• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 2

Thời gian xây dựng kế hoạch: 10/9/2021 Thời gian thực hiện: 13,14/9/2021.

Lớp: 1A, 1C Buổi chiều :

Luyện Tiếng Việt:

ÔN TẬP CHỮ B b \ I. Yêu cầu cần đạt:

- Nói tên được từng sự vật có trong hình theo mẫu, từ đó ôn lại được các từ đã học.

- Quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

Nghe hiểu và trình bày được vấn đề tiếng việt do giáo viên đưa ra. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Giáo án, 1 số tranh ảnh, tiếng đã học.

2. Học sinh:

- Vở bài tập thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- GV kiểm tra vở bài tập thực hành của học sinh đã làm đầy đủ ở tiết học trước.

-Nhận xét tuyên dương hs làm tốt.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành.

. (25p)

Bài 1: Nói tên từng sự vật và khoanh theo mẫu.

- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 cho học sinh nghe.

- Giáo viên hướng dẫn hs cách làm bài.

- Yêu cầu hs làm - Nhận xét bài làm.

Bài 2: Điền vào chỗ trống b hay a

-Thực hiện yêu cầu

-Lắng nghe yêu cầu

-Làm vở bài tập thực hành

(2)

- Giáo viên đọc yêu cầu - Hướng dẫn hs làm .

- Yêu cầu làm bài, giúp đỡ hs gặp khó khăn.

- Chữ bài làm của hs - Nhận xét bài làm của hs

Bài 3: Đánh dấu v dưới sự vật có tên gọi chứa b

-GV hướng dẫn hs làm bài

-Yêu cầu làm bài, giúp đỡ hs gặp khó khăn.

-Nhận xét tuyên dương hs làm bài tốt.

Bài 4: Viết

-GV hướng dẫn lại cách viết tiếng bà độ cao độ rộng con chữ.

-Yêu cầu hs viết và quan sát hs viết, chỉnh cho hs tư thế ngồi viết và viết cho đẹp.

-GV thu vở chấm và tuyên dương hs viết tốt.

3. Củng cố, dặn dò (5p)

+ Hôm nay các em được ôn lại chữ gì?

-Về nhà học bài và viết lại tiếng bà vào vở ô ly ở nhà.

-Nhận xét tiết học

-Lắng nghe yêu cầu

-Làm vở bài tập thực hành

-Làm vở bài tập thực hành

-Thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 14,1516/9/2021.

Lớp: 1B, 1C Buổi chiều :

Luyện Toán:

ÔN CÁC SỐ 7, 8, 9 I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 7, 8, 9

- Đọc, viết được các số 7, 8, 9.Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 7, 8, 9.

(3)

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Học sinh phát triển năng toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh tình huống - Vở, SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(4p)

- GV kiểm tra bài tập thực hành bài trước đã hoàn thành đầy đủ chưa.

- GV nhận xét hs làm tốt.

- Giáo viên nhận xét chung

2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 25p)

Bài 1: Viết số

- GV đọc yêu cầu bài tập hs lắng nghe -Hướng dẫn học sinh làm bài

-Yêu cầu làm bài tập

+ Gọi 1,2 hs đọc từ 1 đến 9 tại chỗ?

+ Gọi 1,2 hs đọc từ 9 đến 1 tại chỗ?

- Gv nhận xét chung.

Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống Gv nêu yêu cầu bài tập

-Hướng dẫn hs làm bài tập

-Giúp đỡ học sinh găp khó khăn.

-Nhận xét chung

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống -GV nêu yêu cầu bài tập

-Hướng dẫn hs làm bài

-Yêu cầu làm bài vào vở, giúp đỡ hs gặp khó khăn.

-Nhận xét bài làm.

-Nhận xét chung.

Bài 4: Viết các số từ 1 đến 9 vào ô trống ( theo 2 cách )

- Gv hướng hs làm bài

- Yêu cầu làm vở bài tập thực hành.

- Nhận xét chung.

- Thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe

-Thực hiện yêu cầu -Thực hiện yêu cầu

-Lắng nghe yêu cầu

-Làm vở bài tập thực hành toán.

-Lắng nghe -Làm vở bài tập

-Lắng nghe

-Làm vở thực hành.

-Lắng nghe

(4)

Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gv hướng hs làm bài

- Yêu cầu làm vở bài tập thực hành.

- Nhận xét chung.

3.Củng cố, dặn dò(5p)

- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?

- Nhận xét tiết học, dặn dò hs.

-Làm vở thực hành.

-Trả lời -Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 15, 16/09/2021.

Lớp : 1A, 1B, 1C Buổi chiều:

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( Tiết 3 ) I. Mục tiêu:

* Về nhận thức khoa học:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK - Vở Bài tập TN&XH - Tranh vẽ, ảnh về gia đình - Phiếu tự đánh giá

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(5)

1. Khởi động (3 phút) - Hát - Ổn định: GV cho HS nghe và hát

theo lời một bài hát về gia đình: cả nhà thương nhau.

2.Các hoạt động chủ yếu (25p) TIẾT 3

*Em tham gia làm công việc nhà.

2.1. Hoạt động khám phá kiến thức mới.

Hoạt động 5. Tìm hiểu công việc nhà của bạn An.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV trình chiếu tranh ở trang 11 SGK

- GV HD HS quan sát hình ở trang 11, thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý.

+ Khi ở nhà, bạn An làm các công việc gì?

+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia việc nhà không?

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm nếu cần thiết.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - GV mời HS các nhóm bạn nhận xét - GV nhận xét

2. Hoạt động luyện tập và vận dụng Hoạt động 6. Giới thiệu công việc nhà của em.

Bước 1. Làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn HS làm việc tìm hiểu các nội dung về công việc nhà của mội

- HS theo dõi, thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi:

+ Khi ở nhà, bạn An làm các việc như:

lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.

+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.

- Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- Các nhóm đánh giá bạn

- HS thảo luận, chia sẻ theo hình thức 1 HS hỏi một học sinh trả lời.

(6)

thành viên.

- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì?

+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc nhà.

- GV đi quan sát, hỗ trợ các nhóm Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - GV mời HS các nhóm bạn nhận xét - GV nhận xét và đưa ra thôi thông điệp: Chúng ta hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé.

Bước 3. Làm việc cá nhân

- GV cho HS làm câu 6 của Bài 1

- GV nhận xét, kết luận 3. Hoạt động nối tiếp.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà cùng người thân làm công việc nhà.

- HS trả lời theo công việc đã làm hàng ngày.

- HS trả lời theo cảm xúc cá nhân

- Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- Các nhóm đánh giá bạn

- HS làm bài vào vở Bài tập

- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và cả lớp

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

………

--- Đạo đức:

CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 2: Em giữ sạch răng miệng I. Mục tiêu:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng + Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng

+ Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.

2. Chuẩn bị:

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

Tranh ảnh, truyện, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân

(7)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận:

Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.

2. Khám phá

Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

- Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày - Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh

- Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

Hoạt động 2: Emđánhrăng đúng cách - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng 2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải 3/ Lấy nước

4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh - HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

(8)

5/ Súc miệng bằng nước sạch

6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định

Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh răng miệng.

- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ răng miệng (tranh1,2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng(tranh 4)

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh 1,2,3;

không nên làm theo hành động của các bạn tranh 4.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu.

Hoạt động 2: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ răng miệng sạch sẽ

- HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

(9)

Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho…

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 09, 10/9/2021.

Lớp: 1A, 1C

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 2. NGÔI NHÀ CỦA EM ( T1 ) I.Mục tiêu:

* Về nhận thức khoa học:

- Nói được địa chỉ nhà ở của mình.

- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

- Liệt kê được 1 số đồ dùng trong gia đình.

- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Đặt được các câu hỏi tìm hiểu về 1 số đồ dùng trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Tham gia việc phù hợp để giữ nhà cửa ngăn nắp.

II. Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK - Vở Bài tập TN&XH

- Video/nhạc bài hát về ngôi nhà - Giấy, bút màu

- Tranh ảnh đồ dùng trong gia đình III. Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1

Giới thiệu nhà của em

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một bài hát về ngôi nhà : Ngôi nhà của tôi.

- Hát

(10)

- Cho HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình.

- HS chia sẻ theo nhóm - Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở, cùng chia sẻ về ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút) Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về 1 số dạng nhà ở.

Hoạt động 1. Tìm hiểu 1 số dạng nhà ở.

* Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về 1 số dạng nhà ở.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV chiếu 5 bức tranh ở trang 12, 13 (SGK).

- HS quan sát.

- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:

- HS làm việc trao đổi chia sẻ với nhau.

+ Nói 1 số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở trong từng hình.

+ Nhà bạn gần giống nhà nào trong các hình này.

H1: Nhà 1 tầng, có vườn, có bếp riêng

H2: Nhà 2,3 tầng liền kề

H3: Nhà nổi, xung quanh là nước.

H4. Nhà sàn H5: Nhà chung cư

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

(11)

- GV cùng HS nhận xét - HS nhận xét nhóm bạn

* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Mục tiêu:

- Nêu được nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

Hoạt động 2. Giới thiệu về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:

+ Nhà bạn là nhà một tầng hay nhiều tầng hay căn hộ trong khu tập thể, chung cư...

+ Xung quanh nhà bạn có những gì?

- HS giới thiệu với bạn về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- Theo dõi hướng dẫn.

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

+ HS thay nhau hỏi và trả lời.

Bước 2: Làm việc cá nhân.

- GV yêu cầu học sinh vẽ ngôi nhà của mình.

- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.

- HS vẽ và tô màu ngôi nhà của mình vào VBT

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1, 2.

- 1 số HS lên trình bày trước lớp:

- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu

+ Dán tranh vẽ ngôi nhà của mình lên bảng.

+ 1 số học sinh giới thiệu trước lớp về nhà ở và cảnh vật xung quanh nhà ở của mình kết hợp chỉ tranh vẽ.

- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

………

---

(12)

Thời gian thực hiện: 10/9/2021.

Lớp: 1C Buổi sáng:

Toán SỐ 0 I. Yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0.

- Đọc, viết số 0.Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 9.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc sử dụng số 0 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 0 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh tình huống, các thẻ số từ 0 – 9.

- Vở, SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Giáo viên trình chiếu tranh khởi động SGK Toán 1 trang 16.

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi:

nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- HS quan sát tranh trên màn hình.

- HS đếm số cá trong xô của mỗi bạn mèo và nói số cá của mỗi bạn:

+ Bạn mèo thứ nhất có 3 con cá.

+ Bạn mèo thứ hai có 2 con cá.

+ Bạn mèo thứ ba có 1 con cá.

+ Bạn mèo thứ tư có không có con cá nào.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. (10p)

a. Hình thành số 0.

* Quan sát khung kiến thức.

- GV yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi xô và đọc số tương ứng.

- HS đếm và trả lời :

+ Xô màu xanh nước biển có 3 con cá.

Ta có số 3.

+ Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2.

(13)

- GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số cá của mỗi bạn mèo.

+ Xô màu xanh lá cây có 1 con cá. Ta có số 1.

+ Xô màu cam không có con cá nào. Ta có số 0.

- HS lần lượt lấy các tấm thẻ số 3, 2, 1, 0

* Quan sát thêm một số tình huống xuất hiện số 0.

- GV trình chiếu hình ảnh 2 đĩa táo. - HS quan sát.

- Mỗi đĩa có mấy quả táo?

- Vậy ta có các số nào?

- Đĩa thứ nhất có 3 quả táo, đĩa thứ hai không có quả nào.

- Ta có số 3 và số 0.

- GV làm tương tự với chiếc lọ có 5 cái kẹo, một chiếc không có cái kẹo nào.

- HS xác định số 5 và số 0

* Trò chơi: Tập tầm vông, tay không tay có.

- GV giới thiệu trò chơi: Chủ trò dùng một vật nhỏ lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại và khoanh tay tròn trước ngực. Chủ trò vừa quay vừa đọc: “Tập tầm vông, tay không tay có.Tập tầm vó, tay có tay không. Tay nào có, tay nào không? Tay nào không, tay nào có? Hết câi ai đoán đúng sẽ được thưởng.

- GV cho học sinh chơi thử.

- GV cho HS chơi theo nhóm đôi.

- Lắng nghe.

- HS chơi thử 1 lần

- HS chơi trò chơi trong 3 phút.

b. Viết số 0

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang).

Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).

+ Cách viết số 0:

Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

(14)

Dừng bút ở điểm xuất phát.

Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng.

- GV cho học sinh viết bảng con - HS tập viết số 0 - GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành.

(12p)

Bài 1. a) Mỗi rổ có mấy con?

b)Mỗi hộp có mấy chiếc bút?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi.

- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài

- HS đếm số con chó bông có trong mỗi rổ đọc số tương ứng cho bạn :

a) 2, 1, 3, 0 con.

b) 5, 4, 0, 2 cái bút chì.

- Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ.

- HS đánh giá sự chia sẻ của các nhóm.

Bài 2. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân

- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 0-9 và 9-0.

- GV cùng HS nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.

- HS thi đếm từ 0 đến 9 và đếm từ 9 đến 0.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (8p)

Bài 3. Tìm số 0 trên mỗi đồ vật sau.

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài theo cặp.

- GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có số 0 mà em biết xung quanh mình.

- Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên để biểu diễn điều gì?

- GV cùng HS nhận xét.

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3 rồi nói cho bạn nghe rồi đổi vai.

- HS kể:số 0 trên quạt điện, số 0 trên máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học toán.

- Biểu diễn không có gì ở đó

* Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

-Hs trả lời

(15)

- Số 0 giống hình gì?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 0 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

-Lắng nghe thực hiện yêu cầu IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Hoạt động trải nghiệm:

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI ( T1 ) I.Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi

- Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi

- Hình thành phẩm chất trách nhiệm II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học.

- Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi

- Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trong hoạt động 4

- Bài thơ Chuyện ở lớp, 1 quả bóng nhỏ, … 2.Học sinh:

- Nhớ lại những điều đã học về những việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức

- Thẻ có 2 mặt: xanh/ mặt cười, đỏ/ mặt mếu III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu(5p)

-GV cho HS đọc bài thơ Chuyện ở lớp

-Đặt câu hỏi: Các bạn trong bài thơ đã làm những điều gì không nên làm trong lớp? Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những việc nên và không nên làm trong giờ học và giờ chơi

-HS tham gia

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới(27p) Hoạt động 1: chỉ ra những việc nên làm trong

(16)

giờ học, giờ chơi

-GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận cùng bạn để xác định việc nên làm trong giờ học và việc nên làm trong giờ chơi

-Yêu cầu HS xung phong trả lời

-Các bạn lắng nghe để bổ sung, điều chỉnh

-GV giải thích và chốt lại: tranh 1, 3 là những việc nên làm trong giờ học; tranh 2 và 4 là những việc nên làm trong giờ chơi

Hoạt động 2: Kể thêm những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà em biết

-GV yêu cầu HS bổ sung những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà các em biết

-GV ghi ý kiến đúng của HS

-GV khen ngợi, tổng hợp, phân tích, bổ sung và chốt

-GV lần lượt nêu từng việc nên làm trong giờ học, giờ chơi và yêu cầu các em giơ thẻ mặt cười nếu đã thực hiện việc nên làm, còn giơ thẻ mặt mếu nếu không thực hiện được

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch được sau khi tham gia các hoạt động

-HS quan sát, tr l iả ờ

-HS lắng nghe -HS nhắc l i

-HS chia sẻ -HS theo dõi

-HS bày t ý kiến bắ ng cách gi ơ thẻ

-HS th c hi n

*Củng cố, dặn dò(3p) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Luyện Toán

ÔN TẬP SỐ 0 I. Yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0.

- Đọc, viết số 0.Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 9.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

(17)

- Thông qua việc sử dụng số 0 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 0 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh tình huống, các thẻ số từ 0 – 9.

- Vở, SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động ( 5p )

-Kiểm tra đồ dùng học tập hs -Nhận xét

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Bài 1: Tô màu bể cá 0 con cá, rồi viết số tương ứng với số lượng con cá có trong bể vào ô trống dưới mỗi hình.

-GV nêu yêu cầu bài làm -Hướng dẫn hs làm bài

-Yêu cầu làm bài vở bài tập thực hành.

-Nhận xét tuyên dương hs làm bài tốt.

Bài 2: Viết số

a. Từ 0 đến 9:………

b. Từ 9 đến 0:………

-Yêu cầu làm bài, gọi 2 hs lên bảng viết

-Nhận xét bài làm của bạn.

-Nhận xét tuyên dương

Bài 3: Nối hình vẽ với số thích hợp (theo mẫu)

-Hướng dẫn hs làm bài -Giúp đỡ hs gặp khó khăn -Nhận xét chữa bài hs

Bài 4: Vẽ thêm hoặc gạch bớt để có số lượng vật tương ứng với nhau.

-Hướng dẫn hs làm -Yêu cầu làm bài -Nhận xét bài làm Bài 5: Điền số - Đố vui -Một tuần lễ có ……ngày

-Thực hiện yêu cầu

Thực hiện yêu cầu

-Lắng nghe

Thực hiện yêu cầu -Lắng nghe

Thực hiện yêu cầu

(18)

-Một ngày có………buổi -Hướng dẫn hs làm

3.Củng cố - dặn dò ( 5p ) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò hs về nhà

-Lắng nghe

-Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

---

Luyện Tiếng Việt:

ÔN TẬP E e Ê ê I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và đọc đúng âm e,ê, đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm e,ê trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc. Viết đúng chữ e, ê; viết đúng các tiếng từ chứa e,ê

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa e, ê; phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, bé, và bạn bè trong mối quan hệ với bố, bà và suy đoán nội dung tranh minh họa.

- Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm e, ê

- Nắm vững cấu tạo, quy trình cách viết chữ ghi âm e, ê - Hiểu về một số sự vật: bè, bé, bẽ, bế, bê.

- Vở bài tập thực hành, chữ mẫu e ê 2. Học sinh

- Các kiến thức kinh nghiệm thực tế của các em - Đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS đọc lại âm đã học và từ ngữ chứa âm đã học

- GV nhận xét, giới thiệu bài e, ê.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

Bài 1: Nói tên từng sự vật và khoanh

-Thực hiện theo hướng dẫn

(19)

theo mẫu.

- GV viết các âm a, b, c, e, ê lên bảng, yêu cầu HS đọc.

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS -GV nhận xét chung

Bài 2: Điền vào chỗ trống: e hay ê ? - Gv đọc yêu cầu bài cho hs nghe - Hướng dẫn hs làm bài

- Yêu cầu làm bài, giúp đỡ hs gặp khó khăn.

-Nhận xét bài làm hs

Bài 3: Tô màu xanh vào sự vật có tên gọi chứa e, màu vàng vào sự vật có tên gọi chứa ê.

-Gv đưa ra các hình ảnh trong sách, hướng dẫn hs làm bài .

-Nhận xét bài làm hs Bài 4: Viết

- Gv hướng dẫn cách viết tiếng bề .

- Yêu cầu hs thực hiện viết bài, giúp đỡ hs gặp khó khăn khi viết.

- Nhận xét hs viết, tuyên dương hs viết đẹp.

3.Củng cố - dặn dò ( 5p )

+ Hôm nay các em được ôn lại tiếng gì

?

-Nhận xét tiết học.

-Dặn dò hs.

- HS đọc CN-N-ĐT

-Nghe thực hiện yêu cầu

-Lắng nghe thực hiện yêu cầu.

-Quan sát hướng dẫn -Viết bài

-Trả lời

-Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2021 Tổ trưởng ký duyệt

(20)

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề