• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/03/2022 Toán thcs - Cánh diều

CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG Bài 4 TIA

Thời gian thực hiện : 3 tiết I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

Học xong bài này hs đạt các yêu cầu sau:

Nhận biết được khái niệm tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

Nhận biết được 1 số hình ảnh trong thực tiễn liên quan đến tia.

2. Năng lực:

Góp phần tạo cơ hội để học sinh phát triển một số năng lực như sau:

Năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau; Năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc nhận biết các hình ảnh trong thực tiễn gợi nên tia, hai tia trùng nhau, hai tia đối nhau; Năng lực giao tiếp toán học được hình thành qua các hoạt động thảo luận, trao đổi chia sẻ với GV và các bạn HS; Thông qua hoạt động vẽ hình HS có cơ hội phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong các báo cáo kết quả hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II.Thiết bị dạy học và học liệu

1.Giáo viên: thước kẻ, hình ảnh thực tế có liên quan đến tia 2.Học Sinh: đọc trước bài tia.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

1. Hoạt động 1 : Mở đầu ( 5 phút)

a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh về nội dung chính của bài “ tia” thông qua hình ảnh những tia sáng.

b) Nội dung: Quan sát những tia sáng trong bức tranh “ những tia nắng mùa xuân trong rừng” - ảnh Thomas Otto

c) Sản phẩm: HS chỉ ra được những đặc điểm của những tia sáng quan sát được.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Câu trả lời sau khi hs quan sát :

Hình ảnh trên có nhiều tia sáng, cùng xuất phát

(2)

Gv chiếu hình ảnh .

Y/c HS Quan sát chùm tia nắng và chỉ ra đặc điểm của mỗi tia đó.

từ mặt trời……..

2. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tia ( 35p)

a) Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm tia, biết vẽ một tia bất kì.

b) Nội dung:Hs. Thực hiện vẽ hình qua 2 bước liên tiếp.

Nêu được kiến thức trọng tâm : khái niệm tia, tính chất của tia.

Hoàn thành ví dụ 1, ví dụ 2, bài tập 1, bài tập 2/ sgk / 89,90.

c) Sản phẩm: hình vẽ và kiến thức trọng tâm hs ghi lại vào vở.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Gv giao nhiệm vụ học tập 1:

Y/c hs vẽ hình thực hiện theo các bước sau : Bước 1: vẽ đường thẳng xy

Bước 2: Lấy điểm O trên đường thẳng xy.

-y/c hs nêu khái niệm tia Hs thực hiện nhiệm vụ:

-1 hs lên bảng vẽ hình. HS thực hiện y/c vào vở.

- Lắng nghe gợi ý của gv và nêu khái niệm tia.

- Nhận xét hình 53 => có thể rút ra được tính chất của tia.

Báo cáo nhiệm vụ:

- Hình vẽ trên bảng và dưới vở.

- rút được nhận xét về tính chất tia.

Kết luận :

Gv nhấn mạnh cho hs cách biểu diễn tia: Tia

I. Tia

x O y a) Khái niệm:

Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.

O x b) Tính chất : Tia không bị giới hạn về một phía.

(3)

Ox thường được biểu diễn bằng một vạch thẳng có ghi rõ điểm gốc O. Tính chất của tia.

Gv giao nhiệm vụ học tập 2:

-y/c hs thực hiện VD 1: đọc và viết tên tia gốc O ở hình 54/ sgk/89.

- Hs làm VD2 :a) vẽ một tia Ox.

b) Vẽ một tia gốc O và đi qua điểm A.

HS thực hiện nhiệm vụ:

VD 1 : hs đọc và viết được tên các tia trong hình vẽ.

VD 2 : hs nêu cách vẽ và vẽ đúng hình.

Báo cáo: kết quả cách vẽ và hình vẽ trong bài của học sinh.

Kết luận:

- Gv chính xác bài làm của hs.

- Gv kết luận lại cách đọc, vẽ một tia bất kì, vẽ một tia khi biết gốc và một điểm thuộc tia.

c) Củng cố

Ví dụ 1 : hình 54 có ba tia : tia OD, tia Om, tia On.

