• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 18

Ngày soạn: 30.12.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018 Toán

DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính diện tích hình tam giác.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình tam giác, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(3')

Muốn vẽ đường cao trong một hình tam giác ta làm như thế nào?

Hình tam giác có những đặc điểm gì?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài(1')

b.Hình thành kiến thức(12')

- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.

- GV lấy một hình tam giác cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.

- Chiều dài HCN bằng cạnh nào của HTG?

- Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không?

- Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác?

- Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác?

*Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?

*Công thức:

Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì công thức được viết như thế nào?

c)Luyện tập

Bài tập 1(10'): Tính S hình tam giác.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- 2 HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- Cạnh đáy của hình tam giác.

- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.

- Gấp hai lần.

S ABCD = DC x AD = DC x EH

=> S EDC = DC x EH : 2

- Độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)rồi chia cho 2

S =

2

axh hoặc S = a x h :2

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm.

- Chữa bài nhận xét bổ sung.

- Lớp đổi chéo vở báo cáo.

(2)

Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

Bài tập 2(11'): Tính S hình tam giác.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng 3.Củng cố, dặn dò (3')

Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

_____________________________________

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học trong học kì I 2.Kĩ năng: Hs phân biệt các hành vi đúng, hành vi sai 3.Thái độ: Hs vận dụng vào trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu ghi tình huống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(3')

Nêu những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh mà em biết ? 2.Bài mới

a.Giới thiệu bài: (1') b.Các hoạt động

Hoạt động 1: (12’) Củng cố các kiến thức đã học

- Gv cho Hs trả lời các câu hỏi

1. Mỗi người chúng ta cần có thái độ như thế nào với tổ tiên ?

2.Đối với người già và trẻ em chúng ta cần tỏ thái độ như thế nào ? Nêu một số ví dụ thể hiện kính già yêu trẻ ?

3. Tại sao phải tôn trọng phụ nữ ?

4. Nêu những việc làm thể hiện hợp tác với những người xung quanh ?

5. Nêu những việc làm thể hiện em là học sinh lớp 5 ?

6. Hợp tác với những người xung quanh giúp em được điều gì ?

Hoạt động 2: (20’) Thực hành kĩ năng - Gv yêu cầu Hs thực hành sắm vai, xử lí

- Hs trả lời câu

- Nhận xét, bổ sung nếu có

- Hs làm việc theo nhóm, đóng vài

(3)

các tình huống

1/ Bạn em bị người khác bắt nạt

2/ Bạn Nam trêu chọc một ông cụ bị mù 3/ Bạn Chiến đi xe đạp sang đường không

quan sát kĩ đâm vào em bé.

4/ Trong giờ Khoa học các bạn đang tập trung vào chuẩn bị cho thí nghiệm nhưng Tiến lại hì hục làm việc riêng.

3.Củng cố - dặn dò (4’)

- Tại sao phải kính trọng phụ nữ - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau.

theo tình huống - Hs đóng vai - Nhận xét

____________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1

)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kĩ năng: Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Thu thập, xử lí thông tin (lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Giữ lấy màu xanh).

- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu ki m tra, gi y kh ể ấ ổ

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Đọc bài ca dao về lao động sản xuất + Hỏi nội dung bài

Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS)(15')

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét

Hoạt động của trò

2 HS đọc Nhận xét.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi - 1 HS đọc yêu cầu.

(4)

c)Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13(10')

- GV phát phiếu thảo luận.

- Cho HS thảo luận nhóm 4.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng d)Bài tập 3 (7')

- GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con

người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.

- Cho HS làm bài, sau đó trình bày.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(3')

Tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Giữ lấy màu xanh ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn tập tốt, chuẩn bị bài sau

- HS thảo luận nhóm theo nội dung bài tập.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhóm khác nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu - HS nghe.

- HS làm bài vào VBT sau đó trình bày.

- Nhận xét.

____________________________________________________

___________

Ngày soạn: 31.12. 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác.

2. Kĩ năng: Biết tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: (4')

Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 5m và chiều cao là 24dm?

=> GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài: (1') b.Luyện tập

*Bài tập 1 (9'): PHTM: phân phối tệp tin

Tính S hình tam giác có độ dài đáy là a

2 HS làm bảng,lớp nháp.

=> HS nhận xét.

- Hs sử dụng máy tính bảng để làm bài - 1 HS nêu yêu cầu.

(5)

và chiều cao là h:

a/ a = 30,5dm và h = 12dm b/ a = 16dm và h = 5,3m -GV quan sát giúp HS làm.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?

*Bài tập 2 (9')

Tìm đường cao, cạnh đáy của hình tam giác?

- Quan sát giúp HS.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 (9’)

- Cho hs đọc yêu cầu bài, làm bài.

- Nhận xét.

Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm như thế nào?

- GV củng cố cách tính diện tích hình tam giác vuông.

*Bài tập 4: (5')

- GV hướng dẫn HS cách làm.

+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và chiều cao.

+Sử dụng công thức tính S hình tam giác.

3.Củng cố, dặn dò (3')

-Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm như thế nào?

-GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

- HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

- Đổi chéo vở ,báo cáo.

-1 HS nêu yêu cầu.

-Trong hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.

-Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.

- Hs đọc yêu cầu bài - 2HS làm bảng, lớp làm - Nhận xét ,chữa bài.

- Đổi chéo vở báo cáo.

Bài giải

a) Diện tích tam giác vuông ABC là:

4 x 3 : 2 = 6 (cm2) Đáp số: 6 cm2

b) Diện tích tam giác vuông DEG là:

5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2) Đáp số: 7,5 cm2 - 1 HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên chữa bài.

- Cả lớp nhận xét,chốt kết quả đúng.

______________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2

)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Vì hạnh phúc con người.

(6)

2. Kĩ năng: Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của bài tập 3.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Thu thập, xử lí thông tin (lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Vì hạnh phúc con người).

- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê để HS làm bài tập 2.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Giới thiệu bài(1')

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):(15')

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, - GV nhận xét, đánh giá.

3.Lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16:(13')

- GV quan sát giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

- HS đọc bài trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS thảo luận nhóm.

- Đai diện nhóm trình bày.

- 2 HS đọc lại.

Chủ điểm

Tên bài Tác giả Thể loại Vì hạnh

phúc con người

-Chuỗi ngọc lam.

-Hạt gạo làng ta.

-Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

-Về ngôi nhà đang xây.

-Thầy thuốc như mẹ hiền.

-Thầy cúng đi bệnh viện.

Phun-tơn O-xlơ Trần Đăng Khoa Hà Đình Cẩn Đồng Xuân Lan Trần Phương Hạnh Nguyễn Lăng

Văn Thơ Văn Thơ Văn Văn 4.Bài tập 3 (7')

-GV hướng dẫn cần trình bày ngắn gọn,đủ nội dung.

-GV nhận xét. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.

5.Củng cố, dặn dò (4')

Các bài tập đọc thuộc chủ điểm :Vì hạnh phúc con người?

- GV nhận xét giờ học.

-HS đọc yêu cầu.

-HS làm bài vào VBT.

-Nhiều HS trình bày.

-Nhận xét,bổ sung.

_____________________________________________

(7)

Kể chuyện

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ,bài văn.

2. Kĩ năng: Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập,có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Giới thiệu bài(1')

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):(15')

-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài .

-HS đọc bài trả lời câu hỏi: (HS nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ bài văn).

-GV nhận xét ,đánh giá.

3.Bài tập 2: (20') i n nh ng t ng ... v o b ng sau:Đ ề ữ ừ ữ à ả Hoạt động của thầy

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS hiểu:

+Thế nào là sinh quyển?

+Thế nào là thuỷ quyển?

+Thế nào là khí quyển?

- Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

- GV quan sát hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại .

-HS Đặt câu với những từ hoặc cụm từ vừa tìm được?

Hoạt động của trò

*Lời giải:

Tổng kết vốn từ về môi trường Sinh quyển

(môi trường động, thực vật)

Thuỷ quyển (môi trường nước)

Khí quyển (môi trường không khí) Các sự

vật trong môi trường

Rừng, con người, thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau, cỏ,…

Sông suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,…

Bầu trơi, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,…

Những Trông cây Giữ sạch Lọc khói

(8)

Để bảo vệ môi trường thiên nhiên mỗi chúng ta cần phải làm gì?

4.Củng cố, dặn dò (4') Những hành động bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét giờ học.

- HS về ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra học kì.

hành động bảo vệ môi trường

gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, điện, chống săn bắt thú ..

nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,….

công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,

________________________________________

Khoa học HỖN HỢP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.

2. Kĩ năng: Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp(tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng....).

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: PHTM, Máy tính bảng.

- Muối tinh, mì chính, …chén nhỏ, thìa.

- Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước.

- H n h p ch a ch t l ng không b ho tan trong nỗ ợ ứ ấ ỏ ị à ước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ:(3')

Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng thể khí?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài (1')

b.Hoạt động 1(12'): Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị”

-GV cho HS thảo luận nhóm 4:

+ Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định:

+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?

+ Hỗn hợp là gì?

Hoạt động của trò

- 3HS trình bày.

=> HS nhận xét.

-HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4.

(9)

* PHTM: Câu hỏi đúng – sai

1/ Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

2/ Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới.

- GV kết luận: (SGV – Tr. 129)

c.Hoạt động 2: (9')Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp

-GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi . -GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời.

-GV kết luận nhóm thắng cuộc.

d.Hoạt động 3: (12')Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp

- Hs đăng nhập vào máy tính bảng để làm bài.

- Đáp án : 1/ Đ 2/ S

- HS thảo luận.

( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc )

-Bước 1: Làm việc theo nhóm 5.

+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK.

+Mời đại diện một số nhóm trình bày.

+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV kết luận: SGV-Tr.132.

3.Củng cố, dặn dò (3') Hỗn hợp là gì?cho ví dụ?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

- HS về nhà học bài ,chuẩn bị bài sau.

-HS thực hành như yêu cầu trong SGK.

-HS trình bày.

-Nhận xét.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 1.1. 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết giá trị theo vị trí mỗi chữ số trong số thập phân.

- Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm các phép tính với số thập phân.

- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm tính và giải toán.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(10)

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Muốn tính diện tích tam giác vuông ta làm như thế nào?

- Tính diên tích tam giác vuông biết hai cạnh góc vuông bằng 12cm?

- GV nhận xét đánh giá.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài (1') b)Luyện tập

Phần 1 (10'): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

-GV hướng dẫn HS cách làm.

-Cả lớp và GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Phần 2:(20')

Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính - GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

- GV củng cố cho HS cách đặt tính thứ tự thực hiện tính .

*Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bài tập 3:

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích hình tam giác,hình tam giác vuông ta làm như thế nào?

Bài tập 4:

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

3.Củng cố, dặn dò: (5’)

Muốn tính diện tích hình tam giác, hình tam giác vuông ta làm như thế nào?

-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

Hoạt động của trò

- 2 HS làm bảng, lớp nháp.

- HS nhận xét, chữa bài.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vào vở bài tập.

-3 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn kết quả đó.

*Kết quả:

Bài 1: Khoanh vào C Bài 2: Khoanh vào D Bài 3: Khoanh vào C - 1 HS nêu yêu cầu.

- 4 HS làm bảng, lớp làm.

- Chữa bài nhận xét bổ sung

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm, 2HS làm bảng giải thích cách làm.

- HS nhận xét, chữa bài.

a) 5m 5cm = 5,05m b) 5m2 5dm2 = 5,05m2 - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

-Cho HS làm vào vở.

-1 HS lên bảng chữa bài - 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.

- HS nêu kết quả.

(11)

_____________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 4

)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- HS nghe - viết đúng bài chính tả: Chợ Ta-sken.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng và trình bày đẹp.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL, Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Giới thiệu bài(1')

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):(14')

-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, -GV nhận xét, đánh giá.

3)Hướng dẫn HS nghe viết(22') - GV đọc toàn bài chính tả một lượt.

Nội dung bài nói về điều gì?

GV: Giới thiệu về chợ Ta-sken.

- Gọi HS nếu những từ khó.

Nhận xét, chữa

- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.

GV nhắc HS ngồi đúng tư thế, cách trình bày..

- GV đọc cho HS viết - Đọc cho HS soát lại bài.

- GV thu 7 bài nhận xét.

- Nhận xét chung

-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài

khoảng 1-2 phút).

-HS đọc bài trả lời câu hỏi.

- HS nêu và viết ra giấy nháp: mưu, khoét, xích sắt..

- HS gấp SGK, nghe, viết bài.

- Soát lỗi chính tả.

- Đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

4. Củng cố – dặn dò(3')

Cần lưu ý gì khi viết tên riêng nước ngoài?

- Nhận xét giờ học - Dặn: về ôn tập.

____________________________________________________

(12)

Tập Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết được một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng từ đặt câu.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Thể hiện sự cảm thông (Cảm thông với những bạn mà trong học kì I chưa đạt kết quả cao).

- Đặt mục tiêu (Mỗi bạn hãy đặt cho mình mục tiêu phấn đấu để đạt kết quả cao trong học kì II).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Gi y ấ để ế vi t th .ư

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(3')

Cấu tạo của bài văn viết thư?

GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề(7')

- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) Một bức thư thông thường gồm mấy phần?

Hãy nêu nội dung từng phần?

- GV lưu ý HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì 1 vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.

c) Viết bài(27') - HS tự viết thư.

- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.

- HS nối tiếp nhau đọc bức thư mình vừa viết.

- GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất.

3.Củng cố- dặn dò(3')

Một bức thư thông thường gồm mấy phần?

Hãy nêu nội dung từng phần?

- GV nhận xét giờ học.

- HS về nhà hoàn thành bức thư.

Hoạt động của trò 2 HS trả lời

Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc đề bài:

Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1.

- 3 phần....

- 2 HS đọc gợi ý a, b trong SGK.

- HS làm bài.

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Nhận xét, bổ sung.

(13)

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống THƯ BÁC HỒ GỬI BÁC SĨ VŨ ĐÌNH TỤNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc

2.Kĩ năng: Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay 3.Thái độ: Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II.CHUẨN BỊ

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. KT bài cũ (5’)

- Nêu ý nghĩ 4 câu thơ mà Bác Hồ đã đọc?

2.Bài mới: Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng a.Giới thiệu bài (1’)

b.Các ho t ạ động

Hoạt động 1: Đọc hiểu (10’)

- GV đọc câu chuyện “ Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng ”

+ Gia đình BS Vũ Đình Tụng đã phải chịu đựng những nỗi đau gì trong chiến tranh?

+ Trong thư Bác đã dùng hình ảnh so sánh gì khi nói về nỗi đau của Người khi mất đi một thanh niên VN yêu nước?

+ Trong bức thư Bác Hồ đã động viên Bác sĩ Tụng như thế nào?

+Lá thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc?

Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4(10’)

+ Để có hòa bình, tư do hôm nay, nhân dân ta phải đánh đổi bằng nhiều sự hy sinh, mất mát. Trước sự hi sinh đó, chúng ta phải làm gì?

+ Kể về một tấm gương đã hi sinh vì Tổ quốc mà em biết?

Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng(10’)

+Kể những việc em nên làm để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước

- HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

- Hoạt động nhóm 4

- HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung

- Hoạt động nhóm

- HS thảo luận nhóm 2-TLCH - Nhận xét

- HS làm bài trên bảng nhóm

(14)

chúng ta.

Nội dung Việc em nên làm + Viết vào giấy những điều các em đang được hưởng trong cuộc sống tự do, hòa bình ngày hôm nay và những điều xảy ra trong chiến tranh?

Hòa bình, tự do Chiến tranh + Trò chơi ô chữ: GVhướng dẫn HS sinh chơi trên mẫu ô chữ kẻ trên bảng phụ theo đội 4 người- GV tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta, em phải làm gì?

- Nhận xét tiết học

- Đại diện nhóm trình bày - Các bạn bổ sung

- HS tham gia chơi

- HS trả lời

______________________________________________

Khoa học

ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống các kiến thức về:

- Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.Tính chất, công dụng của một số vật liệu đã học.

2. Kĩ năng: - Biết cách phòng một số bệnh thường gặp.

3. Thái độ: - HS có ý thức phòng bệnh thường gặp và tuyên truyền cho mọi người cùng phòng dịch bệnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5')

+ Nêu đặc điểm sắt, thép, đồng?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Ôn tập: (30’)

1/ Hãy đánh dấu x vào ô trống □ trước câu trả lời đúng nhất.

a/ Tuổi dậy thì là gì?

□ Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.

□ Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần.

□ Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.

X Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.

b/ Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?

□ Làm bếp giỏi. X Mang thai và cho con bú.

(15)

□ Chăm sóc con cái. □ Thêu, may giỏi.

c/ Bệnh nào dưới đây có thể lây qua đường sinh sản và đường máu?

□ Sốt xuất huyết. □ Sốt rét. □ Viêm não. X AIDS.

d/ Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả, người ta sử dụng vật liệu nào?

□ Nhôm. X Thép. □ Đồng. □ Gang.

e/ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà, người ta sử dụng vật liệu nào?

□ Thuỷ tinh. X Gạch. □ Ngói. □ Chất dẻo.

g/ Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn, người ta sử dụng ? X Tơ sợi. □ Chất dẻo. □ Cao su.

h/ Để sản xuất xi măng, người ta sử dụng vật liệu nào?

□ Nhôm. X Đá vôi. □ Đồng. □ Gang.

i/ Chất dẻo được làm ra từ:

□ Cao su. □ Nhựa. □ Nhôm. X Than đá và dầu mỏ.

2/ Theo em, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu?

Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?

- Cách phòng: Không tiêm chích ma tuý; không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bấm móng tay và những đồ vật dễ dính máu; không chơi nghịch những đồ vật sắc nhọn, kim tiêm đã sử dụng,...; sống chung thuỷ;...

- Thái độ: Không xa lánh, kì thị; cần gần gũi an ủi, động viên giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần.

3/ Hãy đánh dấu x vào ô trống trước các câu trả lời đúng.

a/ Ở tuổi dậy thì cần:

X Giữ vệ sinh thân thể. □ Sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá,...

X Ăn uống đủ chất. X Không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.

X Luyện tập thể dục, thể thao.

□ Không xem phim ảnh hoặc sách báo về dinh dưỡng, sức khoẻ.

b/ HIV lây truyền qua:

c/ Đồng được sử dụng làm

4/ Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?

(Đọc kĩ thông tin, hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng.)

(16)

5/ Chỉ nên dùng thuốc khi nào?

Chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết, khi biết chắc cách dùng và liều dùng; khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

3.Củng cố- dặn dò(4')

- Muốn phòng tránh được một số bệnh viêm não, viêm gan A, sốt xuất huyết mỗi chúng ta cần phải làm gì?

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức phòng tránh dịch bệnh...

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

___________________________________

_______________________

Ngày soạn: 2.1. 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2018 Toán

HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hình thành được biểu tượng về hình thang.

-Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.

2. Kĩ năng: Nhận biết được hình thang, hình thang vuông.

3. Thái độ: Học sinh tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Các d ng c h c t p, 4 thanh nh a trong b l p ghép mô hình k thu t.ụ ụ ọ ậ ự ộ ắ ĩ ậ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Kể tên một số hình đã học ? Nhận xét.

2.Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1')

b)Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:(12')

Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:

+Hình thang ABCD có mấy cạnh?

+Có hai cạnh nào song song với nhau?

+Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?

- Cho HS quan sát và nêu đường cao,

Hoạt động của trò

2HS trả lời, nhận xét.

- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.

+Có 4 cạnh.

+Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.

+Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.

- AH là đường cao, độ dài AH là H

A B

D C

(17)

chiều cao của hình thang.

- Đường cao có quan hệ như thế nào với hai đáy?

- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.

c)Luyện tập Bài tập 1 (5') - 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS trao đổi nhóm 2.

- Chữa bài, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2 (8') - 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài.

- Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện song song.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 (7')

- Đọc yêu cầu-thảo luận nhóm - Báo cáo, nhận xét, bổ sung.

-Thế nào là hình thang vuông?

3.Củng cố, dặn dò: (3')

- Đặc điểm của hình thang? Thế nào là hình thang vuông ?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học, chuẩn bị bài sau.

chiều cao của hình thang.

- Đường cao vuông góc với hai đáy.

- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm.

*Lời giải:

Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6

*Lời giải:

- Bốn cạnh và bốn góc: A, B, C - Hai cặp cạnh đối diện //: A, B, C.

- Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: C - Có bốn góc vuông: A

- HS tự vẽ.

*Kết quả:

- Góc A, D là góc vuông.

- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.

__________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/

phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ;

hiểu nội dung chính,ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- HS đọc bài thơ: Chiều biên giới và trả lời được các câu hỏi.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng và diễn cảm.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phi u ghi s n tên các b i t p ế ẵ à ậ đọ à ọc v h c thu c lòngộ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Kiểm tra bài học thuộc lòng đã học?

Hoạt động của trò 2HS, nhận xét, bổ sung.

(18)

Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1') b.Luyện tập(30')

Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- GV nêu câu hỏi - HS trả lời.

- Lớp và GV nhận xét - đánh giá, tuyên dương HS đọc tốt có tiến bộ.

Bài tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi bài:

Chiều biên giới - Gọi HS nhắc lại khái niệm:

+ Từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa.

+ Nghĩa gốc.

+ Nghĩa chuyển.

+ Đồng nghĩa với từ biên cương.

+ Khổ 1: từ đầu, từ ngọn được dùng với nghĩa nào ?

+ Tìm đại từ xưng hô trong bài thơ ? + “ Lúa lượn bậc thang mây” gợi tả những gì?

GV nhận xét - đánh giá 3. Củng cố, dặn dò(4’) - GV hệ thống nội dung bài.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Số HS còn lại lên bốc thăm - đọc bài và học thuộc lòng.

- 2 HS nêu yêu cầu, - lớp đọc thầm.

Kết quả:

a. Đồng nghĩa với biên cương là biên giới.

- Từ đầu với từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.

c. Đại từ xưng hô: em; ta.

d. Câu miêu tả hình ảnh Lúa lượn bậc thang mây gợi ra: lúa lẫn trong mây, nhấp nhô, uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang…

- HS làm bài - trình bày kết quả.

- HS nhận xét - đánh giá

________________________________________________

Địa lí

ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Giúp hs ôn lại các kiến thức đã học:

- Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, đặc điểm về dân tộc của nước ta.

- Đặc điểm một số ngành kinh tế của nước ta.

- Giao thông vận tải và các hoạt động thương mại.

2. Kĩ năng: Xác định một số sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhiệt điện nước ta

3. Thái độ: Gd học sinh ham học hỏi, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(19)

Lược đồ công nghiệp , bản đồ hành chính Việt Nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta mà em biết ? 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Ôn tập (32’)

1/ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?

Phần đất liền nước ta giáp với những nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

2/ Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu? (330 000 km) 3/ Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của nước ta?

- 3/4 diện tích là đồi núi; 1/4 diện tích là đồng bằng; có nhiều sông ngòi nhưng ít sông lớn.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa, mùa hạ hay có bão.

4/ Dân số tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả gì?

- Kinh tế khó khăn, thiếu việc làm.

- Bệnh viện, trường học không đáp ứng kịp.

- Gây ra những tệ nạn xã hội.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ,...

5/ Nêu vai trò của vùng biển nước ta?

- Điều hoà khí hậu.

- Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.

- Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển.

- Cung cấp tài nguyên: Dầu mỏ, thuỷ sản: cá, tôm, muối,...

6/ Trình bày vai trò của sông ngòi?

- Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ.

- Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.

- Là đường giao thông quan trọng.

- Là nguồn thuỷ điện lớn.

- Cung cấp nhiều thuỷ sản...

7/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Dân tộc Kinh đông nhất.

- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và các thành phố lớn.

8/ Nêu những điều kiện để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.

- Giao thông thuận lợi.

- Là trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật.

- Dân cư đông đúc.

- Có nhiều người lao động có trình đọ cao.

(20)

- Có đầu tư nước ngoài.

- An ninh, chính trị ổn định

9/ Hãy kể tên các sân bay quốc tế, những thành phố có cảng biển lớn?

- Sân bay Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sân bay Nội Bài - Hà Nội.

- Sân bay Đà Nẵng - Đà Nẵng.

- Cảng biển lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

10/ Kể tên những con sông lớn của nước ta mà em biết?

Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,..(sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Lô, sông Đà,...)

11/ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn của nước ta mà em biết?

- Thuỷ điện: Hoà Bình (sông Đà), Thác Bà, Sơn La, Y-a-ly, sông Hinh, Trị An,...

- Nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mĩ,...

12/ Kế tên các loại hình giao thông của nước ta?

Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

13/ Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai:

- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Đ - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. S - Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Đ

- Ở nước ta, ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. S - Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Đ

- Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.S

3.Củng cố- dặn dò(5') - Củng cố bài

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc học sinh về học bài chuẩn bị kiểm tra học kì I

____________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 7)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của người

2.Kĩ năng: Dựa vào dàn ý đã lập viết được một đoạn văn miêu tả hoạt động của người

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

VBT, B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Cấu tạo của bài văn tả người?

Trình bày đoạn văn tả hoạt động của một người em yêu quý

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

(21)

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn học sinh làm bài.

Bài tập 1(12'): Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.

- GV kiểm tra kết quả quan sát .

- GV giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ cho HS quan sát.

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý .

-GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng.

Bài tập 2(18')

- GV gọi HS đọc bài: Em Trung của tôi.

- GV nhắc chú ý đến đoạn tả hoạt động . + Nêu những chi tiết tả hoạt động của em Trung?

- GV yêu cầu HS dựa vào bài để viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé ....

* Em thích hình ảnh, câu văn nào trong bài của bạn? Vì sao?

- GV nhắc HS tìm những hình ảnh, câu văn hay trong bài của bạn.

- GV nhận xét, sửa cho HS.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu cấu tạo bài văn tả người?

Nhận xét tiết học.

Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS báo cáo kết quả quan sát.

- HS quan sát tranh ảnh.

- HS phát biểu mình lập dàn ý tả ai.

- HS đọc dàn ý đã lập của mình.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc và tìm những chi tiết tả hoạt động của em Trung.

+ Ăn gì cũng phải chia cho em nếu không em sẽ khóc inh ỏi…

+ Cái miệng chúm chím của em mỗi khi cười rất đáng yêu.

+ Cái tai thì chốc chốc lại nghếch lên nghe ngóng.

- HS viết bài vào vở, 1 HS viết vào bảng phụ.

- HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

*HS tìm những hình ảnh câu văn hay trong bài của bạn.

____________________________________

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác.

2. Kĩ năng: Biết tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(22)

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: (5')

Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 2m và chiều cao là 8cm?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài: (1') b.Luyện tập

Bài tập 1 (9'): Tính S hình tam giác có độ dài đáy là 12cm, chiều cao là 8cm - GV quan sát giúp HS làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?

Bài tập 2 (10') Một mảnh đất hình tam giác có độ dài đáy là 20m, chiều cao bằng

5

4 đáy. Tính diện tích mảnh đất đó.

- Cho Hs làm bài, chữa bài

- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 : (12') Tính diện tích và chu vi hình tam giác vuông ABC (có kích thước như hình vẽ)

6cm 10cm

8cm

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV củng cố cách tính chu vi diện tích hình tam giác vuông.

3.Củng cố, dặn dò (3')

- 2 HS làm bảng, lớp nháp.

- HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

- Đổi chéo vở, báo cáo.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1HS làm bảng, lớp làm. Nhận xét, chữa bài. Đổi chéo vở báo cáo.

Bài giải

Chiều cao mảnh đất đó là:

20 : 54 = 16 (cm) Diện tích mảnh đất đó là:

(20 x 16) : 2 = 160 (cm2) Đáp số: 160 (cm2)

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài giải

a) Chu vi tam giác vuông là:

6 +10+8 = 24 (cm) b) Diện tích tam giác vuông là:

8 x 6 : 2 = 24 (cm2)

Đáp số: a) 24 (cm) ; b) 24 (cm2)

(23)

- Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

_____________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 18

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới.

(24)

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp, HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Tích cực tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng, cần lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh quai bị. Thực hiện tốt ATGT, Vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực...

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với