• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN HÓA 12 NĂM HỌC 2021-2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN HÓA 12 NĂM HỌC 2021-2022"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

--- (Đề thi có 4 trang)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Chất không phải este là

A. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7. C. C2H5COOC6H5. D. CH3COOH.

Câu 2: Etyl fomat có công thức là

A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 3: Cho CH3COOCH3 phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là

A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3COOH.

C. CH3OH và CH3COOH. D. CH3COOH và CH3ONa.

Câu 4: Etyl axetat không tác dụng với

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng). D. O2, to. Câu 5: Chọn phát biểu sai?

A. Các este thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

B. Các este tan vô hạn trong nước.

C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn nhiệt độ sôi của axit hoặc ancol có cùng phân tử khối.

D. Các este thường có mùi thơm đặc trưng.

Câu 6: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. CH3COOC2H5. B. C4H9OH. C. C6H5OH. D. C3H7COOH.

Câu 7: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?

A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C16H33COO)3C3H5. C. (C6H5COO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5.

Câu 8: Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 9: Chất nào sau đây có trạng thái rắn ở điều kiện thường?

A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. CH3COOC2H5. D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và A. 3 mol axit stearic. B. 1 mol axit stearic.

C. 1 mol natri stearat. D. 3 mol natri stearat.

Câu 11: Công thức phân tử của glucozơ là

A. C6H10O5. B. C6H12O6. C. C12H22O11. D. C6H14O6.

Câu 12: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, ta cho glucozơ phản ứng với A. nước brom. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Kim loại Na.

Họ và tên: ……… Lớp: 12……

Số báo danh: ……….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Br = 80; Ag = 108.

(2)

Câu 13: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và sobitol. B. fructozơ và sobitol.

C. glucozơ và axit gluconic. D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 14: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n.

C. [C6H7O3(OH)2]n. D. [C6H8O2(OH)3]n. Câu 15: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

A. 22. B. 11. C. 6. D. 5.

Câu 16: X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột. X là

A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.

B. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

C. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.

D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 18: Công thức phân tử của etylamin là

A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 19: Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3N. B. CH4N. C. CH5N. D. C2H5N.

Câu 20: Anilin (C6H5NH2) không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch Brom.

C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ.

B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. C. Phenylamin có tính bazơ yếu hơn NH3.

D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa số lẻ nguyên tử H trong phân tử.

Câu 22: Cho quỳ tím vào dung dịch CH3NH2 thì quì tím sẽ

A. chuyển sang màu đỏ. B. không đổi màu.

C. chuyển sang màu xanh. D. chuyển sang màu hồng.

Câu 23: Alanin có công thức là

A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 24: Số nguyên tử hidro trong phân tử glyxin là

A. 2. B. 5. C. 7. D. 3.

Câu 25: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. Dung dịch alanin. B. Dung dịch glyxin.

C. Dung dịch lysin. D. Dung dịch valin.

Câu 26: Để chứng minh alanin có tính lưỡng tính thì ta cho alanin tác dụng với A. Dung dịch NaCl và dung dịch NaOH.

B. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl3. C. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

D. Dung dịch brom và dung dịch NaOH.

(3)

Câu 27: Cho este A có công thức cấu tạo là CH3COOC2H5. Cho các nhận định sau:

(1) A có thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol.

(2) A thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit (t0) tạo sản phẩm là axit axetic và ancol etylic.

(3) A tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:1.

(4) A tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1.

Số nhận định đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 28: Cho các chất sau: anilin, glucozơ, saccarozơ, metyl axetat, glyxin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 29: Đốt cháy một chất hữu cơ X cho số mol CO2 bằng số mol H2O. Chất X là A. glucozơ. B. metylamin. C. alanin. D. saccarozơ.

Câu 30: Cho 0,01 mol triolein tác dụng vừa đủ với V lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn, xúc tác Ni, to) tạo thành tristearat. Giá trị của V là

A. 0,672. B. 0,224. C. 0,336. D. 0,448.

Câu 31: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là

A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam.

Câu 32: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.

Câu 33: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của a là

A. 1,30M. B. 1,50M. C. 1,25M. D. 1,36M.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

(1) Axit glutamic là một chất lưỡng tính.

(2) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(3) Đun nóng chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và xà phòng.

(4) Nicotin có trong cây thuốc lá là amin rất độc.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 35: Cho các chất sau: glucozơ, metylfomat, etylaxetat, metylamin, triolein, fructozơ và axit glutamic. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 36: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất X Y Z T

Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X là NH3. B. Y là C6H5OH. C. Z là CH3NH2. D. T là C6H5NH2.

Câu 37: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức –COOH và 1 chức –NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 amino axit là

A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0.4.

(4)

Câu 38: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Khối lượng của este X gần với giá trị nào nhất?

A. 18. B. 19. C. 20. D. 21.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và x mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị x là

A. 3,3. B. 3,1. C. 2,9. D. 2,7.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2 : 1) và các triglixerit Y.

Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H2O và 13,45 mol CO2. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20%) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol đều bằng nhau. Phần trăm khối lượng của axit panmitic trong m gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18,20%. B. 13,40%. C. 12,10%. D. 6,70%.

--- HẾT ---

(5)

ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

D A A B B A A A A D

Câu 11 Câu 13 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

B C A A B B C A C C

Câu 21 Câu 24 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30

B C B B C C B (1,4) A A A

Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40

C A B A(1,2,4) A C B C B A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng II: Bài tập về phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi.. Tính khối lượng oxit

Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO 3 cần dùng lần lượt là bao nhiêu gam.. Biết phản ứng xảy ra

Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của M, biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO 3

Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trướcA. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với

Câu 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với

Câu 25: Biển – đảo của vùng đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm nào sau đâyA. A.Nguồn hải sản phong phú B.Biển ấm, ngư trường

Fructozơ có phản ứng tráng bạc chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức – CHO. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

Khối tròn xoay tạo thành khi quay D quanh trục hoành có thể tích V bằng bao nhiêu?. Trung điểm M của đoạn thẳng AB có tọa