• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Ngày soạn: 04/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11tháng 11 năm 2019 Toán

TIẾT 46: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố cách tìm "một số hạng trong một tổng".

- Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài tìm x và giải toán đơn về phép trừ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bt chép sẵn ND bt 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gv gọi 2 hs lên bảng làm btập và phát biểu quy tắc tìm sh chưa biết Tìm x

x + 8 = 19; x + 13 = 38; 41 + x = 75 - Nhận xét

- Học sinh làm bài

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1p - Gv nêu mục tiêu tiết học.

2. Bài tập thực hành: 30p

Bài 1: Tìm x

- Gọi học sinh 3 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào VBT.

- Vì sao x = 10 - 1?

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 2: Tính

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs - Nhận xét

Bài 4: Viết tiếp câu hỏi rồi giải bt - Gọi học sinh tóm tắt.

- Hỏi: Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn tính được lớp có bao nhiêu bạn trai ta làm như thế nào?

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới

- Học sinh đọc yêu cầu, làm bài.

- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 1 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng (10) trừ số hạng đã biết (1)

- Học sinh làm.

- Học sinh dưới lớp nhận tập tin và làm vào máy tính bảng

6 + 4 = 10 4 + 6 = 10 10 – 6 = 4 10 – 4 = 6

1 + 9 = 10 9 + 1 = 10 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1

- Học sinh dưới lớp gửi tập tin cho gv - Hs nêu tóm tắt.

- Lớp 2B có 28 học sinh, trong đó có 16 học sinh gái.

- Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh trai?

- Hs làm bài vào VBT.

Bài giải

(2)

lớp làm vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 5: Biết x + 5 = 5. Hãy đoán xem x là số nào?

- Yêu cầu học sinh tự làm.

- Gọi 2 -3 học sinh trả lời.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Lớp 2B có số học sinh trai là:

28 – 16 = 12 (học sinh)

Đáp số: 12 học sinh trai - Học sinh làm bài: x là 0 vì 5 – 5 = 0

3. Củng cố, dặn dò: 1p - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Giao bài tập về nhà cho học sinh.

- Học sinh nghe và thực hiện.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (2 tiết) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ,...

- Biết nghỉ hơi đúng: Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ kính yêu, biết ơn và thể hiện sự quan tâm tới ông bà.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Có kĩ năng xác định giá trị và thể hiện được tư duy sáng tạo.

- Biết thể hiện sự cảm thông và có kĩ năng ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi học sinh trả lời tên của các ngày lễ: 1 - 6; 1 -5; 8 - 3; 20 - 11.

- Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không?

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p) GV đưa tranh trình chiếu cho HS quan sát

- Học sinh nghe.

2. Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu:

- Gv hd hs lđọc kết hợp gn từ:

a. Đọc từng câu:

- Chú ý đọc đúng các từ: ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ.

b. Đọc từng đoạn trước lớp:

- Học sinh nghe.

- Học sinh đọc từng câu lần 1 và lần 2.

- Học sinh đọc đoạn.

(3)

- Hs đọc các từ chú giải trong SGK.

c. Đọc từng đoạn trong nhóm.

d. Thi đọc giữa các nhóm.

e. Cả lớp đọc đồng thanh.

- Các nhóm đọc.

- Các nhóm thi đọc.

Tiết 2 3. Hdẫn tìm hiểu bài (Kt trình bày)

- Bé Hà có sáng kiến gì?

- Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà?

- Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?

- Giáo viên: Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày quốc tế người cao tuổi.

- Bé Hà băn khoăn chuyện gì?

- Ai đã gỡ bí giúp bé?

- Hà đã tặng ông bà món quà gì?

- Giáo viên: Món quà của bé Hà có được ông bà thích không?

- Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?

- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức

"Ngày ông bà"?

- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.

- Vì Hà có ngày Tết thiếu nhi 1 - 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý chăm lo sức khoẻ cho các cụ.

- Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.

- Bố thầm thì vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.

- Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười.

- Chùm điểm mười của Hà là món quà ông bà thích nhất.

- Ngoan, ...

- Hà rất yêu ông bà...

4. Luyện đọc lại: 8p

- 2 nhóm tự phân vai - người dẫn chuyện, bé Hà, bà, ông.

- Học sinh thực hiện.

5. Củng cố, dặn dò: 2p(trình bày ý kiến cá nhân)

- Giáo viên hỏi: Nội dung chính của bài học hôm nay là gì?

*TH: Bài học hôm nay giúp các con biết thêm mình có quyền và bổn phận nào?

Sáng kiến cuả bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà, đem những điểm mười làm quà tặng để tỏ lòng biết ơn ông bà...

- Quyền được ông bà, cha mẹ quan tâm, chăm sóc.

- Bổn phận phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

____________________________________________

Tự nhiên xã hội

Bài 10 : ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU

(4)

1.Kiến thức: Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng ăn sạch, uống sạch và ở sạch.

3.Thái độ: Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của Cơ quan vận động và tiêu hóa.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’)

2. Bài cũ (3’) Đề phòng bệnh giun.

- Chúng ta nhiễm giun theo đường nào?

- Tác hại khi bị nhiễm giun?

- Em làm gì để phòng bệnh giun?

- GV nhận xét.

3. Bài mới

3.1 Giới thiệu (1’)

-Nêu tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khoẻ.

+Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chủ đề trên.

3.2 Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Nói tên các cơ, xương và khớp xương. (10’)

Mục tiêu: Nêu đúng vị trí các cơ xương, khớp xương.

 Phương pháp: Vấn đáp.

 ĐDDH: Tranh

*Bước 1: Trò chơi con voi.

-HS hát và làm theo bài hát.

+Trông đằng xa kia có cái con chi to ghê. Vuông vuông giống như xe hơi, lăn lăn bánh xe đi chơi. A thì ra con voi. Vậy mà tôi nghĩ ngợi hoài. Đằng sau có 1 cái đuôi và 1 cái đuôi trên đầu.

*Bước 2: Thi đua giữa các nhóm thực hiện trò chơi

“Xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”.

-GV quan sát các đội chơi, làm trọng tài phân xử khi cần thiết và phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.

 Hoạt động 2: Cuộc thi tìm hiểu con người và sức khoẻ. (10’)

 Mục tiêu: Nêu được đủ, đúng nội dung bài đã học.