Ví dụ 2:

a) O x Cách vẽ :

- Vẽ điểm O.

- Đặt thước thẳng đi qua điểm O.

Vạch thước bắt đầu từ điểm O và ghi thêm chữ x vào cuối nét vẽ.

b)

O A Cách vẽ:

-Vẽ hai điểm O và A bất kì.

- Đặt thước thẳng đi qua 2 điểm O và A. Vạch thước bắt đầu từ điểm O và đi qua điểm A.

Gv giao nhiệm vụ học tập 3:

Hoàn thành bài số 1. Bài số 2 / sgk / 90 Hs thực hiện nhiệm vụ:

Bài 1 : hs đọc và viết tên các tia trên hình 55 Bài 2 : hs vẽ được một tia bất kì khi biết gốc và một điểm thuộc tia.

Báo cáo: kết quả cách vẽ và bài làm của hs.

Kết luận:

-Gv chính xác hoá kết quả của nhiệm vụ học tập số 3.

d) Luyện tập

Bài 1/ sgk/90 : hình 55 có 4 tia : IA, ID, IC, IB.

Bài 2/sgk/90:

a) Cách vẽ :

Đặt thước thẳng đi qua 2 điểm A và B. Vạch theo cạnh thước bắt đầu từ điểm A và đi qua điểm B.

A B

(4)

b) Cách vẽ : Đặt thước thẳng đi qua 2 điểm A và B. Vạch theo cạnh thước bắt đầu từ điểm B và đi qua điểm A.

A B Hướng dẫn về nhà( 3p)

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.

- Học thuộc : khái niệm tia, tính chất của tia.

- Làm bài 1, 2 sách giáo khoa / 92 - Đọc trước nội dung còn lại của bài.

Tiết 2

Hoạt động 2.2. Hai tia đối nhau( 20 p)

a) Mục tiêu : hs hiểu được khái niệm hai tia đối nhau.

Nhận biết được hai tia đối nhau.

b) Nội dung : hs nêu được kiến thức trọng tâm : hai tia đối nhau Làm ví dụ 3, ví dụ 4, bài luyện tập 3 / sgk / 91

c) Sản phẩm : kết quả bài làm của hs trong vở, bảng.

d)Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Gv giao nhiệm vụ học tập 1:

Hs quan sát đồng hồ lúc 6 giờ x

y

Và trả lời câu hỏi sgk / 90.

Hs thực hiện nhiệm vụ :

-Trả lời câu hỏi : Hai tia Ox và Oy hình 56 có đặc điểm gì ?

- Phát biểu khái niệm hai tia đối nhau.

Báo cáo :

- Kết quả câu trả lời.

- Khái niệm hai tia đối nhau.

Kết luận:

II.Hai tia đối nhau a) Khái niệm:

Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi lag hai tia đối nhau.

x O y

Gv giao nhiệm vụ học tập 2: Ví dụ 3:

(5)

Hs hoàn thành VD 3, Vd 4 nhằm củng cố kiến thức hai tia đối nhau.

Hs thực hiện nhiệm vụ :

-Hs nhận biết được hai tia đối nhau qua ví dụ 3.

- Hs nêu được cách vẽ và vẽ được hai tia đối nhau.

Báo cáo :

Bài làm của hs trong vở.

Kết luận:

Gv kiểm tra độ chính xác trong bài làm của hs.

-Gv chốt lại kiến thức hai tia đối nhau, cách vẽ hai tia đối nhau.

m P Q n

a) Các tia đối nhau là : Pm và Pn;

Pm và PQ; Qm và Qn; Qn và QP b) Hai tia Pm và Qn không phải là hai tia đối nhau vì chúng không chung gốc.

Ví dụ 4:

Cách vẽ :

-Vẽ một đường thẳng bất kì.

- Lấy điểm O thuộc đường thẳng đó.

- Đặt tên cho hai tia đối vừa vẽ.

m O n Gv giao nhiệm vụ học tập 3:

y/c HS hoàn thành bài số 3 / sgk / 91 Hs thực hiện nhiệm vụ :

Nhận biết được hai tia đối nhau

Đọc tên 4 cặp tia đối nhau trên hình 58 sgk/91.

Báo cáo :

Kết quả câu trả lời của hs Kết luận:

Gv kiểm tra bài làm của hs

-Chốt lại cách nhận biết 2 tia đối nhau.

Bài 3/sgk/ 91

Các cặp tia đối nhau là : Ax và Ay; Bx và By; Cx và Cy; BA và BC

Hoạt động 2.3. Hai Tia trùng nhau( 20 p)

a)Mục tiêu : hs hiểu được khái niệm hai tia trùng nhau, tính chất hai tia trùng nhau.

b)Nội dung : Hs nêu được kiến thức trọng tâm : hai tia trùng nhau, tính chất.

Hoàn thành ví dụ 5 và bài tập 4/sgk/92 c) Sản phẩm : bài làm của hs

d)Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Gv giao nhiệm vụ học tập 1:

Y/c hs quan sát đồng hồ lúc 12 h x y

III. Hai tia trùng nhau.

a) Khái niệm:

Lấy điểm A khacs điểm O thuộc

(6)

O

Và trả lời câu hỏi sgk / 91: Hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?

Hs thực hiện nhiệm vụ : HS quan sát đồng hồ và nêu ra nhận xét từ đó rút ra khái niệm hai tia trùng nhau.

Báo cáo : câu trả lời của hs

Kết luận: Gv nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức về hai tia trùng nhau.

Tính chất : hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

O A x

Tính chất : hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

Gv giao nhiệm vụ học tập 2:

HS hoàn thành ví dụ 5 : đọc tên các tia gốc O và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa /92 ( có giải thích sau mỗi câu trả lời)

Hs thực hiện nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu của VD 5

Đọc yêu cầu VD 5 và hoàn thành các câu hỏi.

Báo cáo : kết quả câu trả lời của hs

Kết luận: Gv chính xác hoá các câu trả lời và nhấn mạnh lại khái niệm, tính chất hai tia trùng nhau.

VD 5 : a)Các tia chung gốc O là OA, OB,Ox.

b) Hai tai OA và Ox trùng nhau c) Hai tia OA , OB trùng nhau.

d)Hai tia Ax, Bx không trung nhau vì không chung gốc.

Gv giao nhiệm vụ học tập 3:

Yc hs làm bài tập số 4. Sgk / 92 Hs thực hiện nhiệm vụ :

Vẽ lại hình , đọc và thực hiện theo yêu cầu bài tập.

Báo cáo : Kết quả bài làm của hs

Kết luận: Gv chính xác hoá lại bài làm của hs. Nhấn mạnh những sai lầm hay gặp phải.

Bài 4 / sgk / 92

a)Tia OA trùng với tia Om.

b) tia OB và tia Bn không trùng nhau vì hai tia không chung gốc.

c) Tia Om và On không đối nhau vì chúng không tạo thành đường thẳng.

B

O m

n

A

(7)

Hướng dẫn về nhà( 3p)

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.

- Học thuộc : hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

- Làm bài 3, 4 sách giáo khoa / 92 - Đọc trước nội dung còn lại của bài.

Tiết 3

3.Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập.

3.1 Mở đầu (5p)

a) Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức đã học về đường thẳng, đoạn thẳng, tia; tạo không khí trước giờ học.

b) Nội dung: Trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”

c) Sản phẩm: HS ghép được các nội dung và hình ảnh tương ứng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

*GV giao nhiệm vụ học tập

GV chuẩn bị các mảnh ghép với các nội dung:

1) Đoạn thẳng AB 2) Đường thẳng AB 3) Tia AB

4) Tia BA 5)

A B

6)

A B 7)

A B 8)

A B

Yêu cầu HS ghép nội dung với hình vẽ tương ứng

HS thực hiện nhiệm vụ:

1 HS lên bảng ghép tấm bìa chứa nội dung và hình vẽ tương ứng

Báo cáo, thảo luận:

Các mảnh ghép tương ứng:

1-7; 2-5; 3-6; 4-8

(8)

Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét.

? Phân biệt đoạn thẳng AB, đường thẳng AB, tia AB?

? Phân biệt tia AB và tia BA?

Kết luận:

GV chính xác kết quả của nhiệm vụ học tập và chốt các kiến thức liên quan

HS nhận xét

Đoạn thẳng AB bị giới hạn bởi 2 điểm A và B.

Đường thẳng AB không bị giới hạn về cả 2 phía.

Tia AB bị giới hạn ở điểm A, không giới hạn về phía B

Tia AB có gốc là A, kéo dài về phía B

Tia BA có gốc là B, kéo dài về phía A

3.1 Luyện tập (35 phút)

a) Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học như đọc tên các tia, 2 tia trùng nhau, 2 tia đối nhau để hoàn thành 1 số bài tập

b) Nội dung: các bài tập từ 1 đến 4

c) Sản phẩm: đáp án, câu trả lời của các bài tập d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

*GV giao nhiệm vụ học tập 1 Làm bài tập 1

Bài tập 1: Cho hình vẽ

x M N y a) Hãy viết 3 tia gốc M và 3 tia gốc N b) Hãy viết 2 tia trùng nhau gốc M và hai tia trùng nhau gốc N

c) Hãy viết 2 tia đối nhau gốc M và hai tia đối nhau gốc N

HS thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động nhóm làm bài tập 1 Báo cáo, thảo luận:

Đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình

Học sinh còn lại nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

Kết luận:

Bài tập 1

a) 3 tia gốc M là Mx; MN; My 3 tia gốc N là Nx; NM; Ny

b) 2 tia trùng nhau gốc M là MN và My

2 tia trùng nhau gốc N là NM và Nx c) 2 tia đối nhau gốc M là Mx và My 2 tia đối nhau gốc N là Nx và Ny

(9)

GV chính xác kết quả của nhiệm vụ học tập và chốt các kiến thức liên quan

*GV giao nhiệm vụ học tập 2 Làm bài tập 2

Bài tập 2 (Bài 6 – SGK-93)

GV đưa nội dung bài tập trên máy chiếu HS thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận cặp đôi để đưa ra đáp án Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét.

GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể để chỉ ra câu a, b là sai

Kết luận:

GV chính xác kết quả của nhiệm vụ học tập và chốt các kiến thức liên quan

*GV giao nhiệm vụ học tập 3 Làm bài tập 3

Bài tập 3 (Bài 5 – SGK-93)

GV gợi ý HS vẽ hình minh họa để dễ dàng trả lời

HS thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân và lần lượt đưa ra câu trả lời (HS phát biểu đầy đủ khẳng định) Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét.

Kết luận:

GV chính xác kết quả của nhiệm vụ học tập và chốt các kiến thức liên quan

*GV giao nhiệm vụ học tập 4 Làm bài tập 4

Bài tập 4 (Bài 7 – SGK-93) HS thực hiện nhiệm vụ:

Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của bài tập.

Yêu cầu 1 HS khác lên bảng làm bài tập.

Bài tập 2 a) Sai b) Sai c) Đúng

2 tia OA, OB (hình 62) chung gốc nhưng không đối nhau

2 tia MN, My (bài 1) cùng nằm trên 1 đường thẳng nhưng không đối nhau…

Bài tập 3 a) Ix và Iy b) KM và KN MN

Trùng nhau

Bài tập 4

x M A N y

a) Trong 3 điểm A, M, N điểm A nằm giữa 2 điểm còn lại

(10)

Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét.

Kết luận:

GV chính xác kết quả của nhiệm vụ học tập và chốt các kiến thức liên quan

b) Hai điểm A và N nằm cùng phía đối với điểm M

4. Hoạt động 4 vận dụng (3 phút)

a) Mục tiêu: HS lấy được ví dụ trong thực tế tia.

b) Nội dung: những ví dụ trong thực tế tia.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS d)Tổ chức thực hiện

Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân, lấy các ví dụ thực tế về tia HS suy nghĩ cá nhân, lần lượt lấy ví dụ

(tia nắng mặt trời, tia sáng lade, tia số…) Hướng dẫn về nhà (2p)

- Xem lại các bài tập đã làm - Tìm thêm ví dụ thực tế về tia - Làm bài … sách bài tập

- Chuẩn bị thước đo góc và đọc trước bài “GÓC”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

* Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng