• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/02/2021 Tiết: 46 Bài 31. TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được các tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

- HS biết được tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Phầm chất

- Có tinh thần ý thức hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ.

- Cũng cố, khắc sâu lòng yêu thích học tập bộ môn, yêu thiên nhiên.

- Giữ gìn an toàn cho cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, lọ nút có nhám, cốc thuỷ tinh - Hoá chất: O2, H2,

2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 21/02/2022

8B 21/02/2022

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Tiến trình bài dạy

(2)

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(3’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về Hidro.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Có một nguyên tố hoá học phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75%

tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Đó chính là nguyên tố hidro. Vậy oxi có tính chất vật lí, hoá học nào? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống? Làm thế nào để sản xuất, điều chế hido? Phản ứng thế là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua chuyên đề “Hidro”

- GV đặt câu hỏi liên quan đến kí hiệu hoá học, nguyên tử khối, CTPT của hidro.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2.1 . Tìm hiểu tính chất vật lí của hiđro (10 phút) a.Mục tiêu: Biết được tính chất vật lí của Hidro

b. Nội dung: HS quan sát mẫu vật, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV - HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS nêu những gì biết được về Hiđro như: KHHH, NTK, CTHH, PTK.

- GV cho HS quan sát lọ đựng khí H2.

Yêu cầu HS nhận xét: trạng thái, màu sắc...

GV làm TN: Thả quả bóng bay bơm khí H2

trong không khí.

Yêu cầu HS rút ra kết luận về tỉ khối của khí H2 so với không khí.

- GV : H2 là khí nhẹ nhất trong các khí.

? Nêu tính chất vật lí của H2 ?

- KHHH: H. - NTK: 1.

- CTHH : H2. - PTK: 2.

I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

(3)

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, thảo luận nhóm, ghi lại trạng thái, màu sắc… của khí Hidro.

- Rút ra kết luận về tỉ khối của khí H2 so với không khí.

*Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, chốt ý.

- HS kết luận về tính chất vật lí của khí Hidro.

GV: Khí H2 là khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.

- H2: Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

HOẠT ĐỘNG 2 .2 Tìm hiểu phản ứng tác dụng với oxi của hiđro(20 phút) a.Mục tiêu: biết quan sát thí nghiệm rút ra kết luận tính chất: hiđro tác dụng với oxi.

b. Nội dung: HS lắng nghe, quan sát thí nghiệm, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV - HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: chiếu đoạn thông tin về vụ nổ khí hidro

? Vì sao quả bóng bơm khí hidro lại nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt?

- GV giới thiệu dụng cụ, hoá chất dùng để điều chế khí H2. Giới thiệu cách thử độ tinh khiết khí H2.

* GV làm thí nghiệm:

+ Đốt cháy khí H2 trong không khí.

+ Đưa ngọn lửa H2 đang cháy vào lọ đựng khí oxi.

GV cho một vài HS quan sát lọ thuỷ tinh.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét

II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với oxi

(4)

? Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?

GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong Sgk, thảo luận nhóm

? Tại sao hỗn hợp khí H2 và O2 khi cháy lại gây tiếng nổ?

?Nếu đốt cháy H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O2 hay không khí cũng không gây ra tiếng nổ mạnh vì sao?

- Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh?

*Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát ghi chép hiện tượng vào vở, so sánh với hiện tượng trên:

H2 cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh mờ.

H2 cháy trong oxi với ngọn lửa mạnh hơn

Trên thành lọ xuất hiện những giọt nước.

- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động các nhóm.

- HS kết luận.

GV: Có thể thực hiện thí nghiệm tương tự như hình 5.1(b). Phản ứng cháy trong oxi toả nhiều nhiệt, vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi- hiđro để hàn cắt kim loại.

GV giới thiệu: Nếu lấy tỉ lệ về thể tích:

1. 2

2

2

O H

V V

thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh.

GV lưu ý HS: dịp Tết, khi mua bóng bay bơm khí

- PTHH:

2H2 + O2 t0 2H2O

- Nếu lấy tỉ lệ về thể tích:

1. 2

2

2

O H

V V

thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh.

(5)

hidro, chúng ta cần lưu ý điều gì?

HS: Tránh xa nguồn nhiệt

GV giới thiệu thêm: hiện nay, để đảm bảo an toàn, người ta có thể dùng khí heli thay thế cho khí hidro.

Hoạt động 3: Luyện tập (6’) a.Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan.

b.Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành làm các bài tập.

c. Sản phẩm: bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

*GV giao bài tập:

1/ Tính chất vật lí nào sau đây không phải của hiđro?

A: Không màu, không mùi.

B: Nặng hơn oxi và không khí.

C: Là chất khí ở điều kiện thường.

D: Tan rất ít trong nước.

2/ Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp nổ ?

A. H2 và CO2. B. O2 và N2O5. C. O2 và CO2. D. H2 và O2. 3/Đốt cháy 2,8 lit khí hiđro sinh ra nước.

a. Viết PTPƯ.

b. Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho thí nghiệm trên.

c. Tính khối lượng nước thu được. ( Thể tích các chất khí đo ở đktc) Tóm tắt: 2H2 + O2 t0 2H2O

2,8 l ?(m, V) ? m Bài làm:

a/ 2H2 + O2 t0 2H2O b/ 2

2,8 0,125( ) 22, 4 22, 4

H

n V mol

Theo pt: 2 2

1 1

.0,125 0,0625( )

2 2

O H

n n mol

VO2 n.22, 4 0, 0625.22, 4 1, 4( ) l

mO2 n M. 0, 0625.32 2( ) g

c/ Theo pt: nH O2 nH2 0,125 0,125( mol)mH O2 n M. 0,125.18 2, 25( ) g

Hoạt động 4: Vận dụng(3’)

a.Mục tiêu: HS biết tìm tòi, mở rộng kiến thức liên quan đến oxi

(6)

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành làm các bài tập có liên quan đến thực tế.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Khi hiro và oxi đều được thu bằng phương pháp đẩy không khí, việc lắp đặt thiết bị thu khí có giống nhau không, giải thích?

- HS thảo luận, trả lời.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Học bài, làm bài tập 1, 4, 5 Sgk.

- Xem trước phần còn lại của bài.

Ngày soạn: 19/02/2021 Tiết: 47 Bài 31. TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt.

(7)

- Học sinh giải thích hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Phầm chất

- Có tinh thần ý thức hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ.

- Yêu thích học tập bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1/ Giáo viên:

- Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng nút cao su, nút cao su có ống dẫn khí, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.

- Hoá chất: Zn, dung dịch HCl, nước.

2/ Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 26/02/2022

8B 26/02/2022

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Trình bày tính chất vật lí của Hidro?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về Hidro.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

(8)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề:

Tại sao lại nói khí H2 có tính khử. Để biết được điều này ta tìm hiểu bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2.1 . Tìm hiểu tác dụng của H2 với CuO (18 phút) a.Mục tiêu: biết được hiđro tác dụng với một số oxit kim loại.

b. Nội dung: HS quan sát mẫu vật, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV - HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu dụng cụ, hoá chất và mục đích thí nghiệm.

* GV làm TN cho HS quan sát: Cho luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit. Sau đó dùng đèn cồn đốt nóng phần ống nghiệm chứa CuO.

- GV cho HS quan sát, nhận xét hiện tượng.

? Ở nhiệt độ thường có phản ứng hoá học xảy ra không.

? Đốt nóng CuO tới khoảng 4000C rồi cho luồng khí H2 đi qua, thì có hiện tượng gì?

? Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên.

- Yêu cầu HS viết PTPƯ.

? Nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên?

? Trong p/ư trên H2 có vai trò gì.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, thảo luận nhóm, ghi chép hiện tượng và trả lời câu hỏi.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với oxi

2. Tác dụng với đồng (II) oxit

(9)

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

- GV thông báo: ở những nhiệt độ khác nhau, Hiđro đã chiếm nguyên tố oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những phương pháp để điều chế kim loại.

GV giao bài tập: Viết PTPƯHH khí H2 khử các oxit sau:

a. Sắt(III) oxit.

b. Thuỷ ngân(II) oxit.

c. Chì(II) oxit.

- Yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập và đại diện các nhóm lên bảng trình bày.

GV: Qua TCHH của H2 yêu cầu HS rút ra kết luận về đơn chất Hiđro.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận các nhóm.

- HS kết luận về đơn chất Hidro.

