• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 7/12/2020 Tiết: 15 Ngày dạy: 14/12

Bài 8:

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả nhãn.

2. Về kỹ năng:

- Qua kiến thức đã học hình thành kỹ năng nhận dạng quả nhãn và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn đạt hiệu quả kinh tế cao.

3. Về thái độ:

- Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế, biết bảo vệ cây giống quý.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, luôn có ý thức bảo vệ, chăm sóc và theo dõi từng ngày phát triển của cây.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề sử dụng ngôn ngữ, liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến bài học, phiếu học tập…

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập…

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thật trình bày 1 phút.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- ƯDCNTT- Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục : 1.Ổn định tổ chức lớp:( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 02 phút)

Trong trồng trọt có rất nhiều loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

Đặc biệt, nhãn cũng là một loại quả mang lại nhiều lợi nhuận cho con người. Để hiểu rõ hơn về giá trị của quả nhãn và kỹ thuật trồng cây nhãn thì nội dung bài học hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu: " Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn".

(2)

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả nhãn - Mục tiêu : Hiểu được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp, thảo luận nhóm.

- Thời gian : 09 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu một số hình ảnh kết hợp

YCHS liên hệ thực tế, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút với nội dung:

- Theo em, quả nhãn có giá trị như thế nào đối với con người?

HS: Ngồi theo nhóm, cử thư kí, nhóm trưởng báo cáo kết quả thảo luận trong thời gian 1 phút : Có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người và mang lại thu nhập cao.

GV: Nhận xét, chốt lại, đánh giá, cho điểm miệng nhóm có kết quả chính xác nhất và nhanh nhất.

GV: Theo em, trong quả nhãn thường chứa các chất dinh dưỡng nào?

HS: Axit hữu cơ, VTM, chất khoáng, đường, chất xơ...

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.

GV : Em có thích ăn quả nhãn không ? Vì sao ?

HS : Liên hệ, trả lời.

I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn:

- Có giá trị dinh dưỡng cao: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

- Mang lại giá trị kinh tế cao cho con người.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn

- Mục tiêu : Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 08 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu một số hình ảnh kết hợp

YCHS liên hệ thực tế và hỏi:

- Em hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây nhãn?

II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn:

1. Đặc điểm thực vật:

(3)

HS: Bộ rễ phát triển, hoa mọc thành chùm.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Chiếu hình ảnh về hai loại hoa nhãn và hỏi :

- Hoa nhãn đực và hoa nhãn cái có gì khác nhau?

HS: Hoa đực: Nhị phát triển còn hoa cái nhụy phát triển.

GV: Cây nhãn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh nào?

HS: Nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất trồng.

GV: Trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào thì cây nhãn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt?

HS: Nhiệt độ: 210C – 270C, lượng mưa1200mm/năm, độ ẩm không khí:

70-80%, ánh sáng: cây cần đủ ánh sáng, đất: Trồng được trên nhiều loại đất thích hợp nhất trồng trên đất phù sa.

GV : Ở địa phương em trồng nhãn có mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế không ? Vì sao ?

HS : Liên hệ, trả lời.

- Có bộ rễ phát triển gồm rễ cọc và rễ con.

- Hoa xếp thành chùm, gồm 3 loại:

+ Hoa đực.

+ Hoa cái

+ Hoa lưỡng tính.

2. Yêu cầu ngoại cảnh:

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ thích hợp: 210C – 270C.

b. Lượng mưa: 1200mm/năm. Độ ẩm không khí: 70-80%.

c. Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng.

d. Đất: Trồng được trên nhiều loại đất thích hợp nhất trồng trên đất phù sa.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn và thu hoạch, bảo quản, chế biến

- Mục tiêu : Biết được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn và thu hoạch, bảo quản, chế biến.

- Hình thức tổ chức : Cả lớp.

- Thời gian : 17 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu một số hình ảnh YCHS kết

hợp liên hệ thực tế và hỏi:

- Em hãy kể tên một số giống nhãn mà em biết?

HS: Nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn nước.

GV: Ở địa phương em trồng giống nhãn nào?

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn:

1. Một số giống nhãn trồng phổ biến:

- Nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn nước, nhãn giống da bò.

(4)

HS: Nhãn cùi, nhãn nước...

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao phải tiến hành nhân giống nhãn?

HS: Để có giống cây tốt và đa dạng về giống.

GV: Hãy kể tên các phương pháp nhân giống nhãn?

HS: Phương pháp chiết cành, ghép.

GV: Đối với giống nhãn người ta thường áp dụng kiểu ghép nào?

HS: Ghép áp, ghép chẻ bên, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép nêm.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em thường sử dụng phương pháp nhân giống nào đối với giống nhãn?

HS: Liên hệ.

GV: Muốn cây nhãn trồng có tỉ lệ sống cao tiến hành trồng vào thời điểm nào?

HS: Phụ thuộc vào khí hậu của tùng vùng sinh thái.

GV: Chiếu một số hình ảnh và hỏi:

- Khoảng cách trồng cây nhãn phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS: Phụ thuộc vào chất đất của từng vùng miền.

GV: Lấy thêm ví dụ, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần đào hố và bón phân lót như thế nào?

HS:

- Đào hố: Kích thước hố tùy thuộc vào từng loại đất.

- Bón phân lót: Sử dụng phân hữu cơ và phân hóa học bón vào hố trước khi trồng

2. Nhân giống cây:

- Chiết cành.

- Ghép: Ghép áp, ghép chẻ bên, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép nêm.

3. Trồng cây:

a. Thời vụ:

- Phụ thuộc vào khí hậu của tùng vùng sinh thái.

b. Khoảng cách:

- Đất đồng bằng: Trồng khoảng cách:

8m x 8m.

- Đất đồi: Trồng khoảng cách:

7m x 7m hay 6m x 8m.

c. Đào hố, bón phân lót:

- Đào hố: Kích thước hố tùy thuộc vào từng loại đất.

- Bón phân lót: Sử dụng phân hữu cơ và phân hóa học bón vào hố trước khi trồng 1 tháng.

(5)

1 tháng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các phương pháp chăm sóc cây trồng?

HS: Làm cỏ, vun xới, bón phân thúc, tưới nước, tạo hình, sửa cành.

GV: Theo em, làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

HS: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh hại.

GV: Tại sao phải bón thúc cho cây trồng?

HS: Để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

GV: Tại sao phải có công đoạn tạo hình, sửa cành cho cây?

HS: Giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng và tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng.

GV: Để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng phải sử dụng phương pháp gì?

HS: Phun thuốc, bắt sâu...

GVMR: Cần coi trọng phương pháp phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác, biện pháp thủ công và sinh học, hạn chế dùng thuốc hóa học để giảm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã sử dụng phương pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây?

HS: Liên hệ thực tế, trả lời.

GV: Chiếu một số hình ảnh về thu hoạch nhãn và hỏi :

- Khi quả nhãn đã chín nên thu hoạch như thế nào cho hợp lý nhất?

HS: Khi quả chuyển màu vàng sáng tiến hành thu hoạch, bẻ hay cắt từng chùm quả.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

4. Chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc: Khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước: Giữ ẩm cho cây và hòa tan các chất dinh dưỡng.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Bằng biện pháp thủ công và biện pháp hóa học.

(6)

GV: Muốn quả tươi lâu cần bảo quản như thế nào?

HS: Để ở nơi râm mát, bảo quản ở nhiệt độ: 50C - 100C.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Đối với quả nhãn nên chế biến như thế nào cho hợp lý?

HS: Sấy cùi.

GV : Ở gia đình và địa phương em đã thu hoạch, bảo quản và chế biến quả nhãn như thế nào ?

HS : Liên hệ, trả lời.

IV. Thu hoạch, bảo quản và chế biến:

1. Thu hoạch:

- Khi quả chuyển màu vàng sáng tiến hành thu hoạch.

- Bẻ hay cắt từng chùm quả.

2. Bảo quản:

- Để ở nơi râm mát, bảo quản ở nhiệt độ: 50C - 100C.

3. Chế biến:

- Sấy cùi bằng lò sấy.

C. Luyện tập – Vận dụng ( 03 phút)

- Giáo viên cho học sinh một số bài tập để củng cố lại kiến thức bài học.

Bài 1: Theo em, quả nhãn được dùng để làm gì?

Trả lời: Quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, quả nhãn mang lại thu nhập cao.

Bài 2: Cần thu hoạch nhãn vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất ? Vì sao?

Trả lời: Nên thu hoạch nhãn vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

- Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài ( 04 phút) - Học bài, hoàn thành bài tập.

- Về nhà đọc và xem trước “Bài 9: Kĩ thuật trồng cây vải.”

- GV: Chia lớp thành 6 nhóm rồi giao nhiệm vụ về nhà:

+ Liệt kê một số giống vải mà em biết?

+ Phân biệt các giống vải đó?

V. Rút kinh nghiệm :

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước..?. TỈA,

Việc tiêu nước phải kịp thời, nhanh chống bằng các biện pháp thích hợp. Tác hại của việc thừa nước đối với cây

Nhìn chung, các tác giả đều nhận định rằng việc ứng dụng màng ối trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc trên thực nghiệm có tác dụng cải thiện chức năng bọng thấm và

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn (10’) Mục tiêu: Nêu được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.. Nội dung: Giá trị

Nội dung: Tham gia việc trồng cây nhãn tại gia đình, sử dụng phân bón đúng yêu cầu kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc để bảo vệ môi trường và chống xói mòn đất và hạn

Spiegel (1999) đã đánh giá kết quả điều trị cắt dịch kính bơm dầu silicone trên 13 mắt chấn.. thương nhãn cầu nặng ngay thì đầu sau chấn thương cùng với khâu bảo

- Vẽ được mẫu vật đơn giản có tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm gần giống mẫu - Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng

Theo dõi đặc điểm của cây giống Khổ sâm bắc khi xuất vườn tại các thời điểm gieo hạt khác nhau cho thấy rằng: thời điểm gieo hạt khác nhau có ảnh hưởng