• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn : 26/4/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2019 Tập đọc

ÚT VỊNH

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng châm rãi, thong thả ( đoạn đầu)

2. Kĩ năng: Hiểu được các từ ngữ trong bài, ý nghĩa của câu chuyện Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

3. Thái độ: HS học tập tấm gương của chị út Vịnh có ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định an toàn giao thông , tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. tranh minh bài đọc SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(8') - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- GV chia 4 đoạn đọc.

- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó.

- GV đọc diễn cảm toàn bài c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12')

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- Để trả lời đúng câu 5, GV có thể giúp các em trả lời một số câu hỏi phụ để toát nội dung câu hỏi SGK.

- Mời HS nêu nội dung chính của bài.

-GV tóm ý chính ghi bảng.

* GD QTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

-Bổn phận chấp hành luật giao thông.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.(7') - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc dc bài văn.

- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của

(2)

- Tổ chức thi đọc dc một đoạn trong bài.

Đoạn : Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của chị út Vịnh và nhắc nhở HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường sắt.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc

________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và tìm tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bảng, PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(4') - Y/c HS lên bảng tính.

216,72 : 4,2 0,273 : 0,26 - Nêu quy tắc chia 1STP cho 1STP, - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1(11')

- HS tự thực hiện phép chia.

- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.

- GV nhận xét củng cố lại cách chia.

Bài 2(7')

- HS tự tính rồi nêu cách tính.

- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm.

Bài 3(7')

- Y/c HS thực hiện như mẫu.

- GV và HS chữa bài.

- HS lên bảng làm.

- HS lên bảng làm bài.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- HS tự nhẩm kết quả rồi đại diện phát biểu lại cách tính nhẩm.

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện HS lên bảng làm bài.

(3)

- HS nhắc lại cách tính.

Bài 4(7')(Máy tính bảng)

- GV y/c HS đọc bài toán làm vào máy tính bảng, điền đúng / sai.

A. 150% B. 60%

C. 66% D. 40%

- GV chữa bài cho HS.

- Củng cố cách tính tỉ số phần trăm.

3.Củng cố, dặn dò.(3')

- HS nhắc lại các kiến thức cơ bản - GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.

- KQ: 3,5; 0,2; 1,5; 0,125

- HS thảo luận, làm vào máy tính bảng

- HS gửi bài. Giải thích cách làm - KQ: D. 40%

________________________________________

Chính tả (Nhớ - viết) BẦM ƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng nhớ - viết đúng chính tả bài Bầm ơi.( 14 dòng đầu ).

2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan , đơn vị.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nhớ cách viết đúng tên các cơ quan đơn vị.

- Ba bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS viết đúng tên các huân chương, danh hiệu giải hưởng ở bài tập 3 giờ trước.

- Nêu qt viết các từ trên.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài.(1')

b) Hướng dẫn HS nhớ - viết.(20') - Y/c 1 em đọc bài viết ( 14 câu đầu ).

- Y/c 2 -3 HS nêu nội dung bài viết.

- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- Y/c HS gấp sách để viết bài.

- GV nhận xét 1 số bài.

- GV nêu nhận xét chung.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(7')

- 2 em viết bảng, lớp viết nháp rồi nhận xét.

- 2, 3 em trả lời.

-1 HS đọc bài viết, lớp theo dõi - 2 em nêu nội dung.

- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.

- HS đọc lại bài.

- HS tự viết bài vào vở.

- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)

(4)

Bài tập 2.

- HS nêu y/c của bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- Y/c 3 nhóm HS làm phiếu lên bảng chữa.

- HS - GV nhận xét chữa bài theo cách sau:

Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộphận

- GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng.

Bài tập 3:

- 1 HS đọc lại tên các cơ quan đơn vị viết sai rồi sửa lại cho đúng.

- Cả lớp suy nghĩ , sửa lại tên các cơ quan đơn vị.

- GV nhận xét chữa bài.

3.Củng cố dặn dò:(3')

- Nêu cách viết hoa tên các cơ quan , đơn vị?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu.

- HS tự làm vào vở.

- 3 nhóm HS suy nghẫm tìm và viết cho đúng rồi đại diện chữa bài.

- 2em nêu.

- HS tự viết hoa cho đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm vở bài tập , đại diện chữa bảng.

- 2 HS nêu lại.

_______________________________________

Khoa học Khoa học

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

* GD BVMT: Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*GD QTE: Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình trang 130, 131 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(1')

- Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?

- GV nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1')

b.Quan sát và thảo luận nhóm (14') Yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- Một số HS nêu.

(5)

Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Và quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.

Hình Tên tài nguyên thiên nhiên Công dụng Hình1

Hình2 Hình3 Hình4 Hình5 Hình6 Hình7

– GV nhận xét.

* GD BVMT: Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c.Trò chơi: “ Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng” (12')

- Gv nêu tên trò chơi, cách chơi và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.

- HS và Gv bình xét đội thắng cuộc.

*GD QTE: Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

3. Củng cố, dặn dò (3')

- Nêu lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Các đội theo dõi và tham gia chơi.

- Bình chọn đội thắng cuộc.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 30/4/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng về cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

(6)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành về tìm tỉ số phần trăm và cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Kiểm tra bài cũ.(4') - HS chữa bài tập số 4 - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(11')

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài 2 (7')

- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.

- Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

Bài 3 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- GV nhận xét.

Bài 4 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán, tìm cách làm bài.

- GV nhận xét.

- GV chữa bài cho HS.

3.Củng cố dặn dò: (3')

- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn.

- Nxc tiết học.

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- 1 HS lên bảng làm.

- HS làm việc cá nhân vào vở., đại diện HS chữa bài.

- KQ: 80%; 125%; 120%; 166%;

120

- HS tự làm bài vào vở và lên bảng chữa bài.

- KQ: 52,3%; 21,8%; 91,7%

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- KQ: a, 80%; b, 125%.

- HS làm bài vào vở và lên bảng chữa bài. KQ:

Số sp đã làm: 520x 65 : 100 = 338 Phải làm số sp: 520 –338 = 182

___________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thành thạo dấu phẩy trong câu.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy , biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.

(7)

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu phẩy trong câu.

II. ĐỒ Ù D NG D Y H CẠ : B ng ph , v b i t p ti ng vi t.ả ụ ở à ậ ế ệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.

- 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.(1')

b. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1. (19')

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- Mời một em đọc bức thư đầu và trả lời : Bức thư đầu của ai ?

- Y/c HS đọc lại mẩu chuyện vui Dấu phẩy, dấu chấm và điền dấu cho phù hợp.

- Gv mời HS đọc lại mẩu chuyện vui và trả lời câu hỏi

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp.

Bài 2(13')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài

- GV cho Hs đọc lại đoạn văn của mình 3.Củng cố, dặn dò.(3')

- Tác dụng của dấu phẩy?

* GD QTE: Quyền được tham gia hoạt động vui chơi.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương.

- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm , chuẩn bị bài sau.

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- 2 hs trả lời.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu phẩy.

_________________________________________________

_________________________________________________

Văn hoá giao thông

Bài 9: KHÔNG XÊ DỊCH DẢI PHÂN CÁCH DI ĐỘNG, KHÔNG NGHỊCH PHÁ TRÊN ĐƯỜNG RAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết xê dịch dải phân cách hoặc nghịch phá trên đường ray

(8)

là hành vi phá hoại tài sản của nhà nước.

2. Kĩ năng: HS biết phản đối hành động sai trái đó và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt Luật An toàn giao thông.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông. Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt Luật An toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tài liệu văn hoá giao thông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HSTLCH Tại sao không nên ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.(1')

b. Hoạt động 1: Đọc truyện: Phải suy nghĩ kĩ trước khi làm (8’)

- GV yêu cầu HS đọc truyện.

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Quan sát, giúp đỡ

GVKết luận: Hành động của hai bạn Hoà và Thức là hành động rất nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả khôn lường cho đoàn tàu khi chạy qua.

Các em cần lên án hành động sai trái này. Tuyệt đối không bao giờ nghịch phá trên đường ray.

* Ghi nhớ:

3. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành( 10') Bài 1: Quan sát hành động của các bạn trong các hình ảnh sau và nêu những hậu quả có thể xảy ra - QS, giúp đỡ

GVKL: Dải phân cách đặt giữa đường giao thông giúp cho xe đi đúng chiều. Các bạn làm xê dịch dải phân cách và đặt những vật cản trên đường ray, có thể gây ra tại nạn cho người tham gia giao thông, làm hư hỏng phương tiện giao thông. Đó là những hành vi phá hoại, các em cần lên án những hành động sai trái này, cần ngăn cản việc làm sai trái ấy.

Bài 2: Để ngăn cảnh các bạn có hành động sai trái trong các hình ảnh trên, em sẽ nói thế nào?

GV QS, giúp đỡ

- 2 HS.

- HS đọc truyện

- Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/373.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk/37

- Các nhóm đọc tình huống sgk/25 - 26 kết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận:

Những hậu quả có thể xảy ra sau những hành động của các bạn có trong hình.

- Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét.

- Các nhóm thảo luận về tình huống đưa ra.

-. Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp và GV nhận xét.

(9)

GVKL: Các em cần chỉ rõ cho bạn thấy những nguy hiểm có thể xảy ra về việc làm của bạn.

giúp các bạn nhận rõ đó là hành vi phá hoại, vi phạm pháp luật.

* Ghi nhớ sgk/39

c. Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống (10’)

Bài 1: Em suy nghĩ gì khi xem hình ảnh dưới đây

* GVKL: Hành động của các bạn nhỏ trong hình cùng với các chú nhân viên đường sắt là hành động đáng được khen ngợi, đáng để cho chúng ta học tập. Các em cần noi gương về những việc làm của các bạn.

Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn về việc em sẽ làm để giữ gìn môi trường giao thông an toàn, sạch đẹp.

- GV tuyên dương những HS có đoạn văn viết tốt, thể hiện những việc làm góp phần giữ gìn môi trường giao thông an toàn, sạch đẹp. Nhắc nhở HS thực hiện được những điều đã viết trong đoạn văn.

* Ghi nhớ sgk/40

3. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp (5’)

- Giáo dục HS giữ gìn môi trường giao thông an toàn, sạch đẹp.

- GV tổng kết các nội dung VHGT đã học.

- Nhắc nhở HS thực hiện tốt Luật An toàn giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- HS đọc

1. Các nhóm quan sát hình sgk/

39 và thảo luận: Em suy nghĩ gì khi xem hình ảnh dưới đây?

2. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- Vài HS nối tiếp nêu những việc những việc em sẽ làm để giữ gìn môi trường giao thông an toàn, sạch đẹp như: Quét dọn đường phố sạch đẹp, nhặt những vật cản trên đường giao thông, giăng dây, ....

- HS suy nghĩ và viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu về những việc em sẽ làm để giữ gìn môi trường giao thông an toàn, sạch đẹp. Trao đổi trong nhóm.

- Vài HS đọc đoạn văn đã viết.

Cả lớp và GV nhận xét.

HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học

______________________________________

Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, dịu dàng trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con ; ngắt giọng đúng nhịp thơ.

(10)

2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

3. Thái độ: HS học thuộc lòng bài thơ.

* GD QTE: Quyền được ước mơ về một tương lai tươi đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS đọc bài út Vịnh và trả lời một số câu hỏi.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài: (1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc(8') - Y/c 1 em học đọc bài.

- 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó.

- Lần 2: 5 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12') - Y/c HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- GV kết luận, nhận xét và tổng kết từng câu.

- Y/c HS nêu nội dung của bài.

- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(7') - GV mời 5 em đọc nối tiếp toàn bài .

- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 2,3. chú ý đọc đúng lời các nhân vật: Lời của con ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ - GV và HS nhận xét đánh giá và bình chọn 3.Củng cố, dặn dò(3')

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ về mơ ước của HS trong lớp.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- 5 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- H S đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- HS chú ý theo dõi.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia - 2 em nêu.

_______________________________________

(11)

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu hai chấm trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước.

- 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài.(1')

b.Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1. (9')

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- 1HS đọc kĩ từng câu văn và nêu tác dụng của dấu hai chấm trong từng câu văn.

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm trong từng trường hợp.

Bài 2(9')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập và đọc từng khổ thơ, câu văn xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm

- HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài..

- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

Bài 3: (9')

- HS đọc nội dung bài tập 3, đọc lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu rồi làm bài vào vở.

- Gv và HS cùng chữa bài.

3.Củng cố, dặn dò:(3')

- Nêu lại tác dụng của dấu hai chấm

* GD QTE: Quyền được tham gia hoạt

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu hai chấm.

(12)

động vui chơi.

- GV nhận xét tiết học.

- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . Dặn HS chuẩn bị bài sau.

________________________________________

________________________________________

Toán Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ, nhân, chia về số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính và giải bài toán 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Kiểm tra bài cũ.(4')

- HS lên bảng tìm tỉ số phần trăm của:

73,5 và 42 75 và 60 48,015 và 42,15 - Gv nhận xét.

2.Bài mới

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(6')

- HS nêu yêu cầu bài toán rồi tự làm bài và địa diện chữa bài.

- Gv và HS nhận xét đánh giá và nêu đặc điểm của mối quan hệ giữa các số đo thời gian .

- Củng cố lại cách thực hiện cộng, trừ số đo thời gian.

Bài 2 (7')

- Y/c HS tự làm bài vào vở.

- GV giúp đỡ HS làm bài.

- Gv chữa bài Bài 3 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và tìm hướng giải.

- GV nhận xét bài làm và đưa ra đáp án đúng: 1,2giờ = 1 giờ 12phút.

Bài 4 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- GV nhận xét.

- 3 HS lên bảng làm.

- HS tự làm bài

- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp

- HS tự làm vở.

- Đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau.

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó chữa bài.

- HS phân tích bài toán và làm bài vào vở.

(13)

- GV chữa bài: 36km.

3.Củng cố dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Nhạn xét chung tiết học.

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- Đại diện HS lên bảng chữa bài.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 1/5/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi, diện tích một số hình đã học.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ.(4') - HS lên bảng tính:

2 giờ 15 phút = ……giờ 4giờ 54 phút = ……giờ 1,7 giờ = ……giờ……phút - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a,Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về tư chu vi và tính diện tích một số hình.(12') - Y/c HS thảo luận cặp đôi viết lại công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- Gv kết luận và ghi bảng.

c, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài1(4')

- GV Y/c HS tìm hiểu yc bài và tự làm bài.

- Y/c HS nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình chữa nhật.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

Bài 2(4')

- Y/c HS tìm hiểu bài và nêu cách làm bài.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- HS thảo luận viết công thức tính chu vi , diện tích.

- Đại HS lên bảng viết các công thức tính diện tích và chu vi một số hình đã học.

- HS làm bài vào vở, đại diện HS lên bảng chữa bài.

- ĐA: a, (80 + 120) x 2 = 400m b, 80 x 120 = 9600m2

- HS thực hiện vào vở

(14)

- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính diện tích hình thang.

Bài 3(3')

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.

- GV và HS cùng nhận xét và chữa bài.

- GV thu vở chữa bài cho HS.

Bài 4(4')

- HS nêu yêu cầu bài toán và thảo luận cặp đôi nội dung bài.

- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.

- GV và HS cùng nhận xét và chữa bài.

- GV củng cố tính S hv, S hình tròn.

3.Củng cố, dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- Dặn HS về ôn bài - Xem trước bài sau.

Đại diện chữa bài.

- KQ: (40 + 60) x 40 :2 = 2000m2

- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm.

- Đại diện hs lên bảng chữa bài.

- KQ: S: 10 x 10 = 100cm2 Cạnh: 100 : 10 x 2 = 20cm.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm.

- Đại diện hs lên bảng chữa bài.

- Hs làm bài - KQ: a, 64;

b, 64 – 50,24 = 13,76

_________________________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

2. Kĩ năng: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3. Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng ghi hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài.(1')

b,GV nhận xét kết quả bài làm của HS(7')

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- 2 em nhắc lại.

(15)

- HS đã XĐ được đúng trọng tâm của đề bài - Bố cục : (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ,phong phú, mới lạ), cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng)

* Những thiếu sót hạn chế:

- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với chi tiết hình ảnh của con vật. Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều...

c,Hướng dẫn HS chữa bài.(10') - GV trả bài cho từng HS

- 2 HS nối tiếp đọc yc 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.

* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung .

GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu chưa đúng hs lên bảng chữa.

d)HS học tập 1 số đoạn văn hay(10') - GV đọc 1 số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng để HS tham khảo.

- Y/c viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3.Củng cố dặn dò:(3')

- Nêu cấu tạo bài văn tả con vật.

- GV nx tiết học.

- Y/c các em về nhà chuẩn bài sau.

- HS theo dõi.

- HS đại diện trả lời.

- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở bài tập..

- HS trao đổi tìm ra cái riêng, cái hay và tự viết lại đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn mới viết lại..

_______________________________________

Đạo đức

TÌM HIỂU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG CỦA XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm hiểu về môi trường và việc thực hiện luật giao thông của xã em.

2. Kĩ năng: thực hiện tốt luật giao thông.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo về môi trường,

II. CHUẨN BỊ : Tài liệu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra: (4')

- Kể tên các chuẩn mực đạo đức em đã học.

2. Bài mới:(27')

- Giới thiệu vào bài....

- Môi trường là gì?

- Kể tên thành phần môi trường bạn sinh sống.

Em có nhận xét gì về môi trường sống ở địa phương mình?

- 2 HS nêu....

HS theo dõi.

- 2 HS nêu....

nhiều HS nêu...

- Một số HS nêu.

(16)

- Yêu cầu HS trình bày.

- Ở địa phương em có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?

- Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường nơi em sinh sống?

- Yêu cầu HS trình bày.

GV tổng hợp một số ý kiến.

* Tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông ở địa phương em.

- Em có nhận xét gì về việc chấp hành luật giao thông ở địa phương em?

- Qua đó em có đề xuất gì để tình hình trật tự giao thông của địa phương em tốt hơn.

* Vẽ tranh có nội dung về bảo vệ môi trường hay việc thực hiện luật an toàn giao thông.

- Nhiều HS nêu...

- HS nêu...

- Một số HS nêu...

- HS thực hiện vẽ

3. Củng cố - Dặn dò:(3')

-Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện tốt ATGT ở địa phương em.

-GV nhận xét giờ học.

-Về nhà: Liên hệ, thực hiện tốt luật an toàn giao thông.

________________________________________

Lịch sử

LỊCH SỬ ĐÔNG TRIỀU( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học em cần:

- HS hiểu về sự hình thành và phát triển của mảnh đất Đômg Triều . - Giới thiệu Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều

- Tự hào về truyền thống của địa phương mình.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tư liệu lịch sử Đông Triều

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

Kể tên các di tích lịch sử ở Đông Triều mà em biết?

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều(30')

GV quan sát, nhận xét

Hoạt động của trò

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm chia sẻ bài viết đã chuẩn bị

- Lựa chọn các bài hay

- Đại diện nhóm chia sẻ bài viết,

(17)

GV giới thiệu hình ảnh minh họa về Khu di tích lịch sử Nhà Trần tại Đông Triều

Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của địa phương mình 3.Củng cố dặn dò(4')

- Củng cố bài

- Chúng ta cần làm gì để kế tục và phát huy truyền thống của cha anh?

- Dặn dò: Ôn tập

giới thiệu trước lớp - Nhận xét

- Nghe, quan sát

____________________________________

Địa lí

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG - ĐỊA LÍ ĐÔNG TRIỀU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được điều kiện tự nhiên-xã hội Thị xã Đông Triều về vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, các hoạt động kinh tế của thị xã Đông Triều.

2.Kĩ năng: Quan sát, chỉ trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu về Thị xã Đông Triều. PHTM, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Đông Triều giáp những tỉnh và huyện nào?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Diện tích, dân số: (10')

- Đọc thông tin: + Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 39.721,55 ha

+ Dân số: 173.141 người.

- Trả lời câu hỏi: Nêu diện tích và số dân của Đông Triều?

c)Khí hậu(12')

- Đọc thông tin: Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 23o4, độ ẩm 81%, lượng mưa trong năm là 1809mm, thấp hơn nhiều huyện trong tỉnh.

Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam:

Xuất hiện vào mùa mưa thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Gió mùa

Hoạt động của trò - 2HS trả lời, lớp nhận xét

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

+ Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 39.721,55 ha

+ Dân số: 173.141 người

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

(18)

Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió Đông Bắc trang về thường lạnh và mang theo gió rét.

- Bão: Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng trực của 3-5 tiếp của 3-5 cơn bão với cấp gió từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8oC , dao động từ 16,6oC đến 29,4oC.

Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 16oC, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-5oC. Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 29oC, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 40oC.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0mm (Quảng Hà 2.625mm). Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

Nắng: Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ;

Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7); Số giờ nắng trung bình thấp nhất:

6 giờ (tháng 3).

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.

Gió: Hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ.

- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3m/s, tốc độ gió lớn nhất: 45m/s

Bão: Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 - 200mm, có nơi

(19)

lên tới 500mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Sương muối: Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 3oC.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu tương đối thích hợp cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao.

- Trả lời câu hỏi: Đông Triều có khí hậu gì?

d) Du lịch và sản vật địa phương(10')

+ Đông Triều thế mạnh về du lịch như thế nào?

+ Hãy kể những sản vật của Đông Triều.

3.Củng cố dặn dò(3') - Củng cố bài

- Nhận xét giờ

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- Du lịch làng quê và du lịch tâm linh

- Cam canh, na, con rươi....

_______________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 32

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

(20)

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Nhắc nhở HS bảo vệ sức khỏe trong những ngày giao mùa.

- Tuyên truyền việc thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong trường .Thực hiện tốt đã kí cam kết, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. BVMT. Phòng dịch bệnh..., không chơi trò chơi bạo lực…

- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối kì 2.

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

4. Chương trình văn nghệ

(21)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn tả cây cối: trình tự miêu tả, các giác quan sử dụng để quan sát, các biện pháp tu từ đợc sử dụng trong bài văn tả cây cốic. Thái độ:

Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.Học sinh áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân?.

-  Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ) -  Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III) II. Đó

Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.Học sinh áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân2.

Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập

Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập

- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ; củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm và khoảng thời gian ).. Kĩ năng:

Kiến thức: Nắm được một số nghĩa của từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (Bài tập 1).. Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong