• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18A

Ngày soạn : 30/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết dấu hiệu chia hết hoặc không chia hết cho 9.

2.Kĩ năng: Áp dụng dấu hiệu để giải các bài toán liên quan.

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 1 số em nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, chia hết cho 5. Cho ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Dấu hiệu chia hết cho 9 (10’)

- Gọi HS lần lượt nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9

- GV ghi thành 2 cột.

9 : 9 = 1 10 : 9 = 1 (dư 1) 18 : 9 = 2 20 : 9 = 2 (dư 2) 72 : 9 = 8 100 : 9 = 11 (dư 2) 81 : 9 = 9 816 : 9 = 90 (dư 6)

- Tiến hành thử cộng tổng các chữ số trong mỗi số và nêu

- Em nhận xét gì về những số chia hết cho 9 ở trên? (Các số đó đều có tổng các chữ số là một số chia hết cho 9: 9, 18, 27... )

- Giới thiệu: Đó là dấu hiệu chia hết cho 9 - Hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9?

Nêu ví dụ về số chia hết cho 9?

- Những số như thế nào thì không chia hết cho 9? Cho VD?

- Để nhận biết 1 số có chia hết cho 9 hay không ta làm như thế nào?

- Gọi HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

c. Thực hành Bài 1: (5’) PHTM

- 2 hs lên bảng - Gọi Hs nhận xét

- 2, 3 HS nêu - Hs theo dõi

- Hs nối tiếp nêu: Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

- Những số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9

- Ta cộng tổng các chữ số lại với nhau xem tổng đó chia hết cho 9 thì chi hết cho 9

- 3 HS nêu

(2)

- Giao bài tập cho HS qua máy tính bảng - Cho HS làm bài.

- GV quan sát HS làm

- Nhận xét, kết luận kết quả.

Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?

Bài 2(5’)

- GV treo bảng phụ - Gọi HS nêu yêu cầu.

- Lớp và GV nhận xét

- Tại sao 5554 không chia hết cho 9? Dựa vào dấu hiệu nào?

- Gv nhận xét

Bài 3 :(5’) Gọi HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- GV chốt: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9, chọn và viết số phù hợp.

Bài 4(5’) Gọi HS đọc bài, cả lớp làm bài.

Dựa vào đâu em làm như vậy?

- GV chốt: Với tổng 2 chữ số đã cho, ta chỉ việc tìm số sao cho cả 3 chữ số đó cùng có tổng chia hết cho 9.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs. Dặn hs chuẩn bị bài sau: “Dấu hiệu chia hết cho 3”

- Hs làm bài

- Lớp n ộp bài, nhận xét, chữa bài.

Các số chia hết cho 9 là:

99, 108, 5643, 29385

- 1 HS nêu yêu cầu - Lớp tự làm

- 1 hs nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 hs nêu yêu cầu - Hs trao đổi theo cặp - Hs trả lời

- Đại diện 1; 2 cặp trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng - Lớp làm vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo - Nhận xét bài bạn, bổ sung

______________________________________

Kể chuyện

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện cổ thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ đã học ở học kì I.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vbt, phiếu ghi tên các bài tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(3)

1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(15’): Hoàn thành bảng

- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?

- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

- Gv hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi các em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Đọc các câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- HS mở sách

- HS lên bốc thăm chọn bài - HS đọc bài. Lớp theo dõi, lắng nghe, nhận xét.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Hs dán kết quả.

- Đại diện Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 31/12/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

2.Kĩ năng:Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia

- Hs nêu.

(4)

hết cho 5 ? Cho 9? Cho ví dụ ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn hs phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3(11’)

- Tìm các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?

- Em đã tìm các số chia hết cho bằng cách nào?

- Tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 3?

- Tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3? Không chia hết cho 3

18 : 3 = 6 182 : 3 = 60 (dư 2) Ta có: 1 + 8 = 9 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11 657 : 3 = 219 451 : 3 = 150 (dư 1) Có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10 - Nhìn vào cột bên trái, em có nhận xét gì về các số chia hết cho 3 ?

* Ngược lại Gv yêu cầu Hs nhận xét: Số không chia hết cho 3 sẽ có đặc điểm gì ? - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ?

* Ghi nhớ: SGK c. Thực hành Bài 1(5’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.

- Gọi 1 số em lần lượt giải thích kết quả.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

231; 1872; 92313

- Củng cố cách tìm các số chia hết cho 3 Bài 2(5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- Gọi hs lên bảng

- Nhận xét bài bảng, bổ sung

- Củng cố cách tìm các số không chia hết cho 3

Bài 3:(5’)

- Lớp nhận xét.

Tìm ví dụ và báo cáo - 15, 72,657, 451, 182,....

- Thực hiện phép chia và trong bảng chia

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.

- 3 Hs đọc Ghi nhớ Sgk. Cho ví dụ ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

- 2 hs nêu - 1 Hs nêu - 1 HS trả lời

- HS tự làm bài

- Nối tiếp nêu kết quả:

502; 6823 ; 55 553 - Lớp nhận xét, bổ sung

(5)

- Gọi hs nêu yêu cầu - GV quan sát HS làm - Nhận xét, kết luận kết quả

- Củng cố cách tìm số từ các chữ số cho trước

Bài 4: (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét bài, bổ sung 561; 792; 2235

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài sau

- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS làm bài bảng - HS nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS lên bảng

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở - Nhận xét bài bạn, bổ sung

- 2 HS nêu

________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học;

bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước 2. Kỹ năng:- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở BT, phiếu ghi tên các bài Tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Kiểm tra các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài. Gv đặt câu hỏi về nội dung bài. Kiểm tra 5 Hs

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

(6)

Bài tập 2(6’): Đặt câu - Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Hướng dẫn HS làm bài

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa bài.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 3(9’)

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn trong từng tình huống.

- Gv lưu ý Hs cần phân biệt ý nghĩa các câu tục ngữ theo 3 nhóm khác nhau.

- Yêu cầu hs đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Gv giúp đỡ học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Kể thêm những câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Hs nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- Nguyễn Hiền là người có chí lớn.

- Cao Bá Quát nhờ kiên trì, khổ luyện viết chữ nên đã được mệnh danh Văn hay chữ tốt…

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập đọc: Có chí thì nên Đáp án:

1. Tình huống a:

- Có chí thì nên.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Người có chí thì nên.

- Nhà có nền thì vững.

2. Tình huống b:

- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

- Lửa thử vàng gian nan thử sức.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Thua keo này bày keo khác.

3.Tình huống c:

- Ai ơi đã quyết thì hành.

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

- Hãy lo bền chí câu cua.

Dù ai câu trạch câu rùa mặc ai.

________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

2.Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

(7)

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu đúng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên bài tập đọc, bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(17’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(18’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề Tập làm văn: kể chuyện ông Nguyễn Hiền

- Có những kiếu mở bài và kết bài nào?

- Gv gọi HS nêu lại những điều cần ghi nhớ về mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs khi các em gặp khó khăn về cách viết câu.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

- Gv đọc cho Hs nghe 1, 2 bài làm mẫu.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Như thế nào là mở bài gián tiếp, như thế nào là kết bài mở rộng?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs Chuẩn bị bài sau.

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều.

- Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng và không mở rộng

- 2 Hs nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, những điều cần ghi nhớ về 2 cách kết bài trên.

- Hs làm việc cá nhân:

- Lần lượt từngHs nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

_________________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh Bài 4: THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

I. MỤC TIÊU

- Nhận thức được sự quý trọng thời gian của Bác Hồ

(8)

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian. cách sắp xếp công việc hợp lý

- Biết cách tiết kiệm, sử dụng thời gian vào những việc cụ thể một cách phù hợp

II.CHUẨN BỊ

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống - Câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ viết trên bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. KT bài cũ: - Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào 2 HS trả lời

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài b.Các hoạt động

Hoạt động 1: Khởi động(5') - Hát

- Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Đọc - hiểu (15') - HS đọc mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân

- GV cho học sinh đọc câu chuyện Dùng đủ thì thôi

- Giải thích từ: Khẩu phần ăn, thực hành tiết kiệm

- Bác đã chỉ cho người đi họp chậm thấy chậm 10 phút có tác hại như thế nào?

- Để không làm mất thời gian của người chờ đợi mình đến họp, Bác đã làm gì ngay cả khi trời mưa gió?

- Theo Bác, vì sao thời gian lại quý báu như thế?

* Hoạt động nhóm

Bác Hồ luôn nhắc mọi người tiết kiệm và bản thân mình cũng luôn nêu gương tiết kiệm. Theo các em, đó là đức tính gì?

- Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện

- GV chốt: Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy Hồ luôn luôn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta bài học về tiết kiệm và chi tiêu hợp lí, phù hợp với việc làm, hoàn cảnh

Hoạt động 3: Thực hành - Ứng dụng(15')

* Hoạt động cá nhân

HS hát 1 bài - HS đọc

- Cả lớp đọc thầm - Cá nhân đọc - HS đọc

1. Thông qua những việc làm sau: kêu gọi người giàu ủng hộ tiền của, thóc gạo cứu giúp người nghèo và chiến sĩ ngoài mặt trận; bản thân Bác cũng tự bớt khầu phần ăn, cùng góp gạo nuôi quân.

2. Bác dặn: “Khi đi công tác nước ngoài hay tiếp khách, Bác sẽ dùng trang phục xứng đáng, còn làm việc ở nhà, hãy để Bác dùng quần áo bình thường là được rồi”.

3. Khi đến thăm đất nước Ba Lan, Bác đã nhắc nhở việc tiết kiệm điện cũng là tiết kiệm tiền của cho nhân dân.

- Hoạt động nhóm( Nhóm 4) ..là một đức tính tốt đẹp, lời nói luôn đi đôi với việc làm...

. Đại diện nhóm trả lời

(9)

-Tìm và nhắc lại một câu nói của Bác hay một câu văn trong bài này mà em thích để các bạn cùng nghe, trao đổi, bình luận.

- Em sử dụng thời gian hàng ngày vào những việc gì?

- Theo em, việc sử dụng thời gian của mình đã hợp lý chưa?

-Em hiểu như thế nào về việc có ích và việc mình thích làm?

- Em hãy nêu một vài việc làm tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày của em.

- Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào?

- Gọi HS trả lời

* Hoạt động nhóm

- Hãy kể những việc em nên làm và không nên làm để thực hành tiết kiệm.

Việc nên làm Tắt điện khi không sử

dụng. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập

Việc không nên làm

– Không ăn hết khẩu phần hoặc lấy thừa thức ăn.

Không khoá nước cẩn thận sau khi sử dụngg

* GV kết luận: Việc chi tiêu phải hợp lý trong mọi lúc, mọi nơi, ta không nên lãng phí vì chung quanh chúng ta còn rất nhiều người thiếu thốn, khó khăn cần được giúp đỡ.

Hoạt động 4: Tổng kết- đánh giá(5') - Người biết quý thời gian là người như thế nào? Chốt nội dung toàn bài

- Đánh giá

- Nhận xét tiết học

- Các nhóm khác bổ sung

tắt điện, khoá nước cẩn thận khi không dùng đến, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập; ăn hết khẩu phần, không lãng phí đồ ăn.

Người biết tiết kiệm sẽ có cuộc sống đầy đủ, vui vẻ, thoải mái,....

- Hoạt động nhóm

. Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung

\__________________________________________________________________

Ngày soạn : 1/1/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

(10)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

cho 5? Cho 3? Cho 9?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(8’): Số chia hết cho 3, 9 - Yêu cầu hs tìm trong các số số chia hết cho 3, không chia hết cho3, chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 - Gv theo dõi, giúp đỡ hs .

- Gv củng cố bài.

Bài 2(8’)Tìm chữ số thích hợp - Thi viết nhanh.

- Nhận xét, chữa bài Bài tập 3: ghi Đ-S (4’) - Giải thích cách làm.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4: Viết số (3’) - GV quan sát, hướng dẫn

- Gv củng cố dấu hiệu chia hết cho 9,3, 2, 5....

C. Củng cố, dặn dò(3’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9, 2, và 5 - Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nhẩm tính tìm ra kết quả.

- Báo các kết quả làm bài của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 4563; 2229; 3576; 66816;

b, 4563; 66816;

c, 2229; 3576;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Thi viết nhanh giữa các nhóm Nhận xét, chữa bài

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ làm bài-giải thích cách làm.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2HS làm bảng- nhận xét

________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Đôi que đan.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết giữ vở sạch.

(11)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu học

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b, Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(17’):Nghe - viết: Đôi que...

- Gv đọc toàn bài thơ: Đôi que đan - Nội dung bài thơ là gì ?

- Bài thơ thuộc thể loại thơ gì ?

- Em cần trình bày bài thơ như thế nào ? Những tiếng nào trong bài cần viết hoa?

Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn dẻo dai, que đan, đỡ ngượng, mũ đỏ, Nêu cáh cầm bút, tư thế ngồi

- Gv đọc bài viết 1 lần.

- Gv đọc cho Hs viết - Gv đọc cho Hs soát bài - Gv thu 5, 7 bài nhận xét.

- Nhận xét, chữa lỗi cho các em.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Cách trình bày 1 bài chính tả - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs theo dõi trong Sgk

- Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị của em, những mũ, kh - Thơ tự do.

- Những tiếng đầu dòng.

- Hs tìm, báo cáo

- 2 Hs lên bảng, dưới lớp viết nháp.

Hs nêu

- Hs gấp Sgk, lắng nghe GV đọc - Viết bài

- Soát lỗi

- Đổi chéo vở soát bài.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 2/1/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

2. Kĩ năng: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

(12)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- bảng phụ, bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, cho ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Gv hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1(6’)Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, 3, 5, 9 ?

- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân, Gv theo dõi, giúp đỡ khi cần.

- Gv củng cố bài.Số như thế nào thì chia hết cho2;3;5;9

Bài tập2(5’)Viết số

- Gv lưu ý hs số chia hết cho cả 2 & 5 sẽ có chữ số tận cùng là 0. Số chia hết cho 2 & 3 phải là số chẵn có tổng các chữ số chia hết cho 3. Số chia hết cho 2;3;5;9 có tận cùng là 0 và có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3(6’):Tìm chữ số thích hợp vào - Tổ chức cho Hs chơi trò chơi thi điền nhanh kết quả

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4: Tính giá trị của biểu ... (10’) - Tìm giá trị của biểu thức, rồi xem giá trị của biểu thức đó chia hết cho những số nào?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 5: Bài toán (4’)

-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

-Nếu HS... không thừa, không thiếu nghĩa là gì?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(3')

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2, 3 Hs trả lời..

- Lớp nhận xét.

1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm- 1 Hs làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- Đổi chéo vở kiểm tra a, 64620; 5270;

b, 57234; 64620.

c, 64620.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

Chơi trò chơi Nhận xét - Hs tự làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

.

- HS đọc bài toán. Làm bài - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

__________________________________________

Khoa học

(13)

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.

2.Kĩ năng :Ứng dụng thực tế 3.Thái độ:HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS chuẩn bị theo nhóm, Hình 72, 73. PHTM

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Không khí cần cho sự cháy như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(11’): Tìm hiểu vai trò của k2 đối với con người

- Gv yêu cầu hs làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành (72 Sgk)

- Yêu cầu hs nêu cảm giác của mình khi nín thở.

- Yêu cầu các em dựa vào tranh ảnh để nêu vai trò của k2 đối với đời sống con người & ứng dụng của kiến thức này trong y học & đ /s.

Hoạt động 2(9’)Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.

- Gv yêu cầu hs quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi Sgk:

-Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết ? Gv: cần lưu ý giảng cho học sinh biết không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. (Vì cây thải ra khí các bô níc, hút khí ô xi, làm ảnh hưởng đến sự h2 của con người).

Hoạt động 3(9’)Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô - xi.

- Yêu cầu hs quan sát hình 5, 6 Sgk theo cặp.

- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước ?

- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan ?

- Yêu cầu hs trình bày kết quả quan sát,

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc mục hướng dẫn thực hành trong Sgk, nêu nhận xét.

- Hs tự do phát biểu.

- Rất cần thiết, phải có không khí thì con người mới sống được

- Học sinh quan sát hình trong Sgk.

Thiếu không khí - Hs phát biểu ý kiến.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh thảo luận cặp.

- Hs quan sát tranh ảnh Sgk.

- Bình ô - xi người thợ lặn đeo ở sau lưng.

- Máy bơm không khí vào nước.

- Học sinh tự do phát biểu.

(14)

thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật ?

- Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?

- Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô - xi ?

* Kết luận: Người, động vật, thực vật muôn sống được cần có ô - xi để thở.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Không khí cần cho sự sống như thế nào?

*BVMT:GV liên hệ thực tế GDHS ý thức bảo vệ MT...

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

PHTM: HS dùng máy tính bảng để tìm kiếm thông tin trên mạng sau đó chia sẻ

- ô - xi

- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, ...)

Rất cần thiết, phải có không khí thì con người mới sống được

___________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng80 tiếng/

phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

2.Kĩ năng: Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học, giấy khổ to.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1’) b) Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(15’):Tìm danh từ, động từ,

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

(15)

tính từ ...

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn và suy nghĩ làm bài.

- Gv theo dõi, uốn nắn giúp đỡ Hs yếu.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Củng cố về danh từ, động từ, tính từ - Đặt câu hỏi

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Thế nào là động từ, danh từ, tính từ ? Lấy ví dụ ?

- Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Đọc thầm đoạn văn.

- 2 Hs làm giấy khổ to.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

Danh từ: buổi chiều, xe, thị trấn, nắng phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

Động từ: dừng lại, chơi đùa, đeo Tính từ: nhỏ, vàng hoe,...

* Đặt câu hỏi:

+ Buổi chiều, xe làm gì ? + Nắng phố huyện thế nào ? + Ai chơi đùa trước sân ?

__________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 18

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

(16)

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Toán, Toán Tiếng Anh qua mạng.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

__________________________________________________________________

TUẦN 18 B

Ngày soạn: 5/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2018 Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng80 tiếng/

phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I

2.Kĩ năng: Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

- Hs bốc thăm (sau 1 phút đọc bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

Hs nhận xét

(17)

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(20’)

a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ? - Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe Hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho HS.

Củng cố về cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật

b) Viết phần mở bài, kết bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

Củng cố về các kiểu mở bài, kết bài 3. Củng cố, dặn dò(4’)

Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thiện bài - Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

-Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

______________________________________________

Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho Hs về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh.

3.Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

\- Vở bài tập, bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

Một số như thế nào thì chia hết cho2?

cho 5? Cho3? Cho9?

- Gv nhận xét.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

(18)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’).

b. Luyện tập

Bài tập 1(8’):Viết số

- Yêu cầuHs tìm trong các số số chia hết cho 2,5,3,9 chia hết cho 3 và 2; 3 và 5 - Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.

- Gv củng cố bài.

Bài 2(8’)Viết số thích hợp...

Tổ chức cho Hs thi diền nhanh Nhận xét, chữa bài

Bài tập 3: HSG Khoanh vào số Câu nào đúng, câu nào sai ?

- Gv củng cố dấu hiệu chia hết cho 9, 3, Bài tập 4(8’):Giải toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(5’):

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9, 2, và 5 - Nhận xét giờ học.

- Về nhà Ghi nhớ kiến thức - Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nhẩm tính tìm ra kết quả.

- Báo các kết quả làm bài của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Thi viết nhanh giữa các nhóm Nhận xét, chữa bài

- 1 Hs đọc yêu cầu bài

- Hs thảo luận bàn, làm bài vào Vbt - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài-1 Hs làm bảng phụ Liên quan đến diện tích

- H thực hiện theo yêu cầu

__________________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP CUỐI KÌ I ( Tiết 7)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.

2.Kĩ năng: Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

3.Thái độ: Rèn HS ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Bài mới

a) Giới thiệu bài:(1’)

b) Hướng dẫn HS làm bài tập Đọc thầm(12’)

*Đọc bài văn

-G nghe- sửa sai cho HS.

-Hướng dẫn HS

-1 HS đọc - lớp đọc thầm.

(19)

-GV nhận xét

*Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:(12’)

- GV quan sát - giúp đỡ hS.

1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?

2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói nên tình cảm của bà đối với Thanh?

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về căn nhà của bà?

4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình??

* Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:(11’)

1. Tìm trong chuyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền?

2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế có mấy động từ, mấy tính từ?

3. Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

4. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào làm chủ ngữ?

- Nx - thống nhất câu trả lời đúng.

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- GV tổng kết bài nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

-1 HS đọc yêu cầu- Lớp đọc thầm.

- HS trao đổi theo bàn(làm vào VBT) - Đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung.

- Chữa bài.

-1 HS đọc yêu cầu- Lớp đọc thầm.

- HS trao đổi theo cặp(làm vào VBT) - Đại diện báo cáo

- Chữa bài.

- HS đặt câu với những động từ và tính từ vừa tìm được.

-HS báo cáo, nhận xét.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI KÌ I( Tiết 8)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.

2.Kĩ năng:Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

3.Thái độ:Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(20)

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật - Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Nội dung(30') Bài tập

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Gv yêu cầu hs nêu lại những điều cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

b, Viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng. Viết một đoạn văn phần thân bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs nếu các em gặp khó khăn.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét tiết học -Về chuẩn bị bài sau.

- HS nêu, nhận xét

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập, hoặc đồ chơi) rất cụ thể của em.

- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.

- Hs chọn một đồ dùng học tập, hoặc đồ chơi để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập, hoặc đồ chơi của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

____________________________________

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động.

2. Kĩ năng: Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học.

3. Thái độ: Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ màu, phiếu học tập

(21)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Kể tên các bài đạo đức đã học từ giữa học kì I ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn Hs ôn tập(9')

- Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

- Em hãy nêu những việc làm hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ.

- Tại sao phải kính trọng thầy cô giáo?

- Hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.

- Vì sao chúng ta phải yêu lao động ? Nêu những biểu hiện yêu lao động, lười lao động ?

- GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS

c. Luyện tập thực hành kỹ năng đạo đức.

Bài 1(8’)

1. Cách ứng xử của các bạn trong những tình huống dưới đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

- GV hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu.

a) Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy An đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. An còn nhanh nhẹn giúp mẹ mang túi vào nhà.

b) Gặp hai thầy giáo, Hùng chỉ chào thầy giáo đang dạy mình.

c) Thấy cô giáo bê nhiều đồ dùng học tập, Lan vội chạy đến: Cô ơi để con cầm đỡ cho.

d) Chiều nay, cả lớp đi lao động trồng cây ở vườn trường. Vì ngại trời mưa Thảo xin phép cô nghỉ với lí do bị ốm.

- GV nhận xét.

- Những phẩm chất đáng quý ở mỗi người : Kính yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

biết ơn thầy cô giáo; yêu lao động.

2. Hãy thảo luận và đóng vai xử lí các

- 2 học sinh trả lời.

- Nhận xét

- Hs làm việc cả lớp - Nối tiếp phát biểu.

- Hs liên hệ thực tế rồi phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Hs làm việc cá nhân.

- HS giơ thẻ màu, giải thích - Nhận xét, bổ sung.

.

(22)

tình huống sau (15')

a) Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục giảng bài. Em sẽ làm gì ?

b) Chiều nay, Trung đang nhổ cỏ ngoài vườn thì Lâm sang rủ đi đá bóng. Thấy Trung ngần ngại, Lâm bảo: ''Để đấy mai nhổ cũng được có sao đâu ?''.

Theo em, Trung sẽ ứng xử như thế nào

?

c) Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo:'' Hôm nay bà đau lưng quá.'' Khi đó em sẽ làm gì

- Gv chia lớp thành 6 nhóm; các nhóm đóng vai xử lí tình huống để thể hiện nội dung của 3 bài đạo đức đã ôn: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy cô giáo;

Yêu lao động.

- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai - GV nhận xét, kết luận.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo? Hiếu thảo với ông bà, cha mệ, Yêu lao động.

- Liên hệ giáo dục

- Gv nhận xét giờ học.Tuyên dương hs - Về thực hiện tốt, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu

- Học sinh thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống.

-Các nhóm lên đóng vai, nhóm khác nhận xét.

______________________________________

Khoa học ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Ôn tập về tháp dinh dưỡng cân đối. Một số tính chất của nước, không khí, thành phần chính của không khí, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2.Kĩ năng: Biết vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

3.Thái độ: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tháp dinh dưỡng

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Không khí gồm nhứng thành phần nào ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp bổ sung, nhận xét.

(23)

a. Giới thiệu bài(1’) b.Các hoạt động

Hoạt động 1(16’):Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- Giáo viên chia nhóm, phát tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện.

- Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện

“Tháp dinh dưỡng”.

- Trình bày sản phẩm.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Gv chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi câu hỏi:

+ Nước có tính chất gì ?

+ Không khí gồm các tính chất nào ?

+ Vòng tuần hoàn của nước diễn ra như thế nào ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(14’): Triển lãm

- Yêu cầu chọn chủ đề vẽ để tuyên truyền bảo vệ môi trường nước và không khí ...

- Gv theo dõi hướng dẫn học sinh.

- tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường nước và không khí ?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Hoạt động nhóm - làm việc theo nhóm

- trao đổi, thảo luận trong nhóm.

- Đại diện học sinh trình bày trước lớp.

- Hs lên bốc thăm.

- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, ..

- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm việc theo nhóm.

( phần vẽ dành cho học sinh có năng khiếu)

- Phân công các thành viên trong nhóm.

- Các nhóm vẽ tranh.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Chúng ta cần…

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với