• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/3/2021 Tiết: 38 Ngày giảng: 22/3

CHƯƠNG II:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

BÀI 44:

CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được vai trò của chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng chọn hướng chuồng và kiểu chuồng cho phù hợp với địa hình chăn nuôi.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, vận dụng kiến thức đã học để xây dựng chuồng nuôi đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

4. Định hướng năng lực - Năng lực tự nghiên cứu

-Năng lực so sánh, phân tích tổng hợp.

5.Đối với học sinh khuyết tật

- Nắm được cách thức dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh chuồng trại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, sơ đồ phóng to, máy tính, tích hợp kiến thức môn địa lí...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, kiến thức có liên quan đến bài học…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

- ƯDCNTT- Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Giảng bài mới:

(2)

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Như vậy, cô cùng các em đã tìm hiểu xong chương I: Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi. Hôm nay, cô cùng các em sẽ chuyển sang nghiên cứu một nôi dung khác trong chăn nuôi: Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Bài đầu tiên của chương chúng ta cùng tìm hiểu: “Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuồng nuôi ( 30 – 35 phút)

- Mục tiêu : Biết được vai trò của chuồng nuôi và tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

Em hiểu gì về chuồng nuôi?

HS: Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được các yếu tố thời tiết nào?

HS: Tránh nắng, mưa, gió rét.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

Giữa vật nuôi nhốt và vật nuôi thả tự do thì vật nuôi nào sẽ tránh được bệnh truyền nhiễm? Vì sao?

HS: Vật nuôi nhốt. Vì: Vật nuôi không đi xa và không ăn thức ăn bẩn, nhiễm độc.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

Muốn chăn nuôi theo kiểu công nghiệp chuồng nuôi phải đảm bảo điều gì?

HS: Phải rộng rãi, có thể sử dụng máy móc được.

GV: Nuôi con vật trong chuồng sẽ có lợi gì với môi trường?

HS: Hạn chế vật nuôi thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh bị con vật nuôi phá hoại tài sản, hoa màu, ruộng vườn, quản lý không bị mất.

GV: Vậy, chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Chuồng nuôi:

1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi:

- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi.

Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi:

+ Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp.

+ Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.

+ Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

+ Giúp quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

+ Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

(3)

Câu hỏi dành cho HSKT

? Em hãy nêu cách thức vệ sinh chuồng nuôi lợ tại nhà em.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

HS: Đảm bảo 5 tiêu chuẩn.

GV: Làm thế nào để nhiệt độ trong chuồng luôn thích hợp?

HS: Che mát lúc trời nắng, tránh gió lùa khi trời lạnh.

GV: Chuồng nuôi phải thế nào để luôn giữ được độ ẩm hợp vệ sinh?

HS: Chuồng nuôi luôn khô ráo, có nơi chứa phân riêng.

GV: Chuồng làm thế nào để đảm bảo độ chiếu sáng, ít khí độc?

HS: Hướng Nam hoặc hướng Đông Nam để tận dụng ánh sáng và gió Nam mát mẻ, cửa chuồng đóng mở dễ dàng.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Cần chọn cách bố trí hướng như thế nào cho phù hợp? Vì sao?

HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời: Hướng Nam hoặc hướng Đông Nam vì tận dụng được ánh sáng và gió Nam.

GV: Chuồng 1 dãy và 2 dãy có điểm gì giống và khác nhau?

HS:

+ Giống: Có nhiều chuồng, sân chơi, máng uống đều ở ngoài trời.

+ Khác:

- 1 dãy: Máng ăn bố trí trong ô chuồng và có 1 dãy chuồng nhiều ngăn.

- 2 dãy: Hai dãy chuồng 2 bên hành lang, ở giữa làm đường đi, máng ăn hai bên hành lang.

GV: Vậy, chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

HS: 5 tiêu chuẩn.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:

Có 5 tiêu chuẩn:

- Nhiệt độ thích hợp.

- Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%.

- Độ thông thoáng tốt.

- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi.

- Không khí: Ít khí độc.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

(4)

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà làm bài tập và trả lời các câu hỏi ở cuối bài có liên quan đến nội dung đã học.

V. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 19/3/2021 Tiết: 39 Ngày giảng: 23/3

BÀI 45:

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng , chăm sóc vật nuôi non.

- Biết được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể.

- Biết được các đặc điểm, nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi cái sinh sản để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non và vật nuôi cái sinh sản.

3. Về thái độ:

- Có ý thức lao động cần cù, chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, bảo vệ vật nuôi.

4. Định hướng năng lực - Năng lực tự nghiên cứu

-Năng lực so sánh, phân tích tổng hợp.

5.Đối với học sinh khuyết tật

- Nắm được cách thức dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ.

- Biết cách chăm sóc vật nuôi của gia đình.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

(5)

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Vật nuôi muốn sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng cao thì người chăn nuôi cần phải biết và đề ra các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cô cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay “ Bài 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi non ( 10 – 15 phút) - Mục tiêu : Biết được đặc điểm và cách chăm sóc vật nuôi non.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả phải

làm thế nào?

HS: Phải biết được đặc điểm, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

GV: YCHS quan sát H72/SGK/Tr119:

- Cơ thể vật nuôi non có đặc điểm gì?

HS:

+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

+ Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.

+ Chức năng miễn dịch chưa tốt.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao vật nuôi non có khả năng thích nghi với môi trường sống còn kém?

HS: Vì điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch yếu, ăn uống kém, sức khoẻ yếu.

GV: Vật nuôi điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?

HS: Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.

GV: Với vật nuôi non, nhiệt độ trong chuồng nuôi phải như thế nào?

HS: Phải phù hợp với từng loại vật nuôi.

VD: Lợn con: 28 – 30oC, gia cầm: 25 - 27

oC, bê nghé: 19 - 25 oC.

GV: Theo em, khả năng chống lại vi trùng gây bệnh của vật nuôi non như thế

I. Chăn nuôi vật nuôi non:

1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non:

- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

- Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.

- Chức năng miễn dịch chưa tốt.

2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:

a. Nuôi dưỡng vật nuôi non:

- Cần nuôi vật nuôi vật nuôi mẹ tốt để

(6)

nào?

HS: Kém vì: chức năng miễn dịch chưa tốt.

GV: Thức ăn chính của gia súc mới sinh ra là gì?

HS: Sữa mẹ.

GV: Vì sao phải cho gia súc non bú sữa đầu?

HS: Vì trong sữa đầu có nhiều chất dinh dưỡng có kháng thể megaglobulin, MgSO4 tẩy ruột.

GV: Muốn vật nuôi non có đủ sữa để bú, người chăn nuôi phải làm gì?

HS: Phải chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa.

GV: Vì sao phải tập cho gia súc ăn thức ăn thêm?

HS: Để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt không có trong sữa mẹ.

GV: Vật nuôi non tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì?

HS: Để hấp thụ VTM D, diệt khuẩn, kích thích thần kinh làm con vật nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Gia đình em đã nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

Câu hỏi dành cho HSKT

?Vật nuôi non tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì?

có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.

- Cho bú sữa đầu vì trong sữa đầu có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể.

- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.

b. Chăm sóc vật nuôi non:

- Giữ ấm cho cơ thể vật nuôi.

- Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng.

- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản ( 10 – 12 phút) - Mục tiêu : Biết được mục đích và cách nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài GV: YCHS đọc mục III kết hợp quan sát

sơ đồ 13/SGK/Tr120:

- Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì?

II. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản:

- Mục đích: Có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.

(7)

HS: Để có nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ mạnh.

GV: Vì sao khi gia súc mẹ mang thai phải cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng?

HS: Vì để nuôi thai, nuôi cơ thể, chuẩn bị sữa.

GV: Khi gia súc mẹ mới đẻ cần phải cho ăn đủ chất dinh dưỡng để làm gì?

HS: Tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau đẻ.

GV: Muốn gia cầm đẻ nhiều trứng và đều phải nuôi dưỡng như thế nào?

HS: Ăn đủ các chất dinh dưỡng: pr, L, khoáng.

GV: Theo em, nguyên nhân nào làm gà mái đẻ trứng kém?

HS: Do giống, thức ăn và chăm sóc kém.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

Câu hỏi dành cho HSKT

?Em hãy nêu cách cho chó , mèo nhà nuôi ăn như thế nào?

- Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con.

- Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng và chăm sóc nhất là vệ sinh, vận động và tắm chải cho vật nuôi.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/Tr121 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - HS nêu được các con đường vận chuyển các chất

- Nêu được tác động của dân số đông và tăng nhanh: Gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm

+ Chia sẻ những việc em cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, các hoạt

- Khẩu phần cho các tượng khác nhau không giống nhau và ngay với 1 người trong giai đoạn khác nhau cũng khác nhau vì: nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh

- Biết được nội dung của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng và yêu cầu kỹ thuật của mỗi nội dung công việc, vai trò của mỗi công việc trong việc chăm sóc rừng.. -

GV vào bài mới: Muốn đạt hiệu quả cao trong nghề trồng cây ăn quả chúng ta phải biết được đặc điểm thực vật cũng như yêu cầu ngoại cảnh của chúng để có biện pháp

Nội dung: Tham gia việc trồng cây nhãn tại gia đình, sử dụng phân bón đúng yêu cầu kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc để bảo vệ môi trường và chống xói mòn đất và hạn

+ Chia sẻ những việc em cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, các hoạt