• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18A

Ngày soạn : 4/1/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện cổ thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ đã học ở học kì I.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu ghi tên các bài tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c, Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(15’): Hoàn thành bảng

- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?

- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

- Gv hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi các em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Đọc các câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- HS mở sách

- HS lên bốc thăm chọn bài - HS đọc bài. Lớp theo dõi, lắng nghe, nhận xét.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Hs dán kết quả.

- Đại diện Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

(2)

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

2.Kĩ năng: Nhận biết được số chia vừa hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Viết số

- Yêu cầu Hs tự làm và chữa bài.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

Bài tập 2(7’): Viết số

- Yêu cầu Hs tự làm và chữa bài.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

Bài tập 3(8’): Viết số

- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có đặc điểm gì ?

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4:(8')

- Gv giúp Hs xác định được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài. 1Hs làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- Số chia hết cho 2: 4568, 2050, 3576 - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

Số chia hết cho 5: 900, 2355, 5550, 285 - Nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0

- Hs làm vào vở bài tập-báo cáo.

Nhận xét

- Hs tự làm bài, nhận xét bổ sung.

_________________________________________

(3)

Chính tả

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học;

bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước 2. Kỹ năng:- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- phiếu ghi tên các bài Tập đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(15’)

- Kiểm tra các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài. Gv đặt câu hỏi về nội dung bài. Kiểm tra 5 Hs

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(6’): Đặt câu - Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Hướng dẫn HS làm bài

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa bài.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 3(9’)

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn trong từng tình huống.

- Gv lưu ý Hs cần phân biệt ý nghĩa các câu tục ngữ theo 3 nhóm khác nhau.

- Yêu cầu hs đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Hs nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- Nguyễn Hiền là người có chí lớn.

- Cao Bá Quát nhờ kiên trì, khổ luyện viết chữ nên đã được mệnh danh Văn hay chữ tốt…

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập đọc: Có chí thì nên Đáp án:

1. Tình huống a:

- Có chí thì nên.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Người có chí thì nên.

- Nhà có nền thì vững.

(4)

- Gv giúp đỡ học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Kể thêm những câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

2. Tình huống b:

- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

- Lửa thử vàng gian nan thử sức.

- Thất bại là mẹ thành công.

- Thua keo này bày keo khác.

3.Tình huống c:

- Ai ơi đã quyết thì hành.

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

- Hãy lo bền chí câu cua.

Dù ai câu trạch câu rùa mặc ai.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 5/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết dấu hiệu chia hết hoặc không chia hết cho 9.

2.Kĩ năng: Áp dụng dấu hiệu để giải các bài toán liên quan.

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM, máy tính bảng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 1 số em nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, chia hết cho 5. Cho ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Dấu hiệu chia hết cho 9 (10’)

- Gọi HS lần lượt nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9

- GV ghi thành 2 cột.

9 : 9 = 1 10 : 9 = 1 (dư 1) 18 : 9 = 2 20 : 9 = 2 (dư 2) 72 : 9 = 8 100 : 9 = 11 (dư 2) 81 : 9 = 9 816 : 9 = 90 (dư 6)

- Tiến hành thử cộng tổng các chữ số trong mỗi số và nêu

- Em nhận xét gì về những số chia hết cho 9

- 2 hs lên bảng - Gọi Hs nhận xét

- 2, 3 HS nêu - Hs theo dõi

(5)

ở trên? (Các số đó đều có tổng các chữ số là một số chia hết cho 9: 9, 18, 27... )

- Giới thiệu: Đó là dấu hiệu chia hết cho 9 - Hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9?

Nêu ví dụ về số chia hết cho 9?

- Những số như thế nào thì không chia hết cho 9? Cho VD?

- Để nhận biết 1 số có chia hết cho 9 hay không ta làm như thế nào?

- Gọi HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

c. Thực hành Bài 1: (5’) PHTM

- Giao bài tập cho HS qua máy tính bảng - Cho HS làm bài.

- GV quan sát HS làm

- Nhận xét, kết luận kết quả.

Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?

Bài 2(5’)

- GV treo bảng phụ - Gọi HS nêu yêu cầu.

- Lớp và GV nhận xét

- Tại sao 5554 không chia hết cho 9? Dựa vào dấu hiệu nào?

- Gv nhận xét

Bài 3 :(5’) Gọi HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- GV chốt: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9, chọn và viết số phù hợp.

Bài 4(5’) Gọi HS đọc bài, cả lớp làm bài.

Dựa vào đâu em làm như vậy?

- GV chốt: Với tổng 2 chữ số đã cho, ta chỉ việc tìm số sao cho cả 3 chữ số đó cùng có tổng chia hết cho 9.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs. Dặn hs chuẩn bị bài sau: “Dấu hiệu chia hết cho 3”

- Hs nối tiếp nêu: Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

- Những số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9

- Ta cộng tổng các chữ số lại với nhau xem tổng đó chia hết cho 9 thì chi hết cho 9

- 3 HS nêu - Hs làm bài

- Lớp nộp bài, nhận xét, chữa bài.

Các số chia hết cho 9 là:

99, 108, 5643, 29385 - 1 HS nêu yêu cầu - Lớp tự làm

- 1 hs nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung - 1 hs nêu yêu cầu - Hs trao đổi theo cặp - Hs trả lời

- Đại diện 1; 2 cặp trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng - Lớp làm vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo - Nhận xét bài bạn, bổ sung

______________________________________

(6)

Lịch sử

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.

2.Kĩ năng: Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý, nước đại Việt thời Trần.

3.Thái đô: HS yêu thích môn Lịch Sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC ( 5’)

-Trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Nguyên của quân dân nhà Trần?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (15’) Nêu tên các giai đoạn lịch sử đã học?

Kể lại thời gian tương ứng cho mỗi giai đoạn từ buổi đầu độc lập đến nước Đại Việt thời nhà Trần?

- HS trình bày.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (15’) - Nêu các sự kiện lịch sử quan trọng trong các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu độc lập đến nước Đại Việt thời Trần.

- HS trình bày.

- GV nhận xét giảng bài.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS thảo luận theo cặp và trả lời.

- Các giai đoạn lịch sử: Mở đầu dựng nước tới 1000 năm đấu tranh giành độc lập.

- Buổi đầu độc lập: Từ năm 938-1009.

- Nước Đại Việt thời Lý đến năm 1009 -1226.

- Nước Đại Việt thời Trần đến năm 1400.

- HS thảo luận nhóm.

Buổi đầu độc lập:

Độc lập thống nhất đất nước, lên ngôi vua, tên nước là Đại Cồ Việt. Sau cuộc kháng chiến chống Tống quân xâm lược lần thứ nhất đến nhà tiền Lê ra đời.

Nước Đại Việt thời nhà Lý:

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

- Thời nhà Lý đạo Phật phát triển rất thịnh đạt, nhân dân rất tin tưởng vào nhà vua. . .

Nước Đại Việt thời Trần:

- Nhà Trần thành lập với sự kiện nổi bật: Lập nên nhà nước mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân như ban bố nhiều

(7)

3. Củng cố- Dặn dò (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS học bài, chuẩn bị kiểm tra cuối học kì.

bộ luật mang lại công bằng xã hội.

- Cả lớp lắng nghe.

_________________________________________________

Luyện từ và câu

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GI?

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ?

- Hiểu vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.

2.Kĩ năng: HS có thói quen sử dụng câu kể Ai làm gì? một cách linh hoạt, sáng tạo khi nói và viết.

3.Thái độ: GDHS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

PHTM, máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu kể Ai làm gì ? có những bộ phận nào ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nhận xét(12’)

- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài.

- Đoạn văn có mấy câu?Tìm các câu kể Ai làm gì? Ghi vào bảng và xác địng vị ngữ.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? c. Ghi nhớ: (2')Sgk

d. Luyện tập

Bài tập 1(6’): Đọc, gạch dưới câu Ai làm gì và xác định vị ngữ?

- Yêu cầu làm việc cá nhân vào Vbt

- Gv nhận xét, củng cố bài.

- 3 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu - đoạn văn.

6 câu - 3 câu Ai làm gì?

Tự làm, báo cáo kết quả- nhận xét Câu 1: đang tiến về bãi.

Câu 2: kéo về nườm nượp.

Câu 3: khua chiêng rộn ràng Động từ…

- 2, 3 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào Vbt, 1 Hs làm giấy khổ to. Dán kết quả, nhận xét Thanh niên đeo gùi vào rừng.

Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước.

Các cụ già chụm đầu bên ché rượu cần; ....

(8)

Bài tập 2(4’):Nối PHTM

- Giao bài tập cho HS squa máy tính bảng - Gv theo dõi,

- Chữa bài

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3(5’) Quan sát và đặt câu

- Yêu cầu quan sát tranh để viết được các câu kể Ai làm gì nói về hoạt động của các bạn trong giờ ra chơi.

Gv sửa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì có ý nghĩa gì ?

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài,

Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh ..

Bà em + kể chuyện cổ tích.

Bộ đội + giúp dân gặt lúa.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát tranh.

- Hs viết bài vào vở bài tập.

- Viết thành đoạn văn có khoảng 5 câu.

- Đọc bài làm của mình trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs trả lời

__________________________________________________

Kể chuyện

MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến. Hiểu nội dung truyện: Ma - ri - a ham quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một qui luật tự nhiên.

2.Kĩ năng: Biết nhận xét được lời kể của bạn, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

3.Thái độ: Học sinh bạo dạn trước đông người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia về đồ chơi hoặc con vật gần gũi ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Giáo viên kể chuyện(10’): Cho HS quan sát tranh trên phông chiếu.

- Kể chuyện lần 1

- Kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh trên phông chiếu.

- 1, 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Quan sát tranh trên phông chiếu - Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh nghe kết hợp quan sát tranh trên phông chiếu.

(9)

c. Hướng dẫn kể chuyện(20’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1, 2.

* Kể chuyện theo nhóm:

- Quan sát tranh minh hoạ.

- Yêu cầu kể nối tiếp theo các tranh.

- Gv theo dõi, hướng dẫn học sinh kể chuyện, yêu cầu trao đổi với bạn về nội dung truyện.

* Kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu đại diện nhóm kể trước lớp từng đoạn, cả câu chuyện.

- Gv đưa tiêu chí để nhận xét:

+ Nội dung kể chính xác, đầy đủ.

+ Giọng kể sinh động, hấp dẫn kết hợp cử chỉ điệu bộ phù hợp.

+ Nêu được ý nghĩa truyện.

- Gv đánh giá, nhận xét tuyên dương HS 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em hiểu được điều gì qua câu chuyện của Ma - ri - a ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập

- 2 học sinh đọc to.

- Lớp đọc thầm trong sách.

- quan sát.

- nói nội dung từng tranh.

- Làm việc theo bàn- kể nối tiếp theo nội dung các tranh.

- trao đổi về nội dung câu chuyện.

- học sinh nối tiếp kể chuyện ( từng đoạn)

- kể cả câu chuyện.

- Học sinh kể kết hợp với thể hiện bằng điệu bộ

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- HS nêu.

_______________________________________________

Địa lí

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.

2.Kĩ năng: Biết cách chỉ bản đồ 3.Thái độ: Yêu thích môn Địa Lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ địa lí Việt Nam và cho biết những điều kiện thuận lợi để Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất nước ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

- 2 hs lên bảng trả lời.

- Lớp nhận xét.

(10)

a. Giới thiệu bài: (1’) 2. b. Nội dung

Hoạt động 1: (6’)

- Gv đưa bản đồ địa lí VN, yêu cầu 1 số em lên bảng chỉ: Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt ?

- Gv theo dõi, nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2(6’)

- Yêu cầu hs các nhóm thảo luận và hoàn thành câu hỏi 2. Sgk

- Trình bày.

- Gv kẻ sẵn bảng thống kê trang 97 và ghi các ý lên bảng.

Hoạt động 3:(6’)

- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ?

- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ?

Hoạt động 4:(6’)

- Yêu cầu hs chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và cho biết:

+ Địa hình đồng bằng BB có đặc điểm gì ? Đồng bằng BB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ? Hãy chỉ vị trí những sông đó trên lược đồ ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 5:(6’)

- Nêu những điều kiện thuận lợi để Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất của cả nước ?

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Đà Lạt, Hà nội trên bản đồ ?

- Gv nhận xét giờ học.tuyên dương HS.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hoạt động cá nhân - 3, 4 hs nối tiếp lên chỉ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Làm việc theo nhóm.

- Hs trao đổi trong nhóm của mình.

- Đại diện hs trả lời.

- 2 học sinh trả lời.

- Tích cực trồng cây xanh.

- Hoạt động cá nhân.

- Có diện tích lớn thứ 2 trong các đồng bằng của nước ta.

- Do phù sa của các sông Hồng, sông Thái Bình, ... bồi đắp.

- 2, 3 học sinh trả lời.

- 2, 3 học sinh lên chỉ.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe

__________________________________________________

(11)

Hoạt động ngo

ài giờ lên lớp

TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.

2.Kĩ năng: Hs hiểu được y nghĩa của ngày Mồng một tết mọi người trong gia đình quay quần, sum họp bên nhau.

3.Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. ĐỒ DÙNG

- Kịch bản “Mồng Một Tết”

- Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Bài mới

- Giới thiệu bài(1’) 2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Chuẩn bị(10’) - GV phát tài liệu về kịch bản

- Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.

- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.

Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm(20’)

HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.

Hoạt động 3: Thảo luận lớp(5’)

Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:

- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?

- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?

- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?

- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?

- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người

- hs nhận kịch bản

- Chọn Hs, phân vai để tập

- Các tổ cử đại diện các nhóm lên đóng vai tiểu phẩm

- Hs thảo luận

(12)

xưa có câu: “Mồng Một Tết cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày sum họp mừng năm mới.

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Nêu y nghĩa của tiểu phẩm?

- Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thiện bài - Chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________________________________

Ngày soạn : 6/1/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

2.Kĩ năng:Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 ? Cho 9? Cho ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn hs phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3(11’)

- Tìm các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?

- Em đã tìm các số chia hết cho bằng cách nào?

- Tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 3?

- Tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3? Không chia hết cho 3

18 : 3 = 6 182 : 3 = 60 (dư 2) Ta có: 1 + 8 = 9 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11 657 : 3 = 219 451 : 3 = 150 (dư 1) Có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10

- Hs nêu.

- Lớp nhận xét.

Tìm ví dụ và báo cáo - 15, 72,657, 451, 182,....

- Thực hiện phép chia và trong bảng chia

(13)

- Nhìn vào cột bên trái, em có nhận xét gì về các số chia hết cho 3 ?

* Ngược lại Gv yêu cầu Hs nhận xét: Số không chia hết cho 3 sẽ có đặc điểm gì ? - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ?

* Ghi nhớ: SGK c. Thực hành Bài 1(5’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.

- Gọi 1 số em lần lượt giải thích kết quả.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

231; 1872; 92313

- Củng cố cách tìm các số chia hết cho 3 Bài 2(5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu viết số có mấy chữ số?

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý đến chữ số nào nhất?

- Gọi hs lên bảng

- Nhận xét bài bảng, bổ sung

- Củng cố cách tìm các số không chia hết cho 3

Bài 3:(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu - GV quan sát HS làm - Nhận xét, kết luận kết quả

- Củng cố cách tìm số từ các chữ số cho trước

Bài 4: (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Số em sẽ viết cần thoả mãn yêu cầu gì?

khi viết số đó em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét bài, bổ sung 561; 792; 2235

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài sau

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.

- 3 Hs đọc Ghi nhớ Sgk. Cho ví dụ ? - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

- 2 hs nêu - 1 Hs nêu - 1 HS trả lời

- HS tự làm bài

- Nối tiếp nêu kết quả:

502; 6823 ; 55 553 - Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS làm bài bảng - HS nêu kết quả

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS lên bảng

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở - Nhận xét bài bạn, bổ sung

- 2 HS nêu

________________________________________

(14)

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

2.Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu đúng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên bài tập đọc, bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(17’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập Bài tập 2(18’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề Tập làm văn: kể chuyện ông Nguyễn Hiền

- Có những kiếu mở bài và kết bài nào?

- Gv gọi HS nêu lại những điều cần ghi nhớ về mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs khi các em gặp khó khăn về cách viết câu.

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

- Gv đọc cho Hs nghe 1, 2 bài làm mẫu.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Như thế nào là mở bài gián tiếp, như

- Hs bốc thăm (chuẩn bị bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều.

- Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng và không mở rộng

- 2 Hs nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, những điều cần ghi nhớ về 2 cách kết bài trên.

- Hs làm việc cá nhân:

- Lần lượt từngHs nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

(15)

thế nào là kết bài mở rộng?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs Chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

10; 11/1/ 2019 kiểm tra học kì I

(16)
(17)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với