• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 25

Ngày soạn: 7.3. 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2019 Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng trang trọng, tha thiết.

3.Thái độ: HS biết tôn trọng và giữ gìn phong cảnh đẹp của đất nước

* QTE: GDHS quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

*GDQP&AN: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 4 HS đọc bài: Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (10')

- Bài chia làm mấy đoạn?

- Quan sát, sửa sai.

-Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ khó - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu

c)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài(12') +Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258 TCN)

HS đọc, nhận xét.

Quan sát tranh, nêu nội dung - HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.

- Bài có 3 đoạn

3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- Từng cặp luyện đọc.

- HS đọc thầm theo đoạn

- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh- Lâm Thao- Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày

(2)

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?

- GV : những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.

+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ?

+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

- Bài văn muốn nói về điều gì?

*GDQP&AN: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.

d)Luyện đọc diễn cảm(10') - Mời 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

- Nêu cách đọc bài văn ?

- GV nhận xét cách đọc, hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2,

- Nhận xét tuyên dương.

3.Củng cố- dặn dò(3')

- Bài văn muốn nói lên điều gì ?

- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước Việt Nam?

- Nhận xét chung

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

nay khoảng 4000 năm.

- Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh.

- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

- Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người : Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- Hs lắng nghe

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc

________________________________________

(3)

Toán

LUYỆN TẬP TÍNH THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương đã học . 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan .

3. Thái độ: HS yêu thích môn học,tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài1(15')Bài toán:Một hình lập phương có cạnh 4,5cm.Tính diện tích một mặt,diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

-GV quan sát, giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương ta làm như thế nào?

Bài 2(15')Viết số đo thích hợp vào ...

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV lưu ý HS cần nháp thật kĩ rồi điền kết quả vào ô trống.

- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, giải thích cách làm bài.

Hoạt động của trò - 2HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải

Diện tích một mặt của HLP là:

4,5 × 4,5 = 20,25 (cm2).

Diện tích toàn phần của HLP là:

20,25 × 6 = 121,5 (cm2).

Thể tích của hình lập phương là:

4,5 × 4,5 × 4,5= 91,125(cm3).

Đáp số : 91,125 cm3 - 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS tự làm bài, 3 HS làm bảng phụ HS trao đổi bài làm với bạn - kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

(4)

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

3. Củng cố,dặn dò(5')

- Muốn tính diện tích toàn phần,thể tích hình lập phương ta làm như thế nào?

- Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

HHCN (1) (2)

Chiều

dài 13cm 0,6m

Chiều

rộng 15cm 0,2m

Chiều

cao 7cm 0,9m

S

mặtđáy 195cm2 0,12m2 Diện

tích xq 392cm2 1,44m2 Thể

tích 1365cm3 0,108m3

_________________________________________

Chính tả (Nghe-viết)

AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT 2)

2.Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người ? 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- HS viết lời giải câu đố (BT3, tiết chính tả trước)

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe - viết(22') - Gv đọc toàn bài chính tả “Ai là thủy

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét

- Cả lớp theo dõi trong SGK.

(5)

tổ loài người ?”

+ Bài chính tả nói lên điều gì?

- GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả.

- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, sửa sai

- GV đọc bài chính tả cho HS viết.

- GV đọc bài chính tả cho HS soát lại.

- Thu một số vở nhận xét.

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Cho 1HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ minh họa

c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10')

- Gọi một HS đọc thành tiếng nội dung BT1, một HS đọc phần chú giải trong SGK.

- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Cho HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”

Anh chàng mê đồ cổ có tính cách như thế nào ?

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Gọi 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Một HS đọc lại bài chính tả.

- Bài chính tả cho các em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

- Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả.

- Cả lớp viết vào vở nháp các tên riêng có trong bài chính tả: Chúa Trời, A- đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI.

- HS viết bài.

- Đổi vở soát lỗi.

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Ví dụ : Bra- hma, Sác-lơ Đác-uyn, …

- Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Ví dụ : Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ.

Bài 1. Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện : Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, làm bài - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:

- HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”, suy nghĩ trả lời câu hỏi :

- Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng : - Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay là đồ giả. ...

(6)

- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

+ Kể lại mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe.

________________________________

Đạo đức

THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam.

2.Kĩ năng: Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.

3.Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức(32') Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.

- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.

- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam.

Bài “Uy ban nhân dân xã (phường) em”

Hoạt động của trò - 2 HS đọc và trả lời.

- Nhận xét.

- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa;

tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ….

- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.

- HS tự nêu.

(7)

- Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em.

- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?

- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em;

tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế;

tổng vệ sinh làng xóm, phố phường;

tổ chức các đợt khuyến học.

- Tôn trọng UBND xã (phường);

chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.

_________________________________________

Khoa học

AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.

2. Kĩ năng: Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp cũng như ý thức về việc tiết kiệm năng lượng điện.

3. Thái độ: GDHS sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng ứng phó xử lí tình huống đặt ra(khi có người bị điện giật,khi dây điện đứt..)

- Kĩ năng bình luận,đánh giá về việc sử dụng điện(tiết kiệm,tránh lãng phí).

- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chuẩn bị :cầu chì, phiếu học tập, bộ tranh.

- Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

- Vật không cho dòng điện chạy qua

Hoạt động của trò - 2HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

(8)

gọi là gì ? Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(10'): Các biện pháp phòng tránh bị điện giật

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1,2 trang 98 và cho biết:

+Nội dung tranh vẽ gì?

+Làm như vậy có tác hại gì?

-GV nhận xét, tiểu kết.

-GV chia lớp thành các nhóm,phát tranh cho các nhóm yêu cầu:

Chọn ra tranh vẽ việc nên làm và việc không nên làm để đảm bảo an toàn về điện, giải thích vì sao...

Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.

- Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?

c) Hoạt động 2(10'): Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện, vai trò của cầu chì, công tơ điện.

- Cho HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 :

- Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V?

-Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?

- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.

- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào

-HS quan sát, thảo luận theo cặp,báo cáo -Nhận xét, bổ sung.

-HS thảo luận nhóm, báo cáo.

+Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm ...

-Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn - Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi ...

- HS báo cáo, nhận xét, bổ sung.

- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời :

- Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6Vthì có thể làm hỏng dụng cụ đó.

+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện.

+ Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)

- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.

(9)

bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.

d) Hoạt động 3(10'): Thảo luận về việc tiết kiệm điện

- ChoHS thảo luận theo cặp các câu hỏi + Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện + Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?

+ Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?

3. Củng cố,dặn dò(5')

- Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật ?

- Bạn cần làm gì để tránh lãng phí điện?

- Giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.

-Về nhà học bài và áp dụng bài học vào thức tế.

- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:

+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.

+ Không dùng điện bừa bãi + Tắt đèn khi không sử dụng nữa.

+ Tắt quạt khi không sử dụng nữa….

- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,…

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 8.3. 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tính toán nhanh.

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

Hoạt động của trò -HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

(10)

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(10') Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Quan sát, giúp đỡ

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

Muốn tính diện tích tam giác ta làm như thế nào?

Bài 2(10') Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Quan sát, giúp đỡ

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng .

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

Bài 3(10') GV cho HS nêu yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng .

- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

3. Củng cố,dặn dò:(5')

- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?

- HS đọc bài toán.

-HS tóm tắt miệng.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

-Chữa bài, nhận xét,bổ sung.

Bài giải

a) Diện tích hình tam giác ABD là : 4 × 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích hình tam giác BDC là : 5 × 3 : 2 = 7,5 (cm2)

b) Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABD và BDC là :

6 : 7,5 = 0,8 = 80%

Đáp số : a) 6cm2 và 7,5cm2 b) 80%

HS đọc bài toán

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét,bổ sung.

Bài giải

Diện tích hình tam giác KQP là : 12 × 6 : 2 = 36 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ là : 12 × 6 = 72 (cm2)

Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là : 72 – 36 = 36 (cm2)

Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích tam giác KQP.

