• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÁO CÁO TỔNG KẾT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÁO CÁO TỔNG KẾT "

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020

LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN

NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: GDTC/2020-06

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mùi

Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2021

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020

LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN

NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: GDTC/2020-06

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2021

(3)

i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

I. Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu:

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ HỌC VỊ

1 Lê Trần Quang Bm Bóng Tiến sỹ

2 Phạm Đức Thạnh Bm ĐK - TD Thạc sỹ

3 Trần Trung Kiên Bm ĐK - TD Thạc sỹ

4 Nguyễn Thị Tiểu My Bm ĐK - TD Thạc sỹ

II. Đơn vị phối hợp chính:

STT ĐƠN VỊ GHI CHÚ

1 Khoa Du Lịch - Đại học Huế

(4)

ii MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ... 1

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho học sinh trong trường học .... 1

1.2. Các luận điểm cơ bản về giáo dục thể lực chung trong TDTT ... 3

1.2.1. Các luận điểm cơ bản về giáo dục thể lực chung trong TDTT ... 3

1.2.2. Đặc điểm huấn luyện các tố chất thể lực chung trong TDTT ... 7

1.2.2.1. Đặc điểm huấn luyện sức nhanh ... 7

1.2.2.2. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh ... 8

1.2.2.3. Đặc điểm huấn luyện sức bền ... 9

1.2.2.4. Đặc điểm huấn luyện năng lực mềm dẻo ... 10

1.2.2.5. Đặc điểm huấn luyện năng lực khéo léo ... 11

1.3. Công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay ... 13

1.3.1. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của giáo dục và giáo dưỡng trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay ... 13

1.3.2. Các hình thức giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ... 14

1.4. Khái quát về trò chơi vân động và vai trò của trò chơi vận động đối với việc nâng cao tố chất thể lực chung cho sinh viên ... 15

1.5. Đặc điểm, phân loại bài tập trò chơi vận động và phương pháp tổ chức giảng dạy trò chơi vận động ... 18

1.5.1. Đặc điểm, phân loại bài tập trò chơi vận động ... 18

1.5.1.1. Đặc điểm của trò chơi vận động: Nghiên cứu quá trình phát sinh phát triển của trò chơi vận động ta thấy có một số đặc điểm chính như sau: ... 18

1.5.1.2. Phân loại trò chơi vận động: ... 19

1.5.2. Phương pháp tổ chức, giảng dạy trò chơi vận động ... 20

1.6. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trưởng thành ... 24

1.6.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trưởng thành ... 24

1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trưởng thành ... 26

2. Sự cấp thiết của đề tài ... 27

(5)

iii

3. Mục tiêu nghiên cứu ... 29

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 30

4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 30

4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 30

5. Nội dung nghiên cứu ... 30

6. Phương pháp nghiên cứu ... 31

6.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ... 31

6.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ... 31

6.3. Phương pháp quan sát sư phạm ... 32

6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ... 32

6.5. Phương pháp toán học thống kê ... 34

6.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ... 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ... 36

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI KHOA GDTC - ĐẠI HỌC HUẾ ... 36

1.1. Thực trạng công tác GDTC tại Khoa GDTC - Đại học Huế ... 36

1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại Khoa GDTC - Đại học Huế ... 37

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUẾ ... 39

2.1. Thực trạng các tố chất thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 39

2.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 41

2.3. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 44

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUẾ ... 46

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 46

(6)

iv

3.2. Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm

thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 47

3.3. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế ... 50

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm: ... 50

3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm ... 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 57

1. Kết luận ... 57

2. Kiến nghị: ... 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 58 PHỤ LỤC

(7)

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác GDTC của Khoa Du Lịch -Đại học Huế (n= 25) ... 36 Bảng 1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế .. 37 Bảng 1.3. Thực trạng cơ sở vật chất tại Khoa GDTC ... 38 Bảng 2.1. Kết quả đánh giá thực trạng thể lực thông qua Chuẩn thể lực theo Quyết định số 53/2008/BGDĐ của nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Du lịch – Đại học Huế (n=15) ... 39 Bảng 2.2. Kết quả đánh giá thực trạng thể lực thông qua Chuẩn thể lực theo Quyết định số 53/2008/BGDĐ của nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Du lịch – Đại học Huế (n=172) ... 39 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Du lịch – Đại học Huế (n = 15) ... 40 Bảng 2.4. Kết quả đánh giá xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Du lịch – Đại học Huế (n = 172) ... 40 Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn về thực trạng sử dụng các TCVĐ nhằm tăng cường hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế (n= 25) ... 44 Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch –Đại học Huế (n = 25) ... 47 Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế (n = 25) ... 48 Bảng 3.3. Tiến trình thực nghiệm ứng dụng các trò chơi vận động đã lựa chọn nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học Huế ... 51 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm trước thực nghiệm ... 52 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm sau thực nghiệm ... 54 Bảng 3.6. Nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm ... 54

(8)

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nam sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm ... 55 Biểu đồ 3.2. Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 năm học thực nghiệm ... 55

(9)

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 TDTT Thể dục thể thao 2 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 GDTC Giáo dục thể chất 4 TCVĐ Trò chơi vận động

5 SV Sinh viên

6 GV Giảng viên

7 CNXH Chủ nghĩa xã hội 8 HLTT Huấn luyện thể thao

9 TN Thực nghiệm

10 ĐC Đối chứng

11 NCKH Nghiên cứa khoa học

12 m mét

13 s giây

14 cm centimet

(10)

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho học sinh trong trường học

Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Đã nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục thể chất trường học, nhằm đào tạo những lớp người phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Từ sau cách mạng tháng tám đất nước ta bước vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm xây dựng nền TDTT Việt Nam mang tính dân tộc, hiện đại phục vụ đời sống và sức khoẻ của nhân dân.

Sự hình thành và phát triển nền thể thao nước ta cũng đã trải qua các thời kỳ gắn liền với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước.

Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, về giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng, được xuất phát từ những cơ sở tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác – Lênin về con người và sự phát triển toàn diện con người, về giáo dục thế hệ trẻ trong XHCN, những nguyên lý Mác xít, từ tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ nói riêng.

Những cơ sở tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hóa qua các kỳ đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông

(11)

2

tư về TDTT ở từng giai đoạn cách mạng theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước.

Tại chỉ thị số 12/2005/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác GDTC và hoạt động thể thao nhằm hưởng ứng năm Quốc tế về thể thao và Giáo dục thể chất – 2005 của Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ hưởng ứng "Năm quốc tế về Thể thao và Giáo dục thể chất - 2005", tổ chức các hoạt động thể thao cho cán bộ công nhân viên chức, nhà giáo học sinh, sinh viên và thực hiện một số nội dung trong đó có nhắc đến việc Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và tuyên truyền rộng rãi mục đích, tác dụng của các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức trong ngành, nhà giáo, sinh viên và học sinh trong mỗi nhà trường về công tác thể thao và giáo dục thể chất; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc dạy và học nội khóa môn thể dục, theo chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các bậc học, cấp học và trình độ đào tạo; Tăng cường các hoạt động thể thao ngoại khóa, đổi mới nội dung cải tiến các hình thức hoạt động, thi đấu và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể…

Ngày 17/6/2016 thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đề án tổng thể phât triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 với mục tiêu cụ thể về GDTC trong giai đoạn 2016 - 2020 “Phấn đấu 100% trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục của từng cấp học; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục thể chất”. Và định hướng đến năm 2025 “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường; bảo đảm 100% trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất”.

Ngày 26/04/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội

(12)

3

nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới trong đó có nhắc đến việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn GDTC và hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của quốc hội.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai Kế hoạch 398/KH- BGDĐT ngày 09/5/2019 về việc thực hiện Kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị "Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học trong ngành Giáo dục”. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thể lực HSSV theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008.

1.2. Các luận điểm cơ bản về giáo dục thể lực chung trong TDTT 1.2.1. Các luận điểm cơ bản về giáo dục thể lực chung trong TDTT

Giáo dục thể lực chung là quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau, không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục thể lực chuyên môn nhằm phát triển toàn diện năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo của người tập.

Các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lực, cùng với những tố chất chuyên môn ưu thế phù hợp với đặc điểm từng môn thể thao, quan hệ giữa các thành tố cơ bản cấu thành năng lực thể lực trong từng môn thể thao có những nét riêng. Khi đề cập đến giáo dục các tố chất vận động thấy rằng trong hoạt động chung của con người thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và có mối tương quan chặt chẽ với các tố chất thể