• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÔ TÔ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÔ TÔ "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

NGỮ VĂN 6

Chào các con!

Vậy là chúng ta đã hoàn thành bài của tuần 25. Cô cảm ơn các con đã cộng tác rất tốt với cô ở các tuần vừa qua!

Và hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào bài của Tuần 26. Nhớ là chúng ta kết hợp SGK khi tìm hiểu bài, viết bài đầy đủ, làm bài tập nhiều nhất có thể nhé. Chúc các con học tốt!

Những thắc mắc của các con sẽ được các cô giảng giải vào khung giờ học trên “lophoc.hcm.edu.vn” của môn Ngữ Văn 6. Hẹn gặp lại các con vào 19 giờ đến 20 giờ thứ 5 !

TUẦN 26

Văn bản:

LƯỢM

Tác giả: Tố Hữu I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1- Tác giả: Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.

2- Văn bản: Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thể loại: thơ 4 chữ

- Loại thơ tự sự - ngôi kể thứ ba.

- Bố cục: 3 phần

+ Năm khổ thơ đầu: Nhớ lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.

+ Bảy khổ giữa: Chuyến công tác và sự hi sinh của Lượm.

+ Hai khổ cuối: Hình ảnh Lượm sống mãi.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản:

1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:

a- Hoàn cảnh gặp gỡ: " Ngày Huế đổ máu" ( Biện pháp hoán dụ)→ hoàn cảnh chiến đấu chống thực dân Pháp.

b- Chân dung chú bé Lượm:

(2)

2

- Trang phục: Cái xắc xinh xinh - Ca lô đội lệch

- Dáng vẻ : Loắt choắt - Má đỏ bồ quân - Nhảy trên đường vàng - Má đỏ bồ quân.

- Cử chỉ, hành động: chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, Mồm huýt sáo vang - cười híp mí.

- Lời nói: Cháu đi liên lạc … Thích hơn ở nhà

Nghệ thuật: - Từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, liệt kê, hoán dụ - Nhịp thơ 2/2 đậm chất vè dân gian.

 Tác giả quan sát trực tiếp lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động. Đó là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi , nhí nhảnh, nghịch ngợm, hồn nhiên, yêu đời.

2. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm a- Hoàn cảnh chiến đấu:

- Bỏ thư vào bao Công việc như mọi ngày - Thư đề thượng khẩn

- Vụt qua mặt trận - Đạn bay vèo vèo

Động từ “vụt”, tính từ “vèo vèo”, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.

Câu hỏi tu từ: Sợ chi hiểm nghèo? →Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.

b- Sự hi sinh của Lượm:

- Bỗng lòe chớp đỏ - Một dòng máu tươi

- Cháu nằm trên lúa …Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào non sông đất nước.

(3)

3

 Sự hy sinh của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.

- Lượm ơi, còn không?

Câu hỏi tu từ →Tình cảm của tác giả: ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm. Đó là tiếng gọi thân thương, đau đớn, thống thiết.

3- Hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng mọi người:

- Chú bé loắt choắt … Nhảy trên đường vàng

Lặp lại đoạn thơ tạo điệp khúc: trả lời cho câu hỏi tu từ ( Lượm ơi, còn không?)

→ Khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

III- Tổng kết:

Ghi nhớ / 77 IV- Luyện tập:

- Học thuộc lòng từ “ Một hôm nào đó” đến hết bài thơ.

- Dựa vào bài thơ, viết đoạn văn 4-6 dòng miêu tả hình ảnh chú bé Lượm.

---

Biện pháp tu từ: HOÁN DỤ

I. Hoán dụ là gì?

Ví dụ 1/82:

- "áo nâu" chỉ những người nông dân "áo xanh" chỉ những người công nhân

( người nông dân thường mặc áo nâu, người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc "áo xanh" "áo nâu" là đặc điểm của người nông dân và công nhân)

- “Nông thôn” chỉ những người sống ở nông thôn.

“Thị thành” chỉ những người sống ở thành thị.

(4)

4

(người sống ở nông thôn và “nông thôn”; người sống ở thành thị và “thành thị”

có quan hệ gần gũi với nhau)

→ Cách dùng tên gọi sự vật này để gọi tên sự vật khác nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

 Hoán dụ

Ghi nhớ SGK / 82 II- Luyện tập:

BT 1- Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu( viết mỗi câu rồi gạch dưới phép hoán dụ) :

Ví dụ: câu 1a / 84: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

1b / 84 : 1c / 84 : 1d / 84 :

BT 2: Hoán dụ và Ẩn dụ có gì giống nhau và khác nhau (Gợi ý: dựa vào khái niệm để phân biệt)

---

Văn bản:

CÔ TÔ

Tác giả: Nguyễn Tuân I.Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Tác giả: SGK / 90 2. Văn bản:

- PTBĐ: Miêu tả + biểu cảm.

- Thể loại: kí.

- Bố cục: ba phần.

a) Từ đầu đến "ở đây": Toàn cảnh Cô Tô sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).

(5)

5

b) Từ "Mặt trời" đến "nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (Điểm nhìn miêu tả: Nơi đầu mũi đảo).

c) Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (Điểm nhìn miêu tả: từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:

- Trong trẻo, sáng sủa - Cây thêm xanh mượt

- Nước biển lam biếc đậm đà - Cát vàng giòn hơn

- Cá nặng lưới

Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn);

Nghệ thuật miêu tả: bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu.

Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.

→Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.

- Càng cảm thấy yêu mến hòn đảo

→ Cô Tô tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình.

 Tác giả là người yêu mến, gắn bó với thên nhiên, đất nước.

2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô:

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trình, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh.

Dùng nhiều hình ảnh miêu tả; phép so sánh độc đáo mới lạ thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn.

→ Bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.

(6)

6

- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.

→ Cách đón bình minh công phu và trang trọng.

 Tình cảm của tác giả: yêu thiên nhiên.

3. Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân:

- Vị trí: giếng nước ngọt giữa đảo

- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước; bao nhiêu là thùng gỗ cong, ang, gốm.

- Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.

- Anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước cho thuyền; Chị Châu Hòa Mãn dịu dàng địu con.

→ Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra: đông vui, tấp nập, bình dị - Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình.

III- Tổng kết:

Ghi nhớ SGK/ 91 IV. Luyện tập

1. Tìm trong văn bản 1 câu có phép so sánh, 1 câu có phép nhân hóa.

2. Em hãy viết một đoạn văn 4-6 dòng tả cảnh mặt trời mọc nơi em ở?

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạtg. Đối chiếu

Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em3. Luyện tập làm biên bản cuộc họp Tập

Chị gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi... Tên các sự vật, con vật. Từ ngữ dùng để gọi các sự vật,

Kích thước của mọt khuẩn đen thay đổi theo các pha phát dục, ở giai đoạn sâu non kích thước tăng dần qua các lần lột xác và giai đoạn nhộng kích thước giảm...

Chị gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi... Tên các sự vật, con vật. Từ ngữ dùng để gọi các sự vật,

Dựa vào bảng điện trở suất của các vật liệu ta thấy trong bốn vật liệu sắt, nhôm, bạc, đồng thì bạc có điện trở suất nhỏ nhất, vậy bạc dẫn điện tốt nhất. Dựa vào

+ Chiều dài dây dẫn: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng từ một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây: RR. + Tiết diện dây

Nhiều qui trình nút TMC cửa gây phì đại gan trước phẫu thuật đã được áp dụng tại nhiều trung tâm phẫu thuật cắt ghép gan lớn trên thế giới, đến thời điểm hiện tại