HS đọc yêu cầu

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .

- Chữa bài,nhận xét,bổ sung.

Bán kính hình tròn dài:

5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích hình tròn là:

2,5 × 2,5 × 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác vuông ABC :

4 × 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần hình tròn được tô màu 19,625 – 6 = 13,625 (cm2)

Đáp số : 13,625 cm2

(11)

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?

- Về nhà học bài,chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.

2.Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các bài tập.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết hai câu văn ở BT1 (Phần nhận xét ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Có mấy cách nối các vế trong câu ghép?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài(12') Bài tập 1. Gọi hs đọc đề bài.

+ Tìm từ đã lặp lại từ đã dùng ở câu trước.

(1) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. (2) Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

- Nhận xét, chốt lại.

Bài tập 2. Gọi hs đọc đề bài.

Thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế:

+ GV hướng dẫn : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với 2 câu vốn có để tìm nguyên nhân.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Nếu thay thế từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác

Hoạt động của trò 2 HS

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Trong câu trên từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.

HS đọc đề bài

- HS thảo luận theo cặp, thử thay:

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước nhà (chùa, trường, lớp), những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

- HS đọc các câu được thay thử.

(12)

nhau: câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 nói về ngôi nhà hoặc chùa, trường, lớp.

Bài tập 3. Gọi hs đọc đề bài.

Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì ?

- GV nhận xét, kết luận.

* Ghi nhớ: SGK.

c)Hướng dẫn HS làm bài luyện tập(20').

Bài tập 2:

- Gv nêu yêu cầu của bài tập : chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau.

- GV phát riêng bút dạ và giấy khổ to cho 2 HS - mỗi em làm một đoạn văn.

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét chung

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học chuẩn bị bài sau

-HS đọc yêu cầu của bài tập

-Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.

- 2 HS đọc.

HS đọc đề bài

- Cả lớp đọc thầm làm bài, 2 HS làm bài trên phiếu

Dán kết quả lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:

... Thuyền lướt mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang...

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 9.3. 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi HS nêu cách tính diện tích diện

Hoạt động của trò -2 HS nêu, nhận xét, bổ sung.

(13)

tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(15') Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? -GV lưu ý HS phải đổi về cùng đơn vị đo.

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng .

Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích,hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

Bài 2(15') Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Muốn tính diện tích, thể tích hình lập phương ta làm thế nào ?

- GV quan sát giúp HS.

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng .

Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích,hình lập phương ta làm như thế nào?

3. Củng cố,dặn dò(5')

- Muốn tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm thế nào ?

-GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

-HS đọc bài toán.

-HS tóm tắt miệng.

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

- Chữa bài nhận xét,bổ sung.

Bài giải

1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm.

a) Diện tích xung quanh của bể kính là:

(10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là:

10 × 5 = 50(dm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là:

180 + 50= 230(dm2)

b) Thể tích trong lòng bể kính là:

10 × 5 × 6 = 300(dm3)

c) Thể tích nước có trong bể kính là:

300 : 4 × 3 = 225 (dm3)

Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 c) 225dm3 - 1 HS đọc bài toán.

- Một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

Bài giải

a) Diện tích xung quanh của HLP là:

1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2) b) Diện tích toàn phần của HLP là:

1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2) c) Thể tích của hình lập phương là:

1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; c) 3,375m3

(14)

- Về nhà học bài,chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

Kể chuyện

LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.

2. Kĩ năng: Sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện

3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương của những người biết bảo vệ trật tự an ninh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số truyện đọc có liên quan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi HS nối tiếp nhau kể lại chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện(30')

Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh

- Gv nhắc nhở HS dựa vào gợi ý ở tiết học trước, kể chuyện có đầu có cuối.

- Tổ chức cho HS kể theo cặp.

- GV nhắc HS kể tự nhiên, có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động...

- HS thi kể trước lớp.

- GV đề ra tiêu trí đánh giá, bình chọn.

- GV nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp…

3. Củng cố,dặn dò(5')

Câu chuyện vừa kể có nội dung gì?

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương biết bảo vệ trật tự an ninh.

Hoạt động của trò - 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc đề bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HS thi kể trước lớp,lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HS nên kể câu chuyện ngoài sách.

- HS nhận xét, bình chọn.

(15)

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

Tập đọc CỬA SÔNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng; tha thiết , giàu tình cảm.

3.Thái độ: Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn. HS có ý thức bảo vệ môi trường cửa sông .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ cửa sông trong SGK. Tranh ảnh về phong cảnh vùng cửa sông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Mời 2 HS đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.

- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (10')

- Mời một HS đọc bài văn.

- Quan sát, sửa sai.

- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu

c)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài(12') + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

+ Theo em, cách giới thiệu ấy có gì hay?

- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.

Hoạt động của trò - Mỗi học sinh đọc 1 đoạn.

- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.

3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- Từng cặp luyện đọc.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- Những từ ngữ là:

Là cửa nhưng không then khoá.

Cũng không khép lại bao giờ.

- Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.

- Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái

(16)

+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ(9').

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

.- GV nhận xét

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ 3.Củng cố, dặn dò(3')

- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét chung

-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt ...

- Những hình ảnh nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng, Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng nhớ một vùng núi non… Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

HS đọc nối tiếp khổ thơ

- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.

- HS luyện đọc diễn cảm

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.

_________________________________________

Khoa học

ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TIẾT 1 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Sau bài học, HS được củng cố về:

+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.

+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

2. Kĩ năng: - HS vận dụng vào làm một số bài tập trong vbt.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(17)

- Chuẩn bị theo nhóm: + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

- Hình trang 101, 102 SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ (4')

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật ?

Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện ? - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b.Hướng dẫn HS ôn tập

Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”(20')

- Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó gọi các đại diện trình bày trước lớp.

- Một HS của nhóm này nêu câu hỏi. Một HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.

- GV cùng cả lớp nhận xét, thống nhất : + Đồng có tính chất gì?

+ Thủy tinh có tính chất gì ? + Nhôm có tính chất gì ?

+ Thép được sử dụng để làm gì?

+ Sự biến đổi hóa học là gì ?

+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?

a. Nước đường

b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội

c. Nước bột sắn (pha sống)

+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới

Hoạt động của trò - 2 hs trả lời, lớp nhận xét

- Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt

- Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.

- Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.

- Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,..

- Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Nước bột sắn

- Hs quan sát tranh và trả lời:

a) Nhiệt độ bình thường.

b) Nhiệt độ cao.

c) Nhiệt độ bình thường.

d) Nhiệt độ bình thường.

(18)

đây xảy ra trong điều kiện nào?

- Cho hs quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi

Hoạt động2: Quan sát và trả lời câu hỏi.(11')

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:

+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động

3.Củng cố, dặn dò: (4')

- GV nêu một vài câu hỏi vừa ôn tập để củng cố bài.

+ Em hãy nêu tính chất của đồng?

+ Sự biến đổi hoá học là gì?

- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.

- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK :

- HS nối tiếp nhau trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, thống nhất : + Hình a): Năng lượng cơ bắp của người.

+ Hình b): Năng lượng chất đốt từ xăng.

+ Hình c): Năng lượng gió.

+ Hình d): Năng lượng chất đốt từ xăng.

+ Hình e): Năng lượng nước.

+ Hình g): Năng lượng chất đốt từ than đá.

+ Hình h): Năng lượng Mặt trời.

_________________________________________

Tập làm văn

TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Viết được bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.

2.Kĩ năng: Dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý đồ vật, biết giữ gìn và bảo quản đồ vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.

- HS có thể mang đồ vật thật mà mình định tả đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(2')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài(5')

Hoạt động của trò

(19)

- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

- GV nhắc HS:

Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.

c) HS viết bài(30') - Cho HS viết bài

- Gv theo dõi hs làm bài - GV nêu nhận xét chung.

3.Củng cố, dặn dò (2') - Thu bài.

- Nhận xét chung

- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại.

- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

* Chọn một trong các đề sau:

1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

2. Tả cái đồng hồ báo thức.

3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

- Hs dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật

_________________________________________

Toán

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nhớ tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

2.Kĩ năng: Đổi đơn vị đo thời gian.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(3')

- Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học?

-Nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Ôn tập các đơn vị đo thời gian(12')

* Các đơn vị đo thời gian:

+Hãy nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.

Hoạt động của trò HS nêu, nhận xét.

- Một số HS nối tiếp nhau nêu. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

(20)

- GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

- GV cho HS biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào?

-GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận: Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.

- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. GV có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay.

* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:

+ Đổi từ năm ra tháng:

+ Đổi từ giờ ra phút :

+ Đổi từ phút ra giờ (Nêu rõ cách làm)

c)Luyện tập

Bài 1(6'): Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.

+ Hãy quan sát, đọc bảng (trang 130)và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào?

Bài 2(8'): Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày

1 năm = 12tháng 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 365ngày 1 giờ = 60 phút 1năm nhuận = 366 ngày 1 phút = 60 giây Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận

- Năm 2004, các năm nhuận tiếp theo nữa là: 2008, 2012, 2016 …

- 1,3,5,7,8,10,12 là tháng có 31 ngày, các tháng còn lại có 30 ngày (riêng tháng 2 có 28 ngày, nếu là năm nhuận thì có 29 ngày).

- Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng × 1,5 = 18 tháng

0,5 giờ = 60 phút × 0,5 = 30 phút 180 phút = 3 giờ

Cách làm: 180 60

0 3

216 phút = 3 giờ 36 phút Cách làm: 216 60 360 3,6 0

Vậy 216 phút = 3,6giờ HS đọc yêu cầu

HS làm bài

- trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Kính viễn vọng năm 1671 được công bố vào thế kỉ XVII.

+ Bút chì năm 1794 được công bố vào thế kỉ XVIII.

HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài,2 HS lên bảng làm rồi chữa bài.

(21)

Nhận xét.

Bài 3(6'):Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

- GV cho HS tự làm, gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò(4')

- GV gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

- Nhận xét chung.

-Dặn : Chuẩn bị bài sau

a) 6 năm = 72 tháng

4 năm 2 tháng = 50 tháng b) 3 giờ = 180 phút

1,5 giờ = 90 phút

4

3giờ = 45 phút ( 60 ×

4

3=

4

180 45 phút) HS đọc yêu cầu bài tập : Làm bài, nhận xét

a) 72 phút = 1,2 giờ.

270phút =4,5giờ.

b) 30 giây = 0,5 phút.

135 giây = 2,25 phút.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 10.3. 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2019 Địa lí

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu Á, Châu Âu - Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học về Châu Á, Châu Âu.

- So sánh được mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.

2. Kĩ năng: Điền đúng vị trí (hoặc đọc đúng tên, chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi): Hi - ma - lay - a, Trường Sơn, U - ran, An - pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.

3. Thái độ: HS tự giác, say mê tìm hiểu địa lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.

- Các lược đồ hình minh hoạ từ bài 17 đến bài 21.

- Phiếu học tập của hs. VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liờn Bang Nga ?

-Vì sao Pháp sản xuất được nhiều nông sản?

Hãy kể tên 1 số sản phẩm của ngành công

Hoạt động của trò

- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.

- hs nhận xét.

(22)

nghiệp Pháp?

- Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Trò chơi "Đối đáp nhanh"(14’)

- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 hs đứng thành 2 nhóm ở 2 bên bảng, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới.

- Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi:

+ Đội 1 ra 1 câu hỏi về 1 trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi chính, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á, hoặc châu Âu.

+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ Tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi.

+ Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1, đội 1 trả lời Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi.

+ Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi.

+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là thắng cuộc.

- Gv tổng kết trò chơi, tuyên dương.

* Hoạt động 2: So sánh 1 số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.

(15’)

- Gv yêu cầu hs làm bài tập 2 trong VBT.

- Gv theo dõi giúp đỡ hs làm bài.

- GV gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.

- GV nhận xét và kết luận kết quả đúng 3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Gọi hs nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của châu Âu, châu Á.

- GV nhận xột chung tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs lập thành 2 đội tham gia trò chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên.

- Hs tham gia trò chơi.

- Hs làm bài cá nhân, 1 hs làm bài trên bảng lớp.

- Hs nêu câu hỏi khi cần giúp đỡ.

- Hs nhận xét và bổ sung ý kiến.

- 1 số hs nêu.

_________________________________________

Toán

(23)

CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách cộng số đo thời gian.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

0,5ngày = ... giờ 1,5giờ =... phút 84phút = ... giờ 135giây = ... phút - Nhận xét bài làm của HS

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng số đo thời gian(13')

Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ 1 (trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng).

- GV hướng dẫn cho HS tìm cách đặt tính và tính:

Ví dụ 2:

- GV nêu bái toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.

- GV cho HS đặt tính và tính:

- Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?

c)Luyện tập.

Bài 1(10'): Tính

- GV hướng dẫn những HS cách đặt

Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng làm bài

- nhận xét.

- HS theo dõi, nêu phép tính:

3giờ 15phút + 2giờ 35phút = ? 3 giờ 15 phút 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút

Vậy: 3giờ 15phút + 2giờ 35 phút = 5giờ 50phút.

Ví dụ 2 :

22phút 58giây 23phút 25giây

45phút 83giây (83 giây = 1phút 23giây)

Vậy 22phút 58giây + 23phút 25giây = 46phút 23giây

* Muốn cộng số đo thời gian ta cộng các số đo theo từng loại đơn vị.

Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.

Đọc yêu cầu

HS tự làm bài, em lên bảng làm sau đó

+

+

(24)

tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.

- Nhận xét Bài 2(8')

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò(4')

- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.

Nhận xét chung

- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian

thống nhất kết quả

a) 7 năm 9tháng + 5năm 6tháng 7 năm 9tháng

5 năm 6tháng 12 năm 15tháng Hay 13 năm 3 tháng HS đọc yêu cầu

- Cả lớp làm vào vở 1 HS làm bảng:

Bài giải

Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:

35phút + 2giờ 20phút = 2giờ 55phút Đáp số: 2giờ 55phút - 2 Hs nêu

_________________________________________

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

2.Kĩ năng: Biết cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng liên kết câu bằng thay thế từ ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài 1(phần Nhận xét) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ bài trước.

- Nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ(15') Bài 1

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

Những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai ?

- GV kết luận lời giải đúng.

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời, nhận xét.

Đọc yêu cầu

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là:

Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng

+

(25)

Bài 2

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.

Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

c)Hướng dẫn HS làm bài luyện tập Bài 1(17'): Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ

- GV cùng HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK - Gv hệ thống lại kiến thức bài học -Dặn HS: chuẩn bị bài sau.

Đạo Vương, Ông, Người.

HS đọc đề bài HS làm bài

+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn.

Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76) - HS tự nêu

HS đọc đề bài

Bài 1 : Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, kết quả :

+ Từ anh thay cho Hai Long.

+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.

- 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.

_________________________________________

Toán

TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Băng giấy, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(26)

1. Kiểm tra bài cũ(4') Đặt tính rồi tính:

3ngày 20giờ + 4ngày 15giờ ; 4phút 13giây + 5phút 15giây

- Muốn cộng số đo thời gian ta làm như thế nào?

- GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian(12')

* Ví dụ 1:

- Gv dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào?

+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?

+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.

- GV cùng HS nhận xét

+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?

* Ví dụ 2:

- GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

+Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đặt tính.

+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.

2 HS lên bảng làm bài tập

HS nêu

- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:

- Vào lúc 13 giờ 10 phút

-Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55' - Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút

- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.

15giờ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút

- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

- HS đọc ví dụ 2 Tóm tắt:

Hoà chạy hết : 3phút 20giây.

Bình chạy hết : 2phút 45giây.

Bình chạy ít hơn Hoà : … giây ? - HS nêu.

- Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây.

- HS đặt tính vào giấy nháp.

- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.

- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.

3phút 20giây 2phút 80giây 2phút 45giây 2phút 45giây 0phút 35giây

Bài giải

-

- -

(27)

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào?

- GV mời 1 HS nhắc lại chú ý trên.

c)Luyện tập Bài 1(7') : Tính.

+ Bài tập yêu cầu các em làm gì?

Gọi 2 HS lên bảng làm.

- GV cùng HS chữa bài của bạn trên bảng

- Nhận xét Bài 2(7'): Tính.

- Gọi HS đọc đề bài.

a/ 23 ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ b/ 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ c/ 13 năm 2 tháng – 8 năm 6 tháng - Gọi Hs nhận xét.

- Gv nhận xét.

Bài 3(11')

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài

Người đó bắt đầu đi từ A vào lúc nào?

Người đó đến B lúc mấy giờ?

Giữa đường người đó đã nghỉ bao lâu?

Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ?

- GV nhận xét

3.Củng cố, dặn dò(3') - Cách trừ số đo thời gian.

- Nhận xét chung

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:

3phút20giây-2phút45giây = 35 (giây) Đáp số: 35 giây.

- Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

HS đọc yêu cầu

- Thực hiện phép trừ các số đo thời gian.

- HS cả lớp làm vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài . a) 23phút 25giây - 15phút 12giây 23phút 25giây

15phút 12giây 8phút 13giây - Học sinh đọc đề

- Hs làm bài

- Nhận xét, chữa bài - HS đọc đề

- Lúc 6 giờ 45 phút

- Người đó đến B lúc 8 giờ 30 phút - đã nghỉ 15 phút

1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.

Bài giải:

Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:

8giờ30phút–6giờ45phút=1giờ 45phút Không tính thời gian nghỉ thì thời gianđể người đó đi từ A đến B là:

1giờ 45phút – 15phút = 1giờ 30phút Đáp số : 1giờ 30phút

-

(28)

_____________________________________

Kể chuyện VÌ MUÔN DÂN

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang khải để tạo khối đoàn kết chống giặc.

Từ đó, HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống đoàn kết.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện vì muôn dân.

- Nghe thầy cô kể nhớ được câu chuyện.

- Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: - Giáo dục HS biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.

*QTE: GDHS quyền và bổn phận sống vỡ mọi người

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.

- GV cùng HS nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b) GV kể chuyện(5')

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- GV kể lần 1:

-Giải nghĩa một số từ khó.

Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu tên 3 nhân vật:

Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là anh em họ: Trần Quốc Tuấn là con ông bác, Trần Quang Khải là con ông chú.

Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải là chú.

- GV kể lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát

Hoạt động của trò - 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- HS lắng nghe.

- Đọc chú giải SGK: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát.

(29)

tranh.

- GV kể lần 3:

c) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(27')

*Kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

* Thi kể chuyện trước lớp:

- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Lắng nghe

+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải dành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.

+ Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.

+ Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời ông Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.

+ Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.

+ Tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.

+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên mới bị đánh tan.

- Kể chuyện theo nhóm 4

- HS trao đổi với nhau về ý ngfhĩa câu chuyện.

- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- Hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình

+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta

* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu, biêt s câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài

- HS biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III)4. - HS cẩn thận, tỉ mỉ, sáng

- HS biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III).. - HS cẩn thận, tỉ mỉ, sáng

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu, biêt s câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu, biêt s câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài

Kiến thức: Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thành thạo dấu phẩy trong câu.. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu phẩy,

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu, biết câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu, biêt s câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn