• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ KHXH Nguyễn Thị Thu Hoài

Bài 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,...Cách tính thời gian trong lịch sử

- Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, biết tính được thời gian trong lịch sử.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp, phản biện.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết suy luận khoa học, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề lịch sử.

* Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: “Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học

- Nhận thức và tư duy lịch sử

+ Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.

+ Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

- Phát triển năng lực vận dụng

+ Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

+ Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, biết cách tính thời gian trong lịch sử.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng khoa học lịch sử, biết sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cho bản thân trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu.

- Tờ lịch treo tường

- Một số tranh ảnh liên quan như:

(2)

+ Hình 2: Một số dụng cụ đo thời gian của người xưa.Các phiếu học tập, bảng phụ điền sẵn thông tin phục vụ cho bài dạy.

2. Học sinh:

- SGK, Sưu tầm các tờ lịch.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5P)

a. Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh (các nhân vật lịch sử) để sắp xếp lại theo thời gian lịch sử.

b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh quan sát tranh và cho biết:

- GV sử dụng tờ lịch treo tường HS quan sát:

? Vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

? Kể tên các nhân vật trong các bức tranh?

? Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự trước sau?

? Dựa vào đâu em sắp xếp được trước sau?

Trần Quốc Tảng (1253-1318) Lý Thái Tổ (974-1028) HĐ Quang Trung(1753- 1792)

c. Gợi ý sản phẩm:

Nêu được :

1. Tính theo công lịch và âm lịch

2. Trần Quốc Tảng (1253-1318), Lý Thái Tổ (974-1028), HĐ Quang Trung(1753-1792)

- Lý Thái Tổ (974-1028), Trần Quốc Tảng (1253-1318 HĐ Quang Trung(1753-1792)

3- Căn cứ vào các mốc thời gian d) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát ba hình ảnh trên và trả lời câu hỏi.

(3)

- Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh nhận nhiệm vụ và làm việc cá nhân (2')

- Bước 3. HS báo cáo kết quả tìm hiểu

- Bước 4 GV nhận xét, chốt dẫn dắt HS vào bài học mới HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC.

I. VÌ SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

a) Mục tiêu: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử?

b) Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức hoạt động cá nhân, HS quan sát kênh hình và kênh chữ, cùng với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:

- Thảo luận nhóm (5')

- Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 1 đồng hồ mặt trời, nhóm 2 đồng hồ nước, nhóm 3 đồng hồ cát

Cách đo thời gian

Hoạt động như thế nào?

Hạn chế

Đồng hồ cát Đồng hồ mặt trời Đồng hồ nước c) Sản phẩm:

1.- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là cần thiết và là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập tìm hiểu lịch sử.

- Thời gian giúp con người biết được các sự kiện xảy ra khi nào, qua đó hiểu được quá trình phát triển của nó.

(4)

- Con người thời xưa đã nghĩ ra những công cụ khác nhau để đo thời gian, các công cụ này dựa trên một số nguyên tắc hoạt động nhất định

2.- HS trình bày sản phẩm của nhóm - Hình 2a. Đồng hồ cát

- Hình 2b

- Hình 2c. Đồng hồ mặt trời Cách đo

thời gian

Hoạt động như thế nào? Hạn chế

Đồng hồ cát

Có hai bình thông nhau, trên thân bình có chia nhiều vạch. Đổ cát vào một bình, cho chảy từ từ xuống bình thứ hai và xác định giờ dựa trên cát chảy đến từng vạch.

Độ chính xác không cao

Đồng hồ nước

Nguyên tắc hoạt động tương tự như đổng hồ cát.

Độ chính xác không cao

Đồng hồ mặt trời

Có một cái mâm tròn, trên đó vẽ nhiều vòng tròn đồng tâm. Dùng một que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cây que đến vòng tròn nào thì xác định được lúc đó là mấy giờ.

Không hoạt động vào ban đêm hay những ngày không có mặt trời. Không chính xác khi những góc nhiếu mặt trời khác nhau sẽ

cho bóng phản chiếu khác nhau

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm điền vào phiếu học tập theo yêu cầu của Gv.

Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ

- Hs quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS làm việc, nếu cần thì hỗ trợ HS trong quá trình làm việc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Gọi đại diện nhóm trình bày, các em khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả học tập

- Gv nhận xét tinh thần làm việc cá nhân, nhóm và chuẩn hóa kiến thức

(5)

=>Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

II. CÁC CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

a) Mục tiêu: HS trình bày Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn

b) Nội dung:

- Yêu cầu HS quan sát H.3 SGK/15 và đọc thông tin trả lời câu hỏi.

- Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm (5')

- Tìm hiểu về Âm lịch và dương lịch, trước CN sau CN, thế kỷ…

+ Nhóm 1,2: Hãy xem trên tờ lịch h.1 có những đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào? Người xưa đã dựa vào cơ sở để làm ra lịch? Theo em, cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao?

+ Nhóm 3,4 Đọc thông tin sgk cho biết mỗi thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ có bao nhiêu năm? Quan sát sơ đồ hình 3 muốn biết năm 2000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm thì tính như thế nào?

c) Sản phẩm: đọc được số năm của thập kỉ, thế kỷ, thiên niên kỉ 1- HS đọc có những đơn vị thời gian:

(6)

- Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở quan sát và tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời nhìn từ Trái Đất.

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- Thế giới cần có lịch chung: đó là Công lịch.

- Công lịch lấy năm Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.

Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)

- Theo Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 366 ngày.

2. Thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ có:

+ 1 thập kỷ là 10 năm + 100 năm là 1 thế kỷ.

+ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK và quan sát tờ lịch (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu của GV.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

(7)

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chuẩn hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

=>Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở quan sát và tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời nhìn từ Trái Đất. Người Ai Cập, Lưỡng Hà, TQ cổ đại và một số dân tộc phương Đông tính theo lịch âm, người La Mã và châu Âu thì tính theo lịch dương.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. (5P)

a) Mục tiêu: Sử dụng tư liệu và vận dụng phép tính đơn giản của toán học để luyện tập cách tính thời gian của một sự kiện lịch sử so với hiện tại.

b) Nội dung:

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xác định các sự kiện và cách tình thời gian làm BT1, BT2 SGK/15

Câu 1. Các sự kiện dưới đây cách ngày nay bao nhiêu năm?

? Khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, người Ai Cập biết làm ra lịch.

? Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Câu 2. Hãy kể tên những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta?

- Tổ chức cho HS thi (GV chia thành 2 đội chơi thời gian 3 phút) - Điền nhanh vào phiếu học tập

Lịch âm Lịch dương

c) Sản phẩm:

Biết cách tính khoảng cách giữa các sự kiện Câu 1:

Khi nói: 5 000 năm trước đây thì cũng là cách đây 5 000 năm và là khoảng năm 3000 TCN. Muốn biết 5 000 năm trước đây là vào năm bao nhiêủ TCN thì ta lấy 5000 - 2021 sẽ ra là năm 2979 TCN.

(8)

- Khoảng thiên niên kì III TCN cách năm hiện tại (2021): 3000 + 2021 = 5021 năm.

- Năm 208 TCN cách năm hiện tại (2021): 2021 + 208 = 2229 năm Câu 2. Kể được tên những ngày nghỉ lễ trong năm:

Lịch âm Lịch dương

Từ ngày 30 tháng 12 năm trước đến ngày 1, 2,3 tháng 1 năm sau (tết nguyên đán

- 1/1 (Tết dương lịch)

10/3 giỗ tổ Hùng vương - 30/4 (giải phóng miền Nam);

1/5 (quốc tế lđ) - 2/9 (Quốc khánh)

d)Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS theo dõi sơ đồ H. 3 thực hiện nhiệm vụ

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Cá nhân và các nhóm báo cáo kết quả hoạt đông - HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, nhóm

- Tuyên dương những HS làm việc tích cực, động viên những HS chưa hoàn thành cố gắng hơn nữa.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. (5P)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

b) Nội dung

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ về nhà hoàn thành bài tập nộp cho GV vào tiết sau.

1. Hãy chọn 5 sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời em, có ghi rõ tên sự kiện và năm xảy ra sự kiện (Ví dụ, năm 2010, em được sinh ra)

2. Biểu diễn các sự kiện trên trục thời gian (theo mẫu)

3. Hãy chọn một sự kiện mà em cho là quan trọng nhất và viết khoảng 7 – 10 dòng về sự kiện này (sự kiện đó là gì? Nó xảy ra khi nào? ở đâu? Có liên quan đến những ai? Vì sao nó lại xảy ra? Vì sao em lại cho nó là quan trọng?) c) Dự kiến sản phẩm

- Sản phẩm của HS, cách tính, và biểu diễn theo chục thời gian.

(9)

- Viết một sự kiện quan trọng nhất của bản thân theoyeeu cầu.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS về nhà tự bant thân chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất hoàn thành chục thời gian và viết bài.

Bước 2. Nhận nhiệm vụ học tập

- Nhận nhiệm vụ hoàn thành nộp vào buổi học sau Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt đông

- Chọn 2, 3HS báo cáo trước lớp Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt đông

- Gv nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, sử liệu, tự mình thực hiện những nhiệm vụ

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, sử liệu, tự mình thực hiện những nhiệm vụ

+ NL phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng

Ngoài ra, các thông số động lực học theo phương thẳng đứng cũng được phân tích theo miền tần số giúp làm cơ sở cải tiến thiết kế có tính năng chuyển động êm dịu và

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài học đọc trước bài học, tìm kiếm thông tin trên các nguồn như sách, báo, internet, chuẩn bị đồ dùng học tập, một số hình ảnh

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ như vũ bão và sự ứng dụng ngày càng nhanh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội rất cần ứng

Thiết kế hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu đo đạc, tích hợp giải pháp quan trắc trực tuyến hệ thống trạm đo tự động, tự động hóa quản lý hoạt động nghiệp vụ trạm KTTV,

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề và biết phối hợp trong các hoạt động tập thể, nhóm, cặp đôi, cá nhân.. - Giáo dục học