 Phương pháp: T/c hái hoa dân chủ

 ĐDDH: Chuẩn bị câu hỏi.

1. Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể.

Để phát triển tốt các cơ quan vận động ấy,

- Hát - HS nêu.

- Đại diện mỗi nhóm lên thực hiện một số động tác.

Các nhóm ở dưới phải nhận xét xem thực hiện các động tác đó thì vùng cơ nào phải cử động. Nhóm nào giơ tay trước thì được trả lời.

- Nếu câu trả lời đúng với đáp án của đội làm động tác đưa ra thì đội đó ghi điểm.

- Kết quả cuối cùng, đội nào có số điểm cao hơn, đội đó sẽ thắng.

Cách thi:

- Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi.

- Mỗi cá nhân tự bốc thăm

(5)

bạn phải làm gì?

2. Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.

3. Hãy nêu các cơ quan tiêu hoá.

4. Thức ăn ở miệng và dạ dày được tiêu hoá ntn?

5. Một ngày bạn ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào?

6. Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?

7. Để ăn sạch bạn phải làm gì 8. Thế nào là ăn uống sạch?

9. Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?

10.Trứng giun đi vào cơ thể người bằng cách nào?

11.Làm cách nào để phòng bệnh giun?

12.Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.

- GV phát phần thưởng cho những cá nhân đạt giải.

 Hoạt động 3: Làm “Phiếu bài tập” (10’)

 Mục tiêu: HS biết tự ý thức bảo vệ cơ thể.

 Phương pháp: Thực hành cá nhân.

 ĐDDH: Phiếu bài tập. Tranh.

- GV phát phiếu bài tập.

- GV thu phiếu bài tập để chấm điểm.

Phiếu bài tập.

1. Đánh dấu x vào ô  trước các câu em cho là đúng?

 a) Không nên mang vác nặng để tránh làm cong vẹo cột sống .

 b) Phải ăn thật nhiều để xương và cơ phát triển tốt.

c) Nên ăn nhanh, để tiết kiệm thời gian.

 d) Ăn no xong, có thể chạy nhảy, nô đùa.

 e) Phải ăn uống đầy đủ để có cơ thể khoẻ mạnh.

 g) Muốn phòng được bệnh giun, phải ăn sạch, uống sạch và ở sạch.

 h) Giun chỉ chui vào cơ thể người qua con đường ăn uống.

2. Hãy sắp xếp các từ sao cho đúng thứ tự đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá:

Thực quản, hậu môn, dạ dày, ruột non, miệng, ruột già

3. Hãy nêu 3 cách để đề phòng bệnh giun.

1 câu hỏi trên cây và trả lời ngay sau phút suy nghĩ.

- Mỗi đại diện của tổ cùng với GV làm Ban giám khảo sẽ đánh giá kết quả trả lời của các cá nhân.

- Cá nhân nào có số điểm cao nhất sẽ là người thắng cuộc.

- HS làm phiếu.

- HS nêu

(6)

Đáp án:

- Bài 1: a, c, g.

- Bài 2:

- Bài 3: Đáp án mở.

4. Củng cố – Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Gia đình

____________________________________________

Đạo đức

Bài 5. CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TiẾT 2) I/ MỤC TIÊU

1-Kiến thức: HS hiểu: Như thế nào là chăm chỉ học tập? Chăm chỉ học tập sẽ mạng lại lợi ích gì?

2-Kỹ năng: Thực hiện được giờ học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà

3-Thái độ : Có thái độ tự giác trong học tập

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.

III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2 - Đồ dùng cho trò chơi sắm vai

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Ổn định tổ chức(1’) - Hát

B. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?

- Nhận xét C.Dạy bài mới:

-Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô, bạn bè yêu mến, Bố mẹ vui.

1-Phần đầu: Khám phá: (1’)

Giới thiệu bài :Chăm chỉ học tập (tiết 2) - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS nhắc lại đầu bài.

2-Phần hoạt động: Kết nối: (1’)

Để giúp các em có điều kiện hiểu thêm về tính chăm chỉ học tập mời các em cùng đóng vai.

a/. Hoạt động 1: Đóng vai: (10’)

«Mục tiêu: Giúp Hs có kỹ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.

«Cách tiến hành:

-Yêu cầu nhóm thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau theo tình huống sau: Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi.

Đã lâu Hà không gặp Bà nên Hà mừng lắmvà Bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào?

-Các nhóm TL đóng vai

- 1 vài nhóm điền vai theo cách ứng xử của nhóm mình.

- Cả lớp nhận xét – góp ý.

=> GV nhận xét – kết luận: Hà nên đi học, sau mỗi buổi đi học về sẽ chơi và nói chuyện với

- HS chú ý lắng nghe

(7)

Bà. Là HS ta nên đi học đều và đúng giờ, không nên nghỉ học

b/.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: (7’)

«Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.

«Cách tiến hành:

- Phát cho mỗi nhóm những thẻ chữ mang nội dung giống nhau, GV y/c các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ:

a. Chỉ những bạn không giỏi mới cần chăm chỉ b. Cần chăm chỉ hằng ngày

c. Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp

d. Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải thức đến khuya.

- Nhận xét – kết luận

-Chia 2 nhóm, nhận phiếu học tập

- Các nhóm thảo luận

- Các nhóm trình bày trên bảng, giải thích lí do

+Ý : b, c tán thành

+Ý : a, d không tán thành

Vì: Là HS ai cũng cần phải chăm chỉ học tập. Và thức khuya có hại cho sức khoẻ.

c/.Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm(10’)

«Mục tiêu: +Giúp HS đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.

+GDKNS: Kỹ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.

«Cách tiến hành:

-Đưa nội dung tiểu phẩm: Trong giờ ra chơi 1 bạn làm bài tập để về nhà không phải làm mà được xem ti vi thoả thích. Vậy có phải là chăm chỉ học tập không?

-HS lắng nghe.

+Để hoàn thành tiểu phẩm cần mấy nhân vật? - Để hoàn thành cần có 2 nhân vật.

- Mời 2 HS đóng vai. - Lớp theo dõi

-Hỏi: Làm việc trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không? Vì sao?

- TL: Không vì như vậy sẽ rất mệt mỏi, cần có thời gian nghỉ ngơi.

- Hỏi: Em sẽ khuyên bạn ntn? -TL: “Giờ nào làm việc nấy”

GV nhận xét – kết luận: Giờ ra chơi dành cho HS vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên “Giờ nào làm việc nấy”.

-HS lắng nghe.

3-Phần cuối: (3’)

-GD: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng giúp cho chúng ta thực hiện tốt, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.

-HS lắng nghe.

-Dặn dò: Hãy cùng nhau thực hiện chăm chỉ học tập cho đúng giờ giấc.

Về nhà làm bài tập trong VBT Đạo đức.

-HS thực hiện.

- Nhận xét chung tiết học . /. -Tiếp thu.

(8)

____________________________________________

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng tiếng dưỡng bệnh, rất tuyệt, xuống bếp.

- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài, hiểu nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc hiểu.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép sẵn câu hỏi tìm hiểu ND bài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- 2hs đọc đoạn văn nói về một người bạn

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc (15’) - Gv đọc mẫu - Hs khá đọc

- Hs đọc nối tiếp câu - Đọc từ tiếng khó - Đọc đoạn

- Hs đọc theo đoạn

2.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài (15’)

- Chọn câu trả lời đúng

a.Vì sao bố mẹ Vi đón bà nội ở quê lên ?

b. Bà đã làm gì ?

c. Vi cảm thấy thế nào sau buổi đi học về

d. Nhờ mẹ Vi đã hiểu ra điều gì e. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động ?

- Luyện đọc lại - Hs đọc cá nhân

C. Củng cố dặn dò:(2’) - Gv nx tiết học.

1hs

Mỗi hs đọc một câu Hs đọc từ tiếng khó

a. Vì muốn bà nghỉ ngơi dưỡng bệnh b.

b. Bà dạy Vi học bài

c. Có bà làm cho tất cả thật tuyệt d. Bà đang bệnh cần được chăm sóc e. đón, lau, rửa.

- Hs đọc bài trong nhóm - Hs đọc cá nhân

____________________________________________

Ngày soạn: 05/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Toán

TIẾT 47: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU

(9)

a)Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số; Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số)

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ và giải toán đơn về phép trừ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: 1p

- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học bài số tròn chục trừ đi một số.

2. Giới thiệu phép trừ 40 - 8: 10p Slide1: Nêu đưa bài toán

- Cô có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi cô còn bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài toán.

- Hỏi: Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Viết lên bảng: 40 - 8.

B2: Đi tìm kết quả

- Yêu cầu học sinh lấy 4 bó que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que để tìm kết quả.

- Còn lại bao nhiêu que tính?

- Hỏi: Em làm như thế nào?

Slide2: Hướng dẫn lại cho học sinh cách bớt (tháo 1 bó rồi bớt).

- Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu?

- Viết lên bảng 40 - 8 = 32.

Slide3: Đặt tính và tính

- Mời 1 học sinh lên bảng đặt tính.

- Con đặt tính như thế nào?

- Con thực hiện tính như thế nào?

- Đó chính là thao tác mượn 1 chục ở 4 chục, 0 không trừ được 8, mượn 1 chục của 4 chục là 10, 10 - 8 bằng 2 viết 2 và nhớ 1.

Viết 2 thẳng cột 0 và 8 vì là hàng đơn vị của kết quả. 4 chục đã cho mượn đi 1 chục còn lại 3 chục. Viết 3 thẳng cột với 4.

B4: Áp dụng

- Yêu cầu học sinh cả lớp áp dụng cách trừ của phép tính 40 - 8, thực hiện các phép tính

- Nghe và phân tích đề toán.

- Học sinh nhắc lại

- Ta thực hiện phép trừ 40 - 8.

- Hs thao tác trên que tính. 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt.

- Còn 32 que tính.

- Bớt số que tính của mình.

- Bằng 32.

- Học sinh đặt tính.

- Viết 40 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 0, viết dấu - và kẻ vạch ngang.

- Trả lời: tính từ phải sang trái.

Bắt đầu từ 0 trừ 8. 0 không trừ được 8. Tháo rời 1 bó que tính thành 10 que tính rồi bớt.

(10)

40 - 8, thực hiện các phép trừ sau trong bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đăt tính và thực hiện phép tính trên.

- Nhận xét.

3. Giới thiệu phép trừ 40 - 18: 4p

Slide4: Tiến hành tương tự theo 4 bước như trên để học sinh rút ra cách trừ.

4. Bài tập thực hành: 20p Bài 1: Đặt tính rồi tính - Bài tập yêu cầu gì?

- Gv nhận xét.

Bài 3: Gọi học sinh đọc bài.

- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt.

- 3 chục bằng bao nhiêu quả cam?

- Để biết còn lại bn quả cam ta làm thế nào?

- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập yêu cầu đặt tính rồi tính.

20 - 5 15

30 - 8 22

60 - 19 41

70 - 52 18 - Học sinh lên bảng tóm tắt.

Bài giải

Mẹ còn số quả cam là:

30 – 12 = 18 ( quả) Đáp số: 18 quả 5. Củng cố, dặn dò:1p

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Giao bài tập về nhà cho học sinh.

- Học sinh nghe.

- Học sinh thực hiện.

Chính tả (Tập chép) NGÀY LỄ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả: Ngày lễ.

- Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏ/ thanh ngã.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu c/k, l/n, và có thanh hỏi/ thanh ngã.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ học chính tả hôm nay các con sẽ tập chép bài chính tả Ngày lễ và làm bài tập.

- Học sinh nghe.

2. Hướng dẫn tập chép: (17’) 2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép.

(11)

- Giáo viên đọc bài trên bảng.

- Đoạn văn nói lên điều gì?

- Đó là những ngày lễ nào?

*TH: Hs có quyền được học tập, vui chơi ( Ngày Quốc tế Thiếu nhi).

b. Hướng dẫn cách trình bày

- Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài.

- Yêu cầu học sinh viết bảng tên các ngày có trong bài.

2.2. Học sinh chép bài vào vở.

2.3. Soát lỗi chính tả.

2.4. Chấm, chữa bài.

- Gọi 3 học sinh đọc lại.

- Đoạn văn nói lên tình cảm của con cháu đối với ông bà.

- Ngày 1/5, 1/6, 8/3, 1/10

- Học sinh chép bài.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

(13’)

Bài tập 1: Điền c/k vào chỗ trống

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs.

- Nhận xét

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh làm.

- 1 học sinh làm bảng phụ, dưới lớp làm VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh dưới lớp nhận tâp tin và làm vào máy tính bảng

con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh - Học sinh dưới lớp gửi tâp tin cho gv

Học sinh làm.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh nghe.

____________________________________________

Kể chuyện

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện

"Sáng kiến của bé Hà", biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ kính yêu, biết ơn và thể hiện sự quan tâm tới ông bà.

*GDBVMT:

- Giáo dục ý thức quan tâm và chăm sóc những người thân trong gia đình.

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: 1p

(12)

- Trong giờ kể chuyện tuần 10 các con sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện

"Sáng kiến của bé Hà".

- Học sinh nghe.

2. Hướng dẫn kể chuyện: 25p

2.1 Kể từng đọan câu chuyện dựa vào các ý chính: 14p

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

Slide1: Gv đưa phông chiếu viết những ý chính của từng đoạn.

- Hướng dẫn học sinh kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa ý 1.

- Giáo viên gợi ý:

+ Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?

+ Bé Hà có sáng kiến gì?

+ Bé Hà giải thích vì sao có ngày lễ ông bà?

+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ ông bà? Vì sao?

- Kể chuyện trong nhóm: Học sinh tiếp nối kể cho nhau nghe.

- Kể chuyện trước lớp:

+ Giáo viên chỉ định các nhóm thi kể.

2.2. Kể toàn bộ câu chuyện: 16p - Đại diện 4 nhóm lên thi kể chuyện.

- Học sinh thực hiện.

- Ngoan ngoãn.

- Chọn ngày lễ cho ông bà.

- Bố có ngày 1/5, mẹ có…. chẳng có ngày nào cả

- Ngày 1/10. Vì hôm đó trời bắt đầu trở lạnh….

- Các nhóm thi kể chuyện.

3. Củng cố, dặn dò: 1p

- Gv nhận xét tiết học. Về nhà hs kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

Ngày soạn: 06/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 Toán

TIẾT 48: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 - 5 I. MỤC TIÊU:

a)Kiến thức: Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 11 - 5 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.

- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ và giải toán đơn về phép trừ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Que tính trong bộ đồ dùng toán 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các - Học sinh thực hiện.

(13)

yêu cầu sau:

+ Học sinh 1: Đặt tính và thực hiện phép tính 30 - 8; 40 - 18.

+ Học sinh 2: Tìm x:

x + 14 = 60; 12 + x = 30.

- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ.

20 - 6; 90 - 18; 60 - 8.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1p - Học sinh nghe.

2. Phép trừ 11 - 5 B1: Nêu vấn đề

-Slide 1: Đưa ra bài toán: có 11 que tính.

Bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài.

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?

- Viết lên bảng 11 - 5.

B2: Tìm kết quả

- Yêu cầu học sinh lấy 11 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính.

- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình.

*)Hướng dẫn lại cách bớt cho học sinh:

Slide 2: Có bao nhiêu que tính tất cả?

- Đầu tiên cô bớt 1 que tính rời trước chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?

- Vì sao?

- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.

- Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?

- Vậy 11 que tính trừ 5 que tính bằng mấy que tính?

Slide3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách tính của bạn.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trừ.

4. Bài tập thực hành: 20p Bài 1: Số?

- Học sinh nghe và phân tích bài toán.

- Ta lấy 11 - 5

- Học sinh nghe câu hỏi của cô giáo và trả lời các câu hỏi.

- 6 que tính

- Hs nêu cách bớt - 11 que tính - 4 que tính 4 + 1 = 5

- 6 que tính - 6 que tính

- Viết lên bảng 11 - 5 = 6.

11 - 5 6

Bài 1: Học sinh làm bài vào VBT.

(14)

- Yêu cầu hs tự nhẩm và ghi vào VBT.

- 2 học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính - 1 học sinh nêu lại cách tính

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- 2 học sinh lên bảng làm.

Bài 3: Gọi hs đọc bài toán

? bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

?Muốn tính được Huệ còn lại bao nhiêu quả đào ta làm như thế nào?

- 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 4: + - ? (UDPHTM)

- GV gửi tập tin cho HS làm và nhận bài hs gửi. GV nxet

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Yêu cầu hs làm bài vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

7 + 4 = 11 4 + 7 = 11 11 – 7 = 4 11 – 4 = 7 6 +5 = 11 + 6 = 11 11 – 5 = 6 11 –

= 5

2 + 9 = 11 9 + 2 = 11 11 – 2 = 9 11 – 9 = 2 8 + 3 = 11 3 + 8 = 11 11 – 8 = 3 11 – 3 = 8

Bài 2: 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào VBT.

11 -

9 2

11 -

6 5

11 - 4

7

11 -

8 3

11 -

5 6 Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh tóm tắt.

- Học sinh làm bài:

Huệ còn số quả đào là:

11 – 5 = 6(quả) Đáp số: 6 quả Bài 4:. (UDPHTM)

- Hs nhận bài, làm bài - Hs gửi bài cho gv

9 + 9 = 18 11 – 4 = 7 11 – 8 = 3

11 – 5 = 6 11 + 5 = 16 11 – 11 = 0 5. Củng cố, dặn dò: 1p

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Giao bài tập về nhà cho học sinh.

- Học sinh nghe và thực hiện.

–––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc BƯU THIẾP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.

- Nắm được nghĩa của các từ mới: bưu thiếp, nhân dịp.

- Hiểu ý nghĩa của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.

(15)

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát phù hợp giọng đọc bưu thiếp và phong bì thư.

c)Thái độ: Có thái độ kính yêu, biết ơn và thể hiện sự quan tâm tới ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số bưu thiếp III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài sáng kiến của bé Hà và trả lời các câu hỏi nội dung bài.

- Nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1p - Học sinh nghe.

2. Luyện đọc: 15p 2.1. Giáo viên đọc mẫu

2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

a. Đọc từng câu:

- Học sinh chú ý đọc đúng các từ ngữ:

bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.

b. Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì thư

- Chú ý đọc đúng các câu sau:

+ Người gửi: // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận//

+ Người nhận: // Trần Hoàng Ngân / 18 / đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long//

- Gọi học sinh đọc chú giải trong SGK.

c. Đọc từng đoạn trong nhóm.

d. Thi đọc giữa các nhóm.

- Học sinh nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

- Học sinh đọc nối tiếp.

- Các nhóm thi đọc.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 12p - Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?

- Gửi để làm gì?

- Bưu thếp thứ hai là của ai gửi cho ai?

- Gửi để làm gì?

*TH: Các em có quyền được ông bà yêu thương (nhận bưu thiếp của ông bà)

- Bổn phận phải kính trọng, quan tâm tới ông bà (viết bưu thiếp chúc mừng ông bà)

- Bưu thiếp dùng để làm gì?

- Của bạn Hoàng Ngân gửi cho ông bà.

- Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.

- Của ông bà gửi cho cháu.

- Để báo tin cho cháu ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc mừng năm mới.

- Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo

(16)

? Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông(hoặc bà) nhớ ghi địa chỉ của ông bà.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Gv giải nghĩa: Chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật ông bà, những chỉ nói chúc thọ ông bà vì ông bà đã già.

4. Luyện đọc lại - HS đọc theo nhóm - HS đọc theo phân vai - Nhận xét

vắn tắt tin tức.

- Học sinh thực hiện.

5. Củng cố, dặn dò:2p

- Giáo viên nhận xét tiết học; Nhắc học sinh thực hành viết bưu thiếp.

- Học sinh thực hiện.

____________________________________________

Chính tả(nghe viết) ÔNG VÀ CHÁU I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Nghe viết đúng chính xác, trình bày đúng bài thơ: Ông và cháu, viết đúng dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than.

- Làm đúng các bài tập phân biệt c/ k, l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu c/k, l/n, và có thanh hỏi/ thanh ngã.

c)Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm kính trọng, yêu thương ông bà và có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Bài cũ: Giáo viên đọc cho học sinh viết những từ học sinh viết sai.

- Nhận xét.

2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Nghe viết.

a/ Ghi nhớ nội dung.

- Giáo viên đọc mẫu lần 1 - Bài thơ có tên là gì ?

- Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai thắng - Khi đó ông đã nói gì với cháu ?

- Giải thích: Xế chiều, rạng sáng.

- Ngày lễ.

- HS nêu những từ sai : Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Người cao tuổi.

- Viết bảng con.

Theo dõi, đọc thầm.

- Hs đọc lại bài thơ.

- Ông và cháu.

- Cháu luôn là người thắng cuộc.

- Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều.

- Ông là buổi trời chiều.Cháu là ngày rạng sáng.

- 2 em nhắc lại.

(17)

- Có đúng là ông thua cháu không ?

*TH: Quyền được ông bà quan tâm chăm sóc

- Bổn phận phải biết ơn chăm sóc ông bà b/ Hướng dẫn trình bày.

- Bài thơ có mấy khổ thơ ? - Mỗi câu thơ có mấy chữ ?

- Dấu hai chấm được đặt ở các câu thơ như thế nào ?

- Dấu ngoặc kép có ở các câu nào ?

- GV nói: Lời nói của ông và cháu đều được đặt trong ngoặc kép.

c/ Hướng dẫn viết từ khó :

- Đọc các từ khó cho HS viết bảng con.

d/ Viết chính tả: Giáo viên đọc (Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần ).

- Đọc lại. Chấm bài.

Hoạt động 2 : Làm bài tập.

Bài 1: Yêu cầu gì ?

- Chia bảng làm 2 cột, HS thi tiếp sức.

- Nxét. Khen đội thắng ghi nhiều chữ.

Bài 2/a: Làm vào băng giấy các tiếng bắt đầu bằng l/ n. Nhận xét

3.Củng cố:

- Viết chính tả bài gì ?

- Giáo dục tính cẩn thận, viết chữ đẹp.

- Nhận xét tiết học.

- Không đúng. Ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.

- Có hai khổ thơ.

- Mỗi câu có 5 chữ.

- Đặt cuối các câu:

Cháu vỗ tay hoan hô : Bế cháu, ông thủ thỉ :

-“Ông thua cháu, ông nhỉ!”“Cháu khoẻ

………… rạng sáng”

- Viết bảng con.

- Nghe đọc và viết lại.

- Sửa lổi.

- Tìm 3 từ bắt đầu bằng c, 3 từ bắt đầu bằng k.

- HS lên thi tiếp sức.

- Chia 2 nhóm lên viết vào băng giấy.

Các em khác làm nháp.

- Ông và cháu.

- Sửa lỗi, mỗi chữ sai 1 dòng ____________________________________________

Ngày soạn: 07/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019 Toán

TIẾT 49: 31 - 5 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp học sinh

- Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 31 – 5 khi làm tính và giải toán.

- Nhận biết giao điểm của 2 đoạn thẳng.

b)Kỹ năng: Rèn kn thực hiện phép trừ dạng 31 - 5 và giải toán đơn về phép trừ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3 bó 1 chục que tính và 1 que rời, bộ ĐD.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: 3p

(18)

Ghi : 11 – 7 11 – 9 11 – 5 11 – 4

- Kiểm tra bảng trừ 11 trừ đi một số.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài: 1p

2. Giới thiệu phép trừ: 31 - 5

a, Nêu bài toán: Có 31 que tính bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ?

-Viết bảng : 31 – 5.

b, Tìm kết quả ?

- 31 que tính bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que ?

- Em làm như thế nào ? - Gọi 1 em lên bảng đặt tính.

- Vậy 31 – 5 = ?

Giáo viên ghi bảng : 31 – 5 = 26.

- Hướng dẫn: Em lấy ra 3 bó, mỗi bó 1 chục và 1 que rời.

- Muốn bớt 5 que tính ta bớt 1 que tính rời.

- Còn phải bớt mấy que nữa ?

- Để bớt được 4 que tính ta phải tháo 1 bó thành 10 que rời bớt 4 que thì còn lại 6 que.

- 2 bó rời và 6 que là bao nhiêu ? c/ Đặt tính và thực hiện :

- Em nêu cách đặt tính và thực hiện cách tính ?

- GV : Tính từ phải sang trái: Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 1 là 11, 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viết 2 3. Luyện tập

Bài 1: Tính - Hs đọc yêu cầu - 2 hs lên bảng làm.

- 2 em lên bảng tính và nêu cách tính.

- Lớp làm bảng con.

- 1 em HTL.

- 31 - 5

- Nghe và phân tích - Phép trừ 31 – 5.

- Thao tác trên que tính.

- 31 que tính bớt đi 5 que còn 26 que.

- 1 em nêu: Bớt 1 que tính rời. Lấy bó 1 chục que tính tháo ra bớt tiếp 4 que tính, còn lại 2 bó que tính và 6 que tính là 26 que tính. (hoặc em khác nêu cách khác). Vậy 31 – 5 = 26.

- Cầm tay và nói : có 31 que tính.

- Bớt 1 que rời.

- Bớt 4 que nữa . Vì 4 + 1 = 5.

- Tháo 1 bó và tiếp tục bớt 4 que.

- Là 26 que.

- Đặt tính : -

05

31 Viết 31 rồi viết 5 xuống dưới 26 thẳng cột với 1, viết dấu + và kẻ gạch ngang.

- HS nêu cách tính : 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6, nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

- Nghe và nhắc lại.

Bài 1: Tính 81 -

21 -

61 -

71 -

41 -

(19)

- Hs nhận xét kq.

- Gv nx chữa bài.

Bài 2: Hs đọc yêu cầu

- 2hs lên bảng làm, lớp làm vào vở - Gv nx ktra kq.

Bài 3: Bài yêu cầu gì?

Tóm tắt

Mỹ có : 61 quả mơ.

Đã ăn : 8 quả mơ.

Còn lại : .... quả mơ?

- Nhận xét

Bài 4: Hd hs quan sát đoạn thẳng

- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?

- Đoạn thẳng AM cắt đoạn thẳngMB tại điểm nào?

- Nhận xét.

4. Củng cố- dặn dò - Nhấn nội dung bài - Nhận xét tiết học.

9 72

2 19

6 55

7 84

4 37 Bài 2: Đặt tính rồi tính

31 và 3 81 và 8 21 và 7 61 và 9 51 và 6

Bài 3:

Bài giải.

Mỹ còn lại số quả mơ là : 61 – 8 = 53 (quả)

Đáp số: 53 quả mơ.

Bài 4:

- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O.

- Đoạn thẳng AM cắt đoạn thẳngMB tại điểm M.

- 2 em lên bảng tính và nêu cách tính.

- Lớp làm bảng con.

-1 em HTL.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:

1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.

2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và hỏi chấm.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

*QTE:Quyền có những người thân trong gia đình, họ nội, họ ngoại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 4 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: 1p - Học sinh nghe.

2. Bài mới: 32p

Bài tập 1: Ghi vào chỗ trống những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện "Sáng kiến của bé Hà"

- Yêu cầu hs mở SGK bài tập đọc

"Sáng kiến của bé Hà" đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người thân trong gia đình, họ hàng, sau đó đọc các từ này lên.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm bài tập vào VBT.

(20)

- Ghi bảng và cho học sinh đọc lại.

Bài tập 2: Viết thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết - Cho học sinh nối tiếp nhau kể, mỗi học sinh chỉ cần nói 1 từ.

Bài tập 3: Ghi vào mỗi cột trong bảng sau một vài từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.

- Hỏi: họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ?

- Hỏi tương tự với họ ngoại?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó một số em đọc bài của mình.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

*TH:Quyền có những người thân trong gia đình, họ nội, họ ngoại.

Bài tập 4: Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi

- Giáo viên treo bảng phụ.

- Gọi học sinh đọc truyện này.

- Hỏi: dấu chấm thường nằm ở đâu?

- Yêu cầu học sinh làm bài, 1 học sinh làm bảng phụ.

- Yêu cầu cả lớp nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Các từ : bố, con, ông, bà, cô, chú, cụ già, con cháu, cháu.

- Học sinh tự làm rồi kể thêm : cậu, mợ, bác, dì, chị,….

- Với bố - Với mẹ

- Học sinh làm bài vào VBT.

- Học sinh đọc.

- Nằm ở cuối câu.

- 1 học sinh làm bảng phụ, dưới lớp làm VBT.

3. Củng cố, dặn dò: 1p

- Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh nghe.

____________________________________________

Tập viết CHỮ HOA: H I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết viết chữ H hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Biết viết câu ứng dụng " Hai sương một nắng " theo cỡ chữ nhỏ; Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết chữ H hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ H hoa. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Giáo viên cho cả lớp viết lại chữ cái viết hoa đã học: E, Ê.

- Học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng ở bài trước: Em yêu trường em. Sau đó viết chữ ứng dụng Em.

- Học sinh thực hịên.

(21)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1p

Giáo viên nêu mục tiêu của bài - Học sinh nghe.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa.

2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hai chữ H: 7p

- Chữ Giới thiệu bài: 1p

- Gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, toạ vòng xoắn to ở đầu chữ; Nét 2 là nét khuyết ngược.

- Chỉ dẫn cách viết:

- Giáo viên viết chữ cái lên bảng và nhắc lại cách viết.

2.2. Hdẫn hs viết trên bảng con: 3p - Học sinh tập viết trên bảng con chữ H - Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

- Học sinh quan sát và nhận xét.

+ Nét 1:

+ Nét 2:

- Học sinh viết.

3. Hướng dẫn viết ứng dụng:

3.1. Giới thiệu câu ứng dụng: 2p - Học sinh đọc câu ứng dụng: Hai sương một nắng.

- Học sinh nêu ý nghĩa cụm từ

3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:3p

- Những chữ cái cao 1 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,25 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,5 li là chữ nào?

- Chữ cao 2 li là chữ nào?

- Chữ cao 2,5 li là chữ nào?

- Chữ cái cao 5 li là chữ nào?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

* Giáo viên viết mẫu chữ Hai trên dòng kẻ.

3.3. Hướng dẫn học sinh viết chữ Hai vào bảng con: 2p

- Học sinh đọc.

- Cao 1 li là: i, ư, ơ, n, m, ô, ă...

- Cao 1,25 li là : s,...

- Cao 1,5 li là: t...

- Cao 2 li là: ...

- Cao 2,5 li là: ....

- Cao 5 li:...

4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết: 10p

- Giáo viên nêu yêu cầu viết. - Học sinh luyện viết.

5. Chấm, chữa bài: 2p

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 5, 7 bài. Nxét để cả lớp rút ra kinh nghiệm.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghệm.

6. Củng cố, dặn dò: 1p

- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh viết chữ đẹp.

- Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

(22)

____________________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 3. CÀI DÂY AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết cách cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.

2. Kĩ năng

- HS có hành vi thực hiện việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay.

3. Thái độ

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thânthực hiện đúng việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân và người thân khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Chuẩn bị 1 dây an toàn của xe ô tô để hướng dẫn và thực hành cài dây an toàn.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa

2. Học sinh

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Trải nghiệm: 3’

- H: Em nào được đi ô tô? Em nào đã được đi máy bay?

- H: Em có cảm giác gì khi tham gia giao thông bằng các phương tiện đó?

- H: Khi ngồi xe ô tô và máy bay em thường làm gì?

2. Hoạt động cơ bản: 10’

- GV đọc câu chuyện “Lần đầu đi máy bay?”. – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Ba đưa Nam vào thành phố Hồ Chí Minh thăm bác Hai bằng phương tiện gì?

H: Trên máy bay cô tiếp viên hướng dẫnmọi người làm gì? HS trả lời

H: Tại sao chúng ta phải cài dây an toàn khi đi trên 1 sô phương tiện giao thông?

- HS trả lời, các bạn khác bổ sung

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý: Hãy luôn cài dây an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

- Hs trả lời

- HS trả lời

(23)

3. Hoạt động thực hành: 10’

Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình trong sách ( trang 13) yêu cầu 2 HS/ 1 nhóm thảo luận nội dung sau:

H: Tranh vẽ gì? Việc thực hiện của những người trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

- Sau 2 phút GV cho HS sử dụng thẻ đúng sai để đưa ra ý kiến, GV đưa từng tranh hỏi ý kiến HS sau đó chốt tranh có hành vi đúng và tranh có hành vi sai

Cho HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai?

Cho HS trả lời cá nhân: “Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình?

GV chốt ý đúng : Cài dây an toàn phải đúng qui cách mới đảm bảo an toàn cho bản thân.

4. Hoạt động ứng dụng: 10’

- GV cho HS đọc câu chuyện trong SGK (tr. 14) Phân lớp thành 4 nhóm , 2 nhóm sẽ thảo luận và phân vai cho tình huống a và 2 nhóm thảo luận và phân vai cho tình huống b.

a. Minh không cài dây an toàn như lời chú Ba nhắc nhở. Xe đang chạy bỗng 1 chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp………( H:

Điều gì sẽ xảy ra?)

b. Minh nghe lời chú B, cài dây an toàn cẩn thận.

Xe đang chạy, bỗng một chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp………( H: Điều gì sẽ xảy ra?)

- GV cho 2 nhóm đongvai lại 2 tình huống trên, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt ý đúng - Cho HS đọc câu thơ:

Dây an toàn bảo vệ ta

Cài đúng quy cách mới là an tâm 5. Củng cố, dặn dò:2’

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái độ tích cực.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Hình 1: Bạn gái ngồi trên ô tô mà không cài dây an toàn là sai.

Hình 2:Người đàn ông ngồi trên máy bay mà không cài dây an toàn là sai..

Hình 3: Bạn gái ngồi trên ô tô cài dây an toàn không chặt vào người là sai.

Hình 4: Bạn gái ngồi trên ô tô dung kéo cắt đứt dây an toàn là hoàn toàn sai.

____________________________________________

Ngày soạn: 08/11/ 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2019 Toán

TIẾT 50: 51 – 15

(24)

I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số.

- Vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.

b)Kỹ năng: Rèn kn thực hiện phép trừ dạng 31 - 5 và giải toán đơn về phép trừ.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: 3p

- Ghi: 71-9 41 - 8 51 - 6 - Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :

Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1p a, Nêu bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 qtính. Hỏi còn lại bao nhiêu qtính?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

b, Tìm kết quả.

- Ycầu HS sử dụng qtính tìm kquả.

Gợi ý:

- 51 que tính bớt 15 que tính còn mấy que tính ?

- Em làm như thế nào ? Chúng ta phải bớt mấy que ?

- 15 que gom mấy chục và mấy que tính ?

- Em đặt tính như thế nào ?

- 3 em lên bảng đặt tính và tính.

- Bảng con.

- 2 em HTL.

- 51 - 15

- Nghe và phân tích.

- Thực hiện phép trừ 51 – 15.

- Thao tác trên que tính.

- Lấy que tính và nói có 51 que tính.

- Còn 36 que tính.

- Bớt 15 que tính.

- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.

Vậy 51 – 15 = 36.

- 1 em lên bảng đặt tính và nói.

- Lớp đặt tính vào nháp.

51 Viết 51 rồi viết 15 xuống dưới -

1 5 sao cho 5 thẳng cột với 1. Viết 36 dấu – và kẻ gạch ngang.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái:1 không trừ được 5, lấy 11 –5 = 6, viết 6 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3.

Vậy 51 – 15 = 36.

- Nhiều em nhắc lại.

- HS tự làm bài.

- 3 em lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện ). Bảng con.

- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

- 3 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.

- Xem lại bài.

(25)

Hoạt động 2: Luyện tập: 17p Bài 1: Hs đọc yêu cầu

Hs tự làm bài Gv quan sát nx

Bài 2 : Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là.

- Muốn tìm hiệu em làm thế nào ? - Giáo viên chính xác lại kết quả.

Nhận xét.

Bài 4: hs đọc đề toán và suy nghĩ làm bài.

3. Củng cố: Nêu cách đặt tính và thực hiện 51 - 15

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò – học cách tính 51 – 15.

Bài 1: Tính

61 81 31 51 71 - - - - - 18 34 16 27 45 Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu

71 và 48 61 và 49 91 và 65 51 và 44

Bài 4: Hs tự tìm các đoạn thẳng cắt nhau.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà người thân.

- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3-5 câu).

- Nghe, nói, viết đúng thành thạo.

- Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, viết câu văn có hình ảnh kể về ông, bà hoặc một người thân.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

*TH: GDBVMT

- Giáo dục ý thức quan tâm và những người thân trong gia đình.

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.

II. CÁC KNSCB ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Hs có kĩ năng xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.

- Biết lắng nghe tích cực và thể hiện sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Nhận xét bài làm của HS B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (1p)

- Em hãy cho biết những người trong gia đình hoặc họ hàng của em.

- Em yêu quý ai và muốn nói về ai ? GV: Vậy để kể lại về người mà em

HS đọc đoạn văn viết ở giờ ôn tuần 9

- HS: Cô, chú, cha, mẹ, ông, bà, anh chị - Học sinh trả lời

(26)

thích, phải kể và diễn tả như thế nào chúng ta sẽ học qua bài học hôm nay:

kể về người thân. Ghi bảng.

2. Hướng dẫn làm bài tập(28’) Bài 1 (miệng)

- Gọi học sinh đọc các câu gợi ý.

- Em muốn kể về ai ?

- Quyền được bày tỏ ý kiến (kể về người thân)

- Ông, bà, (người thân) của em bao nhiêu tuổi

- Ông, ba,(người thân) của em làm nghề gì?

- Ông bà(người thân) của em yêu quý em như thế nào ?

- Gọi Hs nhận xét - Kể trong nhóm

- Yêu cầu học sinh kể lại trước lớp.

Nhận xét bình chọn người kể hay.

*TH:

- Quyền có ông bà, người thân trong gia đình quan tâm, chăm sóc.

- Bổn phận phải yêu thương, quan tâm ông bà, người thân trong gia đình.

Bài 2: Viết: Kể về người thân - Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Yêu cầu HS viết những điều đã nói ở bài tập 1.

- Y/c cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng.Viết xong em đọc phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai những chỗ sai.

- Gv theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng - Yêu cầu hs đọc lại bài làm của mình.

- Nx bài viết của học sinh, sửa sai.

C. Củng cố dặn dò(3’)

- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài làm Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Chia buồn, an ủi

- HS nhắc lại tên bài.

- 2 HS đọc đề bài - HS đọc câu gợi ý - Ông, bà, bố, mẹ ...

- Ông em năm nay… tuổi( Bố em năm nay… tuổi)

- Ông của em trước kia là công nhân.

(Khi còn trẻ bà em là thợ may giỏi) - Hiện nay bố em là công nhân lái xe ở xí nghiệp may.

- Ông rất thương yêu em. Ông thường dặn em không nên trèo cây.

- Bà thường kể cho em nghe chuyện cổ tích. Bà tắm gội và nấu cơm cho em ăn - Học sinh nhận xét sửa sai

- Hs kể trong nhóm với nhau, nhóm trưởng theo dõi báo cáo

- Cử đại diện kể. Nghe nhận xét.

- 2 học sinh đọc đề - Hs làm bài

- Vài học sinh đọc, HS khác nhận xét.

____________________________________________

Phòng học trải nghiệm Bài 3: MÁY QUẠT (tiết 4) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

(27)

- Tìm hiểu về máy quạt.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển robot máy quạt.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS nêu lại các bước lắp ghép Máy quạt.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con thực hành lắp ghép sáng tạo mô hình “Máy quạt” ( tiết 4 )

b. Bài mới:

* Hoạt động 1: Điều khiển máy quạt quay với tốc độ 2.

- GV phân tích các thuộc tính của khối chức năng.

+ Khối màu xanh có hình động cơ đi kèm kim chỉ tốc độ là khối điều khiển tốc độ của động cơ. Số 2 thể hiện tốc độ nhanh hay chậm của động cơ giới hạn từ 0 – 9.

+ Bắt đầu chạy chương trình -> Động cơ chạy với tốc độ là 2 ( máy quạt quay ).

- Các nhóm thực hiện tạo chương trình và chạy thử nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

- Các nhóm trình bày lại chức năng của các khối và mô tả hoạt động của máy quạt.

* Hoạt động 2: Thay đổi tốc độ quay cảu máy quạt.

- HS nêu lại.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS trình bày chức năng các khối và mô tả hoạt động của máy quạt.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

(28)

- GV yêu cầu: Hãy điều khiển quạt quay với tốc độ tối đa.

- Các nhóm thực hiện việc tạo chương trình và chạy thử nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

- Các nhóm trình bày cách thức thay đổi tốc độ cả máy quạt.

* Thực hành lắp sáng tạo Máy quạt.

- Yêu cầu các nhóm thực hành.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- GV nhận xét.

3. Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- HS thực hành.

____________________________________________

SINH HOẠT LỚP Phần I. SINH HOẠT TUẦN 10

I. MỤC TIÊU

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ưu điểm

...

...

...

2. Tồn tại

...

...

...

Tuyên dương:

...

Phê bình:

...

B. Phương hướng tuần tới

- Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp ra vào lớp.

- Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ lớn.

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB

- Thi đua giành nhiều nhận xét tốt trong lớp, trong trường.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Có ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; tiết kiệm điện nước

(29)

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Phần II: Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 3: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng

2. Kỹ năng: Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình trong một số tình huống cụ thể

3. Thái độ: Rèn kĩ năng giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Ổn định tổ chức(1’) - Kiểm tra sĩ số.

B. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Hãy nêu ích lợi của việc lắng nghe tích cực.

- GV nhận xét.

C. Bài mới

1) Giới thiệu bài(1’) 2) Dạybài mới( 14’)

*Bài tập 1: Hãy dánh dấu x vào ô trống trước những điều cần thiết khi trình bày, diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4

- GV phát phiếu cho từng nhóm - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi từng nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét và kết luận chung.

*Bài tập 2: Theo em biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi nh thế nào? (Hãy đánh dấu x vào ô trước ý kiến em tán thành.)

- GV tổ chức cho học sinh làm cá nhân - GV y/c HS làm vở. Quan sát, giúp đỡ HS.

- Gọi HS lên trình bày.

- Ngoài những lợi ích trên việc biết trình bày suy nghĩ ý tưởng còn có lợi ích nào khác ? - GV nhận xét và kết luận chung.

Bài tập 3: Tự liên hệ

- Hát tập thể

- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét

*Thảo luận nhóm 4

- Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.

- Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

- Nói không đúng với suy nghĩ của mình

- Nói dài dòng.

- Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nét mặt một cách phù hợp.

- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.

*Làm việc cá nhân

- 4 HS trả lời miệng. Lớp nhận xét.

(30)

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi.

- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài HS trình bày trong từng tình huống.

-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ đọc rõ lời của các nhân vật trong bài.?. - Hiểu nội dung: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc

- Rèn kĩ năng đọc đúng thành tiếng, đọc trôi chảy thành bài. - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phẩy. - Hiểu nội dung bài chọn câu trả lời đúng. Kĩ năng: Rèn đọc

ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ 1 phút) - Hiểu ý chính của đoạn, nội dung bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.. Thuộc

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp.(trả lời được

Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ

Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm?. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ

- Hiểu nội dung: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người.. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ đọc rõ lời của