• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 29/10/2021 Tiết: 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nhằm cũng cố và đánh giá những kiến thức đã học trong phần vẽ kĩ thuật của học sinh.

2. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

3. Phẩm chất: trung thực, nghiêm túc, có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên:

- Đề, đáp án, biểu điểm.

2. Học sinh

- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Đề kiểm tra

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Hãy chọn phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật:

A. Chế tạo các sản phẩm.

B. Thi công các công trình.

C. Sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 2. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu:

A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

B. Song song với nhau.

(2)

C. Cùng đi qua một điểm.

D. Song song với mặt phẳng cắt.

Câu 3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:

A. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng.

B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng.

Câu 4. Khi quay 1 hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình:

A. hình trụ. B. hình nón. C. hình cầu. D. hình lăng trụ.

Câu 5. Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 100 nghĩa là:

A. kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 100 lần.

B. bản vẽ phóng to so với vật thật.

C. kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 100 lần.

D. bản vẽ thu nhỏ so với vật thật.

Câu 6. Bản vẽ kĩ thuật dùng hình cắt để biểu diễn?

A. Biểu diễn vật thể.

B. Biểu diễn cấu tạo bên ngoài của vật thể.

C. Biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể.

D. Biểu diễn một phần của vật thể.

Câu 7. Chi tiết có ren là:

A. Đinh tán. B. Đai ốc.

C. Then cửa. D. Lò xo.

Câu 8. Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm có:

A. Khung tên, hình biểu diễn, phân tích chi tiết, kích thước.

B. Kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.

C. Kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê.

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Nêu quy ước vẽ ren trong (ren lỗ)?

Câu 2. (1.5 điểm) Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3.

Hãy đánh dấu(x) vào Bảng 1 dưới đây để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào Bảng 2.

(3)

BẢNG 1

Hướng chiếu

Hình chiếu

A B C

Hình chiếu bằng Hình chiếu cạnh Hình chiếu đứng

BẢNG 2

Hình chiếu Tên hình chiếu 1

2 3

Câu 3. (3 điểm) Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể như hình vẽ (kích thước tùy chọn).

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng: 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Chọn D A C B A C B B

Phần 2: Tự luận: ( 6,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (1.5đ)

*Quy ước vẽ ren trong:

- Đường đỉnh ren dược vẽ bằng nét liền đậm.

(4)

- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.

1.5

Câu 2 (1.5đ)

Điền đúng vào các bảng 1 và bảng 2:

Bảng 1.

Hướng chiếu

Hình chiếu

A B C

Hình chiếu bằng X

Hình chiếu cạnh X

Hình chiếu đứng X Bảng 2.

Hình chiếu Tên hình chiếu

1 Hình chiếu cạnh

2 Hình chiếu đứng

3 Hình chiếu bằng

0.25 0.25 0.25

0.25 0.25 0.25 Câu 3

(3 đ) Vẽ đúng hình chiếu của vật thể: Mỗi hình chiếu đúng được 1 điểm.

1 1 1

TỔNG 10

(5)

Ngày soạn: 29/10/2021 Tiết: 18

BÀI 24. KHÁI NIỆM CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Giải thích được khái niệm chi tiết máy.

- Phân loại được chi tiết máy, nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng.

- Trình bày được khái niệm mối ghép; mô tả được mối ghép động, mối ghép cố định và liên hệ để lấy ví dụ trong thực tế.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được các chi tiết máy.

- Sử dụng công nghệ: Tháo, lắp ghép các chi tiết máy.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái niệm chi tiết máy và lắp ghép, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ VẬT LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, A5. Phiếu học tập, đề kiểm tra. Ảnh các chi tiết máy.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

2. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (4’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Giới thiệu chi tiết máy và lắp ghép.

(6)

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra một số hình ảnh

GV yêu cầu quan sát hình ảnh

? quạt điện được cấu tạo bởi những chi tiết nào HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Hoàn thành trả lời câu hỏi.

Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, tự suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân HS trình bày.

HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động, máy thường hỏng ở chỗ lắp ghép. Vì vậy, hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy là cần thiết nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Tìm hiểu chi tiết máy là gì(7’)

a.Mục tiêu: Giải thích được khái niệm chi tiết máy.

b. Nội dung: Chi tiết máy là gì?

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

(7)

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát

? Em hãy nêu công dụng của các phần tử trên

? Mô tả đặc điểm chung của các phần tử trên GV yêu cầu HS làm bài tập sau

Em hãy xác định phần tử nào không phải là chi tiết máy? Vì sao?

I.Khái niệm chi tiết máy 1. Chi tiết máy là gì?

- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời được.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, tự suy nghĩ và tìm câu trả lời và hoàn thành bài tập.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân HS trình bày.

HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Nội dung 2: Tìm hiểu phân loại chi tiết máy (8’)

a.Mục tiêu: Phân loại được chi tiết máy, nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng.

(8)

b. Nội dung: Phân loại chi tiết máy

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 2 phút.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.

GV chiếu đáp án, yêu cầu HS chấm bài của bạn. Chấm xong đưa lại cho GV.

GV gọi 1-2 HS nhận xét bài của bạn.

Gồm 2 loại :

- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

- Chi tiết máy có công dụng riêng:

khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.

HS đổi phiếu cho nhau.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân nhận xét bài làm của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Nội dung 3: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? (12’) a.Mục tiêu: Trình bày được khái niệm mối ghép; mô tả được mối ghép động, mối ghép cố định và liên hệ để lấy ví dụ trong thực tế.

b. Nội dung: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT2 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 2 phút.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT2 cho nhau.

GV chiếu đáp án, yêu cầu HS chấm bài của bạn. Chấm xong

II. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

Các chi tiết được lắp ghép với nhau theo hai kiểu: Ghép cố định và ghép động

- Mối ghép cố định: Chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau bao gồm:

mối ghép tháo được và không tháo được.

(9)

đưa lại cho GV.

GV gọi 1-2 HS nhận xét bài của bạn.

- Mối ghép động: Chi tiết ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT2 và hoàn thành phiếu.

HS đổi phiếu cho nhau.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân nhận xét bài làm của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (8’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái niệm chi tiết máy và lắp ghép b. Nội dung: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.

GV yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau.

Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả, yêu cầu HS chấm và nộp lại cho GV

Hoàn thành bài kiểm tra

Thực hiện nhiệm vụ HS làm bài kiểm tra. HS trao đổi bài cho nhau.

HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

Báo cáo, thảo luận HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4

(10)

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS kể tên các mối ghép được sử dụng trên các đồ dùng gia đình em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp cho GV

Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà

Báo cáo, thảo luận 1-2 HS trình bày.

HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

PHỤ LỤC 1: Phiếu học tập 1 Em hãy hoàn thành bảng sau:

Chi tiết máy Chi tiết có công dụng chung

Chi tiết có công dụng riêng PHỤ LỤC 2: Phiếu học tập 2

Quan sát cấu tạo và ròng rọc, hoàn thành nội dung dưới

- Ghép giữa móc treo với giá đỡ bằng mối ghép...

- Ghép giữa trục với giá đỡ bằng mối ghép...

- Ghép giữa bánh ròng rọc và trục bằng mối ghép;...

PHỤ LỤC 3. ĐỀ KIỂM TRA Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:

A. Có cấu tạo hoàn chỉnh

B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa

(11)

C. Không thể tháo rời ra được hơn nữa, có cấu tạo hoàn chỉnh.

Câu 2. Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy nhóm?

A. 2 B. 3

C. 4 D. 5

Câu 3. Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 4. Mối ghép cố định gồm các loại loại?

A. Mối ghép tháo được.

B. Mối ghép không tháo được.

C. Mối ghép tháo được, mối ghép không tháo được.

D. Mối ghép động

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến trang phục trong đời sống, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến trang phục trong đời sống, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận về thông số kỹ thuật của đồ dùng điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nồi cơm điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vật liệu cơ khí, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến hình chiếu của vật thể, lắng nghe và phản hồi tích cực trong

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nhận biết sâu bệnh hại cây trồng, lắng nghe và phản hồi tích