• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn: 11/04/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

Tiết 69. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.

- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV 1. Hoạt động mở đầu: (3 phút) - Cho HS hát

- GV kết nối vào bài học 2. Hoạt động luyện tập : 30’

- GV Đọc bài viết.

- Cho HS đọc thầm lại bài.

+ Nêu nội dung bài viết?

- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết nháp: nín bặt, bết, à à u u, xay xay,…

- Em hãy nêu cách trình bày bài?

- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV yêu cầu HS chụp bài gửi zalo để GV chấm

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV cùng học sinh phân tích đề.

- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài làm.

- Gv và hs nhận xét

3. Hoạt động Vận dụng - Mở rộng: (7 phút)

Hoạt động của HS - HS lắng nghe

- HS theo dõi SGK.

- Đoạn thơ là những hình ảnh sống động về những em nhỏ đang chơi đùa trên bãi biển.

- HS viết nháp.

-1;2HS nêu - HS viết bài.

- HS soát bài.

- 1HS đọc

- HS suy nghĩ chọn đề gần gũi với mình.

- Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn.

- HS viết đoạn văn vào vở.

- Một số HS đọc đoạn văn.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ xung

(2)

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

*Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Cả lớp làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8.

- Hs trả lời - Lớp lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 70. KIỂM TRA (Tiết 7)

---

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cách tính và giải toán có lời văn.

- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thặn, tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1(a, b, c): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS nêu lại thứ tự thực hiện các bước tính trong biểu thức

- Tính

- Cả lớp làm vở

- 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả a)17

5 x

4 3 =

7 12 x

4 3 =

4 7

3 12

x x =

4 7

3 3 4

x x

x =

7 9

b) 11 10 : 1

3 1 =

11 10 :

3 4 =

11 10 x

4 3 =

4 11

3 10

x x

(3)

Bài 2a: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS cần tách được các mẫu sốvà tử số của phân số thành các tích và thực hiện rút gọn chúng

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cả lớp - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

+ Muốn biết chiều cao của bể nước cần biết gì?

+ Tìm chiều cao mực nước hiện có trong bể bằng cách nào?

- Cho HS làm bài

- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài

- Cho HS phân tích đề bài - Cho HS tự làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

=

2 2 11

3 5 2

x x

x

x =

22 15

c. 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 = (3,57 + 2,43) 4,1 = 6 4,1 = 24,6

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- HS theo dõi

- Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm 3

8 63 17 11

68 22 21 63 68 17 22 11

21 

 

- Cả lớp theo dõi

- HS điều khiển phân tích đề

+ Biết được chiều cao mực nước hiện có trong bể

+ Lấy mực nước hiện có chia cho diện tích đáy

- Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Bài giải

Diện tích đáy của bể bơi là:

22,5  19,2 = 432 (m)

Chiều cao của mực nước trtong bể là:

414,72 : 432 = 0,96 (m)

Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước là

Chiều cao của bể bơi là:

0,96  = 1,2 (m)

Đáp số: 1,2 m - HS đọc bài

- HS phân tích đề bài

- HS làm bài, báo cáo kết quả với GV Bài giải

a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:

7,2 + 1,6 = 8,8(km/giờ) Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:

(4)

Bài 5: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài

- Cho HS phân tích đề bài - Cho HS tự làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

8,8 x 3,5 = 30,8(km)

b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:

7,2 - 1,6 = 5,6(km/giờ)

Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8km là:

30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)

Đáp số: a) 30,8 km b) 5,5 giờ - HS đọc

- HS nêu được Nhân một số cho một tổng là : (a + b) c = a c + b c.

- HS vận dụng làm bài:

8,75 x + 1,25 x = 20 (8,75 1,25) x = 20 10 x = 20

x = 20 : 10 x = 2 3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Qua bài học vừa rồi em nắm được điều gì ?

- HS nêu: Nắm được cách tính và giải toán có lời văn.

Củng cố - Dặn dò:

- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm.

- Chuẩn bị cho bài học sau.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

KHOA HỌC

SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của hổ và của hươu.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên.

+ Giáo dục HS biết bảo vệ các loài thú quý hiếm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

(5)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài thú (Mỗi HS kể tên 1 loài thú) - GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2. Hoạt động HT kiến thức mới:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Hổ sinh sản vào mùa nào?

+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?

+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?

+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

+ Hươu ăn gì để sống? Mỗi lứa đẻ mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?

+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?

- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến.

- GV chốt như mục Bạn cần biết.

Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”

- GV nêu cách chơi: Một nhóm tìm hiểu về hổ, một nhóm tìm hiểu về hươu: Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm hai sử một đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con.

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh thảo luận.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt.

* Kết luận:…

3. Hoạt động luyện tập:

- Tổ chức cho HS làm bài tập câu 1, 3 trong VBT/102, 103.

Câu 1 trang 102 Vở bài tập Khoa học 5 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1.1. Loài hổ (cọp) có tập tính sinh sống như thế nào?

a. Theo bầy, đàn. b. Từng đôi.

c. Đơn độc.

1.2. Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

a. Mùa đông và mùa xuân.

- HS chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

* Làm việc theo cặp:

- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào tranh nói cho nhau nghe.

- Đại diện trình bày ý kiến - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

* Làm việc theo nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận, đóng vai.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(6)

b. Mùa hạ và mùa thu.

c. Mùa thu và mùa đông.

d. Mùa xuân và mùa hạ.

1.3. Hổ thường đẻ mỗi lứa mấy con?

a. 1 con. b. Từ 2 đến 4 con.

c. Nhiều hơn 4 con.

1.4. Hổ là loài thú ăn gì?

a. Ăn cỏ. b. Ăn thịt. c. Ăn tạp.

1.5. Hổ mẹ dạy hổ con săn mồi khi nào?

a. Khi hổ con mới được sinh ra.

b. Khi hổ con được một tháng tuổi.

c. Khi hổ con được hai tháng tuổi.

d. Khi hổ con được ba tháng tuổi.

1.6. Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

a. Từ hai tháng đến một năm tuổi.

b. Từ một năm đến một năm rưỡi tuổi.

c. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

d. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.

Câu 3 trang 103 Vở bài tập Khoa học 5 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

3.1. Loài hươu có tập tính sống như thế nào?

a. Theo bầy, đàn. b. Từng đôi.

c. Đơn độc.

3.2. Hươu thường đẻ mỗi lứa mấy con?

a. 1 con. b. Từ 2 đến 4 con.

c. Nhiều hơn 4 con.

3.3. Hươu là loài thú ăn gì?

a. Ăn cỏ, lá cây. b. Ăn thịt.

c. Ăn tạp.

3.4. Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào?

a. Khi hươu con mới được sinh ra.

b. Khi hươu con được khoảng 10 ngày tuổi.

c. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi.

3.5. Tại sao hươu mẹ lại dạy hươu con tập chạy?

a. Để kiếm ăn.

b. Để chạy trốn, không cho kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.

- GV nhận xét.

* Kết luận:GV chốt đáp án.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện cặp báo cáo. Lớp nhận xét.

* Đáp án:

Câu 1:

Câu hỏi 1.1 1.2 1.3

Đáp án c d b

Câu hỏi 1.4 1.5 1.6

Đáp án b c c

Câu 2:

Câu

hỏi 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

Đáp án a a a c b

+ HS trả lời; lớp theo dõi, nhận xét.

(7)

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

+ Chúng ta cần làm gì để bảo về các loài thú?

* Kết luận:…

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ.

- Biết được vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

+ Giáo dục học sinh bảo vệ cái đúng, cái tốt. Phản đối cái chưa đúng, chưa tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

- GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường.

- Nêu câu hỏi:

+ Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?

- GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Phân tích câu chuyện:

- GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi:

Các em có biết đây là ai không?

- GV giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định.

- HS quan sát.

- HS trả lời theo hiểu biết của các em.

(8)

Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng.

- Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:

a/ Vì sao bạn Đạt lại làm như vậy?

b/ Việc làm của bạn thể hiện điều gì?

c/ Em hãy kể những việc làm đúng và tốt mà em biết.

- GV nhận xét phần làm nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn. Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng.

- Mời HS nhắc lại nội dung.

- GV lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản than mình khi làm những việc như bạn Đạt.

3. Hoạt động luyện tập: Chia sẻ về những cái đúng, cái tốt trong cuộc sống.

- Giáo viên yêu cầu HS nêu những việc mà em đã làm để bảo vệ cái tốt, cái đúng (làm việc cá nhân).

- GV tuyên dương và nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng

+ Nêu tác dụng của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?

* Kết luận:...

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để trả lời các câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS suy nghĩ và lên kể trước lớp những việc mà em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

+ HS nêu.

Ngày soạn: 11/04/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

(9)

Tiết 70. KIỂM TRA (Tiết 8)

...

TOÁN

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Cuối học kì II)

DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của, châu Đại Dương , châu Nam Cực.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

+ Có ý thức bảo vệ môi trường.

* GDBVMT, BVMTBĐ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nội dung là các câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ?

+ Nêu đặc điểm cư dân cư châu Mĩ?

+ Nêu đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương, Châu Nam Cực.

- GV treo bản đồ thế giới.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, Châu Nam Cực.

+ Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô - xtrây - li – a?

+ Chỉ và nêu tên các đảo, quần đảo của châu Đại Dương?

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

* Làm việc theo nhóm

- HS làm việc theo cặp khi hs này thực hiện nhiệm vụ thì hs kia theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn, sau đó đổi vai.

+ HS chỉ cho nhau vị trí của lục địa Ô - xtrây - li - a.

+ Các đảo và quần đảo: đảo Niu Ghi - nê, giáp châu á; quần đảo Bi - xăng -

(10)

+ Chỉ vị trí châu Nam Cực trên bản đồ, quả địa cầu? Nhận xét vị trí có gì đặc biệt?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới lục địa Ô - xtrây - li - a và 1 số đảo, quần đảo của châu Đại Dương.

- GV chốt: Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu, gồm lục địa Ô - xtrây - li - a và các đảo, quần đảo xung quanh,...

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa Ô - xtrây - li - a với các đảo của châu Đại Dương (GV cung cấp mẫu bảng so sánh cho HS).

- Đặc điểm khí hậu, động vật tiêu biểu của châu Nam Cực?

- GV nhận xét, chốt kiến thức - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bảng so sánh.

- GV gọi HS trình bày bảng so sánh.

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng so sánh, trình bày về đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương, châu Nam Cực.

+ Vì sao lục địa Ô - xtrây - li - a lại có khí hậu khô và nóng?

- GV nhận xét, chốt lại một số đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Hoạt động 3: Người dân và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương.

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trả lời các câu hỏi:

- Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 hãy:

+ Nêu số dân của châu Đại Dương?

+ So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác?

ti - mé - tác, quần đảo Xô - lô - môn, quần đảo Va - nu - a - tu, quần đảo Niu Di - len, ...

- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

* Làm việc cá nhân

- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo yêu cầu của giáo viên.

- HS nêu câu hỏi khi gặp khó khăn và nhờ giáo viên giúp đỡ.

- Mỗi HS trình bày về một ý trong bảng so sánh, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất.

- Vì lãnh thổ rộng, không có biển ăn sâu vào đất liền, ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới (nóng)

* Làm việc cả lớp

- Mỗi câu hỏi một HS trả lời, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

+ Dân số là 33 triệu dân.

(11)

+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu?

+ Nêu những nét chung của nền kinh tế của Ô - xtrây - li - a?

- GV chốt: Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất so với các châu lục trên thế giới, là nước có nền kinh tế phát triển.

* Kết luận:...

3. Hoạt động luyện tập :

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3- VBT / 52.

Hãy điền dấu × vào ô ☐ trước những ý em cho là đúng.

Lục địa Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm:

☐ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xavan.

☐ Khí hậu nóng ẩm.

☐ Thực vật: có nhiều bạch đàn và cây keo.

☐ Thực vật: có rừng rậm hoặc rừng dừa.

☐ Động vật độc đáo: nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.

=> Kết luận: GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng:

+ Để xử lí các chất thải công nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp chúng ta cần làm gì?

=> Kết luận: GV nhận xét, hệ thống kiến thức bài.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS.

+ Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất so với các châu lục trên thế giới.

+ Gồm 2 thành phần chính.

+ Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len , thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và làm bài tập cá nhân.

- HS đọc bài làm, lớp nhận xét.

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm:

☒ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xavan.

☐ Khí hậu nóng ẩm.

☒ Thực vật: có nhiều bạch đàn và cây keo.

☐ Thực vật: có rừng rậm hoặc rừng dừa.

☒ Động vật độc đáo: nhiều loài thú túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.

- Cần xây dựng các nhà máy xử lí chất thải công nghiệp,...

KĨ THUẬT

ÔN TẬP: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(12)

- Học sinh ôn tập chọn mô hình lắp ghép và chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp ghép mô hình đó.

- Biết cách lắp và lắp được mô hình đúng theo mẫu. Lắp ghép tương đối chắc chắn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm. Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ GDHS tính kỉ luật, thực hiện quy định về học tập, yêu lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" : Nêu các bước lắp ghép rô bốt ?

- GV nhận xét và bổ sung.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - Hs ghi vở 2.Luyện tập:

Hoạt động 1:

GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh

* Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:

a) Chọn các chi tiết:

- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1

- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết lắp của mô hình mình chọn.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

b) Lắp từng bộ phận:

c) Lắp ráp mô hình:

- GV nhắc nhở HS.

d) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp.

a) Thực hành:

- 1 HS đọc nội dung mục 1 (SGK).

- HS quan sát mẫu, trả lời.

- HS thực hành lắp ráp các bộ phận.

- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

Hoạt động 2: b) Đánh giá sản phẩm:

(13)

GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.

- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)

- GV nhận xét đánh giá kết quả của HS như các tiết trước.

- GV nhắc các em tháo các chi tiết và xếp vào vị trí các ngăn trong hộp.

- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

- HS trưng bày sản phẩm

- 2- 3 HS dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của bạn

3.HĐ Vận dụng:

- GV gọi HS nêu các bước lắp mô hình mình chọn?

- Nhận xét tiết học.

*Kết luận:

- HS trả lời

* Củng cố, dặn dò: (1 phút)

- Tìm hiểu thêm công dụng của mô hình mình chọn hiện nay.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.

HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

Ngày soạn: 11/04/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 04 năm 2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 71: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 19

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT 2) - Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ, có tinh thần tự học

CV 3799: Bổ sung thêm đọc mở rộng vào phần 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và đọc một câu chuyên trên internet hoặc báo

(14)

về truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta, ghi lại nội dung chính của câu chuyện đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: SKG,VBT

- Bảng phụ để điền BT 2.

- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5phút) - Tổ chức trò chơi: Gió thổi

- Cách chơi: Gió thổi về tên bạn nào thì bạn đó nói tên 1 bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27. Những bạn sau không nói trùng tên bài.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Hoạt động1: Kiểm tra Tập đọc và HTL

- Cho từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- Chia thời gian cho HS đọc theo yc của phiếu.

- GV đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2: Tìm ví dụ điền vào bảng - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?

+ Có những loại câu ghép nào ?

- Cho HS thảo luận nhóm 4 trong 5 phút hoàn thành bài

- Cả lớp chơi

+ Quản trò: Gió thổi, gió thổi + HS: Về đâu, về đâu

+ Quản trò: Bạn Hải

+ HS Hải: bài tập đọc ...

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

- HS trả lời - HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.

+ Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.

+ Câu ghép là những câu có từ hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.

- HS nêu.

+ Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng từ nối

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm.

2 nhóm làm bảng phụ.

(15)

- Gọi các nhóm trình bày kết quả

- GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn HS về tiếp tục ôn tập đọc chuẩn bị bài: Ôn tập

- Đại diện trình bày, bổ sung, nhận xét

* Các kiểu cấu tạo câu:

Câu đơn:

- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

- Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

Câu ghép không dùng từ nối:

- Lòng sông rộng, nước trong xanh.

- Lòng sông rộng, nước xanh trong.

Câu ghép dùng quan hệ từ:

- Vì trời nắng to, lại không mưa nên cỏ cây héo rũ.

- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.

Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:

- Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

- 3 HS đọc.

- HS nêu: câu ghép

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

CHÍNH TẢ

TIẾT: 36: ÔN TẬP PHÂN BIỆT R/D/GI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.

- Tạo lập được các câu ghép theo yêu cầu (BT 2).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(16)

+ Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ, có tinh thần tự học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt T2.

- HS: SKG,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5phút) - Tổ chức trò chơi: Truyền điện

- Hướng dẫn chơi: mỗi HS tìm và đọc 1 quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép. HS đọc đúng truyền điện cho bạn khác. Lưu ý không đọc cặp quan hệ bạn đã nêu trước.

- Gv nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc và HTL

- Cho từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- Chia thời gian cho HS đọc theo yc của phiếu.

- GV đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc - Nhận xét .

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài, yêu cầu HS làm vào vở BT.

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp làm vào bảng phụ.

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.

- Cả lớp chơi HS 1: QHT và

HS 2: Cặp QHT Tuy ... nhưng HS 3: Cặp QHT Vì ... nên HS 4: QHT hay

...

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- Học sinh đọc.

a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.

b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không

(17)

- GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Ghép đôi

- Hướng dẫn chơi: 1 HS đặt 1 vế của câu ghép, 1 bạn ghép đôi với mình đọc tiếp vế còn lại cho phù hợp để tạo câu ghép.

- Gọi các cặp thực hiện - GV nhận xét, đánh giá

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn những em chưa kiểm tra và kiểm tra chưa đạt về chuẩn bị bài: Ôn tập.

hoạt động được).

c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”.

- Cả lớp chơi theo cặp đôi - HS nêu, ví dụ:

+ HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại - 3 cặp trình bày

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn;

- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe bài hát: Quê hương tươi đẹp.

- GV chuyển ý: Qua bài hát trên, các con thấy hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên rất đẹp. Qua đó, các con cũng thể hiện được tình cảm của mình trước vẻ đẹp của thiên

- Cả lớp hát theo lời bài hát.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

(18)

nhiên.

Khi viết văn tả cảnh, các con cũng cần chú ý lựa chọn những điểm nổi bật, ấn tượng của cảnh, thể hiện được tình cảm của mình trong đó.Vậy tiết học hôm nay sẽ cùng các con sửa những lỗi sai để hoàn thiện bài văn tả cảnh hay hơn nhé.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (30p) 2.1 GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.

- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết

- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.

- GV nhận xét bài làm của HS

* Ưu điểm:

- HS xác định đúng ND, yêu cầu của đề.

- Bố cục đủ 3 phần, hợp lí, diễn đạt mạch lạc.

* Hạn chế: Một số bài viết còn sơ sài, chi tiết không hợp lí; diễn đạt còn lủng củng;

viết còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.

2.2. Chữa lỗi

a) Hướng dẫn lỗi chung:

- GV đưa bảng phụ viết những lỗi phổ biến.

Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.

b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi:

- GV trả bài cho HS, yêu cầu HS chữa lỗi của mình sau đó đổi chéo với bạn.

2.3 Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay

- GV gọi đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

GV hỏi HS để tìm ra: Cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt hay, ý hay.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút )

Hướng dẫn viết lại một đoạn văn cho hay hơn

- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- 1HS đọc lại.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

- HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi

- HS nhận bài.

- HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.

- 3-4 HS đọc. Lớp theo dõi.

- HS nêu

- HS làm cá nhân.

- Vài HS đọc .

(19)

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn lại các dạng bài văn đã học.

- HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu gạch ngang)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1),

- Tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- GV đưa đoạn văn viết về Bác trong đó có sử dụng dấu gạch ngang

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn

Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước , bạn cũng gặp hình ảnh của Người - Hồ Chí Minh trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Người sống giản dị và giàu tình cảm.Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói.

- Dấu gạch ngang có những tác dụng gì?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

=> Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về tác dụng của dấu gạch ngang.

- 2 HS đọc đoạn văn.

- 1 HS nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên ( Dùng để chú thích)

- Nhận xét

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(20)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài 1/Tr 159

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Nhắc HS kẻ bảng như trên bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 3 HS nối tiếp nhau nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.

- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Tác dụng của dấu gạch gang Ví dụ

1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đoạn a

- Tất nhiên rồi.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.

2. Đánh dấu phần chú thích trong câu. Đoạn a

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… - Giọng công chúa nhỏ dần nhỏ, nhỏ dần (chú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần).

Đoạn b

Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (Chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng Vương thứ 18)

3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Đoạn c

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động…

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh…

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ….

Bài 2/ Tr 160

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và mẩu chuyện Cái bếp lò.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp - Gọi HS trình bày ý kiến

- GV nhận xét

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Lấy ví dụ về câu hoặc đoạn văn có sử dụng

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.

Mỗi HS chỉ nói về tác dụng của một dấu gạch ngang.

-2-3 HS

(21)

dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu tác dụng của dấu gạch ngang.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 68: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài;

- Viết lại một đoạn văn cho đúng, hay hơn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực

+ Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút) - GV cho HS chơi trò chơi truyền điện - Các câu hỏi:

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả người + Khi tả người con cần chú ý gì?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Khi viết văn tả người, các con cũng cần chú ý lựa chọn những điểm nổi bật của người muốn tả, thể hiện được tình cảm của mình trong đó.Vậy tiết học hôm nay sẽ cùng các con sửa những lỗi sai để hoàn thiện bài văn tả người hay hơn nhé.

2. Hoạt động luyện tập,( 30 phút)

2.1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.

- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết

- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.

- GV nhận xét bài làm của HS

* Ưu điểm:

- HS chơi, nhận xét

- Lớp theo dõi.

- Lớp theo dõi.

- 1HS đọc lại.

(22)

- HS xác định đúng nội dung , yêu cầu của đề.

- Bố cục đủ 3 phần, hợp lí, diễn đạt mạch lạc.

* Hạn chế: Một số bài viết còn sơ sai, chi tiết không hợp lí; diễn đạt còn lủng củng;

chữ viết còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, còn dập xoá.

2.2. Chữa lỗi

a) Hướng dẫn lỗi chung:

- GV đưa bảng phụ viết những lỗi phổ biến.

- Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.

b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi:

- GV trả bài cho HS, yêu cầu HS chữa lỗi của mình sau đó đổi chéo với bạn.

* Lỗi dùng từ.

+ Dáng người mẹ hơi lùn + Dáng người gầy gò

* Lỗi chính tả:

+ giáng người + hiền rịu

2.3 Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay

- GV gọi đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

GV hỏi HS để tìm ra: Cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt hay, ý hay.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút )

Hướng dẫn viết lại một đoạn văn cho hay hơn

- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

- HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi

- HS nhận bài.

- HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.

+ Dáng người mẹ hơi đậm + Dáng người mảnh mai + Dáng người

+ hiền dịu

- 3-4 HS đọc. Lớp theo dõi.

- HS nêu

- HS làm cá nhân.

- 3-4HS đọc bài của mình - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP ĐỌC

Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1)

(23)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

CV3799: GV lồng ghép rèn kĩ năng đọc mở rộng: Cho HS đọc thuộc 2-3 bài thơ em thích nói về trẻ em. Giải thích vì sao em thích.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV 1. Hoạt động mở đầu(3p):

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"

đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nếu trái đất thiếu trẻ em"

+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?

- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì?

- GV nhận xét

- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong học kì I.

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.

2. Hoạt động luyện tập thực hành: 29’

Hoạt động của HS

- HS chơi trò chơi

+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức. Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng. Qua vẻ mặt: Vừa xem vừa sung sướng mỉm cười...

- Tranh vẽ của các bạn rất ngộ. Các bạn vẽ đầu phi công Pô- pốp rất to- Đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời - Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa,…

- Em cảm nhận được sự thương yêu của mọi người dành cho trẻ em.

- HS nghe - Hs lắng nghe

- HS nghe.

(24)

a, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số HS trong lớp):

- Từng HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét đánh giá. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

b. Bài tập 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?

- GV chiếu tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? giải thích.

- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập:

+ Lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể.

+ Nêu VD minh hoạ cho mỗi kiểu câu.

- Cho HS làm bài vào vở - Gọi HS trình bày.

- GV chiếu đáp án cho HS đối chiếu

- HS đọc bài

- Lớp lắng nghe

- 1HS đọc - 1Hs đọc

- HS quan sát

- HS lần lượt tìm ví dụ minh hoạ VD: Bố em rất nghiêm khắc.

Cô giáo đang giảng bài.

Kiểu câu Ai thế nào?

TP câu Đặc điểm

Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi Ai (cái gì,

on gì)?

Thế nào?

Cấu tạo

- Danh từ (cụm danh từ) - Đại từ

- Tính từ (cụm tính từ)

- Động từ (cụm động từ)

Kiểu câu Ai là gì?

TP câu

Đặc điểm Chủ

ngữ Vị ngữ

Câu hỏi

Ai (cái gì, con

gì)?

Là gì (là con gì, Cấu tạoà

con gì)?

Danh từ

Là + danh từ (cụm danh từ)

(25)

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm(5p)

- GV cho HS đặt câu theo 3 mẫu câu đã học

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương Củng cố - Dặn dò( 3 p)

+ Bài học hôm nay giúp các em nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về ôn tập và chuẩn bị bài sau

(cụm danh từ)

- HS thực hiện yêu cầu - VD HS đặt câu:

+ Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.

+ Chú ngựa đang thồ hàng.

+ Cánh đại bàng rất khoẻ.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

CHÍNH TẢ

Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II( Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).

- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình triển giáo dục Tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV

1. Hoạt động mở đầu:5’

- Trò chơi Đặt câu theo yêu cầu: Từng cặp HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu đặt câu có trạng ngữ , xác định đó là trạng ngữ gì, nêu chủ ngữ, vị ngữ có trong

Hoạt động của HS

- HS đối đáp theo cặp

(26)

câu vừa đặt

- GV dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động luyện tập thực hành:20’

a, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/4 số HS trong lớp HS):

- GV nêu bài và gọi HS đọc trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, GV cho các em về luyện đọc lại ở nhà

b. Bài tập 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV phóng lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- GV kiểm tra kiến thức:

+ Trạng ngữ là gì?

+ Có những loại trạng ngữ nào?

+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

- GV đưa lên bảng tờ phiếu ghi nội cần ghi nhớ về trạng ngữ, mời 2 HS đọc lại.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.

- Lớp lắng nghe

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định

- 1HS đọc - Hs quan sát

- Hs trả lời.

- 2 hs đọc

- Hs làm bài cá nhân

- Hs trình bày bài làm, Hs khác nhận xét.

*VD về lời giải:

Các loại TN

Câu hỏi Ví dụ TN chỉ

nơi chốn

Ở đâu? - Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.

TN chỉ thời gian

Vì sao?

Mấy giờ?

- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.

- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.

TN chỉ nguyên nhân

Vì sao?

Nhờ đâu?

Tại đâu?

- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.

- Nhờ siêng năng chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.

- Tại hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.

(27)

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:5’

- Qua bài học, em được ôn lại những loại trạng ngữ nào ?

- GV nhận xét, tuyên dương Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu:

+ TN chỉ nơi chốn + TN chỉ thời gian + TN chỉ nguyên nhân + TN chỉ mục đích + TN chỉ phương tiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 69. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).

- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(28)

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng một bài thơ mà HS thích.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:30’

- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 .

- Gọi HS đọc yêu cầu, thảo luận theo câu hỏi:

+ Các số liệu về tình hình phát triển GD tiểu học ở nước ta trong 1 năm học thống kê theo những mặt nào?

+ Bảng thống kê có mấy cột? Nội dung mỗi cột là gì?

+ Bảng thống kê có mấy hàng? Nội dung mỗi hàng?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng - Bảng thống kê có tác dụng gì?

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

- HS trả lời - HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Cả lớp theo dõi, thảo luận

+ 4 mặt : số trường ; số HS ; số GV ; tỉ lệ HS dân tộc thiểu số.

+ Có 5 cột, nội dung mỗi cột theo lần lượt là:

1. Năm học 2. Số trường 3. Số HS 4.Số giáo viên 5. Tỉ lệ HS thiểu số

+ Có 6 hàng...

- Cả lớp làm vào vở

- 1 HS làm trên bảng phụ, chia sẻ - Nhận xét bài làm của bạn

- Giúp người đọc dễ dàng tìm được số liệu để tính toán, so sánh 1 cách nhanh chóng, thuận tiện

1. Năm học 2. Số trường 3. Số HS 4.Số giáo viên 5. Tỉ lệ HS thiểu số

2000 – 2001 13859 9 741 100 355 900 15,2%

2001 – 2002 13903 9 315 300 359 900 15,8%

2002 – 2003 14163 8 815 700 363 100 16,7%

2003 – 2004 14346 8 346 000 366 200 17,7%

2004 - 2005 14518 7 744 800 362 400 19,1%

(29)

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Bài yêu cầu gì?

- HD học sinh làm bài

a) Số trường hàng năm tăng hay giảm?

b) Số HS hàng năm tăng hay giảm?

c) Số GV hàng năm tăng hay giảm?

d) Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm?

- GV nhận xét kết quả

3. Hoạt động Vận dụng – trải nghiệm:

(5 phút)

- Tìm hiểu và lập bảng thống kê sĩ số HS của từng lớp trong khối lớp 5:

+ Sĩ số + HS nữ + HS nam

+ Tỉ lệ % giữa nữ và nam - Nhận xét, TD học sinh.

Củng cố - Dặn dò( 3 p)

+ Bài học hôm nay giúp các em nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê để biết lập bảng khi cần; đọc trước nội dung tiết 4, xem lại kiến thức cần ghi nhớ về biên bản cuộc họp đã học ở học kì I để chuẩn bị viết biên bản cuộc họp – bài Cuộc họp của chữ viết.

- HS đọc đề bài

- Ghi dấu x vào ô trống trước ý câu trả lời đúng

- Tăng - Giảm - Tăng - Tăng

- HS báo cáo kết quả

- HS thực hiện yêu cầu

- HS trả lời

- HS trả lời - HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

KỂ CHUYỆN

Tiết 35. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết – bài Cuộc họp của chữ viết.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

(30)

- HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:5’

- GV kể cho HS nghe một câu chuyên + Câu chuyện gồm những nhân vệt nào?

+ Các nhân vật trong bài họp bàn về việc gì?

- GV dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:30’

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Cả lớp đọc thầm lại bài.

+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng

- Cho HS nêu cấu tạo của một biên bản.

- GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.

GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản.

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.

- Gọi hs trình bày bài làm

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.

3. Hoạt động vận dụng – mở rộng (5phút)

- Nêu cấu tạo của một biên bản.

- Nhận xét

Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời, hs khác nhận xét

- 1HS đọc

+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.

+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.

- 1HS nêu

- HS viết biên bản vào vở. Một số HS làm vào bảng nhóm.

- Một số HS đọc biên bản. GV đánh giá một số biên bản.

- Lớp lắng nghe

- HS nêu: Em nắm được cách viết một biên bản gồm có 3 phần:

* Phần mở đầu: ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.

* Phần chính: ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung

sự việc.

* Phần kết thúc: ghi tên, chữ kí của chủ toạ và người lập biên bản hoặc nhân chứng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