• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm

Bài 15.1 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Lứa tuổi từ 11-15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate B. protein

C. calcium D. Chất béo

Trả lời:

Đáp án C

Bài 15.2 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy nêu các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người.

Trả lời:

Các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Bài 15.3 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm Trả lời:

Một số cách để bảo quản thực phẩm: đông lạnh, sấy khô, hun khói,muối...giúp thực phẩm giữ được lâu hơn, tránh hư hỏng.

Bài 15.4 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Mỗi người cần một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố như độ tuổi, giới tính,nghề nghiệp, hoạt động thể lực,...

Bài 15.5 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin gì về thực phẩm?

(2)

Trả lời:

Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin về nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng, thành phần, năng lượng hấp thu trong một gói,...

Bài 15.6 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể Trả lời:

Một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể như: cơm, bún, miến, mì tôm, bánh mì,nước đường,....

Bài 15.7 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.

Trả lời:

A- (2), B- (1), C-(5), D-(3), E-(4)

(3)

Bài 15.8 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin).

Trả lời:

Bảng thực đơn trong ngày:

Buổi Nhóm chất

Sáng Trưa Tối

Carbohydrate Bánh mì Cơm Cơm

Protein Trứng Thịt kho Cá

Chất béo Sữa Thịt mỡ Dầu thực vật

Vitamin và chất khoáng

Rau thơm Rau xanh Hoa quả

Bài 15.9 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp.

Chất dinh dưỡng, chuyển hóa, thức ăn, năng lượng

Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy

..(1)..thông qua ăn thức ăn.Hầu hết ..(2).. của chúng là thực vật hoặc động vật khác.

Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hóa, xảy ra các quá trình..(3)..để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần.

Trả lời:

(1) Chât dinh dưỡng, (2) Thức ăn, (3) Chuyển hóa

Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy chất dinh dưỡng thông qua ăn thức ăn.Hầu hết thức ăn của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hóa, xảy ra các quá trình chuyển hóa để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những thiết bị, dụng cụ cần thiết là: kính hiển vi, kính lúp, nước cất, đĩa petri, giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thì inox, dao mổ. b) Dùng dao

Trang 41 + 42 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sắp xếp các hoạt động sau thành các bước đúng của một quy trình làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ). a)

- Hình 1 (rêu) và hình 4 (cây bạch đàn) thuộc giới thực vật vì chúng là những cơ thể đa bào, nhân thực, chứa lục lạp nên có khả năng tự dưỡng và sống cố định.. -

Cần sử dụng nước đun sôi để nguội đến khoảng 50ºC để tạo nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lactic phát triển và sinh sản.. Trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 6: Trước khi

ARN và gai glycoprotein C. ADN hoặc gai glycoprotein D. Trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 6: Quan sát các virus trong hình 29, xếp tên các virus vào đúng nhóm hình dạng

Trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao khi quan sát động vật nguyên sinh, người ta cho một vài sợi bông vào trong giọt nước trên lam kính trước khi đậy lamen và đưa

b) Chọn một đám rêu ở chân tường, và tách chúng thành hai phần: một phần để ở nơi ẩm ướt và một phần để ở nơi khô, tười nước chỉ một lần trong ngày với lượng rất ít.

Trả lời: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có