• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 26/ 02/2018

Ngày giảng: Thứ hai 05/ 03/2018 Tập đọc

TIẾT 70, 71: QUẢ TIM KHỈ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài

- Hiểu nội dung truyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ mưu thoát nạn. Những kẻ bội bạc giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ bình tĩnh khi gặp khó khăn hoạn nạn để ra quyết định và ứng phó với các tình huống căng thẳng

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Giúp hs có kĩ năng ra quyết định và ứng phó với căng thẳng, có tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu - HS: Máy tính bảng

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ A.Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS đọc bài cũ

?Vì sao đọc xong bảng nội quy, Khỉ Nâu lại cười khành khạch?

- HS nhận xét- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc(30’) a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.

b. Hdẫn HS l.đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Luyện đọc câu dài.

Nội quy Đảo Khỉ

Bác sĩ Sói

- Giọng người dẫn chuyện:Đ1. vui vẻ - Giọng Khỉ: chân thật , hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu, phẫn nộ khi mắng Cá Sấu

- Giọng Cá Sấu: giả dối

- leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi

- Một con vật da sần sùi /dài thượt/nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi sắt/

trườn trên bãi cát.//

- Con vật bội bạc kia!// Đi đi !// Chẳng ai

(2)

- HS đọc chú giải SGK.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xét, GV cho điểm

3. Hdẫn tìm hiểu bài(15’)(trình bày ý kiến cá nhân)

- Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào ? - Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?

- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?

- Câu nói nào của Khỉ khiến Cá Sấu tin lời ?

- Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất ? - Tìm từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu?

4. Luyện đọc lại(15’)

- HS tự phân các vai thi đọc truyện.

- Lớp và gv nx, bình chọn nhóm đọc hay

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi Video cho Hs. (Video hoạt hình: Quả tim khỉ)

5. Củng cố, dặn dò(5’)

- Câu chuyện nói với em điều gì?Hs thảo luận nhóm)

- Em thích nhân vật nào ? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

* TH : - Quyền được kết bạn.

- Bạn bè có bổn phận phải chân thật với nhau.

thèm kết bạn với kẻ giả dối như mi đâu!//

- Khỉ mời Cá Sấu kết bạn , ngày nào cũng hái quả mời Cá Sấu ăn

- Cá Sấu vờ mời Khỉ đến chơi nhà , Khỉ nhận lời. Khi đã xa bờ, Cá Sấu nói muốn có quả tim của Khỉ

- Khỉ vờ sẵn sàng gúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trả lại bờ để lấy quả tim để quên ở nhà

- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước.

- Cá Sấu tẽn tò vì bị lộ bộ mặt bội bạc giả dối

- Khỉ: tốt bụng, thật thà, thông minh - Cá Sấu: giả dối, bội bạc

- Người dẫn chuyện - Khỉ

- Cá Sấu

- Học sinh dưới lớp nhận và xem video

- Phải sống chân thật, không nên dối trá

T oán

TIẾT 116: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

(3)

a)Kiến thức:Giúp HS

- Củng cố cách giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết”

- Luyện cách giải bài toán có phép chia

*)BT cần làm 1, 3, 4

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS lên bảng

- Dưới lớp làm vào nháp - HS nhận xét

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập(30’) Bài 1. HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS chữa bài trên bảng

- Chữa bài:+ Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở GV: Lưu ý cách tìm thừa số chưa biết

Bài 2. HS nêu yêu cầu

- Hs làm bài vào vở- 2 HS làm trên bảng

- Chữa bài :

+ Nhận xét đúng sai

+ Dưới lớp đọc bài làm.GV kiểm tra Trong các phần y là thành phần gì ? Nêu cách tìm số hạng, tìm thừa số chưa biết?

Bài 3. HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS chữa trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng + Giải thích cách làm bài + Dưới lớp so sánh đối chiếu + GV kiểm tra xác suất Bài 4 HS đọc đề bài Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- HS nhìn vào tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở

- Chữa bài: + Nhận xét đúng sai

x x 2 = 8 3 x x = 18 x= 8 : 2 x = 18 : 3 x = 4 x = 6 Luyện tập

Bài 1. Tìm x

x x 2 = 4 2 x x = 12

x = 4 : 2 x = 12 : 2 x = 2 x = 6 3 x x = 27

x = 27 : 3 x = 9 Bài 2. Tìm y

y + 2 = 10 y x 2 = 10 2 x y = 10 y = 10 - 2 x = 10 : 2 y = 10 : 2 y = 8 x = 5 y = 5

Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống

Thừa số 2 2 2 3 3 3

Thừa số 6 6 3 2 5 5

Tích 12 12 6 6 15 15

Bài 4

Bài giải

Mỗi túi có số ki – lô – gam gạo là:

12 : 3 = 4 ( kg )

Đáp số: 4 kg gạo

(4)

Bài 5. HS đọc đề bài

- GV tóm tắt: ? Bài toán cho biết gì ? ? Bài toán hỏi gì ? - HS làm bài vào vở

- 1 HS chữa bài trên bảng 3. Củng cố dặn dò(3p) - HS đọc thuộc bảng chia 3

- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết - GV NX giờ học

Bài 5

Bài giải

Cắm được số lọ hoa là : 15 : 3 = 5 ( bông hoa ) Đáp số: 5 bông hoa

Ngày soạn: 27 / 02/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba 06/ 03/ 2018 Toán

TIẾT 117: BẢNG CHIA 4 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Lập và nhớ bảng chia 4. Biết giải bài toán có một phép tính, thuộc bảng chia 4.

*)Bt cần làm1,2.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán, tính nhẩm chia cho 4 với phép tính chia trong bảng chia 4 đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 HS lên bảng

- HS nhận xét, GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Giới thiệu phép chia 4 (5’)

- Gv yêu cầu HS lấy 3 tấm bìa mỗi tấm 4 chấm tròn

- GV nêu bài toán:

- HS nêu cách tính và kết quả tính - GV nêu bài toán:

- HS nêu phép chia

?Dựa vào đâu mà lập được phép chia này?

3. Lập bảng chia 4(13’)

- Từ 4 x 1 = 4 ta lập được phép chia nào?

- HS thảo luận nhóm để xây dựng bảng

- Đọc bảng nhân 4

- Bảng chia 4

- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?

4 + 4 + 4 = 12 4 x 3 = 12

- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa

?

12 : 4 = 3

- từ 4 x 3 = 12 ta có 12 : 4 = 3

4 : 4 = 1

(5)

chia 4

- 2 HS đọc bảng chia 4

- GV tổ chức cho HS học thuộc 4. Hướng dẫn làm bài tập(15’) Bài 1. HS nêu yêu cầu

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs.

Bài 2. HS đọc đề bài - GV tóm tắt:

H: Bài cho biết gì ? H: Bài hỏi gì ? - Hs làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài :

Bài 3. HS nêu yêu cầu - GV tóm tắt :

- HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng 3. Củng cố dặn dò(2’)

- 2 HS đọc thuộc Bảng chia 4 - GV NX giờ học

Bài 1. Tính nhẩm

- Học sinh dưới lớp nhận tập tin và làm vào máy tính bảng

8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 24 : 4 = 6 16 : 4 = 4 40 : 4 = 10 20 : 4 = 5 4 : 4 = 1 28 : 4 = 7 32 : 4 = 8 36 : 4 = 9

- Học sinh dưới lớp gửi tập tin Bài 2 Bài giải

Mỗi hàng có số học sinh là:

32 : 4 = 8 ( học sinh ) Đáp số : 8 học sinh

Bài 3

Bài giải

Có tất cả số hàng là:

32 : 4 = 8 ( hàng ) Đáp số: 8 hàng

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Kể chuyện

TIẾT 24: QUẢ TIM KHỈ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn truyện.

- Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm

- Tập trung theo dõi bạn kể; nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý loài thú thông minh cảnh giác với loài thú dữ trong thiên nhiên.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Giúp hs có kĩ năng ra quyết định và ứng phó với căng thẳng, có tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DAYK HỌC:Tranh minh họa IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện của tiết học trước.

- Em thích nhân vật nào trong truyện?

Vì sao?

Bác sĩ Sói

(6)

- HS nhận xét- GV nhận xét B.Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn HS kể chuyện:(30’) Bài 1:(17’) HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp quan sát tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, tóm tắt các sự việc diễn ra trong tranh Tranh 1 vẽ cảnh gì ?

Tranh 2 vẽ cảnh gì?

Tranh 3 vẽ cảnh gì?

Tranh 4 vẽ cảnh gì ?

- HS q.sát tranh tập kể từng đoạn trong nhóm

- GV tổ chức thi kể giữa các nhóm Bài 2: (13’)(Hs làm việc nhóm)HS nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS về cách thể hiện giọng nói, điệu bộ từng nhân vật

- GV chia nhóm-tổ chức cho HS dựng lại câu chuyện theo nhóm

- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp

- Lớp và gv nhận xét 3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Câu chuyện khuyên em điều gì ? - GV nhận xét giờ học

- VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Quả tim Khỉ

Bài 1: Dựa vào tranh kể lại từng doạn câu chuyện

- Khỉ thấy Cá Sấu khóc bèn ngỏ lời kết bạn

- Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà để bày mưu hại Khỉ. Khỉ tìm kế thoát thân

- Cá Sấu trúng kế của Khỉ, Khỉ thoát nạn - Khỉ mắng Cá Sấu, Cá Sấu tẽn tò lặn mất

Bài 2: Phân vai dựng lại câu chuyện - Giọng người dẫn chuyện:

+ Đ1. vui vẻ + Đ2. hồi hộp

+ Đ3. Hả hê, vui sướng

- Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu, phẫn nộ khi mắng Cá Sấu

- Giọng Cá Sấu: giả dối

- Phải thật thà, không nên dối trá, nếu dối trá sẽ chẳng ai tin và yêu mình

Chính tả

TIẾT 47: QUẢ TIM KHỈ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn truyện “Quả tim Khỉ ” - Làm đúng các bài tập phân biệt s/x

b)Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn các bài tập.

Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

(7)

- GV đọc - 2 HS viết trên bảng lớp - Dưới lớp viết nháp

- HS nhận xét – GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn tập chép(25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- GV đọc bài chính tả.

- 2 HS đọc lại.

Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào ? Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao?

Lời nói của Khỉ và Cá sấu được đặt sau dấu gì ?

- HS luyện viết từ khó vào bảng con.

b. GV đọc - học sinh viết bài vào vở.

- GV đọc - HS viết bài vào vở c. Chấm, chữa bài:

- HS chữa lỗi bằng bút chì.

- GV nhận xét bài học sinh.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:(7’) Bài 1: HS nêu yêu cầu

- Hs làm bài vào vở- 2 HS chữa bài trên bảng

- 1 HS đọc lại bài làm, nx.

Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu.

- GV tổ chức trò chơi: Thi tiếp sức giữa hai đội chơi( mỗi đội 3 HS )

4. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV nhận xét chung bài viết - GV nhận xét giờ học.

lung linh, lóng lánh, lập lòe, nôn nao

Quả tim Khỉ

- Khỉ mời cá Sấu kết bạn, hái quả cho Cá Sấu ăn

- Cá Sấu, Khỉ…

- Câu nói của Khỉ và Cá Sấu được đặt sau dấu gạch đầu dòng.

- ngày nào, vì sao, kết bạn , hái cho

Bài 1: Điền vào chỗ trống : s hay x say sưa; xay lúa

xông lên; dòng sông

Bài 2: Tìm thêm tên các con vật bắt đầu bằng s

- con sên - con sâu - con sam - con sẻ

Ngày soạn: 28/ 02/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư 07/ 03/ 2018 Tập đọc

TIẾT 72: VOI NHÀ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Đọc trơn cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài

- Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích cho con người

b)Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát, hiểu được từ và bài đọc.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý và biết bảo vệ loài thú có ích.

(8)

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Giúp hs có kĩ năng ra quyết định và ứng phó với căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 3 HS đọc bài cũ( Đọc phân vai) - HS nhận xét – GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1’) 2. Luyện đọc:(16’) a. Đọc mẫu

- GV đọc toàn bài

- GV nêu khái quát cách đọc

b. Hdẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- HS nối tiếp nhau đọc câu - Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Luyện đọc câu dài

- HS đọc chú giải SGK

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Từng HS trong nhóm đọc cho nhau nghe:

- Các HS khác nghe, gợi ý.

*Thi đọc giữa các nhóm:

- Các nhóm HS thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xét, góp ý.

3. Tìm hiểu bài:(10’)

- Vì sao mọi người trên xe phải ngủ đêm trên xe trong rừng ?

- Mọi người lo lắng như thế nào khi con voi đến gần xe ?

- Con voi đã giúp họ thế nào ? 4. Luyện đọc lại(7’)

- GV hướng dẫn đọc - 3 HS thi đọc cả bài - GV nhận xét

5. Củng cố, dặn dò:(2’)

- Em biết ở đâu người dân thuần dưỡng voi nhà?

- Voi nhà giúp gì cho con người ? - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Quả tim Khỉ

- Voi nhà

- Đọc toàn bài với giọng linh hoạt: lúc thất vọng, khi hoảng hốt, lúc hồi hộp, sung sướng

thu lu, lừng lững, khựng lại, quặp chặt vòi

Nhưng kìa/ con voi đã quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// Lôi xong /nó huơ vòi về phía bản Tun.//

- Mọi người phải ngủ trên xe vì xe sa phải vũng lầy

- Nép vào lùm cây , kêu lên,...

- Kéo xe khỏi vũng lầy

- Đọc chuyển giọng linh hoạt: lúc thất vọng, khi hoảng hốt, lúc hòi hộp, sung sướng

- Người dân ở buôn Đôn, Tây nguyên - Kéo gỗ, chở khách du lịch

(9)

* TH: Quyền và bổn phận sống thân thiện với thiên nhiên, với những con vật có ích (voi)

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

T oán

TIẾT 118: MỘT PHẦN TƯ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp HS: - Nhận biết “ Một phần tư ”, biết viết và đọc 41 - Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.

*)BT cần làm 1,3 b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm

4

1 của một số hình, con vật. Kĩ năng tính nhẩm chia cho 3 với phép tính chia trong bảng chia 3 đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - 2 HS lên bảng

- HS nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Giới thiệu “ một phần tư ”(15’) - GV cùng HS thao tác: Chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau

- GV cắt lấy một phần

- Chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau, cắt lấy một phần, như vậy phần đó là một phần tư của hình vuông.

- GV nêu cách đọc và cách viết - Nhiều HS đọc lại

- GV yêu cầu HS cắt và giơ 14 hình vuông của mình lên

4. Hướng dẫn làm bài tập(17’) Bài 1. HS nêu yêu cầu

- HS nhận biết các hình - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu ý kiến - Chữa bài

Bài 2. HS đọc yêu cầu - Hs làm bài vào vở

- 2 HS làm trên bảng, chữa bài : + Nhận xét đúng sai

+ Dưới lớp đổi chéo vở- Nhận xét

- Đọc bảng chia 4

Một phần tư

- Đọc: một phần tư

- Viết : 41 - Chia hình vuồng thành 4 phần bằng nhau, lấy một phần ta được

4

1 hình vuông

Bài 1. Đã tô màu một phần tư hình nào

Bài 2. Hình nào có một phần tư số ô vuông được tô màu

- Hs tự tìm và tô màu

(10)

+ HS giải thích cách làm bài Bài 3. HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài

3. Củng cố dặn dò(2’) - GV NX giờ học

Bài 3. Hình nào đã khoanh vào 14 số con thỏ

Hình a

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 01/ 03 / 2018

Ngày giảng: Thứ năm 08/ 03/ 2018 Toán

TIẾT 119: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học thuộc bảng chia 4, biết giải bài toán có một phép chia, thực hành chia một nhóm đồ vật

- Nhận biết 41

*)BT cần làm 1,2,3,5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm 14 của một số hình, con vật. Kĩ năng tính nhẩm chia cho 4 với phép tính chia trong bảng chia 4 đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 1 HS lên bảng .Dưới lớp đọc Bảng chia 4

- HS nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập(30’) Bài 1. HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu kết quả

- Chữa bài:+ Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm Bài 2. HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu kết quả - Chữa bài :

Bài 3. HS đọc đề bài - GV tóm tắt:

H: Bài cho biết gì ? H: Bài hỏi gì ?

- Hs làm bài vào vở- 1HS làm trên

- Chia thành 4 phần bằng nhau. Tô màu 14 số bông hoa

* * * * * * * * Luyện tập

Bài 1. Tính nhẩm

4 : 4 = 1 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 36 : 4 = 9 16 : 4 = 4 20 : 4 = 5 40 : 4 = 10 24 : 4 = 6 32 : 4 = 8 36 : 4 = 9

Bài 2. số

4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 5 = 20 12 : 4 =3 8 : 4 =2 20 : 4 = 5 Bài 3.

Bài giải

Mỗi tổ có số quyển vở là : 24 : 4 = 6 (quyển vở) Đáp số: 6 quyển vở

(11)

bảng

- Chữa bài :

Bài 4. HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đọc bài làm – Nhận xét Bài 5 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận cả lớp đưa ra kết quả đúng - GV nhận xét chốt lời giải đúng

3. Củng cố dặn dò(3p)

- 2 HS đọc thuộc Bảng chia 4 - GV NX giờ học

Bài 4.

Bài giải

Căn phòng có số cửa sổ là:

24 : 4 = 6 (cửa sổ) Đáp số: 6 cửa sổ Bài 5. Số

Trừ 28 – 4 = 22 32 – 4 = 28 36 – 4 = 32 chia 28 : 4 = 7 32 : 4 = 8 36 : 4 = 9

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

TIẾT 24: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Mở rộng vốn từ về các loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng).

- Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu phẩy.

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết bài 1, 2.

- Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS lên bảng

- HS nhận xét – GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập(30’) Bài 1:(12’) - HS đọc yêu cầu.

- Quan sát tranh, nêu tên các con vật.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện cho nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét và kể thêm một số con vật khác cũng có những đặc điểm trên.

Bài 2: (10’)HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- Lớp chữa bài.

- HS đọc thuộc các cụm từ so sánh.

- Những thành ngữ trên thường dùng để

- Nêu những con vật thuộc loại:

+ Thú dữ nguy hiểm + Thú không nguy hiểm

Từ ngữ về loài thú Dấu chấm, dấu phẩy.

Bài tập 1: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên 1 từ chỉ đúng đặc điểm của nó.

Cáo tinh ranh Gấu trắng tò mò Thỏ nhút nhát Nai hiền lành Hổ dữ tợn.

Bài tập 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:

a. Dữ như cọp b. Nhát như thỏ c. Khoẻ như voi

(12)

nói về người như thế nào?

- Hãy thêm các cụm từ so sánh tương tự.

Bài 3: (8’)HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài cá nhân.

- HS báo cáo kết quả

- Lớp nhận xét và giải thích lí do điền dấu chấm hay dấu phẩy.

3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học .

- Dặn HS học thuộc các thành ngữ bài 2.

d. Nhanh như cắt

(Nhát như thỏ - Chậm như rùa)

Bài tập 3: Điền dấu chấm, dầu phẩy vào ô trống:

Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửu. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy lung tung.

Tập viết

TIẾT 24: CHỮ HOA U I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết viết chữ cái hoa U- Ư cỡ vừa và nhỏ

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: “ Ươm cây gây rừng ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết chữ hoa U- Ư theo cỡ vừa và nhỏ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ U, Ư hoa đặt trong khung chữ.

- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con B. Bài mới(33’) 1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Hướng dẫn viết chữ hoa

a. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung.

- Chữ U hoa cỡ nhỡ cao mấy ô? rộng mấy đơn vị chữ?

- Chữ U hoa cỡ nhỡ gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV hướng dẫn cách viết.

T- Thẳng

Chữ hoa U-Ư

- Cao 5 ô, rộng 4 li.

- Chữ U hoa gồm 2 nét là : nét móc hai đầu và nét móc ngợc phải

- N1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong , đầu móc bên phải hướng ra ngoài DB trên ĐK 2

- N2: Từ điểm DB của N1, rê bút thẳng lên ĐK6 rồi đổi chiều bút, viết nét móc ngược từ trên xuống, DB

(13)

- GV viết mẫu chữ U hoa, vừa viết vừa nói lại cách viết.

- Chữ Ư ( tiến hành tương tự ) b. Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ U hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn

3. Hớng dẫn viết cụm từ ứng dụng a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.

-Em hiểu nh thế nào là “Ươm cây gây rừng

”?

b. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Vị trí các dấu thanh?

- Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ c. Hướng dẫn viết bảng con

- HS viết bảng con chữ Ươm 2 lượt

- GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết.

4. Viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài theo yêu cầu.

5. Nhận xét bài

6. Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS viết bài ở nhà.

trên ĐK2

Việc cần làm để phát triển rừng

- Chữ U, y , g : cao 2,5 li.

- Chữ t: cao 1,5 li

- Các chữ còn lại cao 1 li.

- Dấu “huyền” đặt trên chữ ư

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o

Ngày soạn: 02/ 03/ 2018 Ngày giảng: Thứ sáu 09/

03/2018

Chính tả TIẾT 48: VOI NHÀ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Nghe viết viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Voi nhà”.

- Làm đúng các bài tập phân biết tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ut/uc

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có s/x hoặc vần ut/uc c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.

- Vở bài tập

(14)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV đọc - 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con - HS nhận xét

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn nghe viết:(25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- GV đọc bài chính tả 1 lần – 2 HS đọc lại

- Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang?

- Câu nào có dấu chấm than?

- HS luyện viết bảng con.

b. GV đọc – HS viết bài.

- GV đọc – HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

c. Chấm, chữa bài

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì

- GV chấm bài 5 em. Nhận xét, rút kn.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(8’) Bài 1: HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài cá nhân - HS đọc kết quả.

- Lớp nhận xét.

Bài 2: HS nêu yêu cầu.

- GV kẻ bảng

- HS thi làm bài tiếp sức - Lớp đọc kết quả, nhận xét.

- GV chốt lại lời giải đúng.

4. Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét chung bài viết - GV nhận xét giờ học.

6 tiếng có âm đầu s hoặc x.

- sẻ, sò, sếu, sáo, sứa, sâm,...

Voi nhà

- Nó đập tan xe mất.

- Phải bắn thôi!

- Hươ, cặp

Bài 1: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

(xâu, sâu) : sâu bọ, xâu kim (sắn, xắn) : củ sắn, xắn tay áo.

(xinh, sinh): sinh sống. xinh đẹp (sát, xát) xát gạo, sát bên cạnh.

Bài 2: Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào chỗ trống:

l r S Th nh

ut uc

lụt lục

rút rúc

sút sục

thút thục

nhụt nhục

Tập làm văn

TIẾT 24: ÔNTẬP. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Biết nói về các mùa trong năm.

- Nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, nói, viết và và trả lời câu hỏi.

(15)

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý các mùa trong năm, yêu vẻ rí rỏm của câu chuyện trong bài.

* TH : Quyền được tham gia ý kiến.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

Giúp hs có kĩ năng giao tiếp (ứng xử có văn hóa), biết lắng nghe tích cực.

III. CHUẨN BỊ:

- Máy điện thoại đồ chơi - Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A/ Kiểm tra bài cũ(5p)

- 2 cặp HS thực hành đóng vai, đáp lại lời khẳng định

- Dưới lớp n.xét - GV nhận xét B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:(30p) Bài 1(Ôn tập) (15p)HS nêu yêu cầu:

- Hs nói về các mùa em thích trong nhóm - Hs trình bày trước lớp.

- Gv và hs nhận xét

*TH: Quyền được tham gia nêu ý kiến

Bài 3: (15’)1HS đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời.

- HS quan sát và nêu nội dung tranh.

- GV giới thiệu câu chuyện và kể chuyện với giong vui dí dỏm.

- GV kể chuyện 3 lần.

- Từng cặp HS thi hỏi đáp trước lớp.

- Lớp nhận xét và bổ sung

- 1 HS dựa vào các câu hỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào?

3. Củng cố, dặn dò:(2’) - GV hệ thống nội dung bài - GV nhận xét giờ học

Bài 1: Nói về các mùa

VD: Mùa hạ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 6. Mùa hạ tới bầu trời xanh, cao. Tiết trời mùa hạ oi nồng, khó chịu. Mùa hạ cây trong vườn cho nhiều trái ngọt. Học sinh được nghỉ hè về quê thăm ông bà, được bố mẹ cho đi thăm công viên và đi tắm biển. Em rất thích mùa hạ.

Bài 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi:

- Tranh vẽ cảnh đồng quê, 1 cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi 1 cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn. Đứng bên cậu bé là 1 con ngựa.

- Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ.

- Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi cậu anh họ: Sao con bò này không có sừng hả anh?

- Cậu anh họ giải thích: Bò không có sừng có nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó là con ngựa.

- Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là một con ngựa.

- Lắng nghe

(16)

Toán

TIẾT 120: BẢNG CHIA 5

I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:Biết cách thực hiện phép chia 5.

- Lập được bảng chia 5.

- Nhớ được bảng chia 5

- Biết giải bài toán có một phép chia.

*)BT cần làm1, 2.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán, tính nhẩm chia cho 5 với phép tính chia trong bảng chia 5 đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS lên bảng, HS nhận xét - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Giới thiệu phép chia 5(5’) - Gv yêu cầu HS lấy 4 tấm bìa mỗi tấm 5 chấm tròn

- GV nêu bài toán:

- HS nêu cách tính và kết quả tính - GV nêu bài toán: Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

- HS nêu phép chia

Dựa vào đâu mà lập được phép chia này?

3. Lập bảng chia 5(13’)

- Từ 5 x 4 = 5 ta lập được phép chia nào?

- GV viết phép chia và hỏi: Phép chia này được lập từ phép nhân nào?

- HS thảo luận nhóm để xây dựng bảng chia 5

- 2 HS đọc Bảng chia 5

- GV tổ chức cho HS học thuộc 4. Hướng dẫn làm bài tập(15’) Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở

- Đọc bảng nhân 5

Bảng chia 5

- Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?

5 + 5 + 5 + 5 = 20 5 x 4 = 20

- 4 tấm bìa 20 : 5 = 4

- Dựa vào phép nhân

- từ 5 x 4 = 20 ta có 20 : 5 = 4

- 5 x 4 = 20 5 : 5 = 1 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4 25 : 5 = 5

30 : 5 = 6 35 : 5 = 7 40 : 5 = 8 45 : 5 = 9 50 : 5 = 10

Bài 1. Tính nhẩm

(17)

- 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài:

Bài 2. 2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS làm trên bảng - Chữa bài :

Bài 3. 1 HS đọc đề bài H: Bài toán cho biêt gì ? H: Bài tóan hỏi gì ? - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài

Bài 3. 1 HS đọc đề bài H: Bài toán cho biêt gì ? H: Bài tóan hỏi gì ? - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài:

3. Củng cố dặn dò(2p) - 2 HS đọc thuộc bảng chia 5 - GV NX giờ học

5 : 5 = 1 45 : 5 = 9 10 : 5 = 2 30 : 5 = 6 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7 20 : 5 = 4 40 : 5 = 8 25 : 5 = 5 50 : 5 = 10 Bài 2: Số

Nhân 5 x 3 = 15 5 x 7 = 35 5 x 10 = 50 Chia 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7 50 : 5 = 10 Bài 3: Tóm tắt

Có : 20 tờ báo Chia đều: 5 tổ Mỗi tổ : … tờ báo

Bài giải

Mỗi tổ có số tờ báo là 20 : 5 = 4 ( tờ báo ) Đáp số: 4 tờ báo Bài 4 Tóm tắt

Có : 20 tờ báo Mỗi tổ: 5 tờ báo Mấy tổ: … tờ báo

Bài giải

Số tổ được chia báo là 20 : 5 = 4 ( tổ ) Đáp số: 4 tổ

SINH HOẠT LỚP TUẦN 24 I. MỤC TIÊU

...

...

...

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Đánh giá các hoạt động tuần 24 * Ưu điểm :

...

...

...

...

*Nhược điểm

...

...

...

(18)

* Tuyên dương:

...

*Phê

bình ...

...

2. Các hoạt động tuần 25

...

...

...

...

...

Giáo án buổi chiều

TUẦN 24

Ngày soạn: 26/ 02/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai 05/ 03/ 2018 Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI HỔ, CUA VÀ SẺ (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng đọc đúng thành tiếng, đọc trôi chảy thành bài.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phẩy.

- Hiểu nội dung bài chọn câu trả lời đúng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hổ, Cua và Sẻ.

2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát truyện Hổ, Cua và Sẻ.

3. Thái độ:Có ý thức yêu quý và bảo vệ các con vật trong thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

Đọc đoạn văn viết về con hươu - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hd hs ôn tập.(30’) Bài 1: Gv đọc mẫu - Hs khá đọc

- Luyện đọc - Hs đọc cá nhân - Hs đọc từ khó - Hs đọc đoạn - Hd hs tìm hiểu bài a. Hổ có thói quen gì?

3 Học sinh đọc bài

Bài 1: Đọc truyện Hổ, Cua và Sẻ

*) Chọn câu trả lời đúng

a. Đùa giỡn, làm loài vật bé nhỏ sợ trước khi ăn thịt chúng.

(19)

b. Hổ bắt Cua thi nhảy, Cua làm cách nào thắng Hổ?

c. Hổ thách Sẻ xô đổ cây, Sẻ làm cách nào thắng Hổ?

d. Câu chuyện muốn nói điều gì có ý nghĩa?

Bài 2: Hs đọc yêu cầu, Gọi hs đọc bài.

- Hs nhận xét, Gv nhận xét a) Để tạo câu Ai-làm gì?

b) Để tạo câu Ai- thế nào?

3.Củng cố dặn dò (3’) - Gv nx tiết học

b. Quắp đuôi Hổ, Hổ nhảy, cái đuôi ném Cua về phía trước.

c. Làm tất cả những việc trên.

d. Người bé nhỏ, thông minh có thể thắng kẻ to lớn mà ngốc?

Bài 2: Nối từ ngữ thích hợp:

a. Cua quặp chặt đuôi Hổ.

b. Sẻ nhanh trí, thông minh.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán

ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN, CHIA. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố kĩ năng tính nhẩm, nhận biệt 41 . Giải bài toán có lời văn b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhân chia với 4, 3, 2 theo các bảng nhân, chia đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2hs đọc thuộc bảng chia 2,3,4.

- Gv nhận xét.

B.Bài mới(28’) 1.Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1, 2:(12’) Gọi hs đọc yêu cầu Hs nhẩm nêu kết quả (nối tiếp nêu ) Gviên nhận xét chữa kết quả

Bài 3(8’)

Gọi hs đọc yêu cầu

Yêu cầu hs làm bảng con Gv nhận xét chữa

Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu

Bài 5:(8’) Gọi hs đọc yêu cầu

Bài 1: Ttính nhẩm

16 : 4 = 32 : 4 = 8 : 4 = 24 : 4 = 36 : 4 = 28 : 4 = 20 : 4 = 40 : 4 = Bài 2:Tính nhẩm

3 x 4 = 2 x 3 = 4 x 4 = 4 x 1 = 12 : 3 = 6 : 2 = 16 : 4 = 4 : 4 = 12 : 4 = 6 : 3 = 4 : 1 = Bài 3: Đánh dấu x vào dưới hình đó tô màu 14 - Hình 2

Bài 4: Khoanh vào 41 số bông hoa trong mỗi hình

a/ 2 bông hoa.

b/ 3 bông hoa.

Bài 5: Bài giải

(20)

- Hướng dẫn hs giải - Hs lên bảng giải - Lớp làm vở bài tập - Nhận xét chữa bài 3. Củng cố, dặn dò:(3’) Gv nx tiết học

16 người ngồi vào số bàn là:

16 : 4 = 4 (bàn) Đáp số: 4 bàn.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 28/ 02/ 2018 Ngày giảng: Thứ tư 07/ 03/ 2018

Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT CÂU HỎI THẾ NÀO? (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cho hs cách viết tiếng có s/ x và có vần uôi, uc, ut, uông,...

- Củng cố cho hs cách đặt câu hỏi thế nào? cách ghép từ để có hình ảnh so sánh..

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng những chữ có s/ x và có vần uôi, uc, ut, uông,...

3. Thái độ:Có ý thức làm bài nghiêm túc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và TV III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)2hs đọc bài Những chiếc khăn cho hươu cao cổ.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1(8’)

- Gọi hs dọc yêu cầu - Yêu cầu hs tự làm bài - Hs nối tiếp nêu chữ vừa điền - Nhận xét

Bài 2:(12’) Gọi hs đọc yêu cầu.

- Hs đọc câu hỏi vừa đặt.

- Hs làm vở bài tập.

- Hs nhận xét.

Bài 3:(8’) Hs đọc yêu cầu - Gọi hs đọc nọi dung bài - Gv nhận xét

- Gọi hs đọc bài

- Giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ

3. Củng cố, dặn dò (3’) Gv nhận xét tiết học.

Bài tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

- suối, sức, suối, sững, tiếp tục, xuống, vụt, hút,hút, xin, xa.

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.

a. Cua bò như thế nào?

b. Báo leo trèo như thế nào?

c. Đại bàng ăn như thế nào?

d. Hổ nói năng như thế nào?

Bài 3: Nối cho đúng để tạo những hình ảnh so sánh.

- Khoẻ như voi.

- Trèo leo như khỉ.

- Tay dài như vượn.

- Ăn như mèo.

- Phi nhanh như ngựa.

Thực hành Toán

ÔN TẬP BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA 5. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

(21)

I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:Củng cố cho hs bảng nhân, bảng chia 5, cách giải toán có lời văn liên quan đến bảng chia 5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhân chia với 5 theo bảng nhân, chia 5 đã học.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng Việt III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hs nêu cách tìm thừa số B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn hs làm bài tập.(28’) Bài 1(5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu - Hs làm bảng con Bài 2 (5’)

- 3hs lên bảng làm - Hs nhận xét - Gv chữa bài Bài 3,4.(15’)

Gọi hs đọc yêu cầu : Bài toán cho biết gì Bài toán hỏi gì ? Gọi hs lên bảng giải . Nhận xét chữa bài

Bài 5 (3’)

Hs quan sát phép tính, trả lời Lớp nhận xét, gv sửa

3. Củng cố dăn dò:(3’) Nhận xét giờ học

2hs chữa bài tập

Bài 1: Tính nhẩm

20 : 5 = 15 : 5 = 40 : 5 = 35 : 5 = 50 : 5 = 25 : 5 = 30 : 5 = 45 : 5 = Bài 2: Tính nhẩm

4 x 5 = 3 x 5 = 2 x 5 = 5 x 5 = 20 : 4 = 15 : 3 = 10 : 2 = 25 : 5 = 20 : 5 = 15 : 5 = 10 : 5 = 5 : 5 = Bài 3

Bài giải

Mỗi lọ có số bông hoa là:

35 : 5 = 7(bông hoa)

Đáp số 7 bông hoa.

Bài 4 Bài giải

Số lọ hoa cắm được là:

35 : 5 = 7(lọ hoa) Đáp số: 7lọ hoa Bài 5:

a. 20 : 5 : 4 = 1

Ngày soạn: 02/ 03/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu 09/ 03/ 2018 Thực hành Tiếng việt

ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN (tiết 3) I.MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- HS biết điền dấu câu ( dấu chấm, dấu hỏi hoặc dấu phẩy) vào chỗ hợp lí trong câu văn, đoạn văn.

- Biết dựa vào dựa vào gợi ý để viết 3, 4 câu về con vật mình thích.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn tả về 1 con vật.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý và biết bảo vệ muông thú.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và TV

(22)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

HS đọc truyện tiết trước.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

B. Hướng dẫn luyện tập.

Bài tập 1:(17p) HS đọc y/c bài tập - HD h/s làm

- HS làm vở bt

- Gọi h/s đọc bài - GV nhận xét

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện Bài tập 2:(15p) HS đọc y/c bài tập - HD h/s làm theo gợi ý

- HS làm vở bt - Gọi h/s đọc bài - GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:(3’) - GVnhận xét tiết học

-2- 3 học sinh đọc

Bài tập 1: Điền vào dấu chấm, dấu hỏi hoặc dấu phẩy

Sư tử kiêu ngạo cho mình là chúa tể rừng xanh Gặp Voi, nó vênh váo gầm lên:

- Voi kia, ai nhanh nhất trốn này

Voi nhanh như chớp vung vòi nâng bổng Sư Tử lên quật Sư Tử vào thân cây làm nó nhừ đòn. Sau đó Voi đè lên người Sư Tử. Sư Tử kêu la nhưng vẫn cố ngóc đầu dậy nói: Chỉ vì anh không biết câu trả lời nên anh tức giận thế sao?

Đáp án: Thứ tự điền dấu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu phẩy

Bài tập 2: Viết 3, 4 câu về con vật em thích.

Gợi ý:

- Đó là con vật gì?

- Hình dáng của con vật đó có gì lạ?

- Hoạt động của con vật ấy có gì đặc biệt?

- HS làm vở bt

- HS đọc bài làm của mình.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng toán

ÔN TẬP VỀ MỘT PHẦN TƯ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Ôn tập cho hs về một phần tư.

- Biết phân biệt và viết được 41

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết về một phần tư.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

* Luyện tập:(35’)

Bài 1: :(10p) Kẻ thêm các đoạn thẳng chia mỗi hình thành bốn phần bằng nhau rồi tô màu 41

hình óđ - Nêu yêu cầu bài tập

- Quan sát hình vẽ

(23)

Bài 2 :(10’) Quan sát hình vẽ tô màu tô màu

4

1 số ô vuông trong mỗ hình sau:

Bài 3:(5’) Khoanh vào14 số con vật

Bài 4:(10’) Tô màu 14 số hình tam giác ở mỗi hình sau:

- Tô màu

- Nêu yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm đôi - Nêu trước lớp

- Nêu yêu cầu bài tập - Quan sát tranh - Nêu kết quả

- Nêu yêu cầu bài tập

- Thảo luận nhóm đôi nêu cách làm

- 2 HS lên tô màu trên bảng phụ - Lớp nhận xét

- Chốt bài làm đúng

* Củng cố dặn dò:(3’) - Nhận xét chung.

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; Trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc... Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc to, rõ

Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 11 đến hết kì I, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 110 chữ/ phút; biết ngừng

Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần, phát âm rõ tốc độ 120 chữ/phút; Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa

Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ

- Nhận xét chung tiết học.. Kiến thức: Đọc đúng tiếng dưỡng bệnh, rất tuyệt, xuống bếp. - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung bài,

Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm?. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ

( Trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng). Kĩ năng: - Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết