cảnh vật thường gặp trong mưa

? Phần kết bài nêu những gì?

?Yêu cầu một học sinh làm bảng phụ?

- GV nhận xét, ghi bảng những từ , câu hay của học sinh

C. Củng cố dặn dò:2p -Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét bài học, dặn dò về nhà.

Vòm trời dì ầm

Sau mưa: trời rạng dần.

Phía đông .mặt trời ló ra - Tất cả các giác quan

- Theo trình tự thời gian ( sắp mưa tạnh hẳn)

- Tác giả dùng nhiều từ láy, từ gợi tả

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - 1 số em nêu

- Điểm quan sát, dấu hiệu báo cơn mưa đến

- Thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong mưa

- Mây, gió, bầu trời, mưa , con vật, cây cối, con người

- Học sinh lập dàn ý - 1 học sinh làm bảng phụ

- Dán, trình bày bài tập trước lớp

---

THỰC HÀNH TOÁN

Luyện Tập A- MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố:

- Cách đọc phân số , xác định TS và MS.

- Biết rút gọn các phân số, quy đồng p/s, so sánh hai p/s.

- Làm quen với toán về đố vui.

B- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. sách thực hành.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs nhắc lại cách rút gọn p/s, cách quy đồng p/s, cách so sánh p/s.

Gv chốt ý đúng.

B/. Dạy bài mới:

1.Hướng dẫn hs làm bài tập(25’) Bài 1:Viết tiếp vào ô trống

y/c hs làm vào vở.

- Gv nhận xét chốt ý đúng.

Bài 2:Rút gọn các phân số .

vài hs nêu

Hs dưới lớp nhận xét .

1 hs đọc yêu cầu bài tập - hs làm bài, đọc kq - Gọi hs nhận xét

1 hs đọc yêu cầu bài tập hs làm vở nêu lại cách làm.

Lớp nhận xét chốt ý đúng.

(21)

Gv nhận xét.

Bài 3:Quy đồng mẫu số các p/s.

-Gv nhận xét

Bài 4,5 tiến hành tương tự.

C./ củng cố,dặn dò:

-Nhận xét tiết học . Dặn dò VN

1 hs đọc yêu cầu bài tập Hs làm bài vào vở.

2 hs lên bảng. lớp nx bổ sung.

---

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng : Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2020

Buổi sáng

TOÁN

Tiết 15: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức;- Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến ti số của lớp bốn.

2. Kỹ năng:- Rèn học sinh cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác, khoa học.

3. Thái độ: GDHS- Giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi II. CHUẨN BỊ

- GV: các thiết bị PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC (4-5’:

- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 2 –VBT - Giáo viên nhận xét

x 2 4 5 7 x = 4 2

7 5: x = 10

7

x : 6 44 11 9 x = 44 6

9 11 x = 8

3 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV: Tiết học toán hôm nay các em ôn tập về giải toán và làm bài tập thực hành.

b. HD ôn tập (13-15’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Gọi HS đọc đề bài toán trên MC.

+ BT thuộc dạng toán gì ?

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải BT.

- Gọi 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài ra nháp.

- GVNX bài trên bảng.

MC: Bài toán 1:

Bài giải Số bé

Số lớn

?

121

?

(22)

+ Nờu cỏch vẽ sơ đồ bài toỏn?

+ Nờu cỏc bước giải BT “Tỡm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đú”?

- GVNX và KL: Cỏc bước giải BT:

+ Vẽ sơ đồ minh họa BT.

+ Tỡm tổng số phần bằng nhau.

+ Tỡm giỏ trị 1 phần.

+ Tỡm số bộ, số lớn.

* BT về tỡm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đú.

- Gọi HS đọc BT2 và xỏc định dạng toỏn.

- Yờu cầu HS vẽ sơ đồ và giải BT.

- GVNX bài trờn bảng.

+ Nờu cỏch vẽ sơ đồ bài toỏn?

+ Nờu cỏc bước giải BT “Tỡm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đú”?

- GVNX và KL: Cỏc bước giải BT:

+ Vẽ sơ đồ minh họa BT.

+ Tỡm hiệu số phần bằng nhau.

+ Tỡm giỏ trị 1 phần.

+ Tỡm số bộ, số lớn.

+ Cỏch giải 2 dạng toỏn này cú gỡ khỏc nhau ?

c. Luyện tập Bài 1 (14-15’)

- Y/c HS đọc đề bài toỏn.

+ BT cho biết gỡ ? + BT hỏi gỡ ?

+ BT thuộc dạng toỏn gỡ ? Vỡ sao em biết ?

- Yờu cầu HS làm VBT.

- Gọi 2HS lờn bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần.

- NX, chữa bài.

- GV chốt cỏch giải dạng toỏn: Tỡm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đú

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 6 = 11 (phần ) Số bộ là:

121 : 11 5 = 55 Số lớn là:

121 - 55 = 66 ĐS: số bộ: 55; số lớn: 66 Bài toỏn 2:

- Dạng toỏn: Tỡm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đú

Bài giải Ta có sơ đồ:

Số bé:

Số lớn:

Bài giải

Hiệu số phần bằng nhau là:

5 - 3 = 2 (phần ) Số bộ là: 192 : 2 3 = 288 Số lớn là: 288 + 192 = 480

ĐS: Số bộ: 288 Số lớn: 480 a)

Bài giải Ta cú sơ đồ:

STN:

STH

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

7+ 9 = 16 (phần) Số thứ nhất là:

80 : 16 7 = 35 Số thứ hai là:

80 – 35 = 45 Đỏp số: số thứ nhất: 35

số thứ hai: 45 b)

Bài giải Ta cú sơ đồ:

STH:

STN

?

?

192

80

192

(23)

Bài giải

Hiệu số phần bằng nhau là:

9 – 4 = 5 (phần) Số bé là: 55 : 5 4 = 44

Số lớn là: 44 + 55 = 99 Đáp số: số bé: 44 số lớn: 99 3. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Hãy nêu các bước giải BT tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó?

+ Trò chơi củng cố cách tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó(MC) - Dặn dò: VN chuẩn bị bài Ôn tập và bổ sung về giải toán.

- HD học ở nhà: ôn luyện bài 2, 3 VBT - Nhận xét giờ học.

---

LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

TIẾT 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1) hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2)

- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3)

2. Kĩ năng: - HS vận dụng ghi nhớ về từ đồng nghĩa để làm bài tập.

3. Thái độ: - Giáo dục hs cách trình bày đoạn văn và yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển HS; bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

+ Hãy nêu 1 số từ ngữ thuộc chủ đề nhân dân? Đặt 1 câu với một từ trong số các từ vừa nêu?

- GV nhận xét.

II. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu và ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1.

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - GV giao việc:

+ Các em quan sát tranh trong SGK.

+ BT đã cho trước 1 đoạn văn và còn để trống một số chỗ. Các em chọn các từ xách, đeo, khiêng, hẹp, vác để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn đó sao cho đúng.

- Cho HS làm bài (nhắc HS lấy viết chì điền vào chố trống trong SGK, phát 1 tờ giấy khổ to cho 1 HS)

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

- 3 hs lên bảng.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

Bài 1.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc thầm đoạn văn, quan sát tranh minh họa.

- HS làm việc cá nhân, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Lời giải đúng:

(24)

* GDQTE: Các bạn nhỏ trong bức tranh đang được hưởng quyền gì?

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- GV giao việc:

+ Các em có nhiệm vụ chọn ý trong ngoặc đơn sao cho ý đó có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ đã cho.

- Cho HS làm bài.

- GV gợi ý: Các em có thể lần lượt lắp các ý trong ngoặc đơn vào 3 câu a, b, c ý nào đúng nhất với cả 4 câu thì ý đó là ý chung.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại: ý đúng nhất là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Ý này có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu trên.

Bài 3:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4 - GV giao việc:

+ Các em đọc lại bài sắc màu em yêu.

+ Chọn một khổ thơ trong bài.

+ Viết một đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Cho hs nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS cả lớp về nhà viết hoàn chỉnh bài tập 3 vào vở.

-Về nhả chuẩn bị tiết sau: Từ trái nghĩa

Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hùng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo.

- 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.

- Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được đối xử bình đẳng.

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc thầm các câu tục ngữ.

- HS đọc các ý đã cho.

- Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi, làm bài.

- 1 cặp làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS hoàn thiện bài làm của mình.

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nêu khổ thơ em thích.

- 1 HS làm mẫu vài câu.

- HS viết làm bài vào VBT.

- Nối tiếp nhiều HS đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

---

ATGT VỚI NỤ CƯỜI TRẺ THƠ

BÀI 10: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU

- Học sinh ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp chuyển hướng và nắm được các bước đi xe đạp chuyển hướng an toàn.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Ttranh phóng to in những tình huống trong bài học, xe đạp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Tìm sự vật được nhân hóa trong bài hát ?.. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.. Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ

Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp Câu 10: Nội dung phần yêu cầu kĩ thuật gồm:.. Chỉ dẫn về gia công

2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau : Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta phải thường?. xuyên tập thể dục.. Luyện từ

- Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen vật rất hăng, lăn xả vào ông Cản Ngũ mà vật. Còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, không chống đỡ gì. - Lúc đầu

2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi?. bài “Tre

- Cách thức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời; trình bày những nội dung GV yêu cầu, nhận xét, đánh giá, ghi bảng.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến