• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn : 1/1/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết dấu hiệu chia hết hoặc không chia hết cho 9.

2.Kĩ năng: Áp dụng dấu hiệu để giải các bài toán liên quan.

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm toán.

* Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*HSHN: HS biết dấu hiệu chia hết hoặc không chia hết cho 9. Áp dụng dấu hiệu để giải các bài toán liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM, máy tính bảng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 1 số em nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, chia hết cho 5. Cho ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Dấu hiệu chia hết cho 9 (10’)

- Gọi HS lần lượt nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9

- GV ghi thành 2 cột.

9 : 9 = 1 10 : 9 = 1 (dư 1) 18 : 9 = 2 20 : 9 = 2 (dư 2) 72 : 9 = 8 100 : 9 = 11 (dư 2) 81 : 9 = 9 816 : 9 = 90 (dư 6)

- Tiến hành thử cộng tổng các chữ số trong mỗi số và nêu

- Em nhận xét gì về những số chia hết cho 9 ở trên? (Các số đó đều có tổng các chữ số là một số chia hết cho 9: 9, 18, 27... )

- Giới thiệu: Đó là dấu hiệu chia hết cho 9 - Hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9?

Nêu ví dụ về số chia hết cho 9?

- Những số như thế nào thì không chia hết cho 9? Cho VD?

- Để nhận biết 1 số có chia hết cho 9 hay không ta làm như thế nào?

- 2 hs lên bảng - Gọi Hs nhận xét

- 2, 3 HS nêu - Hs theo dõi

*HSHN nêu cùng các bạn

-HS, HSHN thực hiện

- Hs nối tiếp nêu: Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

*HSHN nhắc lại.

- Những số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9

- Ta cộng tổng các chữ số lại với nhau xem tổng đó chia hết cho 9

(2)

- Gọi HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

c. Thực hành Bài 1: (5’) PHTM

- Giao bài tập cho HS qua máy tính bảng - Cho HS làm bài.

- GV quan sát HS làm

- Nhận xét, kết luận kết quả.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?

Bài 2(5’)

- GV treo bảng phụ - Gọi HS nêu yêu cầu.

- Lớp và GV nhận xét

- Tại sao 5554 không chia hết cho 9? Dựa vào dấu hiệu nào?

- Gv nhận xét

Bài 3 :(5’) Gọi HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- GV chốt: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9, chọn và viết số phù hợp.

Bài 4(5’) Gọi HS đọc bài, cả lớp làm bài.

Dựa vào đâu em làm như vậy?

- GV chốt: Với tổng 2 chữ số đã cho, ta chỉ việc tìm số sao cho cả 3 chữ số đó cùng có tổng chia hết cho 9.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs. Dặn hs chuẩn bị bài sau: “Dấu hiệu chia hết cho 3”

thì chi hết cho 9 - 3 HS nêu

*HSHN nhắc lại.

- Hs, HSHN làm bài

- Lớp nộp bài, nhận xét, chữa bài.

Các số chia hết cho 9 là:

99, 108, 5643, 29385

- HSHN nêu yêu cầu

- Lớp tự làm. *HSHN làm vào vở - 1 hs nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 hs nêu yêu cầu

- Hs, HSHN trao đổi theo cặp - Hs trả lời

- Đại diện 1; 2 cặp trình bày - HS, HSHN lắng nghe - Lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng

- Lớp làm vào vở. HSHN làm bài vào vở

- Đổi vở kiểm tra chéo - Nhận xét bài bạn, bổ sung

____________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện cổ thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ đã học ở học kì I.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*Góp phần phát triển năng lực

(3)

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện cổ thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu ghi tên các bài tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(15’): Hoàn thành bảng

- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?

- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

- Gv hướng dẫn, giúp đỡ Hs

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Đọc các câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- HS mở sách

- HS, HSHN lên bốc thăm chọn bài

- HS, HSHN đọc bài. Lớp theo dõi, lắng nghe, nhận xét.

- Hs, HSHN làm việc theo nhóm.

- Hs dán kết quả.

- Đại diện Hs báo cáo.

- HSHN lắng nghe - Lớp nhận xét.

_________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học;

(4)

bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước 2. Kỹ năng:- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- phiếu ghi tên các bài Tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Kiểm tra các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài. Gv đặt câu hỏi về nội dung bài. Kiểm tra 5 Hs

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(6’): Đặt câu - Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Hướng dẫn HS làm bài

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa bài.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 3(9’)

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn trong từng tình huống.

- Gv lưu ý Hs cần phân biệt ý nghĩa các câu tục ngữ theo 3 nhóm khác nhau.

- Yêu cầu hs đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Hs, HSHN bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN tự làm bài vào vở bài tập.

- Hs, HSHN nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- Nguyễn Hiền là người có chí lớn.

- Cao Bá Quát nhờ kiên trì, khổ luyện viết chữ nên đã được mệnh danh Văn hay chữ tốt…

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN nhớ nối tiếp đọc lại các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập đọc:

Có chí thì nên Đáp án:

1. Tình huống a:

- Có chí thì nên.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Người có chí thì nên.

- Nhà có nền thì vững.

2. Tình huống b:

- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

- Lửa thử vàng gian nan thử sức.

(5)

- Gv giúp đỡ học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Kể thêm những câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Thua keo này bày keo khác.

3.Tình huống c:

- Ai ơi đã quyết thì hành.

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

- Hãy lo bền chí câu cua.

Dù ai câu trạch câu rùa mặc ai.

- HS, HSHN nêu

____________________________________________

Khoa học

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Làm thí nghiệm chứng minh:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

2.Kĩ năng: Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn.

3.Thái độ: Hs say mê hứng thú với môn học.

* Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

*HSHN: - Làm thí nghiệm chứng minh:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 70, 71. Sgk

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: 2 cây nến, 2 lọ thuỷ tinh, 1 lọ thuỷ tinh không đáy, đế kê

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Không khí có những tính chất gì?

-Không khí gồm những thành phần nào?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

- 2Hs trình bày.

Nhận xét

(6)

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(15’):Tìm hiểu vai trò của ô - xi đối với sự cháy

- Gv chia nhóm yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra đồ dùng thí nghiệm

- Yêu cầu đọc mục Thực hành trang 70.

Sgk để biết cách làm.

- Các nhóm làm thí nghiệmnhư chỉ dẫn Sgk và quan sát sự cháy của các ngọn nến.

- Yêu cầu Hs ghi lại theo mẫu phiếu:

Kích thước lọ thuỷ tinh

Thời gian cháy

Giải

1, Lọ thuỷ tinh tohích 2. Lọ thuỷ tinh nhỏ

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

* Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy.

Hoạt động 2(15’):Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.

- Gv chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí n0 này.

- Yêu cầu đọc mục Thực hành Sgk, thí nghiệmtrang 70, 71 để biết cách làm.

- Gv hướng dẫn thêm cho bằng những câu hỏi gợi ý.

- Lắng nghe báo cáo của học sinh.

* Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.

GV liên hệ thực tế hướng dẫn học sinh vai trò của không khí đối với sự cháy:

Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn,dập tắt lửa khi có hoả hoạn.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Muốn duy trì sự cháy, ta cần làm như

- Hs, HSHN về nhóm của mình.

- Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thí nghiệm

- đọc Sgk.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.

- Ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

- Báo cáo kết quả.

- HS, HSHN Nhận xét bổ sung.

- Học sinh, HSHN nhắc lại.

- HS, HSHN về vị trí nhóm của mình.

- Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thí nghiệm của nhóm mình.

- Đọc mục thực hành trong Sgk.

- HS, HSHN thực hành làm thí nghiệm.

- HS báo cáo kết quả làm việc.

*HSHN lắng nghe

Không khí phải được lưu thông

(7)

thế nào?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau.

_____________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ điểm tháng 1: Ngày tết quê em

I. MỤC TIÊU

- Học sinh có một số hiểu biết về ngày tết quê em của dân tộc.

- Biết viết và nói lời chúc tết đến những những người xung quanh.

- Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin, hợp tác với bạn bè khi tham gia chơi các trò chơi dân gian.

*HSHN: Học sinh có một số hiểu biết về ngày tết quê em của dân tộc.

- Biết viết và nói lời chúc tết đến những những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Trống, khăn quàng đỏ, dùi, bông hoa bằng giấy

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.HĐ khởi động(5’):

a. Giới thiệu chủ đề

Để mở đầu tiết học hôm nay cô mời các em đứng dậy nghe và vận động theo giai điệu bài hát.

GV mở bài hát Sắp đến tết rồi.

HS, HSHN nghe và vận động theo bài hát

GV Các em vừa được nghe bài hát gì? (HS: Sắp đến tết rồi) Khi giai điệu bài hát cất lên em cảm thấy thế nào?

Các em ạ! Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến tết. Ngày tết tất cả mọi người đều thấy háo hức, phấn khởi. Để các em có hiểu biết đầy đủ hơn về ngày tết, tiết HĐGD hôm nay cô sẽ tổ chức cho các hoạt động theo chủ đề Ngày tết quê em.

Để biết được không khí, sự chuẩn bị và các hoạt động trong ngày tết ra sao cô mời mời các em đến với hoạt động 1- Chia sẻ

HĐ 1( 10’): Chia sẻ

Hãy nói cho nhau nghe những điều em biết về ngày tết quê em.

*HSHN, HS thảo luận nhóm chia sẻ trong nhóm

Thời gian dành cho các em chia sẻ trong nhóm là 5 phút. Bắt đầu Thời gian đã hết

Các em có muốn nghe chia sẽ từ nhóm bạn không?

Chúng ta thấy phần chia sẽ của bạn như thế nào -HS, HSHN chia sẻ

Nhóm 1: Ngày tết quê em còn có những tên gọi khác nữa : Tết nguyên Đán, Tết cả, tết ta, tết âm lịch. Tết là ngày của đoàn tụ, ngày tạ ơn và là ngày của hi vọng.

Hằng năm khi tết đến dù làm bất cứ nghề gì, nơi đâu người Việt Nam đều mong trở về sum họp dưới mái ấm gia đình.

Bây giờ cô mời các em hướng mắt lên màn hình xem một số hình ảnh về ngày tết.

(8)

Chuyển: Ngày tết em thường đi chúc tết những ai? ( Ông bà, chú bác, hàng xóm, thầy cô... )

Đi chúc tết là một nét đẹp trong ngày tết. Vậy em muốn nói lời chúc gì đến những người thân yêu của mình?

Hoạt động 2( 10’): Viết lời chúc tết

Trên tay cô là những bông hoa bằng giấy. Cô sẽ phát cho mỗi em một bông hoa.

Các em hãy viết lên đó những lời chúc của mình trong năm mới.

*HSHN, HS viết lời chúc tết vào thiệp 3-4 HS đọc lời chúc

Cô rất muốn nghe lời chúc của các em

Nếu có một điều ước em sẽ ước điều gì trong năm mới này?

Chuyển: Vào dịp tết ngoài việc cúng vái tổ tiên, chúc tết người thân thì chúng ta thường tổ chức các trò chơi để vui tết đón xuân.

Ai có thể nhắc lại các trò chơi dân gian mà em biết không?

Các em có muốn tham gia trò chơi không.

Hoạt động 3( 10’): TC Bịt mắt đánh trống Gv: phổ biến luật chơi:

Ở lượt chơi đầu tiên mỗi đội của ra 5 bạn lên tham gia.

- HS, HSHN cử bạn lên tham gia trò chơi.

- Mời các đội tiến về vị trí của mình.

Để TC diễn ra công bằng khách quan cô mời 3 em lên làm trọng tài cho cuộc chơi.

Cô có ba chiếc trống để cách xa vị trí xuất phát của mỗi đội khoảng 8 bước chân, các em sẽ phải bịt mắt và cầm dùi trống đi từ vạch xuất phát tới vị trí để trống, đánh trúng trống thì quay về vị trí trao khăn cho bạn tiếp theo bịt mắt lên tham gia, mỗi bạn được đánh một lần sau cùng một thời gian nhất định đội nào có nhiều bạn đánh trúng trống và nhanh nhất là đội giành chiến thắng.

Trọng tài: Bạn nào đánh trúng trống thì cắm cho đội đó một lá cờ Mời 3 bạn lên làm trọng tài giám sát

Thời gian chơi là trên nền nhạc của một bài hát. Khi bài hát kết thúc thì trò chơi dừng lại.

Các em đã hiểu luật chơi chưa nào?

HS chơi, HS, HSHN cổ vũ, làm trọng tài dưới lớp Trọng tài nhận xét

Kết luận: Qua chơi các trò chơi dân gian em cảm thấy như thế nào ?

Chính cô cũng cảm thấy rất vui hào hứng khi được xem và tham gia vào cùng chơi với các em.

Hiện nay có nhiều trò chơi mới như : trò chơi geme, súng, siêu nhân… những trò chơi đó có phần ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tâm lí của chúng ta . Cô mong rằng chúng ta sẽ biết giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian vừa vui vừa khỏe để ngày tết thêm ý nghĩa.

Hoạt động 4( 5’): Tổng kết - Nhận xét chung

- HS nghe bài hát Ngày tết quê em - Dặn dò

(9)

Ngày soạn : 2/1/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021 Kiểm tra cuối học kỳ I

Tiếng Việt

_______________________________

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ôn tập lại các kiến thức của các bài đạo đức 2. Kĩ năng

- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.

- Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.

3. Thái độ

- GD HS thực hiện theo bài học

* Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

*HSHN: - Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.

- Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu bắt thăm câu hỏi - HS: SGK, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Khởi động: (5p)

- Nêu tên các bài đạo đức đã học

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

2.HĐ thực hành (32 p)

* Mục tiêu: - Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- HS, HSHN nối tiếp nêu tên

(10)

- Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.

- Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp

HĐ1: Ôn lại kiến thức

- Gv cho HS lên bắt thăm các phiếu có in sẵn câu hỏi

+ Em hãy nêu một số việc làm cụ thể hằng ngày thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

+ Nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo?

+ Nêu một số biểu hiện thể hiện về yêu lao động?

- Liên hệ: Em đã làm được những việc gì và chưa làm được những việc gì trong những việc vừa kể trên?

HĐ2: Kể chuyện theo bài học - Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Hãy kể một câu chuyện về lòng hiểu thảo với ông bà, cha mẹ mà em biết?

+ Em hãy kể một tấm gương về yêu lao động?

+ Kể 1 tấm gương về kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

3. Củng cố, dặn dò: (3p)

- Gv nhận xét tiết học, dặn dò HS thực hiện những hành vi đạo đức đã học

Cá nhân – Chia sẻ lớp - HS, HSHN lên bắt thăm và trả lời + Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Vâng lới ông bà, cha mẹ; bón cơm hay cháo cho ông bà khi ông bà ốm đau; ....

+ Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, ...

+ Biểu hiện về yêu lao động: Tham gia các công việc lao động của lớp, của trường; Tham gia dọn đường làng ngõ xóm cùng bà con cô bác, ...

- HS, HSHN tự liên hệ bản thân Nhóm 4- Lớp

- HS, HSHN thảo luận theo nhóm.

- HS, HSHNKể trong nhóm - Cử đại diện kể trước lớp.

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất - Nêu bài học rút ra sau mỗi câu chuyện

- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức trong bài học

- Sưu tầm các câu chuyện có nội dung liên quan đến các bài đạo đức đã học.

- Chuẩn bị bài sau

_____________________________________________

Ngày soạn : 3/1/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2021 Kiểm tra cuối học kỳ I

Toán

(11)

Khoa học Lịch sử và Địa lí

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

2.Kĩ năng:Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*HSHN: Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 ? Cho 9? Cho ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn hs phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3(11’)

- Tìm các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?

- Em đã tìm các số chia hết cho bằng cách nào?

- Tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 3?

- Tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3? Không chia hết cho 3

18 : 3 = 6 182 : 3 = 60 (dư 2) Ta có: 1 + 8 = 9 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11 657 : 3 = 219 451 : 3 = 150 (dư 1) Có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10 - Nhìn vào cột bên trái, em có nhận xét gì về các số chia hết cho 3 ?

* Ngược lại Gv yêu cầu Hs nhận xét: Số không chia hết cho 3 sẽ có đặc điểm gì ? - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ?

* Ghi nhớ: SGK c. Thực hành

- Hs nêu.

- Lớp nhận xét.

HS, HSHN Tìm ví dụ và báo cáo - 15, 72,657, 451, 182,....

- Thực hiện phép chia vào trong bảng chia

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.

- 3 Hs đọc Ghi nhớ Sgk. Cho ví dụ ?

*HSHN đọc ghi nhớ, lấy ví dụ

(12)

Bài 1(5’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.

- Gọi 1 số em lần lượt giải thích kết quả.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

231; 1872; 92313

- Củng cố cách tìm các số chia hết cho 3 Bài 2(5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- Gọi hs lên bảng

- Nhận xét bài bảng, bổ sung

- Củng cố cách tìm các số không chia hết cho 3

Bài 3:(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu - GV quan sát HS làm - Nhận xét, kết luận kết quả

- Củng cố cách tìm số từ các chữ số cho trước

Bài 4: (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét bài, bổ sung 561; 792; 2235

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài sau

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN tự làm bài vào vở bài tập.

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

- 2 hs nêu - 1 Hs nêu - 1 HS trả lời

- HS, HSHN tự làm bài - Nối tiếp nêu kết quả:

502; 6823 ; 55 553 - Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS làm bài bảng lớp làm vở.

*HSHN làm vào vở - HS nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở*

HSHN làm vở

- Nhận xét bài bạn, bổ sung

- 2 HS nêu

________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

(13)

- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

2.Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu đúng.

*Góp phần phát triển năng lực:

- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên bài tập đọc, bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(17’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(18’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề Tập làm văn: kể chuyện ông Nguyễn Hiền

- Có những kiếu mở bài và kết bài nào?

- Gv gọi HS nêu lại những điều cần ghi nhớ về mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs khi các em gặp khó khăn về cách viết câu.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

- Gv đọc cho Hs nghe 1, 2 bài làm mẫu.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Như thế nào là mở bài gián tiếp, như

- Hs, HSHN bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs, HSHN đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều. *HSHN đọc thầm theo bạn

- Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng và không mở rộng

- 2 Hs nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, những điều cần ghi nhớ về 2 cách kết bài trên.

- Hs làm việc cá nhân. *HSHN làm bài dưới sự trợ giúp của GV

- Lần lượt từng Hs nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

(14)

thế nào là kết bài mở rộng?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs Chuẩn bị bài sau.

______________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Đôi que đan.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết giữ vở sạch.

*Góp phần phát triển năng lực:

- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Đôi que đan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu học

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b, Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(17’):Nghe - viết: Đôi que...

- Gv đọc toàn bài thơ: Đôi que đan - Nội dung bài thơ là gì ?

- Bài thơ thuộc thể loại thơ gì ?

- Em cần trình bày bài thơ như thế nào ? Những tiếng nào trong bài cần viết hoa?

Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn dẻo dai, que đan, đỡ ngượng, mũ đỏ, Nêu cáh cầm bút, tư thế ngồi

- Gv đọc bài viết 1 lần.

- Gv đọc cho Hs viết

- Hs, HSHN bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs, HSHN đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

1 HSHN đọc bài.

- Hs theo dõi trong Sgk

- Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị của em, những mũ, kh - Thơ tự do.

- Những tiếng đầu dòng.

- Hs tìm, báo cáo

- 2 Hs lên bảng, dưới lớp viết nháp.

*HSHN viết nháp Hs nêu

- Hs, HSHN gấp Sgk, lắng nghe GV

(15)

- Gv đọc cho Hs soát bài - Gv thu 5, 7 bài nhận xét.

- Nhận xét, chữa lỗi cho các em.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Cách trình bày 1 bài chính tả - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

đọc

- HS, HSHN Viết bài - Soát lỗi

- Đổi chéo vở soát bài.

Văn hóa giao thông

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 4/1/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán

* Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*HSHN: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

cho 5? Cho 3? Cho 9?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(8’): Số chia hết cho 3, 9 - Yêu cầu hs tìm trong các số số chia hết cho 3, không chia hết cho3, chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 - Gv theo dõi, giúp đỡ hs .

- Gv củng cố bài.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN nhẩm tính tìm ra kết quả.

- HS, HSHN Báo các kết quả làm bài của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 4563; 2229; 3576; 66816;

b, 4563; 66816;

c, 2229; 3576;

(16)

Bài 2(8’)Tìm chữ số thích hợp - Thi viết nhanh.

- Nhận xét, chữa bài Bài tập 3: ghi Đ-S (4’) - Giải thích cách làm.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4: Viết số (3’) - GV quan sát, hướng dẫn

- Gv củng cố dấu hiệu chia hết cho 9,3, 2, 5....

C. Củng cố, dặn dò(3’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9, 2, và 5 - Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Thi viết nhanh giữa các nhóm *HSHN tham gia thi đua cùng bạn

Nhận xét, chữa bài - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN suy nghĩ làm bài giải thích cách làm.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2HS làm bảng- nhận xét

*HSHN tự làm bài vào vở

________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng80 tiếng/

phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

2.Kĩ năng: Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học, Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1’) b) Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

- Hs, HSHN bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs, HSHN đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

(17)

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(15’):Tìm danh từ, động từ, tính từ ...

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn và suy nghĩ làm bài.

- Gv theo dõi, uốn nắn giúp đỡ Hs chậm.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Củng cố về danh từ, động từ, tính từ - Đặt câu hỏi

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Thế nào là động từ, danh từ, tính từ?

Lấy ví dụ ?

- Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- HS, HSHN Đọc thầm đoạn văn.

- 2 Hs làm giấy khổ to.

- Hs, HSHN tự làm bài vào vở bài tập.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

Danh từ: buổi chiều, xe, thị trấn, nắng phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

Động từ: dừng lại, chơi đùa, đeo Tính từ: nhỏ, vàng hoe,...

* Đặt câu hỏi: HS, HSHN tự đặt câu hỏi.

+ Buổi chiều, xe làm gì ? + Nắng phố huyện thế nào ? + Ai chơi đùa trước sân ?

_________________________________________________________________

Ngày soạn :7/1/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

2. Kĩ năng: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*HSHN: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- bảng phụ, bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, cho ví dụ ?

- Gv nhận xét.

- 2, 3 Hs trả lời..

- Lớp nhận xét.

(18)

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Gv hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1(6’)Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, 3, 5, 9 ?

- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân, Gv theo dõi, giúp đỡ khi cần.

- Gv củng cố bài.Số như thế nào thì chia hết cho2;3;5;9

Bài tập2(5’)Viết số

- Gv lưu ý hs số chia hết cho cả 2 & 5 sẽ có chữ số tận cùng là 0. Số chia hết cho 2 & 3 phải là số chẵn có tổng các chữ số chia hết cho 3. Số chia hết cho 2;3;5;9 có tận cùng là 0 và có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3(6’):Tìm chữ số thích hợp vào - Tổ chức cho Hs chơi trò chơi thi điền nhanh kết quả

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4: Tính giá trị của biểu ... (10’) - Tìm giá trị của biểu thức, rồi xem giá trị của biểu thức đó chia hết cho những số nào?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 5: Bài toán (4’)

-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

-Nếu HS... không thừa, không thiếu nghĩa là gì?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(3')

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN tự làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN tự làm- 1 Hs làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- Đổi chéo vở kiểm tra a, 64620; 5270;

b, 57234; 64620.

c, 64620.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN tự làm bài.

- HS, HSHN tham gia Chơi trò chơi Nhận xét

- Hs tự làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

.

- HS đọc bài toán. Làm bài

*HSHN làm bài dưới sự trợ giúp của Gv

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

__________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng80 tiếng/

phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

(19)

2.Kĩ năng: Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

*HSHN: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(20’)

a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý

- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ? - Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe Hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho HS.

Củng cố về cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật

b) Viết phần mở bài, kết bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- HS, HSHN bốc thăm (sau 1 phút đọc bài)

- HS, HSHN đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- HSHN nêu: gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- HS, HSHN phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.*HSHN viết bài dưới sự trợ giúp của GV

(20)

Củng cố về các kiểu mở bài, kết bài 3. Củng cố, dặn dò(4’)

Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thiện bài - Chuẩn bị bài sau.

-Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

_________________________________________

Khoa học

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.

2.Kĩ năng :Ứng dụng thực tế 3.Thái độ:HS yêu thích môn học.

*HSHN: Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Không khí cần cho sự cháy như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(11’): Tìm hiểu vai trò của k2 đối với con người

- Gv yêu cầu hs làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành (72 Sgk)

- Yêu cầu hs nêu cảm giác của mình khi nín thở.

- Yêu cầu các em dựa vào tranh ảnh để nêu vai trò của k2 đối với đời sống con người & ứng dụng của kiến thức này trong y học & đ /s.

Hoạt động 2(9’)Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.

- Gv yêu cầu hs quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi Sgk:

-Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết ? Gv: cần lưu ý giảng cho học sinh biết không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HSHN đọc mục hướng dẫn thực hành trong Sgk, nêu nhận xét.

- Hs, HSHN tự do phát biểu.

- Rất cần thiết, phải có không khí thì con người mới sống được

- Học sinh, HSHN quan sát hình trong Sgk.

Thiếu không khí

- Hs, HSHN phát biểu ý kiến.

(21)

trong phòng ngủ đóng kín cửa. (Vì cây thải ra khí các bô níc, hút khí ô xi, làm ảnh hưởng đến sự h2 của con người).

Hoạt động 3(9’)Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô - xi.

- Yêu cầu hs quan sát hình 5, 6 Sgk theo cặp.

- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước ?

- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan ?

- Yêu cầu hs trình bày kết quả quan sát, thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật ?

- Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?

- Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô - xi ?

* Kết luận: Người, động vật, thực vật muôn sống được cần có ô - xi để thở.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Không khí cần cho sự sống như thế nào?

*BVMT:GV liên hệ thực tế GDHS ý thức bảo vệ MT...

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh, HSHN chú ý lắng nghe.

- Học sinh, HSHN thảo luận cặp.

- Hs, HSHN quan sát tranh ảnh Sgk.

*HSHN: Bình ô - xi người thợ lặn đeo ở sau lưng.

- Máy bơm không khí vào nước.

- Học sinh tự do phát biểu.

PHTM: HS dùng máy tính bảng để tìm kiếm thông tin trên mạng sau đó chia sẻ

- ô - xi

- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, ...)

-HSHN nhắc lại

Rất cần thiết, phải có không khí thì con người mới sống được

_________________________

Kĩ thuật

CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (t4) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

2. Kĩ năng: Với HS khéo tay:

3. Thái độ: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh.

*HSHN: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.

II. CHUẨN BỊ Giáo viên:

- Bộ đồ dùng kĩ thuật .

(22)

- Tranh qui trình các bài trong chương Học sinh:

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.

+ Len, chỉ thêu khác màu vải.

+ Kim khâu len và kim thêu.

+ Phấn vạch, thước, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Bài cũ(5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.

- GV nhận xét 2. Bài mới

- Giới thiệu bài(1’)

Hoạt động 1: Ôn lại các quy trình(7’)

- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình .

- GV nhận xét

Hoạt động 2: Thực hành(17’)

- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .

- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .

- Gợi ý 1 số sản phẩm

1 / Cắt khâu , thêu khăn tay . 2 / Cắt khâu , thêu túi rút dây

3 / Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác . a ) Váy em bé

b ) Gối ôm

* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ?

* Cắt khâu túi rút dây như thế nào?

- GV hướng dẫn HS làm

* Cắt khâu thêu váy em bé ra sao?

- GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .

- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn . 3. Củng cố -dặn dò: (5’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Hs, HSHN nhắc lại

- HS, HSHN nhắc lại các mũi thêu đã học

- HS, HSHN lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản .

- Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép .

- Vẽ mẫu vào khăn, hoa, gà, vịt, cây, thuyền, cây mấm … có thể khâu tên mình .

- Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần . - Vạch dấu vẽ cổ tay , thân áo cắt theo đường vạch dấu . khâu viền đường gấp mép cổ áo ,gấu áo , thân áo , thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy . - HS tiếp tục thực hành làm sản phẩm tự chọn

*HSHN thực hành dưới sự hướng dẫn của GV

(23)

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

__________________________________

KĨ NĂNG SỐNG

BÀI 6: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LÒNG HIẾU THẢO I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách thể hiện lòng hiếu thảo của bản thân đối với gia đình.

Hiểu được tình cảm gia đình dành cho mình và cách thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà, cha mẹ.

3.Kỹ năng:Vận dụng để thể hiện lòng hiếu thảo với người thân.

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách, ảnh, bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: (2’)

+ Hãy kể những việc mà em đã làm thể hiện trách nhiệm với gia đình mình?

- GV nhận xét đánh giá.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động

A/ Hoạt động cơ bản (7’) a. Trải nghiệm.

+ Hãy tìm 3 câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ?

- GV cho HS đọc câu ca dao, tục ngữ của mình.

- GV nhận xét kết luận.

b. Chia sẻ - Phản hồi

- GV yêu cầu hS đọc bức thư.

+ Em có suy nghĩ gì khi đọc tâm sự trong bức thư trên? Hãy chia sẻ với bạn bên cạnh?

- GV nhận xét kết luận.

c. Xử lí tình huống.

+ Em vẽ mặt cười vào những điều nên làm và vẽ mạt khóc vào những điều không nên làm với bố mẹ?

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS tìm

- HS đọc câu của mình.

1. Ở nuôi cha mẹ trọn niềm, Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm hẵn hay//

2. Đói lòng ăn bát cháo môn Để cơm nuôi mẹ cho tròn hiếu trung.//

3. Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha//

4. Ơn cha nặng lắm con ơi

nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang - 2HS đọc

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS làm bài và chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Nhận xét.

(24)

- Gv nhận xét chốt lại.

d. Rút kinh nghiệm.

+ Hãy điền vào bảng sau các cách thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ?

- GV kết luận.

- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk (26) B/ Hoạt động thực hành (8’) a. Rèn luyện.

+ Sắp đến sinh nhật của mẹ, hãy nghĩ xem mình sẽ làm gì để thể hiện tình cảm dành cho mẹ?

- Gọi HS trả lời.

- GV nhận xét chốt đáp án đúng.

b. Định hướng ứng dụng

+ Hãy ghi nhớ và thực hành những cách ứng xử sau đây để thể hiện tình yêu thương đối với bố mẹ.

+ Nói cảm ơn bố mỗi khi có thể.

+ Nói “Con yêu bố me” mỗi khi có cơ hội.

- Gọi HS trả lời.

- Gv nhận xét chốt.

C. Hoạt động ứng dụng (3’) - Nhắc HS về nhà làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học tuyên dương học sinh

- HS đọc bài và suy nghĩ làm bài.

- hs trả lời.

- Nhận xét

* Trả lời: Mặt cười: a, c, e; Mặt khóc b, d - HS suy nghĩ làm bài.

- Báo cáo.

- Nhận xét.

+ Lấy nước cho bố mẹ uống khi bố mẹ đi làm về; nhổ tóc trắng, bật quạt, kể chuyện, đọc báo co bố mẹ ông bà nghe.

- HS suy nghĩ làm bài.

- Báo cáo.

- Nhận xét.

+ Viết thiệp chúc mừng, mua quà tặng mẹ…

- HS thực hiện theo khả năng và cách suy nghĩ của bản thân và chia sẻ với các bạn.

- HS lắng nghe.

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 18

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

(25)

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh covid 19. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

(26)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với