• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn 2/04/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nêu quy tắc và công thức tính thời gian của chuyển động đều? GV nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) - Ghi bảng.

2. Thực hành:

Bài tập 1: (8’)

- Mời 1 HS đọc BT 1a:

+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?

+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?

- GV phân tích, hướng dẫn HS giải bài toán phần a

- GV hướng dẫn HS làm bài phần b.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Bài tập 2 : (8’)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Mời một HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.

- HS treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 1 - 2 HS nêu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Có hai chuyển động

- Chuyển động ngược chiều.

- HS chú ý theo dõi.

- HS suy nghĩ làm bài vào VBT.

- Lớp nhận xét.

Bài giải:

Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:

42 + 50 = 92(km)

Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là: 276 : 92 = 3(giờ)

Đáp số: 3giờ - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu cách làm bài.

- 1HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét.

Bài giải:

Thời gian đi của ca nô là:

11giờ 15phút - 7giờ 30phút = 3giờ 45phút= 3,75giờ.

Q.đường đi được của ca nô là:

(2)

*Bài tập 3: (HSNK) (8’) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào nháp.

- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét Bài giải:

C2: Vận tốc chạy của ngựa là:

15 : 20 = 0,75(km/phút) 0,75km/phút = 750m/phút.

Đáp số: 750m/phút

*Bài tập 4: (HSNK) (8’) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Mời HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV củng cố nội dung bài.

+ Muốn tính quãng đưỡng ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

12 ¿ 3,75 = 45(km) Đáp số: 45km.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu cách làm bài.

- 1HS lên bảng - Lớp nhận xét.

Bài giải:

C1: 15km = 15 000m Vận tốc chạy của ngựa là:

15 000 : 20 = 750(m/phút).

Đáp số: 750m/phút.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu cách làm bài.

- 1HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét.

Bài giải:

2giờ 30phút = 2,5giờ Quãng đường xe máy đi trong 2,5giờ là:

42 ¿ 2,5 = 105(km) Sau khi khởi hành 2,5giờ xe máy còn cách B số km là:

135 - 105 =30(km).

Đáp số: 30km.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

TẬP ĐỌC

TIẾT 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu( câu đơn, câu ghép ); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo trong bảng thống kê.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ học kì II của lớp 5, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác ôn bài. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ học kì II lớp 5.

- Phiếu học tập to cho nội dung bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

(3)

lời câu hỏi cuối bài.

- Y/c HS đọc tên bài thơ, bài văn, kịch đã học từ tuần 19 đến tuần 27.

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới. (30’) a) Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(15’)

-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.

- Y/c đọc các bài từ tuần 19 đến tuần 27.

- GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học.

(Đặt câu hỏi về đoạn, nd bài hoặc nhân vật....)

- GV nhận xét đánh giá, kl.

c) Hướng dẫn làm bài tập.(15’) Bài 2:

- GV phát phiếu học tập to cho từng nhóm 4.

- Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài.

Các kiểu cấu tạo câu VD

Câu đơn …..

Câu ghép

Câu ghép không dùng từ nối

……

Câu ghép dùng từ

nối

Câu ghép dùng quan

hệ từ

……

Câu ghép dùng cặp từ hô ứng

……

- GV gợi ý hướng dẫn HS xem lại cách lập bảng thống kê và hoàn thành bài.

-T.c cho HS làm việc theo nhóm 4 và báo cáo

- GV tổng kết hệ thống lại các bài đã học.

+ Kể tên 1 số cặp QHT có thể nối các vế câu ghép?

+ Để nối các vế câu ghép ta có thể sử

- 3- 4 học sinh đọc tên bài.

- HS bốc bài và đọc bài rồi trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

- HS tự làm bài theo nhóm, đại diện làm phiếu to để chữa bài.

VD:

- Câu đơn: Bạn Lan làm bài tập.

- Câu ghép không dùng từ nối:Tôi đi học, mẹ tôi đi làm.

- Câu ghép dùng QHT: Vì trời mưa to nên đường lầy lội.

- Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: Trời vừa sáng các bác nông dân đã ra đồng.

+ Vì... nên: NN- KQ Nếu...thì : GT – KQ Không những..mà: TT Tuy...nhưng: tương phản +Vừa...đã; chưa...đã; mới...đã;

(4)

dụng các cặp từ hô ứng nào?

3. Củng cố dặn dò.(5’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn lại một số bài đã học để giờ sau kiểm tra tiếp.

- Chuẩn bị bài : Ôn tập tiết 2

càng...càng...

- HS làm việc cá nhân và đại diện trình bày.

Ngày soạn 3/04/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 04 năm 2021 CHÍNH TẢ

TIẾT 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 2)

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL ( yêu cầu tiết 1 ).

2. Kĩ năng: HS biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

- Phiếu giao bài tập số 2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’) 2. Bài mới.(30’)

a. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học

* HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- GV tiếp tục kiểm tra một số em còn lại và những em chưa đạt y/c.

* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững y/c của bài.

- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- Y/c vài em đại diện trả lời.

- GVvà HS cùng chữa bài . - Củng cố về kiểu câu liên kết.

1. Nên chọn tên nào đật cho bài văn trên?

2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?

3. Trong câu: Chúng không còn là hồ nước nữa...trái đất.Từ đó chỉ sự vật nào?

4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?

5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá?

A. Đọc thầm: SGK- 103

B. Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý trả lời đúng:

- HS đọc kĩ nội dung của bài thơ rồi tự làm và đại diện báo cáo kết quả.

1. a. Mùa thu ở làng quê.

2. c. Bằng thị giác, thính giác, khứu giác.

3. b. Chỉ hồ nước.

4.c. Vì những hồ nước in bóng bầu trời là những cái giếng không đáy nên ...

5. b. Con đê, những cánh đồng, cây cối, đất đai.

6. b. Hai từ: xanh mướt, xanh lơ

(5)

6. Trong bài văn có mấy từ đòng nghĩa với từ xanh?

7. Trong các cụm tữ: chiếc dù, chân đê, xua xua tay những từ nào mang nghĩa chuyển?

8. Từ chúng trong đoạn văn được dùng để chỉ sự vật nào?

9.Trong đoạn thứ nhất( 4 dòng đầu) của bài văn có mấy từ ghép?

10. Hai câu: Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói....đất đai.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- GV nx tiết học, biểu dương những em học tốt.

-Y/c HS ghi nhớ kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho kiểm tra giữa kì 2.

7. a. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.

8. b. Các hồ nước và bọn trẻ.

9.a. Một câu đó là: Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

10. b. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ:

không gian

TOÁN

TIẾT 137: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với bài toán chuyển động đều.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính vận tốc quãng đường thời gian.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. CHUẨN BỊ :

- SGK, vở Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: (4’)

- YC 2 hs trả lời: Muốn tính thời gian ta làm thế nào?

- Gv nhận xét đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài (1’) b. Hướng dẫn Hs luyện tập

* Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài (7’)

a) Gv vẽ sơ đồ, hd hs làm - GV KL:

b) - Gv hướng dẫn HS bài toán yêu cầu chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau.

- Gọi HS lên bảng làm bài - Gv nhận xét đánh giá.

- 2 hs trả lời, lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề, trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ làm bài.

Bài giải

b) Sau mỗi giờ cả hai xe ô tô đi được quãng đường là:

50 + 42 = 92 (km)

Thời gian để hai ô tô gặp nhau là:

276 : 92 = 3 (giờ) Đáp số : 3 giờ

(6)

* Bài 1: (8’)

- GV yêu cầu hS đọc đề bài - Yc hs nêu cách làm tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm.

- Gv nhận xét đánh giá.

*Bài tập 3: (8’) HSNK - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào nháp.

- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét

*Bài tập 4: (8’)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Mời HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở.

- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- Nhận xét tiết học

- Dặn hs về xem lại các bài tập.

3/Củng cố, dặn dò: (3’)

- Yêu cầu Hs nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường?

- Hướng dẫn btập về nhà BT3, 4

- Hs đọc đề bài, nêu cách tính và làm vào vở, hs lên bảng làm.

Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

11giờ 15phút – 7giờ 30phút = 3giờ 45phút 3giờ 45phút = 3,75giờ

Q.đường đi được của ca nô là:

12 ì 3,75 = 45 (km )

Đáp số : 45 km - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

Bài giải:

C1: 15 km = 15 000 m Vận tốc chạy của ngựa là:

15 000 : 20 = 750 (m/phút).

Đáp số: 750 m/phút.

C2: Vận tốc chạy của ngựa là:

15 : 20 = 0,75 (km/phút) 0,75 km/phút = 750 m/phút.

Đáp số: 750 m/phút.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

Bài giải:

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Qđường x.máy đi trong 2,5 giờ là:

42 x 2,5 = 105 (km)

Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là:

135 – 105 =30 (km).

Đáp số: 30 km.

- HS trả lời.

- HS về nhà làm các BT còn lại.

LỊCH SỬ

TIẾT 28: TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP

I/. MỤC TIÊU Học xong bài này, học sinh biết.

1. Kiến thức: Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc k/chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc tổng tiến quân giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26/ 4/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.

2. Kĩ năng: Biết được chiến dịch HCM toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

(7)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975

- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1 - Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Hiệp định Pa- ri được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao?

- Nêu ý nghĩa của hiệp định Pa – ri?

- Nhận xét, kl.

2 - Bài mới.(30’)

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

+Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?

+Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?

HS đọc nội dung SGK và tường thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

Gv giao nhiệm vụ và nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận.

- Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30- 4-1975?

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

GV giảng rút ra kết luận.

- Em hãy kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 mà em biết?

GV giảng và củng cố bài học

3. Củng cố dặn dò:(5’)

- Nêu suy nghĩ của em về sự kiện ngày 30/ 4/ 1975

- GV nhận xét bài học.

- Chuẩn bị bài: Hoàn thành thống nhất đất nước.

- 2HS trả lời.

- HS theo dõi trả lời.

- HS thuật lại .

+Xe tăng 843 của đ/c Bùi Quang Thận đi đầu húc vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 do đ/c Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập...

+ Chứng tỏ quân địch đã thua trậnvà cách mạnh đã thành công.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận nd bài.

+ Là 1 chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ...

+ Đã đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn

+ Từ đây hai miền Nam Bắc được thống nhất.

- Các nhóm báo kq thảo luận.

- HS liên hệ thực tế kể lại.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

KHOA HỌC

(8)

TIẾT 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT

I/. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Trình bầy khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

2. Kĩ năng: HS nắm bắt và kể tên một số động vật đẻ trừng và đẻ con.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Hình trang 112,113 SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật để con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Kể tên một số loại cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ?

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 .Sự sinh sản của động vật(8’).

* Mục tiêu: Giúp HS trình bầy khía quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Đa số động vật được chia thành mấy giống?

Đó là những giống nào?

- Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

- Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?

- Động vật có nhữnh cách sinh sản nào?

* GV kết luận: - Đa số động vật chia thành hai nhóm: đực và cái.

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố lẫn mẹ.

HĐ3:Các cách sinh sản của động vật.

* Mục tiêu: HS biết dược các cách sinh sản

- Một số HS nêu.

2 HS đọc.

- HS theo dõi trả lời.

- Hai giống là giống đực và giống cái

-Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan sinh dục. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng.

+ Gọi là sự thụ tinh.

+Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể mới có đặc tính của bố mẹ.

-Bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.

(9)

khác nhau của động vật.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo cặp.

2 hs cùng qs hình t.112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau con nào được nở ra từ trứng, con nào được đẻ ra đã thành con.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Từng cặp trình bầy kết quả quan sát.

* GV kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài để trứng, có loài sinh con.

HĐ4 . Trò chơi “ Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con ”.

* Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.

* Cách tiến hành.:

GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 10 bạn lên xếp thành hai hàng dọc, lần lượt các thành viên trong hai đội lên viết vào hai cột trên:

Tên các động vật đẻ trứng

Tên các động vật đẻ con

……….. ………

- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều tên các con vật và viết đúng nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

- GV - HS nhận xét đánh giá và tuyên dương đội thắng cuôc.

3. Củng cố, dặn dò.(3’) - Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “Sự sinh sản của côn trùng”.

- HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi.

- HS trình bầy

+ĐV đẻ trứng: Gà, vịt, chim, rằn, rùa, cá,...

+ĐV đẻ con : Chuột, voi, hổ, mèo, chó, lợn,...

-HS hai đội lần lượt lên bảng viết tên các con vật vào bảng.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 3)

I/. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn tả Bà cụ bàn hàng nước chè .

2. Kiến thức: Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết..

3. Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài, và rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Một số tranh ảnh về các cụ già.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS đọc bài : Ca dao về lao động - 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

(10)

sản xuất

- Nêu một chi tiết mà em thích trong bài.

2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).

- GV tiếp tục kiểm tra 1 số em đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.

c) Hướng dẫn HS viết chính tả(20’) . - GV đọc bài viết.

- HS đọc thầm lại nội dung bài và nêu tóm tắt nội dung bài.

- Hướng dẫn HS luyện viết tiếng khó:

tuổi giời; tuồng chèo; bảy chục;….

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc cho HS soát lỗi..

3. Bài tập.

Một HS nêu yêu cầu bài.

- Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách bà cụ?

- Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?

- Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?

* GV hướng dẫn HS viết bài.

- HS đọc đoạn văn mình vừa viết.

- GV và HS nhận xét chữa bài.

3 . Củng cố dặn dò.(5’)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em tích cực tham gia hoạt động.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 3.

- Luyện viết thường xuyên để rèn chữ , giữ vở.

- HS đọc cá nhân.

- HS đọc thầm nội dung bài và tóm tắt nội dung bài.

-Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.

- HS luyện viết nháp và bảng lớp.

- HS luyện viết bài vào vở.

- HS thảo luận trả lời.

+Tả ngoại hình . +Tả tuổi của bà cụ.

+Bằng cách so sánh với cây bàng già, tả đặc điểm mái tóc bạc trắng.

- Hs viết bài.

- HS đọc đoạn văn vừa viết.

Hoạt động ngoài giờ

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống Bài 7: NƯỚC KHÔNG ĐƯỢC CHIA I.MỤC TIÊU

- Cảm nhận được tình yêu của Bác Hồ dành cho những chiến sĩ kiên cường với ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc

- Hiểu được thống nhất Tổ quốc là gì.

- Trân trọng giá trị của thống nhất đất nước và có những hành động cụ thể II.CHUẨN BỊ:

-Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu Thẻ chơi trò chơi - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. KT bài cũ: Cờ nước ta phải bằng cờ các nước

(11)

+ Câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về tấm lòng của Bác đối với đồng bào, đồng chí?( 2 HS trả lời – GV nhận xét)

2. Bài mới : Bài 7 :Nước không được chia a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

. Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ :Nước không được chia ” cho HS nghe.

HDHS làm phiếu học tập.

+ Đánh dấu (X) vào ô trống trước ý thích hợp( Tài liệu trang 33)

ST T

Nội dung Đ S

1 Đồng chí Lê Nhật Tụng được dự đại hội CSTĐ vì có chiến công đặc biệt xuất sắc 2 Bác Hồ tiếp các chiến sĩ trong không khí

trang trọng, nghiêm túc

3 Khi chia tay Bác đã dặn các chiến sĩ: “Nước thì nhất định không được chia”

4 Lời dặn của Bác đã nhắn nhủ, động viên và khẳng định quyết tâm thống nhất nước nhà.

+ Bác Hồ dành nhiều thời gian để tiếp và thăm hỏi các chiến sĩ quân giải phóng chứng tỏ điều gì

+ Theo em việc nhắc lại lời dăn dò của Bác Hồ ở cuối câu chuyện nhằm nhấn mạnh điều gì?

.Hoạt động 2: Trò chơi hiểu nhau

GVHD học sinh chơi theo hướng dẫn (TL trang 35)

+ Chia sẻ với bạn hiểu biết của em về nhân vật, sự kiện...vừa tìm hiểu

.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng-

- Nước ta thống nhất hai miền Bắc Nam vào năm nào?

- Khi đất nước ta thống nhất, nhân dân ta sống cuộc sống như thế nào?

- Em đang sống trong một đất nước thống nhất. Chia sẻ với bạn những việc em làm trong học tập và rèn luyện để góp phần bảo vệ sự thống nhất ấy.

3.Củng cố, dặn dò:

- Khi đất nước ta thống nhất, nhân dân ta sống cuộc sống như

-HS lắng nghe

-HS làm phiếu học tập

HS trả lời cá nhân

-HS lắng nghe -HS tham gia chơi

- HS trả lời cá nhân

Thảo luận nhóm 2 - Chia sẻ trong nhóm

(12)

thế nào?

Nhận xét tiết học

-HS trả lời PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

Tiết 25:MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG(T1) I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh lắp ghép được : Mặt trời, trái đất, mặt trăng.

- Lập trình robot . 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng, chọn chi tiết, lắp ráp chi tiết nhanh chính xác - Thảo luận nhóm hiệu quả.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc ,tôn trọng các quy định của lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ lắp ghép robot Mini - Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ( 3')

- Tiết trước học bài gì?

- GV nhận xét 2. Bài mới: (35')

a. Giới thiệu bài: (Trực tiếp) b. Thực hành

Hoạt động nhóm 6: Thực hành: Mặt trời, trái đất, mặt trăng.

- GV Hướng dẫn các nhóm lắp ráp tiếp từ bước các bước còn lại.

-Gv yêu cầu nhóm trưởng phân các bạn trong nhóm mỗi bạn 1 nhiệm vụ.

+ 03 HS thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước rồi bỏ vào khay phân loại.

+ 01 HS lấy các chi tiết đã nhặt ghép.

+ HS còn lại trong nhóm tư vấn tìm các chi tiết và cách lắp ghét. (Các bước còn lại.)

- Hướng dẫn các nhóm lập trình robot.

-Gv quan sát hướng dẫn nhóm còn lúng túng

3. Tổng kết( 2')

?Vừa chúng ta đã được học robot gì.

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Hs nêu .

- Các nhóm thực hành lắp các bước còn lại.

+Các nhóm thực hiện tự bầu nhóm trưởng,thư ký, các thành viên trong nhóm làm gì

+ HS lắng nghe và thực hiện.

- Mặt trời, trái đất, mặt trăng.

-HS lắng nghe

(13)

Ngày soạn 4/04/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 04 năm 2021 TOÁN

TIẾT 138: LUYỆN TẬP CHUNG

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với bài toán chuyển động đều.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính vận tốc quãng đường thời gian.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- HS viết lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Y/c nhắc lại cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1. - GV Y/c HS tự làm bài.

- Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay chuyển động ngược chiều?

- Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km?

- Muốn tính được thời gian xe ô tô đuổi kịp xe máy ta làm qua mấy bước? Là những bước nào?

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách tính thời gian của 2 chuyển động cùng chiều xuất phát cùng một lúc nhưng cách nhau một quãng đường.

+Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động cùng chiều ta làm ntn?

Bài 2.

- Y/c HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.

- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính vận tốc.

-1/25 giờ = 2,4 phút.Trong 2,4 phút báo gấm chạy được 4,8 km .Báo

- 3 HS lên bảng viết.

- HS nêu yêu cầu bài và trả lời.

+Có 2 chuyển động đồng thời, chuyển động ngược chiều nhau.

+Cách 48 km

+Ta làm qua 2 bước:

- B1:Tính xe máy mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu km

- B2: Tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp.

+ Lấy k/c lúc ban đầu chia cho hiệu vận tốc của 2 chuyển động đó.

- Công thức: t = s : (v1 – v2) - HS làm việc cá nhân.

Bài giải:

Quãng đường báo gấm đi được là:

120 x 1/ 25 = 4,8 (km) Đáp số : 4,8 km

- HS tự làm bài, 2 em làm bài vào bảng nhóm treo lên bảng chữa bài

Bài giải:

Thời gian xe máy đi trước ôtô là:

11giờ7p- 8giờ37p = 2giờ30phút

(14)

gấm là 1 trong những loài động vật chạy nhanh nhất.

Bài 3. Y/c HS đọc bài, phân tích và làm bài.

- Gv hướng dẫn cách làm.

- Gv đánh giá kết quả bài làm . - Củng cố phát huy kĩ năng tính bằng cách nhanh.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Nêu cách tìm thời gian của 2 chuyển động ngược chiều?

- Dặn HS về ôn bài, làm bài tập trongVBT

- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên.

= 2,5 giờ.

Khi ôtô khởi hành thì xe máy đi được là:

36 x 25 = 90 (km)

Sau mỗi giờ ôtô đuổi kịp xe máy là:

54 – 36 = 18 (km)

Thời gian ôtô đuổi kịp xe máy là:

90 : 18 = 5 (giờ) Ôtô đuổi kịp xe máy lúc:

11giờ7phút + 5giờ = 16giờ 7phút hay 4giờ 7phút chiều.

Đáp số: 16giờ 7 phút

KỂ CHUYỆN

TIẾT 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 4)

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “ Tình quê hương ”; Tìm đc những câu ghép; từ ngữ lặp lại, đc thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu ở các bài văn miêu tả đã học và kiểm tra.

3. Thái độ : HS có thái độ tự giác, chủ động ôn tập. Biết thể hiện thái độ tình cảm về cái hay của những câu thơ được học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên bài đọc như tiết 1.

- Một số tờ phiếu khổ to để làm bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của DT.

- Nhận xét, KL.

2. Bài mới.(28’)

HĐ1: Giới thiệu bài.GVnêu mđ y/cầu tiết học HĐ 2: Hd HS hiểu yêu cầu của đề bài.

Yêu cầu HS đọc 2 đề bài và gạch dưới các từ ngữ quan trọng.

-Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý cho đề bài.

- Gv nhắc nhở giúp đỡ HS nắm vững từng gợi ý.

- Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện định kể - Mời HS lập nhanh dàn ý ( theo cách gạch đầu dòng.)

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- HS chú ý lắng nghe.

- 4 HS đọc.

- vài em giới thiệu.

- HS tự hoàn thành bài của mình.

(15)

HĐ3: Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.

a) Kể chuyện theo nhóm.

Từng cặp Hs dựa vào dàn ý kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

b) HS thi kể trước lớp.

- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia . - GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn có câu chuyện có ý nghĩa nhất, bạn kể hay, hấp dẫn nhất..

3.Củngcố, dặn dò.(2’)

- Liên hệ gd HS học tập tấm gương tôn sư trọng đạo và mỗi HS cần thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo đối với thầy cô của mình.

- GV nx tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bị trước nd bài tuần sau: Ôn tập.

- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc nội dung của câu chuyện.

TẬP ĐỌC

TIẾT 56: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 5)

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc, HTL.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sd đúng các từ ngữ trong chủ điểm đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu to cho bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Gọi 2 HS đọc bài tập 2 tiết ôn tập trước

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’) a). Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Giảng bài.

* HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(10’)

- GV tiếp tục kiểm tra một số em còn lại và những em chưa đạt y/c.

*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.

(20’)

- Y/c HS đọc kĩ bài và thảo luận làm bài theo nhóm đôi. Mở mục lục sách

- HS bốc bài và đọc bài.

- 2 em đọc y/c của bài.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện gắn

(16)

và tìm tên những bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần học vừa qua.

*HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài.

- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm và tờ giấy to để các nhóm làm và chữa bài.

- GV và HS cùng nhận xét kết luận.

- Củng cố lại về cấu tạo bài văn tả cảnh.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

-Về nhà hoàn thành dàn ý 2 bài tập đọc còn lại.

- GV nx tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ôn bài và làm bài trong vở bài tập.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 6

bài, chữa bài trên bảng.

- 1. Phong cảnh đền Hùng.

2. Hội thổi cơm thi ở ...

3. Tranh làng Hồ.

-Nêu dàn ý 1 bài tập đọc nói trên.

Ví dụ: Phong cảnh đền Hùng.

+ Đoạn 1: Đền thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

+ Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền.

+ Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền.

Ngày soạn 5/04/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 04 năm 2021 TOÁN

TIẾT 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho: 2,3,5,9.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho: 2,3,5,9.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS lên bảng đọc các số sau: 24567;

89002; 10867.

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’)

HĐ: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1. HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.

Bài 2 : HS tự làm bài vào vở

- Nêu đặc điểm của các số thự nhiên, các số

- 3 HS đọc lớp nhận xét .

- HS nối tiếp nhau đọc từng số, đọc đến nào thì nêu giá trị của chữ số 5 trong số đó.

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

(17)

lẻ, các số chẵn liên tiếp? Hai số lẻ hoặc chẵn liên tiếp nhau hơn, kém nhau bao đơn vị?

Bài 3(cột 1) Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.

- GV chốt lại kết quả đúng

Bài 4: (vn) GV y/c của bài và làm bài vào vở.

- GV giúp HS nắm vững cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại

Bài 5: HS nêu yêu cầu cảu bài và nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

- HS làm bài theo nhóm 4.

HS và GV nhận xét chữa bài , tuyên dương nhóm làm bài nhanh và đúng.

3. Củng cố, dặn dò (5’).

- Y/c HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị bài: Ôn tập về phân số.

a. Ba số TN liên tiếp:

- 998: 999: 1000 - 6665; 6666; 6667 b. Ba số chẵn liên tiếp:

- 98; 100; 102 - 996; 998; 1000 c. Ba số lẻ liên tiếp:

- 77; 79; 81.

- 1999; 1001; 2003

- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

a. Từ bé đến lớn: 3999; 4856; 5468;

5486.

b. Từ lớn đến bé: 2763; 2762; 2736;

2726.

- HS nêu các dấu hiệu hiệu chia hết.

- đại diện các nhóm lên bảng làm bài.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 6)

I/. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: HS biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.

2. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL ( yêu cầu tiết 1 ).

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

- Phiếu giao bài tập số 2

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới.(30’)

a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, y/c giờ học

* HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- GV tiếp tục kiểm tra một số em còn lại và những em chưa đạt y/c.

* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.

- HS đọc kĩ nội dung của bài

(18)

Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững y/c của bài.

- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- GVvà HS cùng chữa bài . - Củng cố về kiểu câu liên kết.

+ Tìm những TN trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?

+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?

+ Tìm các câu ghép có trong đoạn văn?

+ Tìm các TN được lặp lại , được thay thế có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.

3. Củng cố, dặn dò.(5’) GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ghi nhớ k/thức đã học, Cbị: Ôn tập tiết 7.

thơ rồi tự làm và đại diện báo cáo kết quả.

+ Các TN là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ nhớ thương, mãnh liệt,day dứt...

+ Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.

+ Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

+ Các TN lặp lại:tôi, mảnh đất

+ Các TN được thay thế:

mảnh đất cọc cằn, mảnh đất quê hương, mảnh đất ấy.

KHOA HỌC

TIẾT 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG

I/. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Xác định quá trình phát triển của một số con côn trùng (bướm cải, ruồi, gián) . Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức và những hiểu biết về quả trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác bảo vệ côn trùng có lợi trong nông nghiệp và có tính tự giác tiêu diệt những con trùng có hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Hình trang 112,113 SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật để con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Đa số động vật chia làm mấy giống? Là những giống nào?

- Kể tên một số động vật đẻ trừng và động vật đẻ con mà em biết?

- Nhận xét, kl.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Làm việc với SGK.

* Mục tiêu: Giúp HS : + Nhận biết dược quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.

+ Xác định được giai đoạn gây hại của bứơm cải.

+ Nêu được một số biện pháp phòng chống

- Một số HS nêu.

2 HS đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài.

(19)

côn trùng phá hoại hoa màu.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Các nhóm quan sát H1,2,3,4,5 trang 114 SGK và mô tả quả trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

Các nnhóm trìng bầy kết quả thảo luận.

- Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?

- Ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?

- Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?

* GV kl: - Bướm cải thường đẻ trừng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu.

Sâu ăn lá….

- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do cô trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp: Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu…

HĐ3: Quan sát và thảo luận.

* Mục tiêu: HS biết:+ So sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.

+ Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.

+ Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo nhóm.

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm và thảo luận trên phiếu giao bài:

Ruồi Gián So sánh chu trình sinh sản

- Giống nhau - Khác nhau Nơi đẻ trứng Cách tiêu diệt

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Đại diện từng nhóm bào cáo kết quả thảo luận

GV - HS theo dõi chữa bài.

* GV kết luận: + Tất cả các côn trùng đẻ trứng.

quả thảo luận.

- HS trả lời.

+Hình 1: Trứng

+Hình 2: Sâu (ấu trùng) +Hình 3: Nhộng

+Hình 4: Bướm + Mặt dưới.

+Giai đoạn sâu, sâu ăn lá rau rất nhiều.

+Bắt sâu, bắt bướm, phun thuốc trừ sâu....

- HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi.

- HS trình bầy

+ Giống nhau: Cùng đẻ trứng.

+ Khác nhau: Trứng gián nở ra con. Trứng ruồi nở ra dòi- nhộng- ruồi con.

+Giữ vệ sjnh môi trường, chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, phun thuốc diệt ruồi, gián,..

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS lên bảng vẽ vòng đời của loài côn trùng.

(20)

* Gv yêu cầu HS vẽ sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Côn trùng sinh sản vào mùa nào? Chúng gây hại gì?

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “Sự sinh sản của ếch”.

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP: CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:

+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...

+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...

- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

2. Kĩ năng: Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính VN.Các hình minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy 1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? phân bố chủ yếu ở đâu?

- Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu? kể tên 1 số tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài :(1')

b) Hoạt động 1(10'): Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng.

- Gv theo dõi câu trả lời của hs, ghi nhanh lên bảng thành bảng thống kê về các ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của chúng.

- Gv nhận xét kết quả sưu tầm của hs, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp.

Hoạt động học - HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Hs nối tiếp nhau báo cáo kết qua. Cách báo cáo như sau:

+ Giơ hình cho các bạn xem.

+ Nêu tên hình (tên sản phẩm)

+ Nói tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó).

+ Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không.

- Hs cả lớp theo dõi Gv nhận xét.

- 1 số hs nêu ý kiến.

+ Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo,...

(21)

- Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?

- Gv kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng CN, trong đó có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

c) Hoạt động 2(10'): Một số nghề thủ công nước ta.

- Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.

- Gv nhận xét kết quả sưu tầm của hs, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất, thủ công, nhiều sản phẩm của các ngành thủ công.

- Địa phương ta có nghề thủ công nào?

d) Hoạt động 3(10'): Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta..

- Gv tổ chức cho hs cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?

- Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?

- GV treo bản đồ

- Gv kết luận chung: Nghề thủ công nước ta...

3. Củng cố- dặn dũ:(4')

- Ngành công nghiệp nước ta có vai trò gì?

-Nêu đặc điểm nghề thủ công của nước ta?

- GV tổng kết nội dung bài học: Ngành công nghiệp nước ta...

* GD SDNLTKHQ: Sử dụng tiết kiệm và

sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn:

máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, ...

+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn.

- Hs làm việc theo nhóm, dán hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.

+ Giơ hình cho các bạn xem.

+ Nêu tên nghề thủ công, hoặc sản phẩm thủ công.

+ Nói xem sản phẩm của nghề thủ công đó được làm từ gì và có được xuất khẩu ra nước ngoài không.

- HS báo cáo.

- Mỗi câu hỏi 1 hs trả lời, các hs khác theo dõi bổ sung ý kiến.

+ Nghề thủ công nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, chiếu nga Sơn, ... đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.

+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian; các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.

- HS xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.

(22)

hiệu quả năng lượng.

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Vn học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài giờ sau.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 56: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 7)

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL ( yêu cầu tiết 1 ).

2. Kĩ năng: HS biết kể tên các bài văn miêu tả và nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên.

3. Thái độ: Thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình qua các câu văn, đoạn văn, bài văn mà mình miêu tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bút dạvà phiếu giao bài số 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS nhắc lại cấu tạo thông thường của một bài văn miêu tả.

2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học HĐ 1: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( yêu cầu tiết 1 ).

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài và điền từ thích hợp vào chỗ trống để liên kết câu.

-Y/c học sinh làm bài vào vở

-3 HS mỗi HS làm 1 phần vào giấy khổ to- dán lên bảng- Lớp nhận xét bổ sung.

+ Nêu cách liên kết câủ ở mỗi đoạn a, b, c?

3. Củng cố dặn dò.(5’)

- Có mấy cách liên kết câu trong đoạn văn?

là những cách nào?

- GV nx tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c các em về nhà tiếp tục tự ôn bài.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 8.

- 1 em nhắc lại.

- 2 HS đọc, lớp theo dõi SGK -Thứ tự các từ cần điền a. nhưng

b. chúng

c. ánh nắng, Sứ, nắng, Sứ, chị.

+ Đoạn a: Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối nhưng

+ Đoạn b. Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ chúng

+ Đoạn c. Liên kết câu bằng cách lặp TN và thay thế từ ngữ.

(23)

Ngày soạn6 /04/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 9 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc,viết, rút gọn, quy đồng mẫu số,so sánh các phân số 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK Toán 5, vở Toán.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC: (4’)

- Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào chỗ chấm ta được:

a) …42 chia hết cho 3 b) 5…4 chia hết cho 9 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Ghi đề bài b. Hướng dẫn HS ôn tập

Bài tập 1: a.Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây: (7’)

b. Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây

Bài tập 2: Rút ngọn các phân số (7’)

+ Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- Gọi H nêu cách rút gọn

- Gọi 2 H lên bảng, lớp làm vào vở Gv nhận xét đánh giá.

Bài tập 3: Quy đồng mẫu số các phân số (7’) - Hướng dẫn HS cỏch làm, tự làm vào vở.

- HS nhắc lại quy tắc quy đồng mẫu số hai phân số

- 2HS lên làm, lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề bài, quan sát các hình - HS tự làm sau đó đọc các phân số mới viết được:

a) H.1:

3

4 ; H.2:

2

5 ; H.3:

5 8 ; H.4:

3 8 b) H.1: 1

1

4 ; H.2: 2 3 4 ; H.3: 3

2

3 ; H.4: 4 1 2

- Nêu quy tắc rút gọn phân số và tự làm vào vở, hs lên bảng làm.

3 3: 3 1 18 18 : 6 3 6 6 : 3 2 ;24 24 : 6 4 5 5 : 5 1 40 40 :10 4 35 35 : 5 7 ;90 90 :10 9 75 75 :15 5

30 30 :15 2

- HS đọc đề bài, làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.

- Lớp nhận xét.

(24)

- Gv nhận xét.

Bài tập 4 : >, <, = ? (6’)

- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- 3HS nêu miệng bài làm.

- Nhận xét đánh giá.

* Bài 5: (5’)

- GV vẽ tia số lên bảng - HS suy nghĩ làm bài miệng - Phân số ở vạch giữa

1 3

2 3

3 6hoặc

1 2

- GV nhận xét giải thích.

3/Củng cố, dặn dò: (3’)

? Nêu cách so sánh P/s - Nhận xét giờ.

- Về nhà xem lại bài.

3 3 5 15 2 2 4 8

4 4 5 20 5; 5 4 20

5 5 3 15 11

) ;

12 12 3 36 36

2 2 4 5 40 3 3 3 5 45

) ;

3 3 4 5 60 4 4 3 5 60 4 4 4 3 48

5 5 4 3 60 b

c

   

   

 

 

- H nêu

- 3HS nêu miệng bài làm.

7 12> 5

12 (vì 7 > 5);

2 5= 6

15

So sánh các phân số :

7 5 2 6 7 7

; ;

12 12 5 15 10 9

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS nêu cách để vẽ được tia số - HS suy nghĩ làm bài.

- HS lên bảng vẽ tia số . - Lớp nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 56: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 8)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

I/. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng. Rèn kĩ năng viết văn tả người bạn thân có sử dụng cách so sánh và nhân hóa để câu văn sẽ gợi tả, gợi cảm.

2. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả người bằng cảm xúc riêng của mình, làm nổi bật được ngoại hình cũng như hoạt động của người đó thông qua công việc.

3. Thái độ: HS thể hiện được tình cảm yêu mến người mình tả...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- HS nhắc lại bố cục của bài văn tả người.

- Nhận xét.

2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện tập.

- 2 HS nhắc lại.

(25)

- HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài.

- Xác định đối tượng miêu tả.

- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.

- Y/c 1 số em đại diện đọc bài trước lớp.

- GV và HS cùng bình chọn bài văn viết có ý riêng, ý mới, giàu cảm xúc.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Bài hôm nay luyện tập về thể loại văn gì?

- Để viết được bài văn hay em làm như thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn tập cho tốt và chuẩn bị bài sau: Kiểm tra giữa kì 2.

- 2 HS đọc.Lớp theo dõi - 3 HS đại diện trả lời . +Bạn thân của em ở trường

- HS tự làm bài

- HS đại diện đọc bài để chữa bài.

Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 28

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

....

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tích cực luyện tập bài thể dục.

(26)

- Nhắc nhở HS bảo vệ sức khỏe trong những ngày giao mùa.

- Tuyên truyền việc thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong trường .Thực hiện tốt đã kí cam kết, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. Phòng dịch bệnh..., không chơi trò chơi bạo lực..

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

4. Chương trình văn nghệ.

………

Yên Đức, ngày …tháng 4 năm 2021 Tổ trưởng

Vũ Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc về tính trung thực.. Trao đổi được với các bạn về nội

- Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu hỏi trong bài.. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng sử dụng câu ghép khi

1.Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để

1.Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ

1.Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ

Bài tập 1: SGK(77): Hãy thay thế các từ lặp lại trong mỗi câu văn của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp lại từ

Kĩ năng:- Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc về tính trung thực3. Trao đổi được với các bạn về nội dung