• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 24 / 01 / 2022 Thứ 2 ngày 24 tháng 01 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KHIẾN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến.

- HS xác định câu khiến trong đoạn văn. Bước đầu biết đặt 1 số câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ GD ý thức học tập cho học sinh.

* KNS: Giáo dục tình yêu môn học, vận dụng bài học vào thực tế giao tiếp và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Bắn tên

-Nêu những từ đồng nghĩa với “dũng cảm”?

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài

-HS tham gia chơi

-Từ cùng nghĩa với “dũng cảm”: can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, táo bạo, anh hùng, anh dũng…

-HS NX

* GV giới thiệu : Hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải nhờ vả ai đó, khuyên nhủ ai đó hoặc rủ những người thân quen cùng làm việc gì đó. Để thực hiện được những việc như vậy phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận diện và sử dụng câu khiến.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Nhận xét (12’) BT 1, 2.

- 1 HS đọc nội dung và đọc yêu cầu BT 1, 2.

- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng – chỉ bảng đã viết câu khiến, nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu.

- Cả lớp đọc thầm

Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

+ Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả giúp.

+ Dấu chấm than ở cuối câu.

BT 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nêu miệng câu theo yêu cầu bằng hình thức đối – đáp trước lớp.

- GV nx, chốt ý đúng trong câu của HS.

- GV nêu ghi nhớ qua các câu trên bảng.

- 5-6 em.

- HS viết lại câu vừa đặt vào vở.

(2)

* Ghi nhớ (sgk t.88) 3 HS đọc 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

BT1: (6’)

-4 HS nối tiếp nhau đọc y/c, ndung của bài, cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.

- Từng cặp phát biểu ý kiến.

Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Đ.án: a) hãy gọi người hàng hành … b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú … c) Nhà vua hoàn gươm lại cho … d) Con đi chặt cho đủ …

- HS chữa bài theo đáp án đúng vào vở BT2: (6’)

+ 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- GV giảng y/c cho HS: trong sgk câu khiến thường dùng để y/c HS TLCH hoặc giải bài tập. Cuối câu khiến thường có dấu chấm.

- Cả lớp viết vào vở, 1 nhóm viết vào bảng nhóm -> vài HS đọc trước lớp.

HS +GV nx bài trên bảng nhóm và cho điểm

VD:

Hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói về lợi ích của loài cây mà em biết (TV tập 2 t.53)

BT3: (6’) Đặt câu

- 1 HS nêu y/c của bài. GV HD: Đặt câu khiến phải hợp đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn (VD: cách xưng hô: bạn, tớ, cô, ...)

- HS viết câu đặt được vào vở, 1 bạn viết vào bảng nhóm. GV nx, chốt ý.

- HS đặt câu miệng trước lớp. HS khác nx và bổ sung (nếu cần)

VD: Bạn cho mình mượn bút một tí!

Em xin phép cô cho em vào lớp ạ! … - 5-6 em

4- HĐ Vận dụng. (5’) + Câu khiến có tác dụng gì ?

+ Khi viết câu khiến cuối câu thường dùng dấu gì?

* Củng cố - Dặn dò

G. Hệ thống nội dung bài và nhận xét tiết học

- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ cậy, mong muốn của người nói, người viết với người khác.

- Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

- HS đọc lại ghi nhớ (1 em) - HS về hoàn thành bài tập.

- HS chuẩn bị trước bài học sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

CON SẺ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.

(3)

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài văn phù hợp với nội dung: bước đầu bết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ,Tranh minh hoạ.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

- Đọc bài: Dù sao trái đất vẫn quay và trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm của hai nhà khoa học thể hiện ở chỗ nào ?

-HS tham gia chơi

- hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Hai nhà khoa học đã dám nói lên khoa học chân chính, nói ngược với lời phán bảo cuả chúa trời Ga - Li - Lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí

- Lớp nhận xét.

*GV nhận xét, dẫn vào bài mới :Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của một con sẻ. Con sẻ bé nhỏ này đã buộc một con chó săn phải lùi bước, làm một con người phải kính cẩn nghiêng mình trước nó. Các em hãy đọc bài văn để biết con sẻ bé nhỏ này đã dũng cảm như thế nào.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Luyện đọc:(12p

- Gọi HS đọc toàn bài - 1HS đọc

- GV chia đoạn: 5 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu … trên tổ xuống - Đoạn 2: Tiếp… của con chó - Đoạn 3: Tiếp… xuống đất - Đoạn 4: Tiếp… thán phục - Đoạn 5: Còn lại

- Lần 1+ đọc từ khó, câu dài. - Phát âm: Lối, con sẻ non, lao, rít lên, lùi, thán phục.

- Câu: “Bỗng/ từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó”.

- HS đọc thầm phần chú giải

- Lần 2+ giải nghĩa từ. - Từ giải nghĩa: Tuồng như, khản đặc, - Lần 3 + đánh giá nhận xét.

- Luyện đọc theo nhóm - HS luyện đọc theo bàn - GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe

3. Tìm hiểu bài: (12')

- HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:

+ Trên đường đi, con chó thấy gì? - Nó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi.

(4)

+ Nó định làm gì sẻ non ? - Nó tiến đến định ăn thịt sẻ non.

+ Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ con còn non và yếu ớt?

- Con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có 1 nhúm lông tơ.

+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?

- Có một con sẻ già lao xuống che chở cho sẻ non.

+ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả ntn?

- Rơi như hòn đá trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, lấy thân mình phủ kín sẻ con.

+ Nêu ý thứ nhất của bài ? 1. Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chó khổng lồ.

- HS đọc thầm đoạn còn lại và TLCH:

+ “Sức mạnh vô hình” là ntn? - Sức mạnh ngoài khả năng bình thường.

+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

- Vì sự dũng cảm cứu con của 1 con sẻ bé nhỏ trước 1 con chó săn hung dữ.

+ Nêu ý thứ hai của bài ? 2. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con.

+ Nêu nội dung chính của bài? *Ý chính: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Muốn đọc bài hay ta cần đọc với giọng như thế nào ?

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Bỗng từ trên cây ... xuống đất ”.

- Yêu cầu hs đọc thầm, nhẩm thuộc bài thơ.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Qua bài học, em học được điều gì ở sẻ già?

* Củng cố - Dặn dò

+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ? - Nhận xét tiết học.

- Học sinh nêu cách đọc.

- 5 HS nối tiếp đọc các đoạn - Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc trong nhóm.

- 2 học sinh thi đọc.

- 2 HS trả lời câu hỏi; lớp nhận xét.

-Yêu thương con, hi sinh...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

DIỆN TÍCH HÌNH THOI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS hình thành công thức tính diện tích hình thoi. Bước đầu biết áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình thoi

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo + Giáo dục học sinh yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bộ dùng toán lớp 4.

(5)

- HS: SGK, VBT, VÔL

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Hãy nêu các đặc điểm của hình thoi;

2 đường chéo hình thoi?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện // và bốn cạnh bằng nhau.

- 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Giới thiệu bài: : các em đã biết đặc điểm của hình thoi, vậy cách tính diện tích hình thoi như thế nào cô trò ta vào bài hôm nay, Diện tích hình thoi

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: (12’) a. Hình thành công thức tính diện tích hình thoi:

- GV đưa đề bài toán

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Tính diện tích hình thoi ABCD, có AC = m; BD = n?

+ Hai đường chéo đã chia hình thoi thành các hình gì giống nhau ?

- Gv thao tác trên hình bìa mẫu và cắtghép hình thoi thành hình chữ nhật AMNC

B

A C

D

- 4 hình tam giác giống nhau.

+ Hãy cắt, ghép 4 hình tam giác đó thành HCN?

- HS thao tác trên giấy.

M B N

A O C m

+ S tích hình thoi ABCD bằng S hình nào?

- S hình thoi ABCD = S hình chữ nhật MNCA

+ Vậy để tính được diện tích hình thoi, - S hcn mà ta đã học.

O

(6)

có thể tính S hình nào mà ta đã học ? + Cho HS đo các cạnh của HCN và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu?

- AC = m - AM =

2 n

+ S hình chữ nhật AMNC được tính

như thế nào? - S = m

2 n=

2 n m

+ Vậy nhìn vào kết quả và nêu cách tính diện tích hình thoi?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2( cùng đơn vị đo)

b. Kết luận: - HS đọc thuộc kết luận trong SGK - 142 - GV giới thiệu công thức tính và giải

thích rõ từng thành phần. S =

2 n m

S: Diện tích

m, n: Độ dài 2 đường chéo 3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

Bài 1: (6')

- Gọi 2HS đọc đề bài - HS đọc đề bài và suy nghĩ làm bài Bài giải:

- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả

- GV nhận xét và chốt KQ đúng.

a. Diện tích hình thoi ABCD là:

2 6 4 3

(cm2)

b, Diện tích hình thoi MNPQ là:

2 14 4 7

(cm2)

Đáp số: a: 6cm2; b: 14 cm2. + Diện tích hình thoi đó được tính

ntn? Tại sao?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

Bài 2: (7')

- Gọi 2HS đọc đề bài - HS đọc bài toán và tóm tắt + Bài toán yêu cầu gì? Đã cho biết

những điều kiện gì?

- HS làm bài theo nhóm đôi. 2 HS lên bảng thực hiện.

Bài giải:

Diện tích hình thoi (1) là:

2 50 20 5

(dm2) Đáp số: 50 dm2 - GVNX bài, chốt kết quả đúng.

+ Phần b đơn vị đo đã phù hợp chưa? - Chưa, ta phải đổi sang cùng 1 đơn vị đo là dm.

+ Để tính diện tích hình thoi, ta làm như thế nào?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

Bài 3: (5’)

- HS đọc yêu cầu và TL

(7)

- GV treo bảng phụ.

- Gọi 2 đại diện nhóm lên bảng thi điền kết quả.

a - S b - Đ - GV nhận xét kết quả đúng sai.

+ Giải thích cách làm ? 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Muốn tính diện tích hình thoi ta làm ntn

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- VN làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị bài sau.

S = 2 n m

S: Diện tích

m, n: Độ dài 2 đường chéo

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

BÓNG TỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

- Tự làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.

- Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.

+ GD HS ngồi học đảm bảo mật độ ánh sáng cho mắt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Chuẩn bị chung: Đèn bàn.

- Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin; tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ, một số đồ vật …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho HS quan sát hình 1 / 92 SGK và hỏi:

+ Mặt trời chiếu sáng từ phía nào?

+ Bóng của người xuất hiện ở đâu?

+ Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng?

- HS quan sát và trả lời:

+ Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời.

+ Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống.

+ Măt trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng.

- HS nghe.

(8)

- Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong Tiết học hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. 15’

- GV mô tả thí nghiệm: Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.

- GV yêu cầu HS dự đoán xem:

+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?

+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?

- GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm.

- GV nêu: Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm.

- GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn).

- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán.

- Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.

- Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.

- Goi HS trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

+ Anh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không?

+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?

+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?

+ Khi nào bóng tối xuất hiện?

- GV kết luận: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.

- HS lắng nghe.

- HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là:

+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách.

+ Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4- 6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng.

- HS trình bày kết quả thí nghiệm.

- Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm.

- HS làm thí nghiệm.

- HS trình bày kết quả thí nghiệm:

+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.

Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.

Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.

+ Anh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.

+ Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng.

+ Ở phía sau vật cản sáng.

+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng.

- HS nghe.

(9)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. 15’

- GV hỏi:

+ Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Khi nào nó sẽ thay đổi?

+ Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều?

- HS trả lời;

+ Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.

+ HS giải thích theo sự hiểu biết của mình.

- GV: Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông.

- GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa. GV đi hướng dẫn các nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV hỏi:

+ Bóng của vật thay đổi khi nào?

+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?

- GV: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.

- Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.

+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

+ Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.

- HS nghe.

3. HĐ vận dụng 5’

+ Khi các em ngồi học các em cần lưu ý điều gì? Vì sao?

- Giáo viên chiếu bóng của vật lên tường:

Yêu cầu học sinh chỉ được lên tường và đoán xem là vật gì?

- Giáo viên xoay vật trước đèn chiếu, yêu cầu học sinh dự đoán xem bóng của vật thay đổi thế nào? Sau đó bật đèn kiểm tra.

+ Trong biểu diễn nghệ thuật, người ta đã ứng dụng các đặc điểm của bóng tối như thế nào?

- HS tự liên hệ

+ Chiếu bóng các bộ phim, chiếu bóng các tiết mục múa,...

*GV kết luận: Các em lưu ý khi ngồi học các em cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng, tránh các vật cản làm ánh sáng không đủ cho các em học tập và sẽ làm mắt các em bị

(10)

cận, loạn thị.

Cũng cố, dặn dò

- GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.

- Chuẩn bị Tiết tiết sau: dãy 1 mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 cây đặt trong góc tối của gầm giường. Dãy 2 gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn.

- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Có ý thức tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu học tập cho HS. Tranh minh hoạ như SGK (nếu có) - SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho HS quan sát ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhà Thái học, bia tiến sĩ và hỏi:

+ Ảnh chụp di tích lịch sử nào? Di tích có từ bao giờ?

- HS mô tả, nói lên hiểu biết của mình

+ Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Trường đại học đầu tiên của nước ta xây thời Lý.

* GV giới thiệu: Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó là minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về trường học và GD thơi Hậu Lê chúng ta cùng học bài ngày hôm nay Trường học thời Hậu Lê.

HĐ1:Tổ chức GD dưới thời Hậu Lê:15’

- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK, TLN 4 trả lời các câu hỏi sau:

+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?

Nhóm – Lớp

- HS làm việc nhóm 4 – Chia sẻ lớp:

+ Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ

(11)

+ Dưới thời Lê, những ai được vào học trong trường Quốc Tử Giám?

+ Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?

+ Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Yc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

- Em hãy mô tả lại tổ chức giáo dục thời Hậu Lê?

- GV giới thiệu cho HS hiểu về thi Hương, thi Hội, thi Đình

ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .

+ Trường thu nhận con cháu vua quan và cả con dân thường nếu học giỏi.

+ Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là Nho giáo.

+ Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Tổ chức trường học: Nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường học, có chỗ ở cho cả HS và kho sách

+ Người được đi học: con cháu vua, quan và con em thường dân học giỏi.

+ Nội dung học: Nho giáo.

+ Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kin thành. Những người đỗ thi Hội được thi Đình để chọn tiến sĩ.

Giải nghĩa từ:

Thi Hương: Cứ 3 năm tổ chức 1 lần ở tỉnh hoặc khu vực và lấy đỗ một số người nhất định.Những người đỗ cao được nhận danh hiệu cử nhân, những người đỗ thấp hơn được nhận văn bằng tú tài.

Thi Hội: Tổ chức tại kinh đô, chỉ những người đỗ cử nhân mới được dự. Những người đậu kì thi Hội được tặng học vị Tiến sĩ (Thời Trần là thái học)

Thi Đình: Tổ chức để phân loại những người đỗ tiến sĩ.Những người giỏi, đỗ cao, được nhận học vị Trạng nguyên (đỗ đầu), bảng nhãn,thám hoa.

- GV liên hệ tổ chức thi trạng nguyên TV tại trường.

* Nhà Hậu Lê tổ chức các chế độ thi cử để làm gì?

+ Nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước.

Giảng: Giáo dục thời Hậu Lê đã có nề nếp và quy củ nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập,chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

HĐ2: Những biện pháp khuyến khích

(12)

học tập của nhà Hậu Lê: 15’

+ Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?

- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục.

Cá nhân – Lớp

+ Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.

- HS xem tranh, ảnh.

* GV kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Em đã bao giờ đến thăm quan di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa?

+ Qua bài học em thấy truyền thống học tập của nước ta như thế nào?

+ Bài học này giúp em hiểu biết thêm điều gì về GD thời Hậu Lê?

+ Khi đến thăm quan những nơi có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh em cần phải làm gì?

- HS trả lời

+ Truyền thống hiếu học.

+ Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp và quy củ.

+ Tuân theo quy định nơi mình đến thăm quan.

* GV kết luận: Chúng ta thật tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời của cha ông ta. Là học sinh, các em cần phát huy truyền thống đó, cố gắng học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1)

Bài 24. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

Bài 25, 26. Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam:

khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

(13)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

+ HS thêm yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường.

CV 3969: Rà soát, tinh giản, sắp xếp 03 bài thành 2 bài.

Cụ thể: Tiết 1: kết hợp bài 24, mục 1 của bài 25 (dân cư ở đồng bằng duyên hải), mục 5 của bài 26 (Lễ hội) dạy trong khoảng 1 tiết;

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ?

+ Nêu dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.

- Có các trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo ra nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật giỏi; Hệ thống kệnh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng thủy sản, nông sản ở trong nước và thế giới.

- TBHT nhận xét.

GV cho hs quan sát lược đồ:

- Ngoài 2 ĐBằng rộng lớn của nước ta, còn có hệ thống các dải đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp nên. Đó là dải đồng bằng duyên hải Miền Trung, chúng ta sẽ học hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Địa hình 8’

Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.

- GV treo bản đồ và chỉ cho học sinh toàn bộ vùng miền Trung của nước ta và dải ĐB Duyên hải miền Trung (Màu xanh- giáp biển

+ Nêu giới hạn, vị trí của ĐB Duyên hải miền Trung?

- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của ĐB Duyên hải miền Trung.

- Yêu cầu từng nhóm quan sát lược đồ (SGK-135) và cho biết:

+ Tên, vị trí của các ĐB Duyên hải miền Trung?

- Phía Bắc giáp với ĐBBB.

- Phía Nam giáp với ĐBNB.

- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.

- Phía Đông giáp với Biển Đông.

- ĐB Thanh-Nghệ Tĩnh.

- ĐB Bình-Trị-Thiên.

- ĐB Nam-Ngãi.

- ĐB Bình Phú-Khánh Hoà.

(14)

+ Nhận xét về độ lớn của các ĐB này so với ĐBBB và ĐBNB?

=>Các ĐB này được gọi tên theo các tỉnh có ĐB đó.

+ Yc hs quán sát lược đồ hình 2, 3 –SGK.

+ Ven biển miền Trung có đặc điểm gì?

- GV giải thích: đầm - phá

+ Để ngăn cát, người dân làm gì?

+ Đọc tên các đầm – phá ở Thừa Thiên Huế?

- ĐB Ninh Thuận-Bình Thuận.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp vì các dãy núi lấn ra biển.

- Có nhiều cồn cát, đầm-phá.

- Trồng phi lao ven biển.

- Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai

=>Do địa hình giáp biển, nhiều gió cát nên ở đây có nhiều cồn cát cao, nhiều đầm phá lấn vào ĐB.

HĐ2: Khí hậu 7’

Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.

+ Ở khu vực ĐB DHMT có dãy núi cao, đèo nào? Chỉ trên bản đồ?

+ Tại sao khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc – Nam?

+ Quan sát hình 4 và mô tả đèo Hải Vân?

+ Tại sao miền Trung hay có bão?

- Dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân.

- Dãy Bạch Mã kéo dài tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc.

- Đèo dài, cao, ngoằn ngoèo.

- Do địa hình kéo dài, giáp biển lớn, khí hậu khắc nghiệt.

=>Do những dãy núi cao cản gió nên khí hậu và cuộc sống người dân miền Trung có sự khác biệt so với các vùng khác.

HĐ3: Dân cư 8’

Dân cư ở đồng bằng duyên hải:

- GV treo bản đồ dân cư Việt Nam, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét sự phân bố dân cư ở đây.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng duyên hải miền Trung với vùng núi Trường Sơn?

+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng duyên Hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ, với đồng bằng Nam Bộ?

- Yc HS thảo luận cặp đôi, đọc mục 1 SGK, q/sát hình 1,2 và trả lời các câu hỏi:

+ Người dân chủ yếu là dân tộc gì?

+ Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm như thế nào?

Nhóm – Lớp

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Số người ở vùng duyên hải miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.

+ Số người ở vùng duyên hải miền Trung ít hơn so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB.

+ Người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác.

+ Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao;

còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.

(15)

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Ycầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*GV kết luận: Dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố ... Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất. Còn trang phục trong ảnh chụp là trang phục truyền thống, họ thường mặc trong các dịp lễ hội.

* HĐ4: Lễ hội: 7’

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những hiểu biết của mình thảo luận nhóm 4 để nói về môt vài lễ hội ở duyên hải miền Trung

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Ycầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Nhóm 4 – Lớp

+ Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.

+ Lễ hội Tháp Bà diễn ra vào đầu mùa hạ tại Nha Trang. Người dân làm lễ ca ngợi công đức nữ thần và cầu chúc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội có nhiều hoạt động đặc sắc,...

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*GV kết luận: Ở nhiều vùng ven biển, người dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông, đặc biệt ở Khánh Hòa có lễ hội cá Ông gắn với truyền thuyết cá voi cứu người trên biển. Người dân tham gia lễ hội với mong muốn sẽ được giúp đỡ, gặp thuận lợi khi đi biển. Các hoạt động lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Chỉ vị trí và giới hạn của dải đồng bằng duyên hải miền Trung?

GDBVMT: Tại sao phải biết chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung?

- Học sinh lên bảng chỉ bản đồ.

- Vì họ luôn chịu những hậu quả do thiên tai gây ra: lũ lụt, bão,...

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

(16)

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 25 / 01 / 2022 Thứ 3 ngày 25 tháng 01 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình thoi

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán + Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

*CV 3969: không làm ý b bài tập 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT, VÔL

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

+ Viết công thức tính diện tích hình

thoi? S =

2 n m

S: Diện tích m, n: Độ dài 2 đường chéo + Muốn tính diện tích hình thoi, ta

làm như thế nào?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: Các em đã biết cách tìm diện tích hình thoi. Tiết học hôm nay cô cùng các em luyện tập kiến thức về diện tích hình thoi, đổi đơn vị đo độ dài, diện tích.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: (7’)

- Gọi HS đọc đề bài - HS đọc

+ Đề bài đã cho biết những gì? - Độ dài các đường chéo

+ Hỏi gì? - Tính S hình thoi

+ Các đường chéo của hình thoi phải như thế nào?

- Cùng một đơn vị đo.

- Yêu cầu cả lớp làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng trình bày bảng nhóm.

- Gọi vài HS nêu kết quả bài làm - GV nhận xét, chốt ý đúng

Bài giải:

Diện tích hình thoi là:

2 114 12 19

(cm2)

Đáp số: a: 114 cm2 + Em áp dụng công thức nào để làm

bài tập 1 ? - Gv chốt.

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

(17)

Bài 2: (7’)

- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt - HS đọc

+ Miếng kính có đặc điểm gì đã biết? - Biết độ dài 2 đường chéo của tấm kính + Yêu cầu phải tìm gì ? - Diện tích miếng kính ?

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng thực hiện.

- Cho vài em nêu kết quả bài làm - Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn và bổ sung

- GV chốt kết quả đúng

Bài giải

Diện tích miếng kính là:

(14 10) : 2 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 + Nêu cách tính diện tích hình thoi?

- GV chốt

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

Bài 3: (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc

+ Bài tập yêu cầu gì? - Xếp 4 hình tam giác thành 1 hình thoi rồi tính diện tích hình thoi đó?

- GV yêu cầu HS lấy giấy bìa và làm theo hướng dẫn:

- Vẽ 4 tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là: 2cm, 3cm. Cắt rời 4 hình vuông đó và ghép thành hình thoi.

- Cho HS ghép hình, GV quan sát và nhận

xét.

+ Hình thoi có diện tích là bao nhiêu?

Tính bằng cách nào?

- Dựa vào số đo cạnh góc vuông của hình tam giác sẽ biết số đo 2 đường chéo hình thoi.

- Yêu cầu HS làm bài - HS trình bày bài giải vào vở. 1 HS làm bảng nhóm

- Yêu cầu 2 HS đọc to kết quả.

- Yêu cầu vài em nêu kết quả bài làm - Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn và bổ sung

- GV chốt kết quả đúng

Bài giải

Diện tích hình thoi là:

(4 6 ) : 2 = 12 (cm2) Đáp số: 12 cm2 Bài 4: (9’)

- Yêu cầu HS đọc đề và làm theo nhóm: gấp hình và kiểm tra các đặc điểm của hình thoi.

- Yêu cầu các nhóm thực hành và nhận xét.

(18)

- Gọi 2 HS nêu rõ các đặc điểm của hình thoi.

3. - HĐ Vận dụng. (5’)

+ Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào?

* Củng cố - Dặn dò

- Diện tích hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và lấy được ví dụ để chứng tỏ điều đó.

- Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả cao.

- HS nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Có ý thức trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình trang 94, 95 SGK. - Phiếu học tập.

- HS: Mang đến lớp cây đã trồng sẵn theo hướng dẫn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? Có thể làm cho bóng của vât thay đổi như thế nào?

+ Lấy ví dụ chứng tỏ bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vât đó thay đổi?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng. Làm cho bóng của vật thay đổi bằng cách thay đổi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó.

+ VD: bóng của cái cây thay đổi vào từng buổi của ngày do vị trí của mặt trời thay đổi

*GV giới thiệu: các em đã biết Ánh sáng rất quan trọng với chúng ta. Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Nhờ ứng dụng kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu qua tiết học này nhé!

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: (12’) Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của t/vật: 15’

Nhóm 4 – Lớp

(19)

- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình trong SGK trang 94, 95 và trả lời các câu hỏi : (thời gian: 5 phút) + Em có nhận xét gì về cách mọc của những cây trong hình 1?

+Theo em, vì sao những bông hoa ở hình 2 có tên là hoa hướng dương?

+ Em hãy dự đoán xem cây nào sẽ xanh tốt hơn? Tại sao?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày từng câu.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Ánh sáng có vai trò gì với sự sống của thực vật?

+ Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?

- Các nhóm làm việc. Thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm – Chia sẻ lớp + Hình 1: Cây trong H1 đang mọc hướng về phía á/sáng của bóng đèn + Hình 2: Vì loài hoa này khi nở thường hướng về ánh mặt trời nên có tên gọi là hoa hướng dương.

- HS dự đoán:

+ Cây ở hình a sẽ xanh tốt hơn vì có đủ ánh sáng.

+ Cây ở hình b sẽ không xanh tốt vì không có đủ ánh sáng.

+ Ánh sáng giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp …

+ Không có ánh sáng, thực vật sẽ tàn lụi.

*GV kl: Như vậy, ánh sáng đã tác động đến sự phát triển của từng loài cây, các loài cây đều mọc hướng về phía ánh sáng. Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần á/sáng để quang hợp, hút nước, thoát hơi nước, hô hấp.

HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật: 15’

- GV gieo vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loài cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không? Ta cùng tìm hiểu.

+ Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng … được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, hang động?

+ Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng?

+ Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt?

- HS thảo luận nhóm 4, đưa ra ý kiến của nhóm mình.

+ Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây không giống nhau…

+ Cây cần nhiều ánh sáng: Tiêu, lúa, cà phê, cam bưởi,..(cây cho hạt, quả cần nhiều ánh sáng)

+ Cây cần ít ánh sáng: Dương xỉ, phát tài

*Ứng dụng:

+ Cây cà phê, cây tiêu, cây lúa, cần nhiều ánh sáng nên khi cấy và trồng ta phải có khoảng cách vừa đủ để cây có đủ ánh sáng và phát triển tốt…

(20)

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GV kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.

3. HĐ vận dụng 5’

- GV đặt vấn đề: Hãy lấy thêm ví dụ về ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả cao.

*GV kết luận: Các em cần có ý thức trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng

Củng cố, dặn dò:

- Gọi 2 hs đọc mục Bạn cần biết - SGK - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà: Đọc thuộc mục Bạn cần biết. áp dụng để trồng trọt.

+ Trồng 1 cây trong bóng tối, 1 cây ngoài ánh sáng, chăm sóc và tưới nước thường xuyên. Ghi lại quá trình sinh trưởng và phát triển của cả 2 cây và rút ra so sánh, đối chiếu.

+ Trồng xen canh giữa cây ưa ánh sáng với cây không ưa ánh sáng:

Trồng ngô xen khoai lang, khoảng cách trồng các cây phải vừa đủ để cây ưa ánh sáng không che mất ánh sáng của nhau.

+ Để kích thích cây tăng trưởng và phát triển nhanh, người ta dùng ánh sáng đèn điện thay thế cho ánh sáng mặt trời vào ban đêm

- Cây cho quả và hạt cần được chiếu sáng nhiều.

- HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi và chia sẻ trước lớp.

+ VD trồng hoa trong phòng kín và chiếu ánh điện cho hoa phát triển nhanh....

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ghéo mô hình tự chọn

- Nắm được quy trình lắp mô hình tự chọn (cầu vượt, ô tô kéo, cáp treo), bước đầu biết cách lắp mô hình tự chọn

- Năng lực chung, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo. Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành, sự sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

(21)

- Màn chiếu trình chiếu quy trình lắp ghép một số sản phẩm tự chọn - Một số sản phẩm mẫu

- Bộ lắp ghép kĩ thuật dành cho GV 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Bộ đồ dùng lắp ghép

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

+ Bạn hãy nhắc lại quy trình lắp cái đu?

+ Bạn hãy lên lựa chọn các dụng cụ, chi tiết để lắp xe nôi?

+ Bạn hãy lắp một bộ phận của ô tô tải?

+ Bạn hãy nêu lưu ý khi lắp ráp mô hình?

- TBHT điều khiển trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

+ 1 HS nhắc lại luật chơi + HS tham gia chơi

- TBHT nhận xét, mời GV vào tiết học

- GV nhận xét tiết học, giới thiệu bài mới: Cô thấy các bạn học bài rất tốt, cô khen cả lớp. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành lắp ghép các mô hình tự chọn.

2. HĐ thực hành: 30’

Hoạt động 1: HS lựa chọn mô hình lắp ghép

- GV trình chiếu một số mẫu lắp ghép tự chọn (cáp treo, cầu vượt, ô tô, kéo)

+ Trên màn hình của cô đã có sẵn một số mẫu lắp ghép, em hãy đọc tên các mẫu lắp ghép đó?

+ Các bạn hãy lựa chọn một mẫu sản phẩm để chúng ta cùng ghép nhóm

- GV phân chia lại các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và lắp mô hình cầu vượt

+ Nhóm 2: Tìm hiểu và lắp mô hình cáp treo

+ Nhóm 3: Tìm hiểu và lắp mô hình ô tô kéo

- GV kết luận: Vừa rồi, các em đã lựa chọn đươc sản phẩm để mình lắp ghép.

Bây giờ, các em hãy cùng tìm hiểu xem để có thể lắp ghép được mô hình này, chúng ta cần sử dụng những chi tiết nào, cách quy trình lắp ra sao nhé!

Hoạt động 2: HS lựa chọn các chi tiết cho mô hình lắp ghép

- GV yêu cầu HS quan sát hình, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút:

+ Em hãy kể tên các chi tiết để lắp ghép mô hình?

Cá nhân – Lớp - HS quan sát

+ Cáp treo, cầu vượt, ô tô kéo

- HS lựa chọn sản phẩm theo ý mình - HS lắng nghe nhiệm vụ của mình

Nhóm đôi – Lớp - HS thảo luận

+ Các chi tiết lắp ghép cầu vượt: tấm lớn, tấm 25 lỗ, thanh thắng 9 lỗ, thanh

(22)

+ Mô hình xe ô tô kéo/ cáp treo/ cầu vượt gồm có những bộ phận nào?

- GV mời đại diện các nhóm lên lựa chọn các chi tiết

- GV mời HS nhận xét - GV nhận xét

- GV kết luận: Các em đã xác định được các bộ phận của mô hình, cũng như đã biết cách lựa chọn các chi tiết để lắp ghép mô hình. Bây giờ, cô và các em sẽ cùng đi thực hành.

Hoạt động 3: HS thực hành

+ Để có thể lắp được các mô hình, chúng ta cần lắp theo quy trình như thế nào?

- GV yc các nhóm thực hành lắp ghép - GV qsát, hướng dẫn HS còn lung túng Hoạt động 4: HS đánh giá sản phẩm - GV yêu cầu HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm

- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp

3. Hoạt động vận dụng 5’

- GV yêu cầu HS về nhà thực hành, hoàn thiện nốt sản phẩm của mình

- Vận dụng các kiến thức lắp ghép mô hình đã học để sáng tạo các mô hình

chữ U dài, thanh chữ L ngắn, ốc vít, cờ lê, tua vít

Các chi tiết lắp ghép cáp treo: Tấm nhỏ, 3 tấm lắp thành chữ U, tấm mặt cabin, tấm chữ L, thanh thẳng 9 lỗ, thanh thẳng 6 lỗ, thanh thẳng 5 lỗ, thanh chữ U dài, thanh chữ L dài, thanh chữ L ngắn, dây gai, ốc vít, cờ lê, tua vít

Các chi tiết lắp ghép ô tô kéo: tấm nhỏ, ba tấm để lắp chữ U, tấm mặt cabin, thanh thẳng 11 lỗ, thanh thẳng 5 lỗ, thanh chữ U dài, thanh chữ U ngắn, trục dài, bánh xe, ốc vít, vòng hãm, cờ lê, tua vít

+ Cầu vượt gồm: bậc thang, mặt cầu;

Cáp treo: Ca bin, dây treo, trụ Ô tô kéo: Cabin, bánh xe, vòng hãm - HS đại diện nhóm lên lựa chọn - HS nhận xét

- HS lắng nghe

Nhóm – Lớp

+ Chúng ta cần phải lắp từng bộ phận trước, sau đó ráp lại thành các bộ phận hoàn chỉnh

- Các nhóm thực hành

Cá nhân – Lớp

- HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá - HS trình bày sản phẩm

- HS quan sát, nhận xét

- HS lựa chọn nhóm có sản phẩm đẹp

- HS hoàn thiện sản phẩm, tìm hiểu các cách lắp ghép mô hình khác

(23)

khác

Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm của mình

- GV nhận xét

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau, tìm hiểu cách lắp mô hình khác

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 26 / 01 / 2022 Thứ 4 ngày 26 tháng 01 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

MIÊU TẢ CÂY CỐI (viết)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK. Bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.

- Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho HS.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp + GD ý thức giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sgk.

- Học sinh: Sgk, Vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?

- Gv nhận xét .

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh để viết bài cho tốt.

-HS tham gia chơi -HS NX

GV giới thiệu: Các em đã nắm được cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. Để cho các em viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài, có kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật để bài miêu tả. Cô cùng các em vào bài học hôm nay.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) - Giáo viên treo bảng phụ ghi ba đề bài.

Đề 1: Hãy tả một cái cây ở trường em gắn với nhiều kỉ niệm. (Mở bài theo cách gián tiếp).

Đề 2: Hãy tả một cây ăn quả mà em yêu thích.

-Lắng nghe

(24)

Đề 3: Hãy tả một cây hoa mà em yêu thích.

- Yêu cầu học sinh chú ý những từ quan trọng trong đề bài.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ chọn một trong ba đề bài.

- Giáo viên lưu ý học sinh:

+ Để viết tốt bài văn cần đọc kĩ đề bài.

+ Lập dàn ý rồi dùng từ ngữ của mình hoàn thiện dàn ý.

+ Đảm bảo bố cục bài văn.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài nghiêm túc.

- Hết thời gian làm bài, gviên thu bài.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối?

+ Có những kết bài nào trong bài văn miêu tả cây cối?

* Củng cố - Dặn dò

+ Nêu bố cục của một bài văn miêu tả cây cối ?

- Nhận xét tiết học.

Học sinh đọc thầm các đề bài.

- 2 học sinh đọc to các đề bài.

- 1 học sinh gạch chân những từ cần lưu ý.

- 3 học sinh phát biểu về đề bài em đã chọn.

Học sinh viết

2 học sinh trả lời; lớp nhận xét.

-2 cách: MB TT, GT

-2 cách: KB MR, không MR

-HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được cách đặt câu khiến.

- Biết chuyển câu kể thành câu khiến, bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp, biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+ HS yêu thích môn học và có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sgk, Vbt.

- Học sinh: Sgk, Vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò + Thế nào là câu khiến ?

-HS tham gia chơi

- Câu khiến là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết.

- Cuối câu khiến thường có dấu chấm

(25)

+ Lấy VD một câu khiến?

- Gv nhận xét, tuyên dương

* GV giới thiệu : Bài học hôm trước đã giúp các em hiểu tác dụng của câu khiến. Bài học này giúp các em biết cách tạo ra câu khiến trong các tình huống khác nhau.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(10’)

* Nhận xét:

- Yêu cầu học sinh đọc toàn văn yêu cầu phần Nhận xét.

- Gv hướng dẫn học sinh chuyển câu kể: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” thành câu khiến theo 4 cách.

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh.

* Với những yêu cầu, lời đề nghị mạnh(có hãy, đừng, nên, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than.

Với những yêu cầu, lời đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.

* Ghi nhớ: Sgk/93

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: (5’)

- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của BT.

- GV nhận xét, chốt câu sử dụng đúng.

Bài tập 2: (5’)

- Đặt câu khiến theo tình huống

- Giáo viên lưu ý học sinh: Phải đặt câu khiến sao cho phù hợp với quan hệ.

Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3, 4: (10’)

- Đặt câu khiến theo yêu cầu và nêu tình huống có thể dùng câu đó.

- Gv theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

VDu: Hãy giúp (chỉ, bảo) mình giải bài

than hoặc dấu chấm.

- Lớp nhận xét.

- VD: Bạn học bài đi!

- 2 học sinh đọc to.

- Lớp đọc thầm.

- Học sinh tự làm bài.

- Học sinh phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- 3 học sinh đọc, lấy ví dụ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 3, 4 học sinh đọc bài làm. Lớp nhận xét.

Nam đi học đi!/ Nam phảI đI học!/

Nam hãy đi học đi!/Nam đihọc khi nào!/ Đề nghị Nam đI học!...

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Lớp làm bài;1 HS làm bảng.

- 3-4 HS đọc bài làm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

- Bạn hãy cho mình mượn một cái bút!

- Xin bác cho cháu gặp bạn Hà!

- Xin chú hãy chỉ đường giúp cháu!

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm miệng

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật

- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự..

Kiến thức: - HS Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài;.. nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí

- Hiêu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài - Nhận biết được 1 số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài - Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn