• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 35 (21/5 – 25/5/2018)

NS: 13/5/2018 NG: Thứ hai ngày 21 tháng 5 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 171. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn; làm BT1d; BT2(cột 2); BT4 II. Đồ dùng dạy học: VBT

III. Các hoạt động dạy-học

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra : Luyện tập chung.

- Gọi 2 hs lên bảng chữa lại bài 2 tiết trước.

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Nêu MT tiết học.

b. Hướng dẫn hs làm bài tập :

Bài 1. - Yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài cho Hs nêu thứ tự thực hiện các bước tính trong biểu thức.

Bài 2. - Gọi hs đọc đề bài.

- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi cách làm.

- Yêu cầu hs giải vào vở, 2 em lên bảng - Câu b (dành cho khá giỏi)

Bài 3. - Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài Bài giải

Diện tích đáy bể bơi: 22,5  19,2 = 432 (m2) Chiều cao của mực nước trong bể bơi là:

414,72 : 432= 0,96 (m)

Chiều cao của bể bơi là: 0,96 54 = 1,2 (m) Đáp số: 1,2 m

- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?

Bài 4 : Dành cho khá giỏi

- Gv tổ chức cho hs suy nghĩ nhóm 4 nêu cách làm.

- Yêu cầu tự làm bài, 1 em lên bảng - Nhận xét, chữa bài, kết luận :

Bài giải

a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 7,2 + 1,6 =8,8(km/ giờ)

Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:

8,8  3,5 = 30,8 (km)

b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:

7,2 -1,6 = 5,6 (km/ giờ)

Th.gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8 km là:

30,8 : 5,6 = 5,5 ( giờ)

- Hs thực hiện

- Làm bài và nêu cách thực hiện từng biểu thức trong bài - 1 em đọc

- Thảo luận - Làm bài - 1 Học sinh đọc đề

-Tự tóm tắt rồi giải vào vở

- Thảo luận nhóm 4, tìm cách giải.

- làm bài

- Nhận xét bạn và tự kiểm tra bài mình.

(2)

Đáp số : a) 30,8 km b) 5,5 giờ.

- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 4?

Bài 5. - Gọi hs đọc đề bài. HDHS về nhà làm bài.

87,5  x + 1,25  x = 20 (87,5 + 1,25)  x = 20

10  x = 20 x = 20 : 10 x = 2

3. Củng cố - Dặn dò

- Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- Về nhà làm bài ở vở bài tập toán và bài 5 - Chuẩn bị : Luyện tập chung (tt)

- 1 em đọc

--- TẬP ĐỌC

Tiết 69. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1) I. Mục tiêu

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi trong nội dung bài).

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ kì II của lớp 5 ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học ; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?) để củng cố khắc sâu kiến thức về chủ ngữ trong từng kiểu câu kể.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu ghi tên mỗi bài tập từ tuần 19 đến tuần 34 ; 5 phiếu, mỗi phiếu ghi tên mỗi bài có nội dung HTL.

- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể “Ai thế nào?”, “Ai làm gì?”

Bảng phụ chép lại nội dung bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì? trong SGK.

- Bảng nhóm để hs viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để học sinh lập bảng tổng kết về CN, VN trong câu kể : Ai thế nào?, Ai làm gì?

III. Các ho t ng d y h cạ độ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài :

- Giới thiệu nội dung ôn tập của tuần 35 - Giới thiệu Mt tiết học

2. Kiểm tra tập đọc và HTL. (khoảng ¼ số hs của lớp)

- Cho HS lên bốc thăm để đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

- Nhận xét và tuyên dương.

3. Bài tập 2 :

- HS nghe.

- HS bốc thăm đọc bài.

(3)

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.

- Treo bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?

- Dán lên bảng tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? giải thích.

-Hướng dẫn HS làm BT:

+ Cần lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể, SGK đã nêu mẫu bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?, các em chỉ cần lập bảng tổng kết hai kiểu câu còn lại: Ai thế nào? Ai là gì?

+ Sau đó, nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu.

-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.

-Nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.

4. Củng cố - Dặn dò:

- GV hệ thống, chốt lại bài học.

- Dặn HS xem bài sau.

- Đọc yêu cầu bài tập: Lập bảng tổng kết về CN,VN trong từng kiểu câu kể theo yêu cầu sau:

- Lắng nghe

-HS làm bài.

--- CHÍNH TẢ

Tiết 35. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 2) I. Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

- Biết lập bảng tổng kết về loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố khâc sâu kiến thức về trạng ngữ.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên mỗi bài tập từ tuần 19 đến tuần 34, VBT III. Các ho t ng d y - h cạ độ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu Mt tiết học và ghi bảng đề bài 2. Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng ¼ số hs trong lớp)

- Cho HS lên bốc thăm để đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

3. Bài tập 2: - Gọi HS đọc BT2 - GV hướng dẫn HS làm bài tập.

H: Trạng ngữ là gì ?

H: Có những trạng ngữ nào ?

- Dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ.

- Cho HS làm bài tậpvào VBT, gọi 1hs lên bảng làm, cho lớp nhận xét, kết luận :

- HS nghe

- HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi theo nôi dung bài.

- HS đọc BT.

- Nghe

- HS làm bài

Các trạng ngữ Câu hỏi Ví dụ

Trạng ngữ chỉ nơi chốn Ở đâu? - Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Khi nào? - Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.

(4)

Mấy giờ? - Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Vì sao?

Nhờ đâu?

Tại sao?

- Vì vắng tiếng cười, vương qquốc nọ buồn chán kinh khủng.

- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.

- Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Để làm gì?

Vì cái gì?

- Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.

- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Bằng cái gì?

Với cái gì?

- Bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.

- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.

4. Củng cố - Dặn dò

- Cho hs nêu lại các loại trạng ngữ. Nêu VD

- Chốt lại bài học - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

--- BUỔI CHIỀU

TH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho HS văn tả người, tả cảnh.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết văn.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A.KTBC 1’

B. Bài mới 30’

Bài tập 1. Đọc bài thơ Mái nhà dưới bóng cây.

- Gọi HS đọc bài.

- Cho HS làm bài tập - Gọi HS chữa bài.

Bài 2. Viết một tả một người thân của em hoặc tả ngôi trường.

- Y/c Hs đọc đề bài, nêu y/c của đề sau đó lựa chọn viết bài, đọc bài.

- Gọi HS đọc bài - N.xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò 4’ . GV củng cố bài, NX tiết học

- 2 Hs đọc

- Hs làm bài cá nhân - Hs đọc bài làm.

- Hs thực hiện sau đó một số Hs đọc bài làm.

--- THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP

(5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về các dạng toán đã học.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng giải toán thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DH: Vở thực hành III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của Hs

A. Kiểm tra bài cũ 3’

- YC hs nhắc lại các dạng toán đã học, cách giải.

- Gv nhận xét . B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài 1’

2. HD Hs ôn tập 28’

- Y/c hS tự làm bài rồi chữa các bài tập.

* Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài,

- Cho Hs làm bài, gọi 1 em lên bảng chữa bài.

- Gv nhận xét.

* Bài 2,3: GV yêu cầu hs đọc đề bài tự làm vào vở, 1 HS lên bảng làm

- Gv nhận xét.

*Bài 4 : Đố vui

- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài - Gv nhận xét, sữa chữa.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hướng dẫn bài tập về nhà xem lại bài.

- hs thực hiện, lớp nhận xét.

- Hs đọc đề bài, nêu cách tính và tự làm vào vở, hs lên bảng làm.

- Hs đọc đề bài, làm vào vở, lên bảng làm.

- Hs thực hiện

--- NS: 14/5/2018

NG: Thứ ba ngày 22 tháng 5 năm 2018 TOÁN

Tiết 172. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số TBC; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.

II. Đồ dùng dạy học: VBT III. Các hoạt động dạy-học

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.

- Nêu lại cách tìm số trung bình cộng.

Nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : Nêu MT tiết học 2. HD HS làm bài tập

Bài 1 : Tính

- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, y/c HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu

- Học sinh nêu.

- Học sinh nhận xét.

- HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó 2 HS lên bảng số bài.

(6)

thức, nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức của số đo đại lượng cho thời gian.

- GV gọi HS nhận xét, tuyên dương Bài 2 : Tìm số TBC của:

a) 19 ; 34 và 46.

*b) 2,4 ; 2,7 ; 3,5 và 3,8.

- GV cho HS nêu lại cách tính số TBC sau đĩ tự làm bài, chữa bài.

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, tuyên dương.

a) (19 + 34 + 46) : 3 = 33.

*b) (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1.

Bài 3 :

- Gọi HS đọc bài tốn, tĩm tắt.

- GV gọi 1 Hs lên bảng làm Bài giải

Số hs gái của lớp đĩ là : 19 + 2 = 21 (hs) Số hs của lớp là : 19 + 21 = 40 (hs) Tỉ số % của số hs trai với số hs cả lớp là :

19 : 40 = 0,475 = 47,5%

Tỉ số % của số hs gái với số hs cả lớp là : 21 : 40 = 0,525 = 52,5%

Đáp số : 47,5% và 52,5%.

Bài 4 : Dành cho khá giỏi.

- Cho HS nêu bài tốn.

- GV HD Hs phân tích bài tốn.

Bài giải

Sau năm thứ nhất số sách TV tăng thêm là:

6000 : 100 20 = 1200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách thư viện cĩ tất cả là:

6000 + 1200 = 7200 (quyển) Sau năm thứ hai số sách thư viện tăng thêm là:

7200 : 100 20 = 1440 (quyển) Sau năm thứ hai số sách thư viện cĩ tất cả là:

7200 + 1440 = 8640 (quyển) Đáp số: 8 640 quyển.

- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dị - Củng cố ND bài

- Nhận xét tiết học, HD về nhà

- HS nhận xét và trao đổi với nhau để kiểm tra.

- HS làm bài cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét

- HS thực hiện cá nhân, 1 Hs lên bảng làm.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc bài tốn.

- HS thực hiện cá nhân, 1 Hs lên bảng làm.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 69. ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 3) I. Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

(7)

- Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập ghi tên mỗi bài tập đọc, HTL từ tuần 19 đến tuần 34, VBT III. Các hoạt động dạy học

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu MT tiết học và ghi bảng đề bài:

2. Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng ¼ số lớp)

- Cho HS lên bốc thăm để đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

- Nhận xét và tuyên dương.

3. Bài tập 2 :

- Gọi HS đọc BT2, nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài tập.

- Dán lên bảng tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng thống kê, hdẫn hs làm.

- Cho HS làm bài tập vào VBT, gọi 1hs lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

+ So sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK, các em thấy có đặc điểm gì khác nhau?

4. Bài tập 3:

- Gọi HS đọc nội dung BT, nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn cho HS làm bài theo nhóm:

Qua bảng thống kê rút ra những nhận xét . Chọn ý trả lời đúng.

- Gọi đại diện trình bày.

- Nhận xét - bổ sung, kết luận : a) Tăng

b) Giảm

c) Lúc tăng lúc giảm d) Tăng

5. Củng cố - Dặn dò

- GV hệ thống lại kiến thức bài học, chốt lại bài học.

- Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau.

- HS nghe

- HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi theo nôi dung bài.

- HS đọc BT2.

- HS làm bài

+ Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học. Chỉ nhìn từng cột dọc, có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh.

- 1 em đọc - HS làm bài.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 35. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 4) I. Mục tiêu

- Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.

II. Đồ dùng dạy học: VBT

(8)

III. Các hoạt động dạy học

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu MT tiết học và ghi bảng đề bài 2. Hướng dẫn HS làm BT :

- Gọi HS đọc BT

- GV hướng dẫn HS làm bài tập.

- Các chữ cái và dấu câu bàn họp về chuyện gì?

+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

+ Cấu tạo của một biên bản như thế nào?

- Cho HS thảo luận đưa ra mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.

- HS nghe - HS đọc BT.

- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng.

Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu đã ki quặc.

- Giao cho bạn dấu chấm yêu cầu bạn đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.

- HS trả lời

- HS thảo luận và làm bài.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỮ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN BIÊN BẢN 1. Thời gian, địa điểm

- Thời gian:

- Địa điểm:

2. Thành phần tham dự:

3. Chư toạ, thư kí:

- Chủ toạ:

- Thư kí:

4. Nội dung cuộc họp - Nêu mục đích:

- Nêu tình hình hiện nay:

- Phân tích nguyên nhân:

- Nêu cách giải quyết:

- Phân công việc cho mọi người:

- Cuộc họp kết thúc vào…..

Người lập biên bản kí Chủ toạ kí - Cho HS làm bài tập.

- Gọi đại diện lên trình bày kết quả - GV nhận xét – bổ sung

- HS làm bài

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

3. Củng cố - Dặn dò - Chốt lại bài học - Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

--- LỊCH SỬ

(9)

KIỂM TRA CUỐI NĂM (Đề và biểu điểm do trường ra)

--- NS: 15/5/2018

NG: Thứ tư ngày 23 tháng 5 năm 2018 TOÁN

Tiết 173. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

- Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm - Tính diện tích và chu vi của hình tròn.

II. Đồ dùng dạy học: VBT III. Các hoạt động dạy-học

HĐ của GV HĐ của HS

I. Kiểm tra : Luyện tập chung.

- Gọi hs lên bảng làm lại bài 5 tiết trước III. Giới thiệu bài :

*Phần 1.

- Cho hs tự làm bài vào vở, thời gian làm bài khoảng 25 – 30 phút. Sau đó Gv chữa bài, rút kinh nghiệm cho Hs.

- Cho học sinh chữ bài, kết luận :

Khoanh vào C (vì 0,8% = 0,008 = 1 1 9

4 5 20 0,8 8

100 1000

Bài 2.

Khoanh vào C (vì số đó là: 475 × 100 : 95 = 500 và

1

5 số đó là 500 : 5 = 100 Bài 3.

Khoanh vào D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ)

*

Phần2 .

- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài Bài 1. Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu Hs làm bài

- Giáo viên nhận xét bài sửa, chốt cách làm.

Bài giải

Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được mộthình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.

a) Diện tích phần đã tô màu là:

10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2)

b) Chu vi của phần không tô màu là:

10 × 2 × 3,14 = 62,8 (cm)

- 1 Hs sửa bài, lớp nhận xét.

Học sinh làm vở.

- 1 em đọc đề

- làm vở, 1 em lên bảng

(10)

Đáp số: a) 314 cm2 ; b) 62,8 cm Bài 2.Yêu cầu học sinh đọc đề.

GVHDHS về nhà làm bài.

Bài giải

Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà (120%

= 120 6

100 5) hay số tiền mua cá bằng 6

5 số tiền mua gà. Như vậy, nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.

Ta có sơ đò sau:

Số tiền mua gà: 88000 Số tiền mua cá: đồng Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:

5 + 6= 11( phần) Số tiền mua cá là:

88 000 : 11 × 6 = 48 000 (đồng) Đáp số: 48 000 đồng

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nhắc lại nội dung ôn - Làm bài tập ở VBT toán.

- Nhận xét tiết học.

- Đọc đề, nêu cách làm

--- TẬP ĐỌC

Tiết 70. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 5) I. Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hìmh ảnh sống động trong bài thơ.

- Hs khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

- Bút dạ và 3-4 tờ giấy khổ to cho HS làm BT2.

III. Các hoạt động dạy học

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài : GV nêu MT của tiết học.

2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.

3. Bài tập 2:

- GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài.

- HS bốc thăm.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS trả lời.

- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

(11)

- GV giải thích: Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai – nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã biết qua bài KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (tuần 4) - GV cho HS đọc thầm bài thơ.

- GV hướng dẫn HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.

- GV yêu cầu một HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.

Tóc bết đầy nước mặn

Chúng ùa chạy mà không cần tới đích Tay cầm cành củi khô

Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy bên bàn tay nhỏ xíu Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa Trẻ con là hạt gạo của trời

Tuổi thơ đứa bé da nâu Tóc khét nắng màu râu bắp

Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn.

- GV gọi một HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu hỏi ; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ ; miêu tả (viết) hình ảnh đó ; suy nghĩ, trả lời miệng BT2.

Chẳng hạn :

- HS lắng nghe.

- Miệng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK: từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết.

- Cá nhân

nồng len lỏi giữa cơn mơ.

- Cả lớp nhận xét.

Câu a: Miêu tả một hình ảnh rất sống động về trẻ em:

Em thích hình ảnh Tuổi thơ đứa bé da nâu, Tóc khét nắng màu râu bắp, Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại những ngày em cùng ba mẹ đi nghỉ mát ở biển.

Em đã gặp những bạn nhỏ đi chăn bò…

Câu b: Tác giả tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:

+ Bằng mắt để thấy hoa xương rồng chói đỏ/ những đứa bé da nâu, tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn/ Thấy chim bay phía vầng trắng mây như đám cháy/ võng dừa đưa sóng/ những ngọn đừn tắt vội dưới màn sao;

những con bò nhai cỏ.

+ Bằng tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò/ nghe thấy lời ru/ nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.

(12)

+ Bằng mũi để ngửi thấy mùi rơm

- GV nhận xét, khen ngợi những HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

4. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà HTL những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ; đọc trước nội dung tiết 6.

--- NS: 16/5/2018

NG: Thứ năm ngày 24 tháng 5 năm 2018

BUỔI SÁNG

TOÁN

Tiết 174. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

- Biết giải toán cố về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật … và sử dụng máy tính bỏ túi.

II. Đồ dùng dạy học: VBT III. Các hoạt động dạy-học

HĐ của GV HĐ của HS

I. Kiểm tra : Luyện tập chung.

- Gọi hs lên bảng làm lại bài 2 phần 2 tiết trước II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: “Luyện tập chung”

2. HD làm bài tập :

*Phần 1.

- Cho hs tự làm bài vào vở, thời gian làm bài khoảng 25 – 30 phút. Sau đó Gv chữa bài, rút kinh nghiệm cho Hs.

- Cho học sinh chữ bài, kết luận :

Bài 1 : Khoanh vào C ( vì ở đoạn thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ, ở đoạn thứ hai ô tô đã đi hết : 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đã đi cả hai đoạn đường là 1 + 2 = 3 (giờ).

Bài 2. Gọi 1 học sinh đọc.

Khoanh vào A ( vì thể tích của bể cá là :

60 × 40 × 40 = 96 000 (cm3) hay 96 dm3; thể tích của nửa bể cá là : 96 : 2 = 48 (dm3) vậy cần đổ vào bể 48 lít nước (1l = 1 dm3) để nửa bể có nước)

Bài 3. Gọi 1 học sinh đọc đề.

Khoanh vào B (vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh đươc:

11-5 = 6 (km) ; thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = 1 1

3giờ hay 80 phút

*

Phần2 .

- Cho HS đọc đề, GVHD về nhà làm

- 1 Hs sửa bài, lớp nhận xét.

- Học sinh làm vở.

(13)

Bài 1. Bài giải

Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là :

1 1 9

4 5 20( tuổi của mẹ)

Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:

9 1820

= 40 (tuổi) Đáp số : 40 tuổi.

Bài 2. Bài giải a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:

2627 × 921 = 2 419 467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là:

61 × 14 210 = 866 810( người)

Tỉ số % của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:

866 810 : 2 419 467 = 0, 3582 … = 35,82%

b) Nếu mật độ dân số ở Sơn La là 100/km2 thì trung bình mỗi ki- lô-mét vuông sẽ có thêm : 100 - 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là:

39 × 14 210 =554 190 (người) Đáp số: a) Khoảng 35,82% ; b) 554 190 người

3.Củng cố - Dặn dò:

- Nhắc lại nội dung vừa ôn.

- Nhận xét tiết học.

Làm bài tập ở VBT toán, chuẩn bị thi cuối học kì 2.

- Đọc đề, thảo luận cặp đôi, nêu cách làm

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 69. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 6) I. Mục tiêu

- Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.

II. Đồ dùng dạy học: VBT lớp 5 tập hai.

III. Các ho t ng d y h cạ độ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu MT tiết học và ghi bảng đề bài 2. Hướng dẫn HS làm BT

- Gọi HS đọc BT

- GV hướng dẫn HS làm bài tập.

- Các chữ cái và dấu câu bàn họp về chuyện gì?

+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

- HS nghe - HS đọc BT.

+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng.

Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu kì quặc.

+ Giao cho bạn dấu chấm yêu cầu bạn đọc lại câu văn mỗi khi

(14)

+ Cấu tạo của một biên bản như thế nào?

- Cho HS thảo luận đưa ra mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.

3. Củng cố - Dặn dò - Chốt lại bài học - Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

Hoàng định chấm câu.

- HS trả lời

- HS thảo luận và làm bài.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KIỂM TRA CUỐI KÌ II

( trường ra đề và biểu điểm) --- NS: 17/5/2018

NG: Thứ sáu ngày 25 tháng 5 năm 2018 TOÁN

Tiết 180. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ( trường ra đề và biểu điểm)

--- TẬP LÀM VĂN

KIỂM TRA CUỐI KÌ II

( trường ra đề và biểu điểm) --- SINH HOẠT LỚP

Tuần 35 – Tổng kết lớp

1. Nhận xét tuần 35

* Ưu điểm:

...

...

...

...

*Tồn tại:……….……….………...

*Tuyên dương: ……….………

………...………..……

*Nhắc nhở: ……….………

2. Tổng kết lớp

...

...

...

...

...…...

(15)

...

...

==========================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài

Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ

Kiến thức: Đọc đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ; đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với