• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9 Ngày soạn : 29/10/2021

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 01 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN Luyện tập chung I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung Hs biết:

-Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

Giải bài toán có liên quan đến số đo độ dài và diện tích của một hình.

- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài. Phát triển Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

- Cẩn thận khi làm bài.

2. Yêu cầu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

1. Giáo viên:

- TBDH thông minh có sẵn bảng phụ ghi nội dung các bài tập trong sgk - SGK Toán

2. Học sinh:

- SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ Ánh

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức thi đua:

+ Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lương và cách viết đơn vị đo khối lượng dưới dạng STP.

- Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và cách viết đơn vị đo khối lượng dưới dạng STP.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS hát

- Mỗi một hàng của số thập phân ứng với 1 đơn vị đo tương ứng.

- Mỗi một đơn vị đo ứng với 2 hàng của số thập phân

- HS nghe - HS ghi vở

Lắng nghe

2. Luyện tập: 30’

Bài 1

-Gọi HS đọc y/c

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Hai đơn vị độ dài tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao

Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị cho trước.

- Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau hơn kém nhau 10 lần.

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả

Theo dõi, lắng nghe

(2)

nhiêu lần ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

* Kết luận: Mqh giữa các đơn vị đo độ dài ; cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

Bài 2

Gọi HS độc y/c

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu :

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Hai đơn vị đo khối lượng tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- GV nhận xét chữa bài

*Kết luận: Mqh giữa các đơn vị đo khối lượng ; cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

Bài 3

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa ki-lô-mét vuông, héc-ta, đề-xi-mét vuông với mét vuông.

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn và chia sẻ bài làm - GV nhận xét HS.

a) 42m 34cm = 42

100

34 m = 42,34m b) 56,29cm =56

100

29 m =56,29m c) 6m 2cm = 6

100

2 m =6,02m d) 4352 = 4000 m + 352m = 4km 352m = 4

1000

352 km = 4,352km

Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là kg

- Nhóm trưởng cho các bạn đọc đề bài và trả lời :

+ Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo khối lượng thành số đo có đơn vị là kg.

- Với hai đơn vị đo khối lượng tiếp liền nhau thì:

+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

+ Đơn vị bé bằng

10

1 đơn vị lớn.

a.500g = kg = 0,5kg b. 347g = kg = 0,347kg c. 1,5tấn = 1tấn = 1500kg

Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông

- 1 HS đọc yêu cầu: Viết các số đo diện tích dưới dạng số đo có đơn vị là m².

- HS lần lượt nêu : 1km² = 1 000 000m² 1ha = 10 000m² 1m² = 100dm²

HS làm bài và chia sẻ kết quả a.7km2= 7.000.000m2

b. 4ha= 40.000m2 c. 30dm2= 0,3m2 d. 300dm2= 3m2

(3)

* Kết luận : Mqh giữa các đơn vị đo diện tích ;viết số đo diện tích có đơn vị mét vuông

Bài 4

- Gv gọi HS đọc y/c

- Cho HS trao đổi nhóm bàn làm và chữa bài

- GV quan sát gúp đỡ khi cần thiết

? Vận dụng những kiến thức nào để làm bài tập

*Kết luận : Vận dụng dạng toán tổng tỉ, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, diện tích để giải bài toán tính diện tích

Bài 4

- HS đọc đề, trao đổi, làm bài và chia sẻ

Bài giải 0,15km = 150m Ta có sơ đồ:

Chiều dài: |---|---|---| 150m Chiều rộng: |---|---|

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

3 + 2 = 5(phần)

Chiều dài sân trường hình chữ nhật là:

150: 5 x 3 = 90(m)

Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là:

150 - 90 = 60(m)

Diện tích sân trường hình chữ nhật là:

90 x 60 = 5400(m2) 5400m2 = 0,54ha

Đáp số: 5400m2 ; 0,54ha

Nhắc lại theo cô

3. HĐ vận dụng:3’

-Gọi HS nhắc lại nội dung giờ học

GV nhận xét- tuyên dương HS Nhắc HS về nhà

Lắng nghe

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đại từ (Trang 92) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Yêu cầu chung :

- Hiểu khái niệm thế nào là đại từ.

- Nhận biết được đại từ trong cách nói hằng ngày, trong văn bản. Biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.

- Qua bài học, bồi dưỡng thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tình cảm yêu kính Bác.

(4)

* Tích hợp HCM: GD cho HS tình cảm yêu kính Bác. Vì sao nhà thơ lại bộc lộ điều đó? (Bổ sung câu hỏi ở BT 1 - luyện tập)

2. Yêu cầu riêng cho HSKT Theo dõi, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :

1. Giáo viên: Máy tính, máy trình chiếu.

2. Học sinh: Vở bài tập, SGK, từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài: - Viết bảng câu: Con mèo nhà em rất đẹp. Chú khoác trên mình tấm áo màu tro, mượt như nhung.

- Yêu cầu HS đọc câu văn

- Từ chú ở câu văn thứ 2 muốn nói đến đối tượng nào?

- Giới thiệu: Từ chú ở câu thứ 2 dùng để thay thế cho con mèo ở câu 1. Nó được gọi là đại từ. Đại từ là gì? Dùng đại từ khi nói,viết có tác dụng gì?

Chúng ta sẽ học bài hôm nay - Ghi bảng.

- Học sinh nghe

- Học sinh độc

- Học sinh mở SGK

Theo dõi,lắng nghe

2. Hoạt động Khám phá:

*Hoạt động cả lớp:

 GV đưa bảng phụ viết sẵn nội dung + Trong đoạn a từ tớ, từ cậu dùng để làm gì?

+ Trong đoạn b từ nó dùng để làm gì?

+ Những từ Hùng, Quý, Nam, chích bông thuộc loại từ gì?

+ Nếu không dùng những từ đó thay thế, 2 ví dụ trên được đọc như thế nào?

+ Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của 2 ví dụ đó?

+ Vậy các từ tớ, cậu, nó dùng để làm gì?

 HS trình bày ý kiến

 Nhận xét đúng sai.

*Kết luận: Những từ in đậm ở 2 đoạn

1. Nhận xét:

Bài 1: Cho biết các từ in đậm trong 2 câu a, b dùng để làm gì?

 HS đọc yêu cầu, trao đổi và trả lời câu hỏi.

 Đoạn a, c: tớ, cậu dùng để xưng hô

 Đoạn b: nó dùng thay thế cho từ chích bông (danh từ) khỏi bị lặp lại.

- Danh từ - Học sinh đọc

 Những từ in đậm ở 2 đoạn văn được dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ trong câu khỏi lặp

Lắng nghe

(5)

văn được dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ trong câu khỏi lặp lại từ ấy. Những từ đó được gọi là đại từ.

( Đại có nghĩa là thay thế. Đại từ có nghĩa là từ dùng để thay thế)

Đại từ còn dùng để thay thế cho loại từ nào nữa ? -> Tìm hiểu tiếp bài 2

*Hoạt động nhóm đôi:

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi nhóm đôi

- Giáo viên hướng dẫn chữa bài.

GV: Những từ in đậm ở 2 đoạn văn trên được dùng để thay thế cho động từ, tính từ trong câu khỏi lặp lại các từ ấy & gọi là đại từ.

+ Qua 2 BT em hiểu thế nào là đại từ?

Cho vídụ.

+ Đại từ dùng để làm gì?

 Yêu cầu HS đặt câu có dùng đại từ.

lại từ ấy.

 Những từ đó được gọi là đại từ.

Bài 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống với các dùng các từ nêu ở bài 1.

 1 HS đọc đề bài.

 HS đọc yêu cầu, trao đổi, thảo luận theo gợi ý sau:

+ Đọc kĩ từng câu.

+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.

+ Cách dùng từ ấy có gì giống cách dùng ở bài 1.

+ HS trình bày ý kiến.

 Nhận xét – bổ sung.

Đáp án:

 Đoạn a:Từ vậy thay thế cho từ

“thích thơ” (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.

 Đoạn b: Từ thế thay thế cho từ

“quý” (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.

2. Ghi nhớ: SGK trang 92.

 HS đọc ghi nhớ SGK.

 VD: Tôi yêu màu trắng, Nga cũng vậy.

3. Hoạt động luyện tập:

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- GV hướng dẫn HS nhận xét, giải đáp các câu hỏi:

+ Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

+ Vì sao nhà thơ lại bộc lộ điều đó?

Bài 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?Vì sao nhà thơ lại bộc lộ điều đó?

- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài

- HS làm bài cá nhân.

- HS phát biểu ý kiến.

Theo dõi

(6)

-> Những từ in đậm trong bài dùng để chỉ Bác Hồ để tránh lặp từ, các từ này viết hoa để tỏ thái độ tôn kính. Đoạn thơ đã nói lên tình cảm lưu luyến thương nhớ Bác của nhân dân Việt Bắc đối với BH khi Bác từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Là những người được sống trong hoà bình của một đất nước độc lập tự do, chúng ta cần biết ơn và kính trọng Bác

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Giáo viên phát vấn:

+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân

+ Các đại từ trên dùng để làm gì?

+ Mỗi đại từ đó chỉ nhân vật nào?

*Kết luận : đại từ dùng để thay thế tránh lặp.

Lời giải:

+ Chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ.

+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.

+ Nhà thơ muốn bộc lộ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn Bác của mình

Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau.

- HS nêu yêu cầu nội dung bài 2.

- Nhân vật tự xưng là ông và con cò.

- HS làm việc cá nhân: dùng bút chì gạch dưới các đại từ được dùng trong bài thơ.

- HS nhận xét bài trên bảng.

+ mày - ông- tôi- tôi - ông – nó.

- Các đại từ dùng để xưng hô, thay thế.

- Mày -> chỉ cò, nó -> mẹ con cái diệc,

ông -> chỉ người đang nói, tôi->

cái cò - Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài

+ Tại sao không thay thế từ chuột ở câu 1,2 bằng từ nó (hoặc chú)?

Bài 3: Dùng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện sau.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thảo luận theo cặp + Đọc kĩ câu chuyện

+ Gạch dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần

+ Tìm đại từ thích hợp thay thế + Viết lại đoạn văn đã thay thế - HS làm bài, nhận xét

- Lặp lại quá nhiều đại từ nó trong câu chuyện dễ gây nhàm chán

(7)

- GV chốt cách diễn đạt khi viết câu văn

+ HS đọc lại câu chuyện sau khi đã thay đại từ. So sánh sánh với cách diễn đạt ban đầu

4. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (3 phút) + Thế nào là đại từ? Nêu tác dụng của đại từ?

- GV: Khi nói hoặc viết để tránh lặp từ gây nhàm chán cho người đọc, người nghe, các em cần chú ý sử dụng đại từ để xưng hô, thay thế.

- Nhận xét giờ học

- Bài tập về nhà: Hoàn thành vào VBT

Theo dõi, nhắc lại theo cô

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập thuyết trình, tranh luận (91 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

- Nắm được cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi HS qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.

 Bước đầu biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch; thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.

- Rèn cho HS sự mạnh dạn, tự tin.

2. Yêu cầu riêng cho HSKT:

- Theo dõi, nhắc lại theo bạn

* Giáo dục kĩ năng sống:

 Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, diễn đạt gẫy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).

 Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).

 Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận) II. ĐÔ DÙNG DẠY- HỌC:

1.Giáo viên: SGK, viết sẵn nội dung các bài thuyết trình.

2. Học sinh : SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ánh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- HS thi đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trình bày - HS nghe

Theo dõi

(8)

2. Hoạt động luyện tập: 30’ Lắng

nghe

* Hoạt động nhóm bàn (Rèn kĩ năng hợp tác)

 HS đọc yêu cầu của bài 1 và nêu yêu cầu.

 HS dựa theo câu hỏi gợi ý trong SGK và trả lời câu hỏi

 HS phát biểu, nhận xét đúng sai.

 Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận điều gì?

 Thầy dẫ lập luận ntn?

 Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận ntn?

 Khi tranh luận và thuyết trình cần phải có điều kiện gì?

Kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp rất nhiều cuộc tranh luận, thuyết trình. Để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự chúng ta phải có lời nói vừa đủ nghe, thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại, tránh nóng nảy hay bảo thủ...

* Hoạt động nhóm 6 (Rèn kĩ năng hợp tác; Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực).

 Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài 2.

 Gọi HS đọc lại câu mẫu.

 Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và tổ chức sắm vai.

 Từng nhóm trình bày ý kiến.

 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV tuyên dương nhóm có khả năng tranh luận và thuyết trình tốt.

Bài 1: Đọc thầm lại bài “Cái gì quý nhất”.

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: trên đời này, cái gì quý nhất.

b) Hùng:

+ Đưa ý kiến: Quý nhất là lúa gạo

+ Lí lẽ: Ai cũng phải ăn mới sống

được.

+ Cách trình bày: Dùng câu hỏi có ý khẳng định.

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận người lao động mới là quý nhất.

 Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị

 ý kiến của thầy giáo thể hiện thái độ tôn trọng người đang tranh luậnvà lập luận rất có tình có lí.

 Phải hiểu biết về vấn đề; có ý kiến riêng; có dẫn chứng; tôn trọng người tranh luận.

Bài 2: Hãy đóng vai một trong 3 bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng lí lẽ và đưa dẫn chứng làm cho lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

 HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.

 HS đọc lại câu mẫu.

 HS thảo luận trong nhóm và tổ chức sắm vai.

(9)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm trả lời - GV bổ sung nhận xét câu đúng

- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng

- Kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp rất nhiều cuộc tranh luận, thuyết trình. Để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự chúng ta phải có lời nói vừa đủ nghe, thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại, tránh nóng nảy hay bảo thủ...

3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: (5 phút) + Qua bài này, em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?

GV nhận xét giờ học..

Bài 3: Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận:

a. Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì?

- HS trả lời

+ Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình tranh luận

+ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết tranh luận

+ Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng

b. Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự , người nói cần có thái độ như thế nào?

- Thái độ ôn tồn vui vẻ - Lời nói vừa đủ nghe - Tôn trọng người nghe - Không nên nóng nảy

- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác

- Không nên bảo thủ, cố tình cho ý của mình là đú

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn : 30/10/2021

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 02 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 47: Kiểm tra giữa học kì I (Theo Lịch của PGD)

_________________________________________

TV- TẬP ĐỌC

Tiết19 : Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1)

(10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung

- Kiểm tra đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần, phát âm rõ tốc độ 120 chữ/phút; Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Hiểu nội dung của các bài thơ, bài văn đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam- Tổ Quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

- Yêu đất nước, con người, thiên nhiên.

b. Yêu cầu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

- Nhắc lại nội dung theo cô và bạn

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

III. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC:

- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9; Phiếu khổ to, bút dạ.

- HS : SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của Ánh 1. HĐ mở đầu: 2’

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học

2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 10’

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc

- Nhận xét từng HS 2. HĐ luyện tập: 26’

Bài 2. VBT trang 64. Thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo bảng sau: 29’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và phát phiếu khổ to cho HS.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe

Nhắc lại theo cô

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

(11)

Việt Nam tổ quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân

Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam

Cánh chim hoà bình

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.

Ê-mi-li, con....

Tố hữu Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

Con người với thiên

nhiên

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của Nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ảnh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao

4. HĐ vận dụng: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL và luyện đọc.

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

ĐẠO ĐỨC Tình bạn (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Góp phần PT NL Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi

- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

2. Yêu cầu riêng cho HSKT:

Theo dõi, lắng nghe

*GDKNS:

- Kĩ năng tư duy, phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

* Sách Bác Hồ:

(12)

- Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

- Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay.

- Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tình huống dụng cụ đóng tình huống.

2. Học sinh: VBT, SGK ; Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ánh 1. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- Em hãy nêu lại ghi nhớ?

- Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp?

- GV nhận xét bổ sung. đánh giá.

* Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.

- 3 HS nêu.

- HS lắng nghe

Lắng nghe

2. Luyện tập :

Hoạt động 1 : Nhóm đôi:

- GV giao việc: HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến.

- Gọi HS lên trình bày - Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Kết luận: Các em cần biết đoàn kết giúp đỡ bạn để tình bạn được lâu bền.

1. Xử lí tình huống:

Bài 1: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?

a. Bạn em có chuyện vui.

b. Bạn em có chuyện buồn.

d. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.

e. Bạn phê bình khi em bị mắc khuyết điểm.

g. Bạn em nghỉ ốm phải nghỉ học.

- HS đại diện bàn trình bày.

- Mỗi HS trình bày 1 tình huống và giải thích lý do.

- HS nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe, theo dõi

*Hoạt động nhóm:(Kĩ năng ra quyết định)

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Gọi các nhóm lên đóng vai.

- Yêu cầu các nhóm và lớp thảo luận.

2. Đóng vai

Bài 2: Đóng vai các tình huống để thể hiện một tình bạn đẹp.

a. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt .

b. Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm.

- HS lắng nghe yêu cầu

- Các nhóm trình bày cách đóng vai của nhóm mình trước lớp.

Lắng nghe, nhắc theo cô

(13)

- Bình chọn bạn đóng vai hay, xử lí tình huống tốt.

+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?

+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái?

Em có giận có trách bạn không?

Kết luận: Các em cần biết đoàn kết; Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là bạn tốt.

- Các nhóm khác nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

* Tiêu chí đánh giá:

- Cách ứng xử của các nhân vật trong nhóm phải thật sự tự nhiên; thể hiện tình bạn tốt.

- Nghiêm túc khi tham gia đóng vai.

- Điệu bộ cử chỉ của nhân vật phù hợp nội dung tình huống.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

3. Liên hệ:6’

- GV yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân về cách đối xử với bạn xung quanh mình.

- GV gọi 1 số HS trình bày.

- GV nhận xét, khen ngợi HS Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đó có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.

* Hoạt động cả lớp: Học tập gương sáng

- HS kể trước lớp câu chuyện về tấm gương sáng về tình bạn đẹp;

hoặc hát bài hát, đọc một bài thơ nói về tình bạn đẹp mà mình đã chuẩn bị từ tiết trước.

- Câu chuyện (bài hát) đã kể về ai?

- Chúng ta học được gì từ câu chuyện ấy?

* Sách Bác Hồ: GV kể chuyện

“Thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng.”

- GV hỏi:

*Liên hệ thực tế:

- HS lắng nghe yêu cầu.

- Phát biểu, kể trước lớp việc làm của mình.

Bài 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn - HS kể về tình bạn của mình.

- HS trả lời.

Lắng nghe, Theo dõi

(14)

+ Trong thư Bác đã dùng hình ảnh so sánh gì khi nói về nỗi đau của Người khi mất đi một thanh niên Việt Nam yêu nước?

+ Lá thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

GV: Chúng ta, ai cũng có bạn bè.

Bạn bè là người cùng học, cùng chơi với các em hằng ngày, cũng có thể là những người ở rất xa mà em chưa biết mặt,…nhưng đều yêu quý nhau, xây dựng tình bạn ngày càng đẹp hơn.

- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời.

4. HĐ vận dụng: 4’

- Yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV: Biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS nhận xét

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

TV- CHÍNH TẢ

Tiết 10 : Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ . Nắm được 1 số từ ngữ miêu tả thiên nhiên. Hiểu được nội dung bài viết: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ và gìn giữ nguồn nước.

- Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại rừng.

b. Yêu cầu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

- Nhắc lại theo cô và bạn

(15)

* GDMT: Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ bài tập 2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của Ánh 1. HĐ mở đầu: 3’

- Nêu mục tiêu tiết học.

2. HĐ luyện tập: 33’

a. Kiểm tra tập đọc: 10’

- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.

b. Viết chính tả: 26’

* GDBVMT: Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?

- Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?

- Bài văn cho em biết điều gì?

- GV đọc cho HS viết các từ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch.

- Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa?

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc lại toàn bài.

- Chấm 7 bài.

- Nhận xét chung.

3. HĐ vận dụng:3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.

- 1 HS đọc bài văn.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.

- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

- Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- HS viết nháp, 2 HS viết bảng lớp.

- Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

Lắng nghe

Viết, tô chữ theo cô giáo

Nhắc lại theo cô

Lắng nghe ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn : 31/10/2021

(16)

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 03 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 48: Cộng hai số thập phân I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung

Giúp HS biết cách cộng hai số thập phân.

 Bước đầu HS có kĩ năng cộng hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế

 HS thực hiện cộng được hai số thập phân, làm được bài toán có lời văn có cộng hai số thập phân.

- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.

b. Mục tiêu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Ư DCNTT, máy tính, ti vi, bảng phụ;

- HS: Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của Khải 1. HĐ Mở đầu: 5’

- Viết các STP sau thành PSTP 2,5 = 12,45 = 2,67 = 3,04 = - GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài. Ghi tên bài 2. Hình thành KT mới: 32'

a. Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân

- 2 HS lên bảng.

Lắng nghe

Lắng nghe a, Ví dụ:

* Hình thành phép cộng hai số thập phân.

- G vẽ đường gấp khúc ABC như sgk lên bảng, sau đo nêu bài toán:

Đương gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?

? Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

- G nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là mộ tổng

- Học sinh nghe và phân tích đề toán

- Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC.

- Tổng 1,84m + 2,45m.

Theo dõi, nhắc lại theo cô và bạn

(17)

của hai số thập phân.

* Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. ( G gợi ý: có thể đổi ra đơn vị mét)

- Gv gọi học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.

- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 m các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti - mét rồi tính, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét.

Làm như vậy rất mất thời gian, vị vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

- G hướng đẫn học sinh cách đặt tính như trong sách giáo khoa( vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):

* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau( đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

* Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.

- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:

1,84m = 184cm 2.45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúcABC là:

184 + 245 = 429(cm) 429cm = 4,29m

- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29 m

- HS cả lớp theo dõi thao tác của giáo viên .

- HS thực hiện:

- HS so sánh hai phép tính:

* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

*Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có

(18)

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điển giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân.

b, Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính 15,9 + 8,75

- GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.

c. Ghi nhớ

- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.

3. HĐ Luyện tập - thực hành Bài 1

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi học sinh chữa bài của bạn

dấu phẩy.

- Trong phép tính cộng hai số thập phân( viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

- HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

*Đặt tính: viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới 15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

* Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

- Một số HS nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tự học thuộc lòng ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.

Bài 1

- 2 học sinh đọc đề bài

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

(19)

trên bảng.

5 , 82

3 , 24

2 ,

58

23,44

08 , 4

36 ,

19

99 , 324

19 , 249

8 ,

 75

863 , 1

868 , 0

995 ,

0 Đặt tính

theo cô và bạn

- GV yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- GV hỏi: Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?

- Gv nhận xét học sinh.

Bài 2

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.

- GV yêu cầu HS làm bài

- HS nhận xét bài của bạn đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 2 HS vừa lên bảng lần lượt nêu, mỗi học sinh nêu cách thực hiện1 phép tính. Ví dụ phép tính đầu tiên:

* Đặt tính: Viết 58,5 sau đó viết 24,3 dưới 58,3 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, hàng phần mười thẳng hàng phần mười, đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.

* Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên:

. 2 cộng 3 bằng 5 , viết 5.

. 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1.

. 5 cộng 1 là 6. 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.

* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- HS : Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Bài 2

- HS đọc thầm đề bài và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính tổng hai số thập phân.

- 1 HS nêu như phần Ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Lắng nghe

(20)

17,4 6 , 9

8 ,

7

44,57 75 , 9

82 ,

34

018 , 93

37 , 35

648 , 57

- Gv yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ thể( nếu cần)

- GV nhận xét học sinh.

Bài 3

- GV gọi 1 HS đọc đề trước lớp.

- Gv yêu cầu HS tự làm bài .

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính :

32,6 + 4,8 = 37,4 - GV nhận xét và HS.

4. HĐ Vận dụng: 2’

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- Cần lưu ý học sinh cách đặt tính, sao cho dấu phẩy thẳng hàng với dấu phẩy.

- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài 3

Bài giải Tiến cân nặng là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

TV- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 19 : Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. Nắm được 1 số từ ngữ miêu tả thiên nhiên. Tìm và ghi lại các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2). Trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của nhà văn.

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Yêu đất nước, con người Việt Nam.

(21)

b. Yêu cầu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

- Đọc theo cô và bạn một số tên chủ điểm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1GV: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị từ tiết 1).

2.HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của Ánh 1.HĐ mở đầu: 1’

- Nêu Mục đích của tiết học - Gv giới thiệu bài. Ghi tên bài 2. Ôn tập: 36’

a. Kiểm tra tập đọc - Tiến hành như ở tiết 1 b. Hướng dẫn bài tập Bài 2

? Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chon chi tiết mà mình thích

+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiế ấy. (Để giải thích lý do thích em viết thành đoạn văn (5 câu) trong đó lưu ý đến nội dung câu văn, các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả, cách dùng từ của tác giả có gì đặc sắc để tạo nên cái đẹp của câu văn, bài văn.

- Gọi 1 HS trình bày phần bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS (Nếu có)

- Nhận xét, khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lý do.

Lưu ý: GV đi theo từng bài văn để

- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu:

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc;Kỳ diệu rừng xanh; Đất Cà Mau.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm vào vở bài tập.

Ví dụ:

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Em thích chi tiết: Trong vường lắc lư những chùm quả …. chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế.

Từ Vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan, gời cho tả cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và kinh tế.

- Em thích chi tiết: Ngày không nắng, không mưa, …. kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã . Ở đây con người rất chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Tác

Lắng nghe

Nhắc theo cô và bạn

(22)

nhiêu HS có thể tìm thấy những chi tiết hay trong 1 bài.

3. HĐ vận dụng: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.

giả miêu tả hoạt động của con người giữa bức tranh quê làm cho bức tranh quê ấy thêm đẹp và sinh động....

b) Một chuyên gia máy xúc

- Em thích chi tiết tả ngoại hình cỉa anh A-tếch-xây: Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng.... tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật. Sự miêu tả ấy thật đúng với ngoại hình của một người ngoại quốc, vừa toát lên vẻ gần gũi, thân mật của anh với công việc, con người Việt Nam...

c) Kì diệu rừng xanh

- Em thích nhất chi tiết: Một thành phố bnấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như mộ người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc nhưng người tí hon. Cách miêu tả, so sánh của tác giả làm cho người đọc có những liên tưởng thú vị, bất ngờ...

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau

Lắng nghe

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

Buổi chiều

LỊCH SỬ

Tiết 9: Cách mạng mùa thu I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a. Yêu cầu chung

(23)

- Sự kiện tiêu biểu của CM tháng 8 ở nước ta là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn.

- Ngày 19/8 trở thành ngày CM tháng 8 ở nước ta. Ý nghĩa lịch sử CM tháng 8.

* Giảm tải: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

- Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước.

b. Yêu cầu riêng cho HSKT - Theo dõi, lắng nghe

- Nhắc lại một số ý chính theo cô và bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh tư liệu về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.

- Phiếu học tập của HS, máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của Ánh 1. HĐ mở đầu:(5')

- Thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ - Tĩnh?

- Trong những năm 1930– 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới?

-Gv giới thiệu bài. Ghi tên bài 2.Hình thành KT: (32')

* Hoạt động 1: Thời cơ cách mạng.

Làm việc cả lớp. Đọc phần chữ nhỏ trong SGK và trả lời câu hỏi

+Tình hình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này ntn?

+Trước tình hình đó, Đảng và Bác Hồ quyết định điều gì?

- GV giới thiệu tình hình nước ta những năm 1940 đến 1945 và thời cơ của CM nước ta.

- 2 -3 HS trả lời

- HS theo dõi.

+ Từ 1940, Nhật và Pháp cùng dô hộ nước ta nhưng tháng 3/

1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta.Tháng 8/

1945 quân Nhật ở Châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng suy giảm rất nhiều.

+Ra lệnh toàn dân khởi nghĩa ở những thành phố lớn:Huế, Sài Gòn, nhất là ở Hà Nội.

- HS trao đổi nêu ý kiến trả lời.

Lớp nhận xét bổ sung.

Theo dõi, lắng nghe

Lắng nghe, nhắc lại theo bạn

(24)

* Hoạt động 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945.

- Làm việc theo nhóm.

- GV chia nhóm, phát phiếu học tập.

Cùng đọc nd SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Cuộc KN bắt đầu vào thời gian nào?

- Không khí cách mạng của ngày 19/8/45?

- Cuộc mít tinh phát triển ntn?

- Cuộc biểu tình ở Khâm Sai diễn ra ntn?

- Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội đạt kết quả ra sao?

*HĐ 3: Liên hệ cuộc KN ở HN với cuộc KN ở các địa phương

- Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí như thế nào?

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động thế nào tới tinh thần CM của nhân dân cả nước?

- GV giới thiệu cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.

- Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương em?

* Hoạt động 4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám.

- Vì sao nhân dân ta giành được chính quyền?

- Thắng lợi của CM T8 có ý nghĩa

HS thảo luận nhóm 4 trả lời:

- HS trình bày trước lớp dựa vào 1số câu hỏi sau:

- Ngày 18/8/1945, cả HN xuất hiện cờ đỏ sao vàng,tràn ngập khí thế CM

- Sáng 19/8/45, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng...

- Cuôc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền...

- Lính bảo an được lệnh sẵn sàng nổ súng. Quần chúng hô khẩu hiệu ...

- Cuộc khởi nghĩa toàn thắng

- Hà Nội là cơ quan đầu não của giặc, nếu HN không giành được chính quyền thì ở các địa phương khác cũng gặp khó khăn

- HS tự liên hệ

- Vì nd ta có lòng yêu nước sâu sắc,có Đảng lãnh đạo,chớp được thời cơ..

- Cho thấy lòng yêu nước và tinh thần CM của nd ta,chúng ta đã

Theo dõi, hoạt động cùng các bạn

Lắng nghe, nhắc lại một số ý

(25)

ntn?

- Cuộc vùng lên của ND đã thu được kết quả gì?

- KQ đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà?

* GV kết luận về ý nghĩa của CM T8.

3.HĐ vận dụng: 3’

- HS đọc ghi nhớ SGK

- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.

giành được độc lập....

- Nêu ý kiến.

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

KHOA HỌC

Tiết 19 : Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

Giúp học sinh:

- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông. Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ.

- Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thần khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

2. Yêu cầu riêng cho HSKT: HS nêu được số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến bị tai nạn.

- Kĩ năng cam kết thựuc hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

* Giáo dục BVMT: - Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.

* Giáo dục An toàn giao thông: Thực trạng giao thông ở nước ta.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh hoạ trong SGK/36, 37.

- Học sinh sưu tầm Tranh ảnh về các vụ tai nạn giao thông.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(26)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Ánh 1 – HĐ mở đầu: 5’

- Cho HS tổ chưc chơi trò chơi

"Bắn tên" với các câu hỏi sau:

- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?

- Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?

- Tại sao khi bị xâm hại chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự?

- GV nhận xét.

- GV cho HS quan sát bức ảnh tai nạn giao thông.

+ Bức ảnh chụp cảnh gì?

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2.2. Hình thành KT:

* Hoạt động 1: 12’ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông

- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của học sinh.

- Gv nêu yêu cầu: Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông đường bộ mà em đã từng được chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?

- Gv ghi nhanh những nguyên nhân gây TNGT mà học sinh nêu lên bảng:

- GV kết luận: Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

* Hoạt động 2:10’ Những vi phạm luật giao thông của người

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS quan sát, trả lời.

- HS ghi vở

- Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các thành viên.

- 5 đến 7 học sinh kể về tai nạn GTĐB mà mình biết trước lớp.

+ Phóng nhanh vượt ẩu.

+ Lái xe khi say rượu.

+ Bán hàng không đúng nơi quy định.

+ Không quan sát khi sang đường.

+ Xe máy không có đèn báo hiệu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức của người tham gia giao thông đường bộ chưa tốt.

HS nêu 1 vài lí do nguyên nhân tai nạn

(27)

tham gia và hậu quả của nó.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trong SGK/40, trao đổi và thảo luận để:

1, Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?

2, Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông

đó?

3, Hậu quả của vi phạm đó là gì?

- Gv kết luận: * Có rất nhiều nguyên nhân gây TNGT. Có những TNGT không phải do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh TNGT.

* Hoạt động 3: 10’ Những việc làm để thực hiện ATGT.

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:

+ Phát bảng phụ cho từng nhóm.

+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK/41 và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện ATGT.

+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, yêu cầu đọc phiếu và các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.

GV: Làm việc cả lớp.

-KNS: GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông - GV ghi lại các ý kiến trên bảng và tóm tắt kết luận chung .

- Học sinh phát biểu bổ sung những nguyên nhân gây TNGT mà bạn chưa nêu.

- Học sinh lắng nghe.

+ Hình 1: Trẻ em chơi dưới lòng đường, trên vỉa hè người bày hàng bán quán. Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ .

+ Hình 2: Một em nhỏ vội vàng phóng xe vượt đèn đỏ. Tai nạn có thể xảy ra với em nhỏ đó.

+ Hình 3: Có 3 bạn nhỏ đang đi xe đạp dàn hàng 3. Gây cản trở giao thông.

+ Hình 4: Một người tham gia giao thông chở hàng hóa cồng kềnh. Gây cản trở giao thông.

- Học sinh hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

Thảo luận cặp theo hướng dẫn GV

- Một số HS trình bày kết quả thảo luận

H.5 : Thể hiện việc HS được học về luật giao thông đường bộ

H.6 : Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm .

H.7 : Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định - Mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông.

- HS trả lời .

*TNGT xảy ra hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông.

+ Đi đúng phần đường quy

Quan sát tranh minh họa SGK

Hoạt động theo nhóm

(28)

- Gv nhận xét, khen ngợi học sinh có hiểu biết để thực hiện ATGT.

3. HĐ vận dụng: 3’

- GV tổng kết nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS.

định.

+ Học luật ATGT đường bộ.

+ Khi đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông.

+ Đi xe đạp sát lề đường bên phải, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

+ Không đi hàng ba, hàng tư, vừa đi vừa nô đùa.

+ Khi sang đường phải quan sát kĩ các phương tiện và phải xin đường.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________________

ĐẠO ĐỨC Tình bạn (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Góp phần PT NL Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi

- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

2. Yêu cầu riêng cho HSKT:

Theo dõi, lắng nghe

*GDKNS:

- Kĩ năng tư duy, phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

* Sách Bác Hồ:

- Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

- Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay.

- Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:

(29)

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tình huống dụng cụ đóng tình huống.

2. Học sinh: VBT, SGK ; Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ánh 1. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- Em hãy nêu lại ghi nhớ?

- Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp?

- GV nhận xét bổ sung. đánh giá.

* Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.

- 3 HS nêu.

- HS lắng nghe

Lắng nghe

2. Luyện tập :

Hoạt động 1 : Nhóm đôi:

- GV giao việc: HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến.

- Gọi HS lên trình bày - Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Kết luận: Các em cần biết đoàn kết giúp đỡ bạn để tình bạn được lâu bền.

1. Xử lí tình huống:

Bài 1: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?

a. Bạn em có chuyện vui.

b. Bạn em có chuyện buồn.

d. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.

e. Bạn phê bình khi em bị mắc khuyết điểm.

g. Bạn em nghỉ ốm phải nghỉ học.

- HS đại diện bàn trình bày.

- Mỗi HS trình bày 1 tình huống và giải thích lý do.

- HS nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe, theo dõi

*Hoạt động nhóm:(Kĩ năng ra quyết định)

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Gọi các nhóm lên đóng vai.

- Yêu cầu các nhóm và lớp thảo luận.

- Bình chọn bạn đóng vai hay, xử lí tình huống tốt.

2. Đóng vai

Bài 2: Đóng vai các tình huống để thể hiện một tình bạn đẹp.

a. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt .

b. Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm.

- HS lắng nghe yêu cầu

- Các nhóm trình bày cách đóng vai của nhóm mình trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

* Tiêu chí đánh giá:

- Cách ứng xử của các nhân vật trong nhóm phải thật sự tự nhiên; thể hiện tình bạn tốt.

Lắng nghe, nhắc theo cô

(30)

+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?

+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái?

Em có giận có trách bạn không?

Kết luận: Các em cần biết đoàn kết; Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là bạn tốt.

- Nghiêm túc khi tham gia đóng vai.

- Điệu bộ cử chỉ của nhân vật phù hợp nội dung tình huống.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

3. Liên hệ:6’

- GV yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân về cách đối xử với bạn xung quanh mình.

- GV gọi 1 số HS trình bày.

- GV nhận xét, khen ngợi HS Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đó có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.

* Hoạt động cả lớp: Học tập gương sáng

- HS kể trước lớp câu chuyện về tấm gương sáng về tình bạn đẹp;

hoặc hát bài hát, đọc một bài thơ nói về tình bạn đẹp mà mình đã chuẩn bị từ tiết trước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng đọc đúng thành tiếng, đọc trôi chảy thành bài. - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phẩy. - Hiểu nội dung bài chọn câu trả lời đúng. Kĩ năng: Rèn đọc

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

Kiến thức: Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì 1 (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ 1 phút) - Hiểu ý chính của đoạn, nội dung bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.. Thuộc