• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ... 2019 Tiết 3 BÀI 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG

A. CANXI OXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS liệt kê được tính chất hoá học của canxi oxit (CaO).

- Nêu được các ứng dụng của canxi oxit.

- Trình bày được các phương pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình phản ứng của CaO và khả năng làm các bài tập hoá học.

3. Về tư duy:

- Các phẩm chất tư duy đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập sáng tạo . - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic 4. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức học tập bộ môn.

5. Định hướng năng lực:

- NL giải quyết vấn đề.

- NL hợp tác, giao tiếp.

- NL tự học.

- NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.

* Giáo dục đạo đức: HS nhận thấy trách nhiệm của bản thân; biết đoàn kết, hợp tác cùng cộng đồng trong việc sử dụng, sản xuất vôi sống và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên:

+ Hóa chất: Bột CaO, nước cất.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc tt, ống hút, giá đỡ.

2. Đối với học sinh:

- Bảng nhóm, phấn viết, bút dạ.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, thực hành.

- Phương pháp dạy học theo nhóm.

(2)

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp: (1 phút)

Ngày dạy Lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) - GV chiếu slide 1:

Bài 1: Nêu các tính chất hoá học của oxit bazơ, viết các PTPƯ minh họa?

Trả lời:

a. Tác dụng với nước

BaO + H2O Ba(OH)2

b.Tác dụng với axit

CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O c. Tác dụng với oxit axit

BaO + CO2 -> BaCO3

Bài 2: HS làm bài tập 3/ SGK - 6 3. Nội dung bài mới: (34 phút) A. Hoạt động khởi động: (1 phút)

* Đặt vấn đề: Canxi oxit có những tính chất, ứng dụng gì và được sản xuất như thế nào ?

B. Hoạt động hình thành kiến thức : (33 phút)

HOẠT ĐỘNG 1 : ( 13 phút ) I. Canxi oxit có những tính chất nào?

- Mục tiêu: HS liệt kê được tính chất hóa học của canxi oxit.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏ, chia nhóm.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: dụng cụ, hóa chất.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung

*Tính chất vật lí I. Canxi oxit có những tính chất nào?

(3)

- GV : Yêu cầu Hs quan sát mẩu vôi sống, kết hợp với SGK , nêu T/c vật lí CaO ?

- HS : Trả lời

* Tính chất hóa học của CaO

- GV yêu cầu Hs dự đoán T/c hóa học CaO.

- GV: Chúng ta hãy thực hiện một số thí nghiệm để chứng minh các t/c của CaO - GV chia HS làm 4 nhóm, cho HS làm thí nghiệm.

- Thí nghiệm : Cho 2 mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2.

+ Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm 1 (dùng đũa tt trộn đều)

+ Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm 2 - HS: làm thí nghiệm và quan sát - GV: Gọi HS nhận xét và viết PTPƯ - HS: Nhận xét ống nghiệm 1

+ Ở ống ngiệm 1: P/ư toả nhiều nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng, tan ít trong nước.

- GV: P/ư CaO với nước gọi là p/ tôi vôi Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan trong nước tạo thành dd bazơ .

CaO hút ẩm mạnh nên dùng để làm khô nhiều chất

- HS: Nhận xét tiếp:

+ở ống ngiệm 2: P/ toả nhiều nhiệt CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O

- GV: Nhờ t/c này CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hoá chất

* Tính chất vật lí

CaO là chất rắn, màu trắng, To nóng chảy = 2585oC

* Tính chất hóa học của CaO 1. Tác dụng với nước

CaO + H2O  Ca(OH)2

2. Tác dụng với axit

CaO+ 2HCl  CaCl2 + H2O 3.Tác dụng với oxit axit CaO + CO2  CaCO3

Kết luận: Canxi oxit là oxit bazơ

(4)

- GV: Thuyết trình: Để CaO trong không khí ở nhiệt độ thờng CaO hấp thụ CO2

tạo canxicacbonat.

- HS: Viết PTPƯ và rút ra kết luận

...

...

HOẠT ĐỘNG 2 : ( 10 phút ) II. Ứng dụng và sản xuất Canxi oxit.

- Mục tiêu: HS liệt kê được các ứng dụng và cacha sản xuất canxi oxit.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Quan sát.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Máy chiếu, máy tính.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung

* Ứng dụng CaO

- GV: Các em hãy nêu ứng dụng của Canxi oxit

- HS: Nêu ứng dụng

- GV chiếu slide 2: Ứng dụng khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải, sát trùng..

* Sản xuất CaO

- GV: Trong thực tế người ta sản xuất CaO từ nguyên liệu nào?

- HS: Từ đá vôi CaCO3

- GV Thuyết trình về các pưhh xảy ra trong lò nung vôi.

Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi thành vôi sống.

- HS Viết PTPƯ

? Sản xuất vôi có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào?

-HS: Chất thải là chất khí gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính, mưa axit); chất thải rắn, bụi ô nhiễm nguồn

II. Ứng dụng và sản xuất Canxi oxit.

* Ứng dụng : SGK / T8

* Sản xuất canxi oxit :

1.Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt (than đá, củi, dầu…)

2.Các pưhh xảy ra trong lò nung vôi C + O2 to CO2

CaCO3 to CaO + CO2

(5)

nước, đất, không khí.

- GV: Chiếu 1 số hình ảnh ô nhiễm.

? Em hãy đề xuất biện pháp để khắc phục những ảnh hưởng đó đến môi trường?

-HS: Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền để cộng đồng biết; đoàn kết, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ môi trường

...

...

HOẠT ĐỘNG 3 : ( 10 phút ) Luyện tập - Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Máy chiếu, máy tính.

Hoạt động của thầy và trò. Nội dung.

- GV chiếu slide 3:

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O ?

Bài 2: Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau:

2 Ca(OH)2

CaCO3 1 CaO 3 CaCl2

4 Ca(NO3)2

5 CaCO3

...

...

Bài 1: Trả lời

- Hòa tan 2 chất rắn vào nước

+ Chất nào tan tạo dung dịch trong suốt là Na2O

+ Chất nào tan tạo dung dịch màu trắng sữa là CaO. Phản ứng tỏa nhiệt.

- PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2

Bài 2: Trả lời

1. CaCO3 to CaO + CO2

2. CaO + H2O Ca(OH)2

3. CaO+ 2HCl CaCl2 + H2O 4. CaO+ 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O 5. CaO+ CO2 CaCO3

4. Củng cố - mở rộng, sáng tạo ( 2 phút)

? Tại sao nói CaO là một oxit bazơ?

(6)

- HS nêu được 3 tính chất của CaO.

? Vì sao để vôi sống lâu ngày trong không khí, vôi sống bị kém phẩm chất?

- HS nêu được: CaO tác dụng với 1 số chất trong không khí: hơi H2O, CO2, SO2,

5. Hư ớng dẫn về nhà : ( 3 phút ) Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm:

- Vẽ tranh theo chủ đề: Vấn đề về môi trường trong mắt em hoặc Trái đất trong tương lai.

- Viết bài: Vấn đề ô nhiễm môi trường và các những giải pháp. Gửi thư về địa chỉ của GV.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

3. Về tư duy:

Ngày soạn: ...2019 Tiết 4 BÀI 2 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Tiết 2)

B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS liệt kê được những tính chất hoá học của khí sunfurơ SO2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất. Biết được những ứng dụng của SO2 trong đời sống và trong sản xuất.

- Biết các phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và những PTHH làm cơ sở cho phương pháp điều chế.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được những hiểu biết về SO2 để làm bài tập lí thuyết, bài thực hành hoá học

(7)

- Các phẩm chất tư duy đặc biệt là tư duy linh hoạt , độc lập sáng tạo . - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic 4. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức học tập bộ môn.

5. Định hướng năng lực:

- NL giải quyết vấn đề.

- NL hợp tác, giao tiếp, tự học.

- NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.

* Giáo dục đạo đức: HS nhận thấy trách nhiệm của bản thân; biết đoàn kết, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ môi trường không khí trong quá trình sản xuất SO2, H2SO4 để hạn chế và khắc phục hiện tượng mưa axit.

II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên:

- Hóa chất: Khí SO2, nước cất, dd Ca(OH)2, quỳ tím.

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá đỡ, kẹp gỗ, ống hút.

2. Đối với học sinh:

- Bảng nhóm, phấn viết, bút dạ.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp dạy học theo nhóm.

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thảo luận.

2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp: (1 phút)

Ngày dạy Lớp

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - GV chiếu slide 1:

Bài 1: Nêu tính chất hoá học của oxit axit, viết PTHH minh hoạ?

- Trả lời:

+ Oxit axit tác dụng với nước -> Axit - PTHH: SO2 + H2O -> H2SO3

(8)

+ Oxit axit tác dụng với kiềm -> Muối + nước - PTHH: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O + Oxit axit tác dụng với oxit bazơ -> Muối . - PTHH: Na2O + SO2 -> Na2SO3

Bài 2: Gọi HS lên bảng chữa bài tập 2 / SGK - 9.

3. Nội dung bài mới: (34 phút) A. Hoạt động khởi động: (1 phút)

* Đặt vấn đề: Lưu huỳnh đioxit có những tính chất, ứng dụng gì? Điều chế như thế nào?

B. Hoạt động hình thành kiến thức : (33 phút)

HOẠT ĐỘNG 1 : ( 13 phút )

I. Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?

- Mục tiêu: HS liệt kê được các tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Dụng cụ, hóa chất.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung

(9)

+ Cho HS quan sát lọ chứa khí SO2, nêu tính chất vật lý của lưu huỳnh đioxit?

+ Theo dõi thông tin SGK, bổ sung?

- GV chốt nộidung.

? SO2 thuộc loại oxit nào, dự đoán tính chất hoá học củanó?

- GV thông báo các hóa chất: SO2, H2O, quỳ tím, dd Ca(OH)2. Y.cầu HS trình bày các thí nghiệm để CM SO2 là oxitaxit.

- HS nêu được cách tiến hành thí nghiệm.Viết

được PTHH.

- Tiến hành thínghiệm.

* Tích hợp:

? Nếu không khí có SO2 có thể gây ô nhiễm môi trường không?

-> Gây mưa axit tàn phá môi trường, phá hủy các công trình, cây cối,...

- GV: SO2 có thể được sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.

- GV lưu ý HS cần tuyên truyền để hạn chế thải khí SO2 ra ngoài môi trường, cộng đồng cùng BVMT.

? Em hãy đề xuất biện pháp loại bỏ SO2 trước khi thải ra không khí?

- Nước vôi trong - GV lưu ýHS:

+ Loại sản phẩm tạo thành ở mỗi tính chất.

+ Liệt kê một số oxit bazơ tác dụng với SO2.

+ Từ các tính chất trên em rút ra kết luận gì về SO2 ?

B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT ( SO2 ) I. Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?

* Tính chất vật lí

- Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí

* Tính chất hoá học - Là oxit axit

- Lưu huỳnh đioxit có những tính chất hoá học của oxit axit:

1.Tác dụng với nước -> dd axit SO2(k) + H2O(l) -> H2SO3(dd) Axit Sunfurơ

( dd thu được làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ )

2.Tác dụng với bazơ -> Muối và nước SO2 + Ca(OH)2 -> CaSO3 + H2O

3.Tác dụng với oxit bazơ -> Muối SO2 + Na2O -> Na2SO3

Kết luận:Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit: Tác dụng với nước tạo thành dd axit, tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

HOẠT ĐỘNG 2 : ( 10 phút )

(10)

II. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit - Mục tiêu: HS liệt kê được các ứng dụng của lưu huỳnh đioxit - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Quan sát.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

-

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh Cho HS đọc thông tin SGK, cho biết

lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì ?

- GV khắc sâu: SO2 ó tính tẩy màu ->

dùng tẩy trắng bột gỗ

-Cho HS đọc thông tin SGK cho biết trong phòng thí nghiệm SO2 được điều chế như thế nào? Thu SO2 bằng cách nào? Tại sao thu bằng cách đó?

- Viết PTHH, nêu trạng thái các chất trong phản ứng?

- GVGT cách 2: Cho Cu t/d H2SO4 đ/

n

Chú ý : Không điều chế bằng cách đốt trực tiếp S do không thu được SO2 tinh khiết.

- Trong công nghiệp, điều chế SO2

bằng cách nào?

...

...

II. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit.

*Ứng dụng: SGK/ 10

* Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào ?

1. Trong phòng thí nghiệm:

Cho muối sufit tác dụng với dd axit

( HCl, H2SO4 ), thu bằng cách đẩy không khí.

Na2SO3 + H2SO4-> Na2SO4 + H2O+ SO2

Na2SO3+ 2HCl -> 2NaCl + H2O + SO2

2. Trong công nghiệp :

- Đốt lưu huỳnh trong không khí:

S(r) + O2(k) -> SO2(k)

- Đốt quặng pirit sắt thu đựơc SO2

4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2

HOẠT ĐỘNG 3 : ( 10 phút ) Luyện tập - Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

(11)

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Máy chiếu, máy tính.

Hoạt động của thầy và trò. Nội dung.

- GV chiếu slide 2:

Bài 1: Hãy nhận biết từng chất sau bằng phương pháp hóa học: SO2 và O2

Bài 2: Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, N2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau

a, nặng hơn không khí

b, tác dụng với nước tạo dung dịch axit

c, làm đục nước vôi trong

...

...

Bài 1: Trả lời

- Dẫn lần lượt từng khí đi qua dung dịch nước vôi trong

+ chất khí làm đục nước vôi trong là SO2

PT: SO2 + Ca(OH)2 -> CaSO3 + H2O + chất khí không có phản ứng là oxi.

* Có thể thử bằng tàn đóm.

Bài 2: Trả lời a, CO2, O2, SO2. b, CO2, SO2. c, CO2, SO2.

4. Củng cố - mở rộng, sáng tạo ( 3 phút)

...

...

...

...

- Nêu lại các tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit?

- Cho HS hoàn thành bài tập 1, 2 SGK ( Làm theo nhóm ) 5. Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút)

- Học bài, làm bài tập 3, 4, 5, 6 / SGK - 2.7; 2.8; 2.9 / SBT V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit) là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh đioxit. b) Thủy

Trang 78 VBT Hóa học 8 : Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức hóa học là

Do đó, trong bài báo này chúng tôi sử dụng ước lượng điểm Bayes mờ cho dự báo nhằm lựa chọn phân phối phù hợp nhất1. Từ khóa: Kiểm tra mô hình Bayes, dữ

Vì hoành độ điểm cực trị là nghiệm của đạo hàm cấp một nên hệ số tiếp tuyến tại điểm cực trị luôn bằng 0.. Vậy phương án C hợp

- Trong khoảng 20 giây đầu, phản ứng xảy ra nhanh nhất (đường cong có độ dốc lớn nhất). d) Nếu thay dung dịch HCl có nồng độ cao hơn thì đường cong sẽ có độ dốc lớn hơn,

b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.. a) Viết các phương trình hóa học

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

Tính theo a diện tích AMN, biết (AMN) vuông góc với (SBC).. Ta chọn hệ trục tọa độ như dạng tam diện vuông. b) Hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông (hoặc hình thoi) tâm