• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:6/1/2021 Tiết: 19 Ngày dạy: 16/1

Bài 10:

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả xoài, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả xoài.

2. Về kỹ năng:

- Qua kiến thức đã học hình thành kỹ năng nhận dạng quả xoài và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xoài đạt hiệu quả kinh tế cao.

3. Về thái độ:

- Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế, biết bảo vệ cây giống quý.

- Tích hợp giáo dục đạo đức : Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề..

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, số liệu trồng cây xoài ở địa phương, tranh ảnh có liên quan đến bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thuyết trình - Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục : 1.Ổn định tổ chức lớp:( 01 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:

- Lồng ghép kiểm tra trong tiết học.

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động ( 02 phút)

Các loại trái cây có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Chúng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho cơ thể con người mà những thực phẩm khác không có được. Trái xoài cũng là một loại quả có giá trị đối với con người. Để hiểu rõ hơn về cây xoài, hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu

" Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài".

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

(2)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả xoài - Mục tiêu : Biết được giá trị dinh dưỡng của quả xoài

- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 08 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh và YCHS kết hợp

đọc mục I/SGK/Tr49 và hỏi:

- Theo em, cây xoài có giá trị như thế nào đối với con người?

HS: Có giá trị dinh dưỡng cao, quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp, hoa xoài làm thuốc, cung cấp mật nuôi ong.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

GV: Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng có trong quả xoài?

HS: VTM, chất khoáng, đường, axit hữu cơ...

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.

GV : Lá xoài dùng đẻ chữa bệnh gì ? HS : Bệnh tiểu đường, sỏi thận, dạ dày, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa…

GV : Nhận xét, bổ sung.

I. Giá trị dinh dưỡng của quả xoài:

- Quả xoài chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

- Quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp.

- Lá xoài dùng làm thuốc.

- Hoa xoài cung cấp mật nuôi ong.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài

- Mục tiêu : Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài - Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh về cây xoài và hỏi :

- Em hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây xoài?

HS: Cây xoài là cây thân gỗ, có khả năng chịu hạn tốt, rễ tập trung ở tầng đất mặt, hoa xoài mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành, gồm hoa đực, hoa lưỡng tính.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi

II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài:

1. Đặc điểm thực vật:

- Cây xoài là cây thân gỗ, có khả năng chịu hạn tốt.

- Rễ tập trung ở tầng đất mặt.

- Hoa xoài mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành, gồm hoa đực, hoa lưỡng tính.

(3)

bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy cho biết hoa xoài có gì khác biệt so với hoa vải và hoa nhãn?

HS: Hoa xoài không có hoa cái.

GV: Cây xoài chịu tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh nào?

HS: Nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất trồng.

GV: Trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào thì cây xoài sẽ sinh trưởng và phát triển tốt?

HS: Nhiệt độ: 240C – 260C, lượng mưa 1000 - 1200mm/năm, ánh sáng: cây cần đủ ánh sáng, đất: Trồng trên đất phù sa, tầng đất dày, độ pH 5,5 – 6,5.

GV : Theo em, cây xoài thường ra hoa vào tháng mấy trong năm ?

HS : Liên hệ, trả lời.

2. Yêu cầu ngoại cảnh:

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ thích hợp: 240C – 260C.

b. Lượng mưa:

- Lượng mưa 1000 - 1200mm/năm.

c. Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng.

d. Đất: Thích hợp nhất trồng trên đất phù sa ven sông, tầng đất dày, độ pH từ 5,5 – 6,5.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xoài và thu hoạch, bảo quản, chế biến

- Mục tiêu : Hiểu được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xoài và thu hoạch, bảo quản, chế biến cây xoài

- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.

- Thời gian : 20 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh kết hợp liên hệ

thực tế:

- Em hãy kể tên một số giống xoài mà em biết?

HS: Xoài cát, xoài bưởi, xoài tượng, xoài mít.

GV: Ở địa phương em trồng giống xoài nào?

HS: Xoài cát, xoài tượng...

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Cây xoài có những phương pháp nhân giống nào?

HS: Phương pháp gieo hạt và ghép.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài:

1. Một số giống xoài trồng phổ biến:

- Xoài cát, xoài bưởi, xoài tượng, xoài mít.

2. Nhân giống cây:

- Gieo hạt: Chọn hạt của những cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm ngon đem gieo.

(4)

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em thường sử dụng phương pháp nhân giống nào đối với giống xoài?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV : Nhận xét, cho điểm HS trả lời tốt.

GV: Theo em, ghép xoài vào thời gian nào là thích hợp?

HS: Ghép vào mùa xuân từ tháng 3 – 4 và vào mùa thu từ tháng 8 – 10.

GV: Muốn cây xoài trồng có tỉ lệ sống cao tiến hành trồng vào thời điểm nào?

HS: Mùa xuân đối với các tỉnh phía Bắc và vào đầu mùa mưa đối với các tỉnh miền Nam.

GV: Theo em, vùng nào ở Việt Nam trồng nhiều xoài nhất?

HS: Xoài tượng Đại An ( Bình Định), xoài cát Hòa Lộc ở đồng bằng sông Cửu Long.

GV: Khoảng cách trồng cây xoài phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS: Phụ thuộc vào giống và đất đai.

GV: Lấy thêm ví dụ, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần đào hố và bón phân lót như thế nào?

HS:

- Đào hố: : Đường kính từ 80cm - 90cm, sâu từ 50 – 60 cm.

- Bón phân lót: Sử dụng phân hữu cơ và phân lân để bón lót.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các phương pháp chăm sóc cây trồng?

HS: Làm cỏ, vun xới, bón phân thúc, tưới nước, tạo hình, sửa cành.

GV: Theo em, làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

HS: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh

- Ghép cành và ghép mắt như Ghép đoạn cành, ghép áp, ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ...

3. Trồng cây:

a. Thời vụ:

- Ở các tỉnh phía Bắc: Trồng vào vụ xuân.

- Ở các tỉnh phía Nam: Trồng vào đầu các mùa mưa.

b. Khoảng cách:

- Phụ thuộc vào giống và đất đai mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m x 10m hay 12m x 12m hoặc 14m x 14m.

c. Đào hố, bón phân lót:

- Đào hố: Đường kính từ 80cm - 90cm, sâu từ 50 – 60 cm.

- Bón phân lót: Sử dụng phân hữu cơ và phân lân để bón lót cho cây.

4. Chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Để diệt cỏ dại, làm

(5)

hại.

GV: Tại sao phải bón thúc cho cây trồng?

HS: Để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

GV: Tại sao phải có công đoạn tạo hình, sửa cành cho cây?

HS: Giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng và tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng.

GV: Để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng phải sử dụng phương pháp gì?

HS: Phun thuốc, bắt sâu...

GVMR: Cần coi trọng phương pháp phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác, biện pháp thủ công và sinh học, hạn chế dùng thuốc hóa học để giảm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã sử dụng phương pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây?

HS: Liên hệ thực tế , trả lời.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Khi quả đã chín nên thu hoạch như thế nào cho hợp lý nhất?

HS: Cần thu hoạch đúng độ chín khi vỏ quả có màu vàng da cam, có mùi thơm, thịt quả màu vàng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn quả tươi lâu cần bảo quản như thế nào?

HS: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thấp.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học để bón thúc cho cây, bón khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước: Thường xuyên để giữ ẩm cho cây và hòa tan các chất dinh dưỡng.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Bằng biện pháp thủ công và biện pháp hóa học.

IV. Thu hoạch, bảo quản và chế biến:

1. Thu hoạch:

- Cần thu hoạch đúng độ chín khi vỏ quả có màu vàng da cam, có mùi thơm, thịt quả màu vàng.

2. Bảo quản:

- Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thấp.

C. Luyện tập – Vận dụng (02 phút)

- Yêu cầu đọc và học thuộc nội dung phần ghi nhớ SGK/Tr53.

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức bài học : Câu 1 : Ở gia đình và địa phương em thường trồng giống xoài nào ? Em có nhận xét gì về năng suất của các giống xoài đó ?

- Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài.

(6)

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút)

- Đọc và chuẩn bị "Bài 12: TH: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả."

- Mỗi HS chuẩn bị 3 mẫu sâu, bệnh hại cây ăn quả.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước..?. TỈA,

Việc tiêu nước phải kịp thời, nhanh chống bằng các biện pháp thích hợp. Tác hại của việc thừa nước đối với cây

Kết nối năng lực trang 18 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách trong phòng trừ sâu,

Điều 23 Luật giáo dục 2019 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non “Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự

- Vẽ được mẫu vật đơn giản có tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm gần giống mẫu - Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng

Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân theo khuyến cáo “quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt” trên bắp lai trồng ở An Phú, An Giang đưa

Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với

Theo dõi đặc điểm của cây giống Khổ sâm bắc khi xuất vườn tại các thời điểm gieo hạt khác nhau cho thấy rằng: thời điểm gieo hạt khác nhau có ảnh hưởng