• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26:

NS: 11/3/2022 NG: Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 52. TRANH LÀNG HỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, trang trí

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.

- Bổ sung: HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Giáo dục HS biết quý trọng, giữ gìn nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

*QTE: Quyền được tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tập đọc đó.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- Ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó. Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó. GV tổ chức cho HS đọc câu khó.

- GV cho HS đọc chú giải.

- HS đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:

+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tươi vui.

+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.

+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- HS đọc chú giải.

- HS đọc theo cặp.

- HS theo dõi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

(2)

+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

- Nêu nội dung bài?

* KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

- Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của DT và nhắn nhủ mọi ngời hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài.

- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài?

-Vì sao cần đọc như vậy?

- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:

+ GV đưa ra đoạn văn 3.

+ Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- GV nhận xét.

* Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.

- Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì?

- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.

- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng.

- HS nêu.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(3)

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 26. (NHỚ VIẾT) CỬA SÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhớ-viết chính xác, đẹp đoạn thơ từ Nơi biển tìm về với đất... đến hết trong bài thơ Cửa sông.

- Làm đúng bài tập chính tả ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trách nhiệm. Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở chính tả, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chia thành 2 đội chơi thi viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

VD: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi–e Đơ-gây–tơ, Chi–ca–gô.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

- HS mở vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (22phút) - Yêu cầu HS đọc lại bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ?

- Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

*Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên.

- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ

- 1HS nhìn SGK đọc lại bài thơ.

- 1 HS đọc.

- 1 HS trả lời.

- HS nêu các từ ngữ khó:

VD: nước lợ, nông sâu, uốn cong lưỡi, sóng, lấp loá...

- HS viết nháp, 2 HS viết trên bảng lớp.

- HS theo dõi, nêu cách viết bài thơ.

- HS theo dõi.

- HS nhớ và tự viết bài . - HS soát lỗi chính tả.

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10phút)

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

-Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu HS nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc độc lập: Đọc lại đoạn trích vừa đọc vừa gạch mờ dưới các tên riêng tìm được, suy nghĩ, giải thích cách viết các tên riêng đó.

- HS nối tiếp nêu kết quả Lời giải:

(4)

đó nói lại quy tắc.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc.

- Các tên riêng chỉ người:

+ Cri- xtô- phô - rô Cô - lôm - bô + A - mê - ri- gô Ve- xpu -xi + Ét - mân Hin - la - ri

+ Ten - sing No- rơ - gay - Các tên địa lí:

+ I- ta- li - a; Lo- ren; A - mê - ri - ca;

Ê - vơ - rét; Hi- ma- lay- a; Niu Di - lân.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tên riêng. Các tiếng trong bộ phận tên riêng được ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối.

- Các tên riêng còn lại: Mĩ, Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Bình Dương được viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ, vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo phiên âm Hán Việt.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.

- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại.

*Củng cố, dặn dò

- Nhận xét chung tiết học.

- Tìm hiểu thêm về cách viết hoa tên tên người, tên địa lí nước ngoài.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 26. LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết lắp mô hình tự chọn - Lắp được mô hình đã chọn.

- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

- HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nhận xét

- HS hát

- HS chuẩn bị đồ dùng - HS nghe

(5)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

* Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben a) Chọn chi tiết

- GV yêu cầu HS thảo luận chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.

- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.

b) Lắp từng bộ phận

- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.

- GV yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.

- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý HS một số điểm sau:

+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.

+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết.

+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.

- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lắp sai và còn lúng túng.

c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK)

- GV cho HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.

- GV nhắc HS sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe.

* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.

- GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).

- GV cử nhóm 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp

- HS thảo luận chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS quan sát hình và đọc nội dung trong SGK.

- HS lắng nghe.

- HS tiến hành lắp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết.

- HS lắng nghe.

- HS đánh giá sản phẩm.

- HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.

3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- GV nhắc HS về nhà thực hành lắp xe ben cho tốt.

*Củng cố-Dặn dò:

- HS nghe và thực hiện

(6)

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben.

- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn .

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TOÁN

TIẾT 126. NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.

- HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U: Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu các đơn vị đo thời gian đã học.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút)

*Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số

Ví dụ 1:

- GV nêu bài toán

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm tìm hiểu ví dụ và cách thực hiện phép tính sau đó chia sẻ trước lớp.

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?

+ Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?

- Cho HS nêu cách tính

- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm (như SGK)

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ 1giờ 10 phút

+ Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3.

+ HS suy nghĩ, thực hiện phép tính - 1- 2 HS nêu

1 giờ 10 phút x 3 3 giờ 30 phút

(7)

- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân.

+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?

Ví dụ 2:

- Cho HS đọc và tóm tắt bài toán, sau đó chia sẻ nội dung

- Cho HS thảo luận cặp đôi:

+ Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?

- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng chia sẻ cách đặt tính

- Bạn có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào? (cho HS đổi)

- GV nhận xét và chốt lại cách làm - Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?

- HS nêu lại

+ Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm , chia sẻ cách tóm tắt.

- Ta thực hiện phép nhân 3giờ 15 phút x 5

3giờ 15 phút x 5

15 giờ 75 phút

- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút - 75 phút = 1giờ 15 phút

15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút

- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20phút) Bài 1. SGK trang 135.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV chốt đáp án đúng:

a) 9 giờ 36 phút; 17 giờ 32 phút;

1 giờ 2 phút 5 giây.

b) 24,6 giờ; 13,6 phút; 28,5 giây

- Củng cố lại cách nhân số đo thời gian.

Bài 2. SGK trang 135:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết bé Lan ngồi trên đu quay bao nhiêu lâu ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

Bài giải

Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 45 giây Đáp số: 3 phút 45 giây

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- Chúng ta thực hiện phép nhân 1 phút 25 giây nhân với 3.

- HS làm VBT.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho HS vận dụng làm phép tính sau:

a ) 2 giờ 6 phút x 15 b) 3 giờ 12 phút x 9

- HS nghe và thực hiện

a ) 2 giờ 6 phút x 15 = 30 giờ 90 phút = 1 ngày 7 giờ 30 phút

(8)

b) 3 giờ 12 phút x 9 = 27 giờ 108 phút = 28 giờ 48 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà vận dụng cách nhân số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

THỂ DỤC

TIẾT 47. PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY TRÒ CHƠI: “QUA CẦU TIẾP SỨC”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự xem phối hợp chạy và bật nhảy, chạy – nhảy – mang vác, bài tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn và xem trước trò chơi “Qua cầu tiếp sức”.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Năng lực - NL vận động cơ bản- NL thể dục thể thao.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

1. Địa điểm: Sân trường 2. Phương tiện:

+ GV chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, dây nhảy, cờ, bóng, còi, và dụng cụ phục vụ tập luyện cho HS.

+ HS chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

TG SL Hoạt động GV Hoạt động HS

I. Phần mở đầu Nhận lớp

5’ - GV nhận lớp, thăm

hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

Đội hình nhận lớp







- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Khởi động

- Xoay các khớp..

- Ép ngang , ép dọc.

- Tập bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi “ Kết bạn”

2’

2lx8n - GV HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Đội hình khởi động







- HS khởi động, chơi theo hướng dẫn của GV

(9)

II. Phần cơ bản:

*Kiểm tra kĩ năng bật cao.

23’

1’

- GV gọi 1 -2 HS lên thực hiện.

- HS nhận xét việc thực hiện của bạn; GV nhận xét và khen HS.

Hoạt động 1

* Kiến thức.

* Ôn phối hợp chạy và bật nhảy.

7’ - GV nhắc lại kiến thức và thực hiện lại động tác.

- GV chỉ huy lớp thực hiện, kết hợp sửa sai.

Đội hình HS quan sát







- HS quan sát GV làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

*Luyện tập

Tập đồng loạt 3 lần - GV hô (thổi còi) - HS tập theo GV.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình tập đồng loạt

... II...II....

Gv

... II...II....

- Hs tập theo hướng dẫn của Gv

Tập theo tổ 3 lần - YC Tổ trưởng cho

các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV quan sát và sửa sai cho HS các tổ.

ĐH tập luyện theo tổ

...II...

...II...

- Hs tập theo hướng dẫn của tổ trưởng Thi đua giữa các 1 lần - GV tổ chức cho HS

thi đua giữa các tổ.

- Từng tổ lên thi đua, trình diễn.

Hoạt động 2:

* Kiến thức:

*Lồng ghép “Các bài tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn”

- Ôn kỹ thuật lộn trước ôm gối.

*Các bước tập luyện - Ngồi xổm

- Nhổm mông

- Cúi đầu - Hạ tay

- Đẩy chân cuộn tròn.

10’

- GV làm mẫu lại động tác 1 lần.

- GV phân 2 – 3 HS thực hiện tốt giúp đỡ bạn trong nhóm đã chia.

- GV tới từng nhóm hỗ trợ và giúp đỡ.

- GV tổ chức cho HS tập. GV hỗ trợ một số HS yếu.

Đội hình HS quan sát







- HS quan sát GV làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

Tập đồng loạt 3 lần - GV hô (thổi còi) - HS tập theo GV.

Đội hình tập đồng loạt



(10)

- GV quan sát, sửa sai cho HS.





- HS tập theo hướng dẫn của GV.

Tập luyện Theo nhóm đôi

3 lần - GV chia nhóm tập luyện

- GV quan sát giúp đỡ HS.

ĐH tập luyện theo cặp





GV





HS tập theo GV

Thi đua 1 lần - GV cho 1- 2 HS thi

lăn lộn.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS thi đua đạt thành tích cao.

* Vận dụng 1’ - GV cho HS nhận biết

đúng, sai trên tranh ảnh có tập luyện động tác.

ĐH vận dụng kiến thức.

- 3 hàng ngang

- HS cùng GVvận dụng kiến thức.

Hoạt động 3

* Trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”

5’ - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét, tuyên dương, và xử phạt người (đội) thua cuộc

Đội hình chơi trò chơi

II....┏┓...

II ....┏┓...

II....┏┓...

GV

- HS chơi theo hướng dẫn của GV

* Bài tập PT thể lực: 3’ - GV cho HS chạy 50m xuất phát cao.

ĐH phát triên thể lực

II...

II...

II...

GV

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

III. Kết thúc

*Thả lỏng

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

HD HS tự ôn ở nhà.

* Xuống lớp

Gv hô “ Giải tán” ! HS hô “ Khỏe”!

3’ 2lx8n - GV hướng dẫn thả lỏng

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.

ĐH thả lỏng







GV

- HS thực hiện thả lỏng ĐH kết thúc 3 hàng

ngang

* Kiến thức chung:

- Rửa tay sau tập luyện.

1 lần - GV cho HS xếp hàng ra khu vực có vòi nước

- HS quan sát GV hướng dẫn các rửa tay.

(11)

- HS hình thành kĩ năng, biết giữ vệ sinh cá nhân sau luyện tập và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nâng cao phòng chống dịch bệnh covid rửa tay đúng 6 bước chuẩn của bộ y tế.

rửa tay.

- GV cho HS lần lượt rửa tay.

- HS thực hành rửa tay theo hướng dẫn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 12/3/2022

NG: Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 127. CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- HS chăm chỉ học bài, yêu thích môn toán. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS ch i trò ch i " i n úng, i nơ ơ Đ ề đ đ ề nhanh"

2giờ 34 phút x 5 5 giờ 45 phút x 6 2,5 phút x 3 4 giờ 23 phút x 4 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Ví dụ 1:

- GV cho HS nêu bài toán

- Muốn biết mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Ta thực hiện phép chia :

(12)

nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV nêu đó là phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy thảo luận và thực hiện cách chia

- GV nhận xét các cách HS đưa ra và giới thiệu cách chia như SGK

- Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính Ví dụ 2

- GV cho HS đọc bài toán và tóm tắt

- Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia.

- GV nhận xét và giảng lại cách làm - GV chốt cách làm:

42 phút 30 giây :3

- HS thảo luận theo cặp và trình bày cách làm của mình trước lớp

- HS quan sát và thảo luận

42 phút 30 giây:3 =14 phút 10 giây - Ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc và tóm tắt

- Ta thực hiện phép chia 7 giờ 40 phút : 4

7 giờ 40 phút 4

3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút

20 phút 0

- HS nhắc lại cách làm 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

Bài 1. SGK trang 136. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhận xét đánh giá:

a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây b) 35 giờ 40 phút = 7 giờ 8 phút c) 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 12 phút d) 18,6 : 6 = 3,1 phút

- Củng cố lại cách chia số đo thời gian Bài 3. SGK trang 136:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm làm 1 dụng cụ hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài giải

Thời gian người đó làm xong 3 dụng cụ là:

12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Trung bình người đó làm xong 1 dụng cụ hết số thời gian là:

4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1 giờ 30 phút

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán - HS nêu.

- Tìm thời gian làm 3 dụng cụ, sau đó tìm thời gian làm 1 dụng cụ.

- HS làm VBT.

- 1 HS làm bảng lớp.

- HS chữa bài.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS làm bài toán sau: Một xe ô tô - HS nghe và thực hiện

(13)

trong 1 giờ 20 phút đi được 50km. Hỏi xe ô tô đó đi 1km hết bao nhiêu thời gian?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học

- Chia sẻ với mọi người về cách chia số đo thời gian.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 52. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mở rộng và hệ thống vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng.

- Bổ sung: + Không làm bài 1.

+ Kĩ năng nghe -ghi lại nghĩa của tục ngữ, thành ngữ.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

* QTE: Quyền được giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo.

- Bổn phận phải biết ơn, lễ phép kính trọng thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung: Mỗi HS đọc đoạn văn ngắn kể về 1 tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép lược để liên kết câu.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

(14)

Bài 2: HĐ trò chơi - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Hái hoa dân chủ”.

- Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ + Đọc câu ca dao hoặc câu thơ

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ + Trả lời đúng một từ hàng ngang được nhận một phần thưởng

+Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.

- GV nhận xét đánh giá.

- GV giải nghĩa các câu tục ngữ, thành ngữ.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại

- HS nghe GV hướng dẫn

- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe ghi vở nghĩa của một câu tục ngữ, thành ngữ mà mình thích.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ và chuẩn bị bài sau.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ

- HS nghe.

c ầ u k i ề u

k h á c g i ố n g

n ú i n g ồ i

x e n g h i ê n g

t h ư ơ n g n h a u

c á ư ơ n

n h ớ k ẻ c h o

n ư ớ c c ò n

l ạ c h n à o

v ữ n g n h ư c â y

n h ớ t h ư ơ n g

t h ì n ê n

ă n g ạ o

u ố n c â y

c ơ đ ồ

n h à c ó n ó c

(15)

thuộc chủ đề trên.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 27. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chọn được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân Việt Nam hoặc kỉ niệm với thầy, cô giáo.

- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí; Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.

- Giáo dục HS truyền thống tôn sư trọng đạo. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu

- HS: Quan sát cảnh trường học và ghi chép lại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"

Kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu yêu cầu của đề bài.

- Giáo viên chép đề lên bảng.

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.

- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng.

- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài.

Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.

- 5 học sinh nối tiếp nhau đọc.

- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút)

*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Kể chuyện theo nhóm.

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn

- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.

(16)

bằng các câu hỏi gợi ý.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- GV nhận xét đánh giá.

- Các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Tìm đọc thêm các câu chuyện khác có nội dung nêu trên.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nghe.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 26. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất.

- Kể lại vắn tắt sự kiện tiến vào dinh Độc lập.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; các hình minh họa trong SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi thuật lại - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến

công và nổi dậy mùa xuân 1975

- Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi:

+ Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ?

- HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi + Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.

(17)

Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh Độc lập

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn?

+ Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt?

+ Nêu lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ?

+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ?

+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ?

+ Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ?

Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

- GV cho HS thảo luận nhóm

+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ?

- HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ:

+ Chia làm 5 cánh quân.

+ Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh Độc lập.

+ Lần lượt từng HS nêu.

+ Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công.

+ Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.

+ Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập.

- Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi

+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ...

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết bức kí họa phản ánh điều gì?

- Nhận xét: Bức kí họa phản ánh không khí vui mừng, hân hoan của quân và dân ta trong ngày 30-4-1975.

- HS quan sát và trả lời.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- GV chốt lại nội dung bài dạy. - HS nghe.

(18)

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 13/3/2022

NG: Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 128. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK.

- HS: Vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" nội dung các câu hỏi về các đơn vị đo thời gian.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1. SGK trang 137. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a) 9 giờ 42 phút c) 14 phút 52 giây b)12 phút 4 giây d) 2 giờ 4 phút

- GV củng cố lại cách nhân số đo thời gian.

Bài 2. SGK trang 137. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a. (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3

= 6 giờ 5 phút x 3 = 18 giờ 15 phút

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào VBT.

- 4 HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào VBT.

- 4 HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(19)

b. 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3

= 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút

= 10 giờ 55 phút

c. (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4

= 11 phút 56 giây : 4

= 2 phút 59 giây

d. 12 phút 3 giây x 2 + 4 phút 12 giây : 4

= 24 phút 6 giây + 1 phút 3 giây

= 15 phút 9 giây

- GV nhận xét, củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức.

Bài 3. SGK trang 137:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm cả hai lần người đó phải làm trong bao nhiêu thời gian ta phải biết gì?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Cả hai lần người đó làm được số sản phẩm là:

8 + 7 = 15 ( sản phẩm) Thời gian làm 15 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút x 15 = 17 (giờ)

Đáp số : 17 giờ Bài 4. SGK trang 137. >, <, = :

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Muốn so sánh được ta phải làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

4,5 giờ > 4 giờ 5 phút

8 giờ 16 phút –1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- Biết mỗi lần làm hết bao nhiêu thời gian.

- HS làm vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Phải đổi về cùng một đơn vị.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho HS làm phép tính sau:

3,75 phút x 15 = ....

6,15 giây x 20 = ...

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà vận dụng cách nhân chia số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.

- HS làm bài:

3,75 phút x 15 = 56,25 giờ

6,15 giây x 20 = 123 giây = 2 phút 3 giây.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(20)

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 52. ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Quan sát cảnh trường học và ghi chép lại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS mở vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài tập 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài.

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Trình bày kết quả.

+ Cây chuối trong bài được miêu tả theo trình tự nào?

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?

+ Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+ Còn có thể quan sát cây bằng những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh?

- 2 học sinh đọc nối tiếp bài 1.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện lên trình bày.

+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con  chuối to  cây chuối mẹ.

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+ Cây chuối trong bài được tả theo ấn tượng của thị giác (thấy hình dáng của cây, lá, hoa... ).

+ Để tả cây chuối ngoài việc quan sát bằng mắt, còn có thể quan sát cây chuối bằng xúc giác, thính giác (để tả tiếng khua của tàu chuối mỗi khi gió thổi ), vị giác (để tả vị chát của quả chuối xanh, vị ngọt của trái chuối chín), khứu giác (để tả mùi thơm của chuối chín....) + Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời;

Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non...

+ Nó là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ;

(21)

+ Hình ảnh nhân hoá.

- Giáo viên nhấn mạnh: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ:

+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng.

+ Chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.

+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người:

cổ, nách.

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV lưu ý cho HS: chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả một bộ phận của cây: lá hoặc hoa, quả, rễ, thân.

- Yêu cầu HS giới thiệu về bộ phậncủa cây mình định tả.

- Muốn viết được đoạn văn hay cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật.

- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS khi tả, có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.

- Trình bày kết quả.

- GV nhận xét chữa bài.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.

- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.

cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết…

- Đọc yêu cầu bài.

- HS nối tiếp nhau giới thiệu

- Phải có câu mở đoạn, kết đoạn, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để miêu tả.

- HS quan sát.

- HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.

- HS làm bảng nhóm đọc bài làm.

- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở;

chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết học tới.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

(22)

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 53. ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: năm xưa, chớm lạnh, xao xác, rì rầm, nắng lá; Đọc trôi chảy, đọc diễn cảm toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất... Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- Bổ sung: + HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

+ HS nhận biết và nêu được tác dụng của điệp từ ngữ có trong bài thơ.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

*QTE: Quyền được giáo dục về truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đọc 1 đoạn trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tập đọc đó.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- Ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới +Luyện tập, thực hành: (22phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ.

- Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó. Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ. GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- GV cho HS đọc chú giải.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- HS đọc chú giải.

- HS đọc theo cặp.

- HS theo dõi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

- Những từ ngữ nói lên điều đó?

- Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.

- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát

(23)

2. Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?

3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong 2 khổ thơ cuối?

- Tìm và nêu tác dụng của các điệp từ đó.

5. Nêu nội dung chính của bài thơ ?

- GVKL nội dung bài thơ.

trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.

- buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, ..

- Gió thổi rừng tre phấp phới - Trời thu thay áo mới

- Trong biếc nói cười thiết tha.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người.

- Lòng tự hào về đất nước.

+ Trời xanh đây là của chúng ta + Núi rừng đây là của chúng ta

- Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc:

+ Nước những người chưa bao giờ khuất.

- Sử dụng biện pháp điệp từ ngữ.

- Điệp từ ngữ: “đây là của chúng ta”,

“những”, “nước”, nhằm thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh về một VN giàu đẹp, cảnh sắc thiên nhiên phong phú gắn với lòng tự hào về chủ quyền dân tộc của chúng ta.

- Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.

- GV chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ.

- Thi đọc diễn cảm.

- Luyện học thuộc lòng.

- Thi học thuộc lòng.

- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ.

- HS thi học thuộc lòng từng khổ thơ.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Dựa vào tranh minh họa và bài thơ em hãy tả lại cảnh đất nước tự do bằng lời của mình?

*Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại.

(24)

- Học sinh tiếp tục học bài thơ.

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 51. SỰ SINH SẢN CỦA THÚ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thú là động vật đẻ con.

- Kể tên được một số loài thú

- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, Hình ảnh thông tin minh hoạ.

- HS : SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài chim (Mỗi HS kể tên 1 loài chim)

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Quan sát

- Các em HĐ theo nhóm. Hãy cùng bạn đọc các câu hỏi trong SGK trang 120 về sự sinh sản của thú. Chú ý thảo luận so sánh về sự sinh sản của chim và thú để có câu trả lời chính xác, các em hãy QS hình và đọc các thông tin kèm trong SGK

+ Nêu nội dung của hình 1a ? + Nêu nội dung hình 1b ?

+ Chỉ vào hình và nêu được bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ? + Nói tên các bộ phận của thai mà bạn thấy trong hình ?

+ Bạn có NX gì về hình dạng của thú mẹ và thú con ?

+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ?

- HS thảo luận theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển

- HS cùng nhóm quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK

+ Chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ.

+ Hình chụp thú con lúc mới sinh ra.

+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở trong bụng mẹ.

+ Các bộ phận của thai : đầu mình các chi...có một đoạn như ruột nối thai với mẹ

+ Hình dạng của thú mẹ và thú con giống nhau.

+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.

(25)

+ So sánh sự sinh sản của thú với các loài chim ?

+ Bạn có nhận xét gì về sự nuôi con của chim và thú ?

- GV KL chốt lại

Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập

+ Thú sinh sản bằng cách nào?

+ Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?

- GV chia lớp thành 6 nhóm

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm

- GV tuyên dương nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng - Kết luận: SGK trang 121

+ Sự sinh sản của thú với các loài chim có sự khác nhau

- Chim đẻ trứng ấp trứng và nở thành con.

- Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú lớn lên trong bụng mẹ.

+ Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa. Cả chim và thú đều nuôi con cho đến khi con chúng tự kiếm ăn.

- HS làm bài vào phiếu học tập + Thú sinh sản bằng cách đẻ con.

+ Có loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; có loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.

- HS làm việc theo nhóm

- Đại di n các nhóm trình b yệ à

Số con trong 1 lứa Tên động vật Thường mỗi lứa 1 con Trâu, bò, ngựa,

hươu, nai, hoẵng…

2 con trở lên Hổ, chó, mèo, … 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

- GV phát phiếu bài tập.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Thú là loài động vật gì?

a. Đẻ con.

b. Đẻ trứng.

2. Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa?

a. Bò.

b. Trâu.

c. Khỉ.

d. Lợn (heo).

3. Loài thú nuôi con bằng cách nào?

a. Cho con bú.

b. Kiếm mồi mớm cho con.

- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả:

1a, 2d, 3a

- HS nhận phiếu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi

- Báo cáo kết quả và thực hiện 4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Tìm hiểu sự sinh sản của vật nuôi của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện

(26)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 14/3/2022

NG: Thứ 5 ngày 17 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 129. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

Bài 1. SGK trang 137. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a) 22giờ 8 phút b) 21 ngày 6 giờ c) 37 giờ 30 phút d) 4 phút 15 giây - Củng cố cộng, trừ số đo thời gian Bài 2. SGK trang 137. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Nhận xét, chốt lời giải đúng:

a) 17 giờ 15 phút; 12 giờ 15 phút b) 6 giờ 30 phút; 9 giờ 20 phút

- Củng cố lại cách nhân, chia số đo thời gian Bài 3.SGK.T.138. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết Hương phải đợi Hồng trong bao lâu

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài VBT.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài VBT.

- 4 HS làm bảng nhóm.

- N/x bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- Biết Hương đến trước giờ hẹn bao

(27)

ta phải biết gì?

- GV chốt lại kết quả đúng: Khoanh vào B Bài 4. SGK.T.138:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV nhận xét chốt kết quả đúng:

Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến HP là:

8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:

17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 23 giờ 5 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:

11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ - Củng cố cách trừ số đo thời gian.

lâu.

- HS làm bài vở, nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu.

- HS làm bài VBT.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Cho HS làm bài sau:

Chú Tư làm chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 45 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 35 phút, chi tiết máy thứ ba làm hết 2 giờ 7 phút.

Hỏi chú Tư làm cả ba chi tiết máy hết bao nhiêu thời gian?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian trong thực tế.

- HS làm bài cá nhân.

Bài giải

Hai chi tiết đầu chú Tư làm hết là:

1 giờ 45 phút + 1giờ 35 phút = 3 giờ 20 phút

Cả ba chi tiết chú Tư làm hết thời gian là:

3 giờ 20 phút + 2 giờ 7 phút = 5 giờ 27 phút

Đáp số: 5 giờ 27 phút

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 53. LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ nối.

- Biết tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn. Biết cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

- Yêu quý tiếng việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

(28)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U: Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đâu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (17 phút) Hoạt động 1: Nhận xét:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi:

+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?

- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.

Bài 2: HĐ cá nhân

+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?

- GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài được gọi là từ nối.

*Ghi nhớ

- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài.

- Gọi HS đọc Ghi nhớ.

- Nêu ví dụ minh họa

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả.

+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.

+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.

- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp.

+ Các từ ngữ: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,…

- 3 HS đọc ghi nhớ - HS đọc thuộc lòng

- Cho HS tự nêu VD để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- GV nhắc HS tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện mối quan hệ giữa các đoạn.

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào bảng nhóm

- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày.

Lời giải:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng