• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : / /2019

Ngày giảng: / /2019 Tiết 73, 74

Chủ đề: TỤC NGỮ

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Kĩ năng sử dụng tục ngữ Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

- Gồm các tiết:

Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất Tiết 74: Tục ngữ về con người và xã hội

- Số tiết: 02

Bước 3:Xác định mục tiêu bài học - Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học về thiên nhiên và lao động sản xuất cũng như về con người và xã hội.

- Biết tích lũy kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất cũng như hiểu được giá trị từ những lời nhận xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn cao đẹp, tình nghĩa...

của con người Việt Nam qua tục ngữ.

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Bước 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. Từ đó nhận biết được đặc điểm của tục ngữ.

2. Kĩ năng

- Đọc, hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ .

- Nhận diện được tục ngữ, phân biệt được tục ngữ với thành ngữ và ca dao.

- Vận dụng được ở mức độ nhật định một số câu tục ngữ vào đời sống.

3. Thái độ

- Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống qua hai tiết học chủ đề: Tục ngữ.

- Có ý thức sưu tầm và vận dụng tục ngữ vào lời nói và bài viết.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tự nhận thức, năng lực khám phá và sáng tạo - Vận dụng tục ngữ khi nói, khi viết ở một mức độ nhất định.

* Giáo dục đạo đức: Biết yêu quý lao động và trân trọng tình cảm của con người.

II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- SGK, chuẩn kiến thức – kĩ năng, các tài liệu tham khảo.

- Phương pháp: vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện: máy chiếu, bảng phụ, bút dạ...

2.Học sinh

- Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.

- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, sưu tầm tục ngữ cùng chủ đề.

(2)

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, thảo luận

- KTDH: Kĩ thuật hỏi trả lời, kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ :Gv kiểm tra việc chuẩn bị học tập của học sinh 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài.

- Phương pháp: Tổ chức trò chơi kết hợp với thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não

GV cho HS đọc các câu tục ngữ mà các em đã sưu tầm được Giao nhiệm vụ

? Kể tên các câu tục ngữ mà em biết qua quá trình sưu tầm

? Cảm nghĩ của em sau khi đọc các câu tục ngữ ấy?

GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận hai câu hỏi trên, giáo iên giới thiệu bài.

Các em vừa đọc các câu tục ngữ về thiên nhiên, về con người, về lao động sản xuất. Đó là những giá trị tinh thần từ ngàn xưa của ông cha ta để lại. Các em cần phải lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy.

Tiết 1

KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1 Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm tục ngữ.

- Thời gian 10 phút

- Mục tiêu học sinh hiểu được tục ngữ là gì, lấy ví dụ về tục ngữ

- PP Vấn đáp, nêu vấn đề

- KT hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện : SGK, SGV, máy chiếu, cuốn tục ngữ Việt Nam

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Từ những câu tục ngữ các nhóm đã sưu tầm ở phần khởi động, em thấy tục ngữ có đặc điểm gì ?

- HS thảo luận theo nhóm bàn, cử 1 bạn ghi chép, các nhóm trao đổi phát biểu ý kiến - Trình bày trước lớp

GV giải thích

+ Tục: Là thói quen có từ lâu đời + Ngữ : Là lời nói

-Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện

I. Khái quát về tục ngữ Việt Nam.

1.Tục ngữ là gì?

Chú thích * sgk/3

(3)

những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của tục ngữ.

Chiếu ví dụ

GV cho HS quan sát ví dụ - Ăn cây nào rào cây ấy.

- Ở hiền gặp lành.

- Con trâu là đầu cơ nghiệp.

? Dựa vào kiến thức khái niệm của tục ngữ và 3 ví dụ trên, em hãy cho biết tục ngữ có đặc điểm gì ?

( Gợi ý: về hình thức, nội dung, nghĩa, sử dụng, tri thức, ...)

HS thảo luận nhóm (3’) Đại diện nhóm trình bày.

Nhóm khác nhận xét chéo.

GV chốt ý, trình bày bảng

? Em hiểu gì về nghĩa đen và nghĩa bóng?

+ Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu.

+ Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng

Gv hướng dẫn học sinh phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao.

Gv tiến hành cho lớp thảo luận nhóm Gv chia lớp thành 4 nhóm.

Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký của nhóm.

Nhóm 1 : Câu hỏi số 1 Nhóm 2 : Câu hỏi số 2 Nhóm 3 : Câu hỏi số 3 Nhóm 4 : Câu hỏi số 4

1. Tìm điểm giống nhau giữa thành ngữ với tục ngữ ?

2. Giữa thành ngữ và tục ngữ có điểm gì khác nhau ?Mỗi loại cho một ví dụ.

3. Cho biết sự khác biệt giữa tục ngữ và ca

2. Tục ngữ có đặc điểm gì?

- Về hình thức: Ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững, giàu hình ảnh, nhịp điệu.

- Về nội dung, tư tưởng: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội.

- Nghĩa của tục ngữ: Cần chú ý cả nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.

- Về sử dụng: Được nhân dân vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống.

- Tri thức trong tục ngữ: vì dựa trên kinh nghiệm nên không phải bao giờ cũng đúng, thậm chí có những kinh nghiệm đã lạc hậu.

3. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao

a.Tục ngữ với thành ngữ:

- Giống: đều là những sáng tác của nhân dân lao động, có tính truyền miệng

- Khác:

Thành ngữ Tục ngữ

Là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định Vd: Ăn cháo đá bát

Thường là câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một phán đoán.

Vd: Ăn cây nào rào cây nấy

b. Tục ngữ với ca dao

Tục ngữ Ca dao

(4)

dao ? Mỗi loại cho một ví dụ.

4. Hãy cho biết những câu sau là tục ngữ hay ca dao ?

- Thức khuya mới biết đêm dài Đoạn trường ai có qua cầu mới hay

- Thức khuya mới biết đêm dài, Ở lâu mới biết con người phải chăng.

HS thảo luận nhóm, trình bày vào bảng phụ.

GV chốt ý, nhận xét từng nhóm.

* Lưu ý: có những trường hợp rất khó phân biệt tục ngữ hay ca dao.

Ví dụ: - Thức khuya mới biết đêm dài Đoạn trường ai có qua cầu mới hay

- Thức khuya mới biết đêm dài, Ở lâu mới biết con người phải chăng

……….

………

Hoạt động 2 (32’)

- Mục tiêu học sinh hiểu được nội dung một số câu tục ngữ về thiên nhiên

- PP: Vấn đáp, phân tích, thảo luận

- KT: Hỏi trả lời, trình bày 1 phút, chia nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

Hướng dẫn đọc hiểu văn bản tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

GV đọc to rõ ràng nhấn mạnh các ý nhịp 3/4, 3/2/2

? Theo em các câu tục ngữ trên có thể chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào gọi tên từng nhóm ?

Hs: Tám câu được chia làm 2 nhóm

Nhóm 1: kinh nghiệm về thiên nhiên: Câu 1 đến câu 4

Nhóm 2: kinh nghiệm về lao động sản xuất : Câu 5 đến câu 8

- Là câu nói.

- Thiên về duy lí.

- Diễn đạt kinh nghiệm.

Vd: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Là lời thơ của dân ca.

- Thiên về trữ tình.

- Biểu hiện thế giới nội tâm của con người.

Vd:Chiều chiều ra đứng ngõ sau..

II. Tìm hiểu một số đề tài của tục ngữ Việt Nam

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (8 câu)

- Những câu tục ngữ về con người và xã hội (9 câu)

(5)

* Phân tích những câu tục ngữ về thiên nhiên

GV chia lớp thành hai nhóm

+ Nhóm 1 những câu tục ngữ kinh nghiệm về thiên nhiên (4 câu đầu)

+ Nhóm 2: những câu tục ngữ về lao động sản xuất ( câu 5 đến câu 8)

- Các nhóm thảo luận thời gian (7 phút) - Thư kí ghi ra bảng phụ

- Cử đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét chéo - GV nhận xét và chốt kiến thức

? Xác định mỗi câu tục ngữ có mấy vế ?

?Em hiểu thế nào là chưa cười, chưa nằm ?

? Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

? Nội dung của câu tục ngữ là gì ?

? Người ta có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc gì?

Kết quả nhóm 1 GV bổ sung thêm:

* Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

* Chuồn chuồn bay thấp trời mưa Bay cao trời nắng, bay vừa trời râm

GV : Ngày nay khoa học đã cho phép con người dự báo khá chính xác về bão. Nhưng kinh nghiệm trong câu tục ngữ trên vẫn còn có giá trị đối với các vùng sâu, vùng xa, khi phương tiện thông tin còn hạn chế.

GV: Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay dổi của khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt.

Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn, để tránh mưa lụt và để làm tổ mới sau mưa

- Kết quả nhóm 2

1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1.1. Tục ngữ về thiên nhiên

Câu 1

Sử dụng phép đối, nói quá, câu tục ngữ cho ta thấy: tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài, ngày ngắn.

 Khuyên con người có ý thức chủ động sử dụng thời gian hợp lí vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

Câu 2

- Kinh nghiệm của nhân dân, đêm trước có nhiều sao hôm sau sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa.

 Giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

Câu 3

- Đây là kinh nghiệm nhìn trời để dự đoán thời tiết, chủ động bảo vệ tài sản.

Câu 4

Kiến bò nhiều vào tháng bảy (âm lịch) là điềm báo sắp có lụt

 Cần phải quan sát hiện tượng xảy ra để chủ động phòng chống lũ lụt.

1. 2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất

Câu 5

Cách sử dụng nghệ thuật so sánh nhằm đề cao giá trị của đất.

 Khuyên nhủ mọi người phải biết quí

(6)

* Giáo dục đạo đức: Biết yêu quý lao động và trân trọng những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta.

? Em thấy tác giả dân gian đã có cách diễn đạt độc đáo như thế nào qua 8 câu trên?

? Tám câu tục ngữ trong bài đã đúc kết những kinh nghiệm gì?

HS: Cách diễn đạt ngắn gọn nhưng hàm ý sâu sắc

- Tám câu tục ngữ trên là những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất

trọng và sử dụng đất có hiệu quả.

Câu 6

Câu tục ngữ khẳng định thứ tự lợi ích các nghề: Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.

Nhắc nhở người lao động muốn làm giàu cần phải biết phát triển một cách toàn diện trong đó có phương thức vườn ao, chuồng.

Câu 7

Câu tục ngữ nêu bật tầm quan trọng của bốn yếu tố trong việc trồng trọt: nước, phân, cần, giống.

 Kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa phải đảm bảo 4 yếu tố trong đó quan trọng hàng đầu là nước để mùa màng bội thu.

Câu 8

Trong trồng trọt quan trọng nhất là thời vụ, thứ hai là làm đất kĩ.

 Khuyên người nông dân phải biết chọn thời vụ và khai thác đất đai hợp lí, mùa nào trồng cây ấy làm đất kĩ, để mùa màng bội thu.

Tiết 2

TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC LUYỆN TẬP

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

Hình thành và phát triển năng lực Trò chơi khởi động (3’)

Có 5 ô chữ cho sẵn. Hai bạn đứng đối diện nhau, một bạn gợi ý sao cho không trùng với từ cho sẵn, bạn kia trả lời. Nếu trả lời đúng 1 ô chữ được 2,0 điểm. Sai

Hai học sinh tham gia phần chơi:

1 học sinh gợi

-Tạo tâm thế và hứng thú cho học sinh vào bài.

Năng lực hợp tác, phán đoán, giải quyết

(7)

không tính điểm. Thời gian cho việc vừa gợi ý vừa suy nghĩ và trả lời là 1 phút.

Kết thúc phần chơi tổng số điểm có được cũng chính là điểm của hai bạn.

GV: Ở tiết học chủ đề trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về tục ngữ và một số câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất và cả tục ngữ về con người và xã hội.Vậy tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các câu tục ngữ còn lại để từ đó có thể nhận diện và phân biệt tục ngữ với một số thể loại văn học dân gian khác.

ý còn một học

sinh đọc

chính xác ô chữ cho sẵn.

Cả lớp lắng nghe chú ý nhập vào bài học mới

- Nhớ lại kiến thức ở tiết học trước.

vấn đề.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

1. Mục tiêu: +HS nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung ý nghĩa và bài học từ những câu tục ngữ trong chủ đề.

+ Nhận biết đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tục ngữ, từ đó biết phân biệt và nhận diện đúng tục ngữ.

2. Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình...

3. Kĩ thuật: hỏi trả lời, thảo luận nhóm, khăn phủ bàn...

Hoạt động 3 (28’)

- Mục tiêu học sinh hiểu được tục ngữ về con người và xã hội

- PP: Đàm thoại, thảo luận, phân tích

- KT hỏi trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, từ điển tục ngữ - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV: Tục ngữ về con người và xã hội chia làm mấy nội dung, tương ứng với những câu tục ngữ nào?

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

theo 2 nhóm đã phân công nhiệm vụ ở tiết trước.

Câu hỏi chuẩn bị ở nhà:

+ Nhóm 1:

Phân tích nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ nội dung ý nghĩa và bài học rút ra từ các câu tục ngữ:

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

5. Không thầy đố mày làm nên.

6. Học thầy không tày học bạn.

Câu tục

ngữ Nghệ thuật Nội dung, bài học Học ăn,

học nói, học gói, học mở.

- 4 vế có quan hệ vừa đẳng lập vừa bổ

sung cho nhau.

- Khẳng định con người cần phải học để mọi hành vi ứng xử đều

II. Tìm hiểu một số câu tục ngữ Việt Nam

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Tục ngữ về con người và xã hội a. Tục ngữ về giá trị và phẩm chất con người.

b.Tục ngữ về học tập, tu dưỡng

(8)

- Điệp từ "

học" kết hợp với liệt kê vừ nhẫn mạnh vừ mở rộng phạm vi con người cần phải học.

chứng tỏ mình là người có văn hóa, biết đối nhân xử thế. Vì vậy phải học từ cái nhỏ đến lớn. tỉ mỉ, toàn diện.

Không thầy đố mày làm nên.

Hìnhthức thách đố, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.

- Khẳng định vai trò của người thầy trong thành công của con người.

=> Tôn trọng và biết ơn thầy cô.

Học thầy không tày học bạn.

Hình thức: hai vế có quan hệ so sánh hơn kém, gieo vần.

-Khẳng định và đề cao vai trò của việc học hỏi thêm ở bạn bè.

=> Khuyên: phải mở rộng phạm vi học hỏi.

Gv: Gọi học sinh nhóm khác nhận xét?

- Vậy qua ba câu tực ngữ trên ông cha ta đã nhắc nhở con cháu những bài học sâu sắc nào về việc học tập và tu dưỡng ?

- Em có thể đọc một số câu tục ngữ hoặc ca dao cùng đề tài với những câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ chúng ta về việc học tập tu dưỡng?

(Ăn cho nên đọi, nói cho nên lời. - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

- Người không học như ngọc không mài.

- Muốn sang thì bắc cầu kiều.

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.) GV gọi HS đọc câu 7,8,9 Câu hỏi chuẩn bị ở nhà:

+ Nhóm 2:

Phân tích nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ nội dung ý nghĩa và bài học rút ra từ các câu tục ngữ:

7. Thương người như thể thương thân.

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

GV: Gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị.

Câu tục ngữ

Nghệ thuật

Nội dung bài học

- Học tập phải toàn diện, tỉ mỉ.

- Phải luôn mở rộng phạm vi học: học thầy và cả học bạn.

c.Tục ngữ về quan hệ ứng xử

(9)

Thương người như thể thương thân.

so sánh - Lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân để quý trọng, đồng cảm.

-> Sống bằng lòng nhâ ái, vị tha, không nên sống ích kỉ. Đó là triết lí về cách sống giàu giá trị nhân văn của ông cha ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Ẩn dụ, sử dụng từ và câu có nhiều nghĩa

- Nội dung: hiểu 2 nghĩa:

+ Nghĩa đen: khi được ăn trái ngọt ta phải nhớ đến người trồng cây.

+Nghĩa bóng: khi ta được hưởng một thành quả nào đó, thì ta phải nhớ công ơn của người gây dựng nên thành quả đó.

->Bài học về lòng biết ơn.

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

-Ẩn dụ ( Cây- non) - Hai về đối nhau

- Chia rẽ lẻ loi thì chẳng làm được gì nhưng biết liên kết, hợp sức thì sẽ làm được việc lớn.

-> Bài học về sự đoàn kết.

Gv: Gọi học sinh nhóm khác nhận xét?

- Bài học thâm thúy mà em rút ra từ những lời khuyên của cha ông ta ở ba câu tục ngữ này là gì?

- Đọc một số câu tục ngữ cùng chung nội dung với các câu tục ngữ trên ?

( -Lá lành đùm lá rách.

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Uống nước nhớ nguồn.

- Ba ông thợ da bằng một da cát.

- Đông tay vỗ nên kêu.)

GV: Qua tìm hiểu các câu tục ngữ trong chủ đề cô trò chúng ta đã

phần nào hiểu được giá trị của tục ngữ. Quả thực tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân qua bao đời.

Dưới hình thức những phán đoán, những lời

(10)

nhận xét, lời khuyên nhủ tục ngữ đã đem đến cho ta biết bao kinh nghiệm và bài học bổ ích vô giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Nó sẽ mãi là cuốn cẩm nang quý giá lưu truyền đến tận muôn đời.

Câu hỏi thảo luận nhóm: (4 phút)

H: Từ những câu tục ngữ đã học, em hãy rút ra những đặc điểm tiêu biểu của tục ngữ?

Chia lớp làm 2 nhóm, thảo luận và trình bày vào giấy toki theo kĩ thuật khăn phủ bàn, cá nhân có thể trình bày ý kiến bằng cách viết vào phiếu học tập và dán kết quả vào phần ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trường tổng hợp kết quả vào ý kiến chung của cả nhóm.

Mô Phỏng:

Nhận xét gì về nội dung và ý nghĩa của tục ngữ?

* Hoạt động 4: Thực hành - Thời gian (10 phút)

- Mục tiêu học sinh vận dụng thực hành - PP: Đàm thoại, nêu vấn đề

- KT hỏi trả lời, nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu, từ điển tục ngữ Việt Nam

- Hình thức: cá nhân, nhóm Câu 1:

Chia nhóm theo bàn thảo luận:

+Nhóm 1: Phân biệt Tục ngữ với Thành ngữ ? + Nhóm 2: Phân biệt Tục ngữ với Ca dao?

Con người phải có lòng nhân ái, vị tha, tinh thần đoàn kết và luôn ghi nhớ công lao của những người đi trước.

III. Tổng kết

1. Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ - Tục ngữ ngắn gọn, hàm súc (câu ngắn nhất chỉ có 4 tiếng "Tấc đất, tấc vàng"

còn câu dài nhất cũng chỉ là một cặp lục bát "Một cây làm chẳng nên non..."

- Tục ngữ thường có vần, phần nhiều là gieo vần lưng.

- Tục ngữ thường có hai vế đối xứng nhau về hình thức, nội dung.

- Tục ngữ thường lập luận chặt chẽ, nói bằng hình ảnh.

- Tục ngữ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

2. Nội dung, ý nghĩa

Tục ngữ thường thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội...) nên được coi là " Túi khôn" của nhân dân .

IV. Luyện tập

Tục ngữ Thành

ngữ ca dao

-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

-Tục ngữ thiên về duy lí

Thành ngữ là một cụm từ .

-Nó có chức năng như

-Ca dao là những lời thơ dân gian.

-Ca dao

(11)

Cõu 2 Nhận diện tục ngữ:

Tỡm tục ngữ trong cỏc vớ dụ sau:

A. Một nắng hai sương.

B. Lời núi chẳng mất tiền mua Lựa lời mà núi cho vừa lũng nhau.

C. Mưa dõy bóo giật.

D. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiờu tấc đất, tấc vàng bấy nhiờu!

Cõu 3 thi tiếp sức trên bảng ( Thời gian 2 phút )

Đội chiến thắng là đội chép được nhiều và chính xác các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (khác với các câu tục ngữ

trong SGK)

4. Bước 4: Củng cố (2’)

Theo em tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ và được coi là tỳi khụn của nhõn dõn ? ( Dựa vào khỏi niệm, đặc điểm của tục ngữ học sinh trả lời.)

5. Bước 5: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (3’) - Học và nắm chắc khỏi niệm và đặc điểm của tục ngữ.

- Sưu tầm cỏc cõu tục ngữ đồng nghĩa, trỏi nghĩa với cỏc cõu tục ngữ đó học trong chủ đề.

- Viết một đoạn văn cú tỡnh huống sử dụng cõu tục ngữ :

“ Đúi cho sạch, rỏch cho thơm.”

- Chuẩn bị Tiết 75 Chương trỡnh địa phương phần văn và tập làm văn

+ Sưu tầm những cõu tục ngữ ca dao theo chủ đề và sắp xếp chỳng theo bảng phõn loại.

+ Phõn tớch nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của những cõu tục ngữ, ca dao đú.

V. Rỳt kinh nghiệm

………

………

………

………

--- Soạn:….………...……

Giảng:…………...….. Tiết 75

CHƯƠNG TRèNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN & TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiờu 1. Kiến thức

- Biết được yờu cầu và cỏch thức sưu tầm ca dao và tục ngữ địa phương

- Hiểu thờm về giỏ trị nội dung, đặc điểm hỡnh thức của tục ngữ ca dao địa phương.

(12)

2. Kĩ năng

- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Giúp HS ý thức sưu tầm tục ngữ, ca dao theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

- Tăng thêm tình cảm, sự hiểu biết về quê mình 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tìm hiểu và phân tích.

- Năng lực trình bày.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk địa phương, tư liệu về tục ngữ, ca dao có ở địa phương, từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam.

- HS: sgk, vở bài tập, sách Ngữ văn địa phương, sưu tầm tục ngữ, thành ngữ, ca dao địa phương.

III. Phương pháp, kĩ thuật - PP vấn đáp, thuyết trình - KT động não, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS) 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (1’)

? Em hãy lấy một vài ví dụ về tục ngữ, ca dao HS lấy ví dụ

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Tục ngữ, ca dao, dân ca

- Thời gian (7’)

- Mục tiêu học sinh nhớ lại khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao - PP vấn đáp

- Kt hỏi trả lời

- Phương tiện SGK, Sách ngữ văn địa phương, từ điển, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

- Hình thức: cá nhân

? Thế nào là tục ngữ?

? Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca?

I. Tục ngữ, ca dao, dân ca

1. Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời nói hàng ngày

2. Ca dao: Là lời thơ của dân ca, là một thể thơ dân gian

3. Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc (những câu hát dân gian)

(13)

? Điểm chung giữa tục ngữ, ca dao, dân ca?

- Là một thể loại của văn học dân gian

...

...

* Hoạt động 2: Tục ngữ, ca dao, dân ca

- Thời gian (34’)

- Mục tiêu học sinh sưu tầm tục ngữ, ca dao Việt Nam

- PP vấn đáp, phân tích, thảo luận - KT hỏi trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

- Cách tiến hành

? Em hiểu như thế nào về cụm từ

“Lưu hành ở địa phương”?

- Ca dao, tục ngữ có mặt được sử dụng ở địa phương chứ không phải là nói về địa phương

- GV nêu yêu cầu về nội dung, cách sưu tầm, thời gian

- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, gv nhận xét cho điểm

- Gv cho hs thảo luận các câu hỏi trong phần đọc - hiểu vb

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

II. Yêu cầu sưu tầm

1. Giới hạn

- Đông Triều – Quảng Ninh - 20 câu

2. Nguồn sưu tầm

- Hỏi cha, mẹ, người già, nhà văn - Tìm trong sách báo địa phương 3. Nội dung

- Nói về sản vật, di tích, thắng cảnh danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương

4. Cách sưu tầm

- Chép vào vở hoặc sổ tay văn học - Phân loại: tục ngữ, ca dao, dân ca - Sắp xếp theo chữ cái a, b, c

5. Thời gian sưu tầm: 2 tuần -> 1 tháng

6. Đọc văn bản Vân Đồn trong sgk chương trình địa phương (30-31)

4. Củng cố (1’)

- Sưu tầm thêm một số câu ca dao, tục ngữ ở địa phương và tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn nghị luận + Tìm hiểu khái niệm về văn nghị luận + Đặc điểm của văn nghị luận.

+ Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi.

+ Nhu cầu nghị luận trả lời câu hỏi trong SGK/7 + Đặc điểm của văn nghị luận

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

(14)

...

………...

...

...

...

...

--- Soạn:………...

Giảng:………...… Tiết 76

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm văn bản nghị luận

- Giúp HS hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

- Giúp hs nhận biết được văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Nhận thức được tầm quan trọng của kiểu văn bản nghị luận trong đời sống.

4. Định ướng phát triển năng lực - Năng lực tự học

II. Chuẩn bị

- Thầy: một số văn bản nghị luận, sgk, bài soạn - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp - KT động não, khăn phủ bàn

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh) 3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)

Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những câu hỏi như vì sao, tại sao...Trước những câu hỏi đó buộc chúng ta phải suy nghĩ và trả lời một cách rõ ràng, khúc chiết thì người nghe mới hiểu. Cách trả lời như thế người ta gọi là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

- Thời gian(38’)

- Mục tiêu học sinh nhận biết được đặc điểm của văn nghị luận

- PP vấn đáp, quy nạp, phân tích, thảo luận

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

(15)

- KT hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Trong cuộc sống, em có thường gặp các vấn đề như kiểu câu hỏi:

- Vì sao em đi học?

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Vì sao em thích đọc sách?

- Thế nào là sống đẹp? Nếp sống văn minh là gì?

+ Gọi 3 HS phát biểu

+ GV: Đó là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến ta phải bận tâm và cần giải quyết.

? Khi gặp những câu hỏi đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, biểu cảm hay không?

Vì sao?

- Không. Vì Kể: mang tính chất cụ thể...hình ảnh Miêu tả: Dựng chân dung nhân vật Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc, tình cảm...

? Vậy làm thế nào để trả lời được các câu hỏi như trên?

Ta xét một ví dụ cụ thể “Thế nào là sống đẹp”

- 2 HS trả lời -> GV chốt

* Trước hết cần trả lời các câu hỏi

? Sống là gì? Đẹp là gì?

? Sống đẹp là sống như thế nào? Mục đích sống ra sao?

? Sống đẹp khác với sống không đẹp như thế nào?

=> Dùng lí lẽ, dẫn chứng xác thực, lập luận chính xác thì người đọc, người nghe mới hiểu rõ vấn đề, đồng tình...

? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh truyền hình em thường gặp những loại văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết?

- Ý kiến trong các cuộc họp, trong các bài xã luận, bình luận...

-> GV chốt bằng ghi nhớ 1 -> Gọi 1 HS đọc

* GV chuyển ý

- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản “Chống nạn thất học”

? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?

- Giết giặc dốt (là một trong 3 loại giặc sau CM T8: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm)

? Để thể hiện mục đích ấy bài viết nêu ra ý kiến gì?

Những ý kiến đó được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn thể hiện?

HS thảo luận cặp đôi (3’)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp đem lại

- Người đọc thực hiện: Toàn dân Việt Nam

1. Nhu cầu nghị luận

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

1.2. Ghi nhớ 1 (sgk/9)

2. Văn bản nghị luận

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* văn bản chống nạn thất học - Mục đích: Giết giặc dốt

- Ý kiến:

+ Nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp đem lại

(16)

- Luận điểm (nói cái gì?)

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí

+ Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

? Câu mang luận điểm có đặc điểm gì?

- Là những câu khẳng định một quan điểm, một ý kiến, một tư tưởng

? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê?

? Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Chống nạn mù chữ có thực hiện được không? Bằng cách nào?

- Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT8 - Điều kiện có để người dân xây dựng đất nước - Làm Người biết chữ dạy người chưa biết chữ Chồng dạy vợ, anh dạy em

Chủ dạy người làm

Người phụ nữ cũng cần phải học

? Câu văn nào thể hiện dẫn chứng?

- 95% chính sách ngu dân của thực dân Pháp

? Theo em ngoài luận điểm rõ ràng văn nghị luận cần phải đảm bảo những yêu cầu nào nữa?

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

=> Đây chính là nội dung ghi nhớ 2

? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Tại sao?

- Không. Vì những kiểu văn bản trên không thể kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách đầy đủ chặt chẽ, rõ ràng...

? Những tư tưởng, quan điểm mà bài văn có giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống không?

- Có -> văn bản mới có ý nghĩa

- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ. GV chốt kiến thức vừa học ...

...

+ Người đọc thực hiện: Toàn dân Việt Nam

- Luận điểm

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí + Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình...

- Lí lẽ:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM T8

+ Điều kiện có để người dân xây dựng đất nước

- Dẫn chứng: 95%...

2.2. Ghi nhớ 2: sgk(9)

4. Củng cố (2’)

? Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

? Thế nào là văn bản nghị luận?

5. Hướng dẫn về nhà (3')

- Học bài, sưu tầm thêm các văn bản nghị luận để học - Chuẩn bị phần còn lại của bài học.

+ Chuẩn bị các bài tập trong sgk + Sưu tầm đoạn văn nghị luận.

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.

(17)

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần

Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.. Nêu thêm hai câu tục ngữ có

Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu bài vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, các em đã vẽ hoàn thiện về hình, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đề tài

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

Chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu: thận lọc máu, loại bỏ các chất thừa, chất thải độc hại có trong máu và tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng

It m ay be true for this person b u t untrue for others; or it is only true for certain cases and unable to be a standard for all because they are a function w ith

- Chủ động rèn luyện phẩm chất chí công vô tư phù hợp với lứa tuổi; ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư; phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công

Luyện từ và câu.. + Gieo trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây hoa, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,….. +Nạo vét kênh rạch, trồng cây xanh, bảo vệ