- PTHH:

H2 + CuO(đen) t0 H2O +Cu(đỏ gạch)

- Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO  Ta nói H2

có tính khử (khử O2).

3H2 + Fe2O3 t0 3H2O + 2Fe

H2 + HgO t0 H2O + Hg H2 + PbO t0 H2O + Pb 3. Kết luận

- Sgk (t107)

HOẠT ĐỘNG 2 .2 Tìm hiểu ứng dụng của hiđrô (10 phút)

a.Mục tiêu: Trình bày được các ứng dụng của hiđro trong đời sống và sản xuất b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, thảo luận, dựa vào sgk, internet, tìm hiểu về các ứng dụng của hidro.

c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV, kĩ năng thuyết trình.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV - HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chuyển tiếp : Chúng ta đã học xong tính chất của H2. Những tính chất này có nhiều ứng dụng trong

III- ỨNG DỤNG

1. Làm nhiên liệu: Tên lửa,

(10)

đời sống và sản xuất.

- Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 Sgk, nêu ứng dụng của hiđro và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình 5.3 sgk, thảo luận nhóm liệt kê các ứng dụng của hidro.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trình bày các ứng dụng của hidro.

- Các nhóm khác nhận xét.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận các nhóm.

- GV giới thiệu: Nhiên liệu khí hidro được cho là một dạng năng lượng sạch và hữu ích dùng để thay thế cho xăng dầu nhưng chi phí và giá thành sản xuất ra một lít khí hidro sạch gấp hơn 8 lần 1 lít xăng. Vì thế nhiên liệu khí hidro là một trong những dạng nhiên liệu mà con người phải tính tới trong các dạng nhiên liệu dùng để thay thế cho xăng dầu , than đá trong khi trữ lượng dầu mỏ đang dần dần bị cạn kiệt.

Thầy hi vọng các nhà khoa học tương lai- một trong số chúng ta ngồi đây, sẽ tìm ra cách thức sản xuất nào khác để làm giảm chi phí sản xuất và tạo ra ngày càng nhiều nguồn năng lượng thân thiện hơn với môi trường.

ôtô, đèn xì oxi - Hiđro.

2. Nguyên liệu sản xuất:

amoniac, axit và nhiều HCHC.

3. Bơm khinh khí cầu, bóng thám không.

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

a.Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan.

b.Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành làm các bài tập.

c. Sản phẩm: bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

*GV phát phiếu học tập:

Câu 1: Ứng dụng của Hidro?

A. Oxi hóa kim loại

B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ.

(11)

C. Tạo mưa axit.

D. Tạo hiệu ứng nhà kính.

Câu 2: Cho 8 g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m (g) chất rắn. Tính m, Chất rắn đó là chất nào?

A. Cu, m = 64 g B. Cu, m = 6,4 g C. CuO dư, m = 4 g D. Không xác định được

Câu 3: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O, oxit nào không bị Hidro khử:

A. CuO, MgO B. Fe2O3, Na2O C. Fe2O3, CaO

D. CaO, Na2O, MgO

Câu 4: Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:

A. Sau phản ứng chất rắn màu đen chuyển thành màu xanh lam.

B. Sau phản ứng chất rắn màu đen chuyển thành màu đỏ.

C. Có chất khí bay lên.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 5: Sản phẩm thu được sau khi nung Chì (II) oxit trong khí Hidro:

A. Pb B. H2

C. PbO

D. Không phản ứng

Hoạt động 4: Vận dụng( 5’)

a.Mục tiêu: HS biết tìm tòi, mở rộng kiến thức liên quan đến oxi

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành làm các bài tập có liên quan đến thực tế.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

1. Tại sao hidro bơm vào bóng, bóng có thể bay lên?

(12)

2. Tại sao khí hidro được sử dụng trong đèn xì hiro – oxi?

- HS thảo luận nhóm, báo cáo trả lời.

4 . Hướng dẫn về nhà (1’) - Vẽ sơ đồ tư duy bài học.

- Học bài, làm bài tập 2, 3, 6 Sgk.

- Đọc trước bài 33: Điều chế Hidro – phản ứng thế.

vũ trụ, khối lượng nguyên tử

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.. c.Sản phẩm: Trình bày được kiến thức

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS Làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.C.