• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9 Ngày soạn : 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

Kiểm tra giữa kì 2

( Bộ phận chuyên môn nhà trường ra đề) ---

Tiết 2: Tập đọc ĐẤT CÀ MAU (1 tiết) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc diễn cảm được bài văn; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu quý con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

*BVMT: Giúp HS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau và về con người nơi đây. Từ đó thêm yêu quý con người và vùng đất này.

*BĐ: Giúp HS hiểu thêm về sinh thái của vùng Cà Mau – Cực Nam của tổ quốc II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn 3.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS nghe bài hát "Áo mới Cà Mau"

và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì khi nghe bài hát?

- Giới thiệu bài: (Chỉ bản đồ và giới thiệu) Đất nước Việt nam thân yêu của chúng ta có rất nhiều vùng quê, mỗi vùng quê đều có những đặc điểm riêng về thiên nhiên, khí hậu. Với bài học hôm nay, cô trò mình sẽ theo chiều dài của đất nước, đến thăm Cà Mau- vùng đất nằm ở tận cùng phía Nam của Tổ Quốc, qua bài tập đọc Đất Cà Mau.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc bài.

- GV phân đoạn:

+ Đoạn 1: Cà Mau là đất...nổi cơn

- HS lắng nghe và nêu cảm nhận

- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- 1 HS năng khiếu đọc toàn bài.

(2)

dông.

+ Đoạn 2: Cà Mau đất xốp... thân cây đước.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.

+ Lần 1: GV kết hợp sửa phát âm hối hả, phũ, tạnh hẳn

+ Lần 2: GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó: phũ, hối hả.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV nêu khái quát cách đọc và đọc mẫu toàn bài.

b) Tìm hiểu bài :

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Tại sao tác giả lại gọi Cà Mau là đất mưa dông?

- Nội dung đoạn 1 cho biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, của bài.

+ Vì sao cây cối ở Cà Mau phải mọc thành chòm, thành rặng với rễ cắm sâu vào lòng đất?

+ Người dân dựng nhà như thế nào?

- GV chiếu một số hình ảnh về cây cối và nhà ở Cà Mau và giới thiệu cho HS.

- Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì?

- GV chuyển ý: Chúng ta đã biết về mua, cây cối, nhà cửa ở Cà Mau rồi vậy con người Cà Mau có tính cách như thế nào? Chúng mình cùng tìm hiểu qua đoạn 3.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời:

+ Từ ngữ miêu tả tính cách của người Cà Mau?

- Nội dung đoạn 3 giúp em cảm nhận được điều gì?

- GV kết luận: Ngày xưa ở Cà Mau nổi tiếng là mảnh đất nhiều hổ và nhiều cá sấu. Cá sấu nhiều đến nỗi nó cản cả

- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn kết hợp luyện đọc từ khó

- HS giải nghĩa từ

- HS luyện đọc - nhận xét bạn đọc.

- HS lắng nghe

- HS đọc lướt đoạn 1.

+ Vì mưa ở Cà Mau rất khác thường;

sớm nắng chiều mưa, mưa dữ dội rồi tạnh hẳn, mưa kèm theo dông.

1. Mưa ở Cà Mau

- HS đọc đoạn 2, của bài.

+ Vì Cà Mau đất xốp, phập phều, lắm gió, dông.

+ Dựng dọc theo những bờ kênh, nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

- HS quan sát

2. Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau.

- HS lắng nghe.

+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể, thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và tri thông minh của con người.

3. Tính cách người Cà Mau.

- HS lắng nghe

(3)

mũi thuyền, hổ thì rình xe hát. Một mảnh đất vô cùng nguy hiểm và chính sự nguy hiểm đó làm cho con người thông minh và giàu nghị lực.

*BVMT: Qua bài học em có cảm nhận điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau?

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

+ Nêu nội dung của bài?

- Giáo viên yêu cầu HS ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại ND bài

*Thiên nhiên, đất đai đã góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và yêu cầu HS nêu giọng đọc, cách đọc từng đoạn.

- Treo bảng phụ đoạn 3.

- GV gọi HS đọc, yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.

- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.

- Gọi 2, 3 HS thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Em học được tính cách tốt đẹp nào của người dân ở Cà Mau?

*BĐ: Cà Mau là vùng biển có hệ sinh thái phong phú, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sinh thái?

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường biển đảo.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau "Ôn tập".

- 2 HS phát biểu

2, 3 HS nêu.

- HS tự ghi nội dung vào vở.

- 2, 3 HS nhắc lại.

- HS đọc nối tiếp và nêu cách đọc.

- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.

- HS luyện đọc cặp đôi.

- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.

- Bình chọn bạn đọc hay nhất.

- HS nêu.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tiết 3: Lịch sử

CÁCH MẠNG MÙA THU

(4)

I. Yêu cầu cần đạt

HS nêu được: Thời cơ, thời gian cách mạng tháng Tám nổ ra, sự kiện cần nhớ, kết quả: Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyên ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn; Nghiên cứu SGK, tư liệu để biết được diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội; Kể lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,…Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã toàn thắng; Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.

- Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà. Trân trọng những giá trị lịch sử của phong trào Cách mạng tháng Tám mang lại.

- Có ý thức học tập tốt, có ý thức tự hào về lịch sử dân tộc II. Chuẩn bị:

- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Kể đúng, kể nhanh" tên các địa phương tham gia phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931)

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (22 phút)

Hoạt động 1: Thời cơ cách mạng (5 phút)

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phần chữ nhỏ, nêu được nguyên nhân Đảng ta xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?

- Kết luận: Tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta.

Tháng 8-1945 quân Nhật ở châu Á thua trận, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều. Đảng ta đã xác định đây chính là thời cơ ngàn năm có một và ra lệnh toàn dân khởi nghĩa.

Hoạt động 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8- 1945 (12 phút)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở

HS thực hiện

- Nhóm trưởng điều khiển: Mỗi nhóm

(5)

nhóm, cùng đọc SGK và kể cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.

- Gọi học sinh trình bày trước lớp - Giáo viên kết luận.

- Cho HS thảo luận nhóm TLCH

+ Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?

+ Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?

+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?

+ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?

- Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương Quảng Ninh chúng ta năm 1945?

- Giáo viên cung cấp thêm về lịch sử địa phương cho học sinh.

Hoạt động 3: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (5 phút)

GV đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám?

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào ?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

+ Thời cơ nổ ra cuộc khởi nghĩa tại hà Nội?

+ Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an đã làm gì?

+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa là gì?

- Kết luận: Mùa thu năm 1945, nhân

4 học sinh, lần lượt từng học sinh thuật lại trước nhóm.

- Vài em trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung.

- HS nghe

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi sau đó báo cáo kết quả + Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

+ Các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

+ Cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.

+ Huế (23/8), Sài Gòn (25-8) và đến 28-8-1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước.

- Một số học sinh nêu.

- HS nghe

+ Vì: Nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc. Có Đảng lãnh đạo.

+ Thắng lợi cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân.

Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, thống trị của thực dân, phong kiến.

- HS nêu

- HS lắng nghe

(6)

dân cả nước đã vùng lên đấu tranh phá tan xiềng xích nô lệ,….

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

* Trò chơi:

1. Ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng 8 của nước ta là:

A. 19/7 B 19/8 C. 19/9 2. Cuộc Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước vào ngày:

A. 28/8/1945 B. 29/8/1946 C. 2/9/1945

3. Cuộc vùng lên của nhân dân ta đã đạt được kết quả gì?

A. Giành độc lập, tự do cho nước nhà.

B. Giành chiến thắng cho người dân Hà Nội.

C. Giành độc lập, tự do cho nước nhà.

Đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.

4. . Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút)

- Em hãy viết một đoạn văn 3- 5 câu nói lên cảm nhận của em về Phong trào cách mạng Tháng Tám.

- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

3 HS đọc ghi nhớ

- HS chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

B

A

C

- HS viết.

- HS lắng nghe IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Khoa học

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Yêu cầu cần đạt

- Kể tên được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ; Chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện; Nghiêm túc chấp hành luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

- Qua bài học HS nhận thức về thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

*Phòng chống tai nạn thương tích: (Liên hệ) Giáo dục học sinh đi đúng phần đường của mình. Không đi dưới vỉa hè.

- GD HS an toàn khi tham gia giao thông.

* Kĩ năng sống :

(7)

- Kĩ năng phân tích phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn

- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu học tập,Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.

Hình minh hoạ SGK - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu(3 phút)

- Cho HS tổ chưc chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" với các câu hỏi sau:

- Kể tên các phương tiện giao thông đường bộ mà em biết?

- Khi muốn sang đường em sẽ làm gì?

- Tại sao không nên đi bên trái đường?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức

mới(25 phút)

Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

- Hãy kể các vụ tai nạn giao thông mà em biết. Do nguyên nhân nào dẫn đến?

- Ngoài những nguyên nhân trên, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?

- GV nhận xét kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, nhưng chủ yếu nhất vẫn là do ý thức của người tham gia giao thông đường bộ chưa được tốt

* Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia giao thông thông với hậu quả của nó.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm

- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ để thảo luận nhóm

- Hai xe khách đâm nhau. Do lái xe say rượu.

- Anh thanh niên tự đâm xe xuống ao là do phóng nhanh quá khi đó người không tránh kịp

- Do đường xấu

- Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn

- Do thời tiết xấu - HS chú ý lắng nghe

- Hoạt động nhóm 4 - HS nhận nhiệm vụ - Học sinh thảo luận

(8)

- Hãy chỉ ra những vi phạm của người tham gia?

- Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?

- Hậu quả của việc vi phạm là gì?

- Y/cầu các nhóm báo cáo - GV nhận xét, đánh giá

- Qua những vi phạm về giao thông em có nhận xét gì?

- Giáo viên chốt,chuyển ý: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông?

* Hoạt động 3: Những việc làm để thể hiện an toàn giao thông

- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 6 bằng hình thức: khăn trải bàn và báo cáo trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh minh họa trang 41-SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông

- Mời các nhóm báo cáo

- GV nhận xét, khen ngợi học sinh

*Phòng chống tai nạn thương tích:

GV nhắc nhở: các em chú ý đi đúng phần đường của mình. Không đi dưới vỉa hè.

3. Hoạt động thực hành (7 phút) - GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra 4

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - HS nhận xét

- Tất cả các vụ tai nạn giao thông là do sai phạm của người tham gia giao thông

- HS hoạt động nhóm

- HS quan sát và thảo luận:

+Hình 5: HS học an toàn giao thông.

+Hình 6: Đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm khi tham gia gia thong.

+ Hình 7: Đi đúng phần đường và thực hiện đúng biển chỉ dẫn.

- Những việc làm an toàn giao thông:

+ Đi đúng phần đường qui định + Học luật an toàn giao thông

+ Đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông.

+ Đi xe đạp sát bên lề đường.

+ Đi bộ trên vỉa hè

+ Không đi hàng ba, hàng tư, vừa đi vừa nô đùa.

- Đại diện nhóm báo cáo

- HS nghe

- Các nhóm bàn luận, đóng vai xử lí tình huống

(9)

tình huống thực tế để HS đóng vai xử lí, cử 3 HS làm giám khảo để quan sát.

- Em đang đi trên đường không có vỉa hè. Em sẽ đi như thế nào?

- Em đang đi mà nhìn thấy biển báo chỗ rẽ nguy hiểm. Em sẽ làm như thế nào?

- Đường nhỏ mà phía trước lại có 2 xe đi tới. Em sẽ làm thế nào?

- Ban giám khảo tổng kết những cách xử lí đúng

- GV nhận xét

4. Hoạt động vận dụng (4 phút) - Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình để tham gia giao thông an toàn?

+ Em sẽ chia sẻ điều gì với người thân để đảm bảo ATGT đường bộ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị tiết sau.

- Các nhóm bổ sung ý kiến

- Lắng nghe

- HS chia sẻ ý kiến

- Chú ý lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Luyện từ và câu ĐẠI TỪ

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ , động từ , tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ); Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giúp học sinh thêm yêu quý vốn từ ngữ phong phú của tiếng Việt, từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho HS.

*TTHCM: Giúp HS hiểu Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc từ đó giáo dục các em tình cảm yêu kính Bác.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Giấy khổ to: 2 tờ viết nội dung BT 2; 1 tờ BT 3 (phần Luyện tập).

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS hát - HS hát đồng thanh.

(10)

- Gọi HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài: - Viết bảng câu: Con mèo nhà em rất đẹp. Chú khoác trên mình tấm áo màu tro, mượt như nhung.

- Yêu cầu HS đọc câu văn

- Từ chú ở câu văn thứ 2 muốn nói đến đối tượng nào?

- Giới thiệu: Từ chú ở câu thứ 2 dùng để thay thế cho con mèo ở câu 1. Nó được gọi là đại từ. Đại từ là gì? Dùng đại từ khi nói, viết có tác dụng gì?

- GV giới thiệu tên bài và ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15 phút)

Bài 1: Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

+ Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?

+ Từ nó dùng để làm gì?

- Kết luận: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ.

Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ 2 Bài 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng các từ nêu ở BT1?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi theo gợi ý sau:

+ Đọc kĩ từng câu.

+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.

+ Cách dùng đó có gì giống cách dùng ở bài 1?

KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho

- 3 HS đọc, lớp nhận xét.

+ Từ chú trong câu văn thứ hai chỉ con mèo ở câu thứ nhất.

- HS lắng nghe, ghi vở tên bài.

- HS đọc, cả lớp đọc thầm

- Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.

- Từ nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.

- Hs lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm 2 + HS đọc

+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng đó giống bài 1 là tránh lặp từ + Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng đó giống bài 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo.

(11)

khỏi lặp lại các từ đó.

+ Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ?

- Đại từ dùng để làm gì?

*Ghi nhớ:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Chuyển ý: Các em đã hiểu thế nào là đại từ. Để giúp các em nhận biết được đại từ và biết dùng đại từ trong một số trường hợp, cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Bài tập 1:

- GV hướng dẫn: Những từ in đậm dùng để chỉ ai? Viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

*TTHCM : Vì sao nhà thơ lại bộc lộ thái độ tôn kính đối với Bác?

- Bác Hồ là người có công lớn với dân tộc, là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu. Vì vậy chúng ta luôn phải dành tình cảm tôn kính đối với Bác.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 2: Tìm đại từ trong bài ca dao.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”, trả lời 3 câu hỏi trắc nghiệm.

+ Thế nào là đại từ?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nối tiếp nhau phát biểu - 1-2 HS trả lời.

- 3 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi theo cặp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

* Lời giải:

- Các từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ. Những từ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.

- HS phát biểu

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân.

- HS trình bày kết quả.

+ mày, ông, tôi, nó.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- HS trình bày kết quả.

.

- HS giơ tay trả lời câu hỏi

- 2 HS trả lời.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

(12)

………

……….

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Chào cờ

--- Ngày soạn : 30/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được cộng hai số thập phân; Giải được bài toán với phép cộng các số thập phân; Vận dụng giải bài toán có lời văn với phép cộng các số thập phân; HS làm các BT: Bài 1(a, b), Bài 2(a, b), Bài 3. HSNK hoàn thành đầy đủ các bài tập.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sgk. Bảng nhóm, bút dạ.

- HS: Sgk, vở ô li,...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh-Ai đúng

- GV đưa ra một số phép tính cộng. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ, S

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ/S.

Nhận xét, tuyên dương HS

+ Hãy nhận xét về cách đặt tính và thực hiện tính trong các phép tính trên?

+ Phép cộng STP với một số thập phân thực hiện có giống như cộng hai số tự nhiên không? Cách thực hiện như thế nào, đó là nội dung bài học hôm nay:

- Đại diện 2HS tham gia thi

46718 5346 52064

46718

5346 52044

234578

21230 255708

234578

21230 2557808

Đ S S Đ + Khi cộng hai số tự nhiên ta đặt tính thẳng cột, thực hiện tính cộng lần lượt từ phải sang trái.

Lắng nghe.

(13)

Cộng hai số thập phân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10-12 phút)

a. Ví dụ 1

- GV đưa bài toán: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét ?

- Yêu cầu học sinh tóm tắt ví dụ + GV vẽ đường gấp khúc ABC .

+ Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào ?

+ Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

- GV nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là một tổng của hai số thập phân.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. ( GV gợi ý: có thể đổi ra đơn vị xăng -ti mét)

- GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.

- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti -mét rồi tính, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét. Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

- GV hướng dẫn học sinh cách đặt tính như trong sách giáo khoa (vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):

Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau (đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

Tính: Thực hiện phép cộng như cộng

- 1 HS đọc

- HS thực hiện tóm tắt.

+ Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC.

+ Tổng 1,84 + 2,45 = ? (m).

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:

1,84m = 184cm 2,45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúcABC là:

184 + 245 = 429(cm) 429cm = 4,29m

- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29 - HS lắng nghe.

(14)

các số tự nhiên.

Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

+ Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân ?

b. Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính: 15,9 + 8,75 - GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

GV: Nhận xét, khen HS thực hiện tốt.

c. Ghi nhớ

- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?

- 1HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

+ 1,84 2,45 4,29 (cm) - HS so sánh hai phép tính:

+ Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

+ Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

+ Trong phép tính cộng hai số thập phân (viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

- HS theo dõi

- 1HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

+ Đặt tính: viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới 15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tự học thuộc lòng ghi nhớ về

(15)

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (15 phút)

Bài 1: Tính:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu học sinh chữa bài của bạn trên bảng.

- GV yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.

+ Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.

- GV yêu cầu HS làm bài 3 HS làm bảng phụ. GV chấm bài một số học sinh.

cách cộng hai số thập phân.

- HS nêu: tính

- HS làm BT, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

5 , 82

3 , 24

2 ,

58

23,44

08 , 4

36 ,

19

99 , 324

19 , 249

8 ,

 75

863 , 1

868 , 0

995 ,

0

- HS nhận xét bài của bạn đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 4 HS vừa lên bảng lần lượt nêu, mỗi học sinh nêu cách thực hiện1 phép tính. Ví dụ phép tính đầu tiên:

Đặt tính: Viết 58,2 sau đó viết 24,3 dưới 58,2 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, hàng phần mười thẳng hàng phần mười, đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.

Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên:

. 2 cộng 3 bằng 5 , viết 5.

. 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1.

. 5 cộng 2 là 7, 7thêm1 bằng 8, viết 8.

+ Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

+ HS : Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đề bài và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính tổng hai số thập phân.

- 1 HS nêu như phần Ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS làm bảng phụ, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a,

(16)

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ thể (nếu cần)

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

Bài 3: Bài toán:

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi, một nhóm làm vào bảng phụ.

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính :

32,6 + 4,8 = 37,4

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng cho HS.

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS áp dụng cộng một số thập phân với một số thập phân trong các bài học và thực tế.

4 , 17

6 , 9

8 ,

 7

57 , 44

75 , 9

82 ,

34

018 , 93

37 , 35

648 , 57

- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.

- 3 HS nêu - HS lắng nghe

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1nhóm HS lên bảng phụ làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Cân nặng của Tiến là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 2HS nêu

+ Muốn cộng hai số thập phân ta thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên. Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1 +2)

(17)

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút;

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn;Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK;

Có ý thức bảo vệ rừng và giữ gìn thiên nhiên, môi trường; HSNK đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- Năng l ực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- HS có tinh thần tự giác, hợp tác hoàn thành bài học; Trung thực trong học tập và cuộc sống. Biết quý trọng tình bạn.

* GT theo CV 3696 phần chính tả học sinh thực hành viết ở nhà.

*GDBVMT: GD ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên đất nước.

* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài

- Hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin (lập và hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở vở bài tập trang 65.

- Phiếu bốc thăm.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Gió thổi

- Cách chơi: Gió thổi về tên bạn nào thì bạn đó nói tên 1 bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9. Những bạn sau không nói trùng tên bài.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc - Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Yêu cầu HS NK đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- Nhận xét từng học sinh.

Hoạt động 2: Nghe-viết chính tả - Gọi HS đọc bài viết.

- Giải thích từ: cầm trịch, cơ man, canh cánh.

+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách ?

- Cả lớp chơi

+ Quản trò: Gió thổi, gió thổi + HS: Về đâu, về đâu

+ Quản trò: Bạn Hải

+ HS Hải: bài tập đọc Thư gửi các học sinh

...

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

- HS lần lượt thực hiện.

- HS lắng nghe.

1 HS đọc

- HS giải thích từ.

+ Vì sách làm bằng bột lứa, bột của gỗ rừng

(18)

+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?

* GDBVMT: Bài văn cho em biết điều gì ?

+ Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ rùng - nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ?

GV:Để giữ nước giữ rừng mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ rừng và lên án mọi hành vi phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

- Hướng dẫn viết từ khó: Bột nứa,ngược, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh.

+ Có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?

* Viết chính tả

Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Em đã được học những chủ điểm nào ?

+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS có thể mở vở ghi ra để ghi nội dung chính của từng bài.

- Yêu cầu HS lên dán bài làm ở giấy khổ to lên bảng. Báo cáo kết quả.

Chủ điểm

Tên bài Tác giả

ND chín h - Nhận xét, sửa chữa.

+ Vì rừng cầm chịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- Trồng rừng, bảo vệ, giữ gìn rừng...

- 1 HS viết bảng phụ, lớp viết nháp.

+ Những từ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng.

- Học sinh thực hiện viết chính tả ở nhà

- 1 HS đọc

+ Các chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.

+ Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) + Bài ca về Trái đất (Định Hải) + Ê - mi - li, con ( Tố Hữu )

+ Tiếng đàn ba - la - lai- ca trên sông Đà ( Quang Huy )

+ Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ánh )

- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

(19)

- GV kết luận lời giải đúng.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

+ Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng?

- Nêu cảm nhận của em về một bài thơ đã học.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.

- Hs trả lời

- 3 HS nêu cảm nhận - HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Tập Làm văn

LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản; Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản; Có hứng thú và trách nhiệm trong việc thuyết trình, tranh luận

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có hứng thú và trách nhiệm trong việc thuyết trình, tranh luận.

* GT: Không làm bài tập 3

*VHƯX: Giáo dục HS cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin).

- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).

- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT1 - HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- HS thi đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Qua bài học cái gì quý nhất chúng ta đã phần nào hiểu về tranh luận rồi. Vậy để các con hiểu rõ hơn về cách thuyết trình, tranh luận chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập thực hành (30

- HS thi đọc

- HS nghe - HS ghi vở

(20)

phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào bảng nhóm theo mẫu dưới đây và trình bày lời giải

Câu a- vấn đề tranh luận: cái gì quý nhất trên đời?

Câu b- ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn - Ý kiến của mỗi bạn

Hùng: Quý nhất là lúa gạo Quý: Quý nhất là vàng Nam: Quý nhất là thì giờ

Câu c- ý kiến lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo

+ Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?

+ Thầy đã lập luận như thế nào?

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

*VHƯX: Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

Bài 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

- GV hướng dẫn :

+ Em chọn đóng vai một trong ba bạn.

+ Bạn đó đã đưa ra lí lẽ như thế nào?

Ngoài ra em còn thấy vàng (lúa, gạo, thì giờ) còn có giá trị gì khác?

- Trao đổi trong nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

- Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến - Có ăn mới sống được

- Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo

- Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc được

+ Người lao động là quý nhất.

+ Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, bạc, thì giờ cũng trôi qua vô ích

+ Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí

+ Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý

- HS nối tiếp nhau nêu:

+ Thái độ ôn tồn vui vẻ + Lời nói vừa đủ nghe + Tôn trọng người nghe + Không nên nóng nảy

+ Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác

+ Không nên bảo thủ, cố tình cho ý của mình là đúng

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm để nhận vai.

- HS làm việc theo nhóm tập tranh luận.

(21)

- GV nhận xét, tuyên dương HS có lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

GT: Bài 3: Không dạy

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

- Qua bài này, em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS.

- Lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 31/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được cộng các số thập phân; Áp dụng được tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân; Vận dụng giải các bài toán có nội dung hình học;

Học sinh hoàn thành bài 1, bài 2 (a, c), bài 3. HSNK hoàn thành đầy đủ các bài tập.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ.

II. Đồ dùng

- GV: SGK, Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1.

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5p):

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Nối nhanh, nối đúng"

+ Cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 em. Sau khi có hiệu lệnh các đội nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh và đúng thì đội đó thắng.

37,5 + 56,2 1,822

19,48+26,15 45,63

45,7+129,46 93,7

- HS chơi trò chơi - Tự cử các đội chơi.

(22)

0,762 +1,06 175,16 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Bài 1:Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b +a.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV kẻ khung bảng (Như SGK) nói đến đâu viết đến đó

- Cho các giá trị của a và b; Yêu cầu HS tính giá trị số của a + b; b + a.

+ Em có nhận xét gì kết quả của a + b và b + a ?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào ? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a +b ?

- GV khẳng định: Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. Khi đổi chỗ hai số hạng trong cùng một tổng thì tổng không thay đổi.

+ Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên, tính chất giao hoán của phép cộng phân số và tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- GV chốt lại kết luận:

+ Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- HS nghe - HS ghi bài

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Bài cho các cặp số yêu cầu ta tính giá trị của hai biểu thức a + b và b+ a.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ.

- Lớp làm bài trong vở .

a 5,7 14,9 0,53

b 6,24 4,36 3,09

a + b

5,7+6,24

= 11,94

14,9+4,36

= 19,26

0,53+3,09

= 3,62 b

+ a

6,24+5,7

= 11,94

4,36+14,9

= 19,26

3,09+0,53

= 3,62

- Hai tổng này có giá trị bằng nhau . + Khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu. Khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 5,7 + 6,24 thì được tổng 6,24 + 5,7 .

- HS nhắc lại kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

(23)

Bài 2:Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

+ Em hiểu yêu cầu của bài" dùng tính chất giao hoán để thử lại" như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn. 3 HS làm bảng phụ

- GV yêu cầu HS nhận xét bài là của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3phút)

Bài 3 (trang 51):

- GV gọi HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho ta biết gì?

+ Bài yêu cầu chúng ta tìm gì?

+ Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta phải làm như tế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Quan sát và giúp đỡ HS làm bài.

- Học sinh đọc đề bài trong SGK.

- HS nêu: Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tức là đã tính sai.

- 3 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

a.

26 , 13

8 , 3

46 .

 9

thử lại 13,26 46 , 9

8 , 3

 b.

05 , 70

97 , 24

08 ,

45

thử lại 70,05 08 , 45

97 ,

24

c.

16 , 0

09 , 0

07 ,

0

thử lại 0,16 07 , 0

09 ,

0

- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán.

+ Chiều rộng của hình chữ nhật là : 16,34 và chiều rộng kém chiều dài 8,32 m .

+ Tính chu vi của hình chữ nhật đó . + Hs nêu lại câch tính chu vi HCN.

- HS làm bài trong vở - 1 HS làm bài trên bảng.

Bài giải:

Chiều dài của hình chữ nhật là : 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi của hình chữ nhật là :

(24)

- GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS.

Bài 4:Bài toán:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho em biết gì ?

+ BT yêu cầu gì ?

- GV yêu cầu học sinh làm bài nhóm đôi.

- GV chữa bài của học sinh trên bảng, sau đó nhận xét và tuyên dương HS.

- Yêu cầu HS nhận xét và đồi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Bài học củng cố kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập,vận dụng tốt vào các dạng bài và thực tế. Chuẩn bị bài Tổng nhiều số thập phân.

(16,34 + 24,66)× 2 = 82 ( m) Đáp số : 82 m - Lớp nhận xét và bổ sung.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc đề trong SGK.

+ Bài toán cho bết: Tuần đầu bán 314,78m vải. Tuần sau bán 525,22m vải.

Bán tất cả các ngày trong tuần.

+ Bài toán yêu cầu tính trung bình số mét vải bán trong 1 ngày.

- HS làm việc nhóm đôi cử 1 đại diện lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

+ HS trả lời các câu hỏi.

Bài giải

Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là:

314,78 + 525,22 = 840(m) Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ là:

7 × 2 = 14 ( ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

840 : 14 = 60 (m) Đáp số: 60m - HS lắng nghe.

- Lớp so sánh và nhận xét bổ sung. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Củng cố kỹ năng thực hiện cộng hai số thập phân.Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng 2 số thập phân.

Giải toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến trung bình cộng.

- Lớp lắng nghe

(25)

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập làm văn

LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2); Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có trách nhiệm và tự tin khi tranh luận.

* GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin).

- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).

- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 - HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học chủ yêu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đóng vai 1 trong 3 bạn để tranh luận cái gì quý nhất ? - Nhận xét, đưa ra giải pháp hỗ trợ.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài: Ở tiết học trước các con đã biết những điều kiện quan trọng và căn bản nhất khi tham gia thuyết trình, tranh luận và để tăng sức thuyết phục để đảm bảo phép lịch sự khi tham gia thuyết trình, tranh luận rồi. Vậy bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con luyện tập về vấn đề cho sẵn.

2. Hoạt động thực hành (30 phút) Bài 1: HĐ nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý:

- 3 HS đóng vai, tranh luận, lớp nhận xét.

- HS nghe - HS ghi vở

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

(26)

- Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?

- Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?

- HS ghi các ý sau lên bảng nhóm + Đất: có chất màu nuôi cây

+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây

+ Không khí: cây cần khí trời để sống + Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh

- Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật ghi vào bảng nhóm.

- Gọi 1 nhóm lên đóng vai - Nhận xét khen ngợi

*BVMT: Qua bài tập em thấy, môi trường thiên thiên gần gũi với cuộc sống của chúng ta như thế nào?

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?

- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS trình bày lên bảng

- HS dưới lớp đọc bài của mình

+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh + Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh

- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được

- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...

+ HS nêu theo suy nghĩ của mình

- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào bảng nhóm.

- 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- 2 HS phát biểu

- HS lắng nghe

- HS đọc

- Bài 2 yêu cầu thuyết trình

- Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao

- HS suy nghĩ và làm vào vở

- 1 Nhóm HS viết vào bảng nhóm gắn lên bảng trình bày

- HS dưới lớp đọc bài của mình

(27)

GV cùng cả lớp nhận xét

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

- Qua bài học này em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS.

- HS nêu.

- HS nhận xét.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 3+4) I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút;

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2);- HS NK nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn. (BT2); Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1); Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2; Thấy được vai trò và tác dụng của các từ loại và các thành ngữ tục ngữ được vận dụng trong cuộc sống.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

-Yêu thiên nhiên, đất nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 1 – 9.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Trời mưa, trời mưa - Hướng dẫn HS chơi

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành

- Cả lớp chơi

Quản trò: Trời mưa, trời mưa

Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)

Quản trò: Mưa nhỏ

Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)

Quản trò: Trời chuyển mưa rào Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)

Quản trò: Sấm nổ

Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

(28)

(30 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc - Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS.

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2( Tiết 3)

+ Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả ?

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chọn chi tiết mà mình thích.

+ Giải thích lí do vì sao em thích chi tiết ấy.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 trong 4 phút

- Yêu cầu HS HS trình bày

- Nhận xét, sửa lỗi diễn đạt dùng từ cho từng HS.

- Nhận xét, khen ngợi những nhóm phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lí do.

Bài 1( Tiết 4) Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau:

Việt Nam Tổ quốc

Cánh chim hoà bình

Con người

với th.nhiên

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị. Yêu cầu HS lần lượt thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nhau trả lời.

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

+ Một chuyên gia máy xúc.

+ Kì diệu rừng xanh.

+ Đất Cà Mau.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

Trong bài văn tả “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” em thích nhất chi tiết:

những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc vừa tả vị ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh tả chùm quả xoan với chuỗi bồ đề thật gợi tả hoặc:

“nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy”. Đấy là hình ảnh đẹp và sinh động gợi hình ảnh cô gái duyên dáng trong tà áo lộng lẫy, cách dùng từ vạt áo nắng, đuôi áo nắng rất mới mẻ

- HS thảo luận nhóm 4, những HS cùng thích bài giống nhau về 1 nhóm - Đại diện nhóm trình bày bài làm - HS lắng nghe.

(29)

em Danh

từ Động

từ Tính từ

Thành ngữ Tục ngữ

- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 kĩ thuật khăn trải bàn

- Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu và trình bày.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, KL lời giải đúng.

Bài 2( Tiết 4) Tìm từ đồng nghĩa, từ

trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:

Bảo vệ

Bình yên

đoàn kết

Bạn bè

Mê nh mô

ng Từ

đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp đôi trong 44 phút, GV phát phiếu lớn cho các nhóm.

- Yêu cầu 1 cặp dán phiếu và trình bày.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa ? Lấy ví dụ ?

+ Thế nào là từ trái nghĩa ? lấy ví dụ ? - GV nhận xét, KL lời giải đúng.

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi thống nhất kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp đôi, 1 cặp làm phiếu lớn.

- Nhóm làm phiếu lớn dán phiếu và trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 học sinh trả lời.

(30)

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Yêu cầu HS trình 1 phút câu hỏi:

+ Em học được tác giả trong các bài văn miêu tả điều gì?

- Gv nhận xét, đánh giá - GV nhận xét tiết học.

- Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- 3 HS trình bày

+ Học được cách dùng từ, các biện pháp nghệ thuật, sự quan sát tỉ mỉ...

- HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 1/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện tính được tổng nhiều số thập phân; HS dựa vào phép cộng các số thập phân để nêu được tính chất kết hợp và thực hiện phép tính; Vận dụng phép cộng các số thập phân để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất; HS làm được các BT1 (a, b), BT2, BT3 (a, c); HS năng khiếu: làm được tất cả các BT trong tiết học.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, 4 gà mẹ bằng bìa cứng ghi phép tính.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Gv tổ chức trò chơi : Gà mẹ tìm con - Chuẩn bị: 4 con gà mẹ làm bằng bìa cứng có ghi phép tính. 4 con gà con làm bằng bìa cứng có ghi kết quả tính.

Tổ chức cho HS chơi cá nhân. Gọi 8 HS xung phong lên chơi: 4 em cầm 4 con gà mẹ, 4 em cầm 4 con gà con. Yêu cầu HS mang tấm bìa gà mẹ tìm đúng gà con của mình (sao cho phép tính trên mình gà mẹ tương ứng với kết quả tính trên

- 2 HS làm bài

* Các phép tính:

12,35 +4,56 = 16,91 16,91 + 32,5= 49,41 57,56 + 0,279 = 57,839 8,06 + 54,2 = 62,26

(31)

mình gà con). Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cặp nào tìm sai s

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa của bài thơ,

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.. Đọc hiểu: (5 điểm)

Kiến thức : Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

+ Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.. -

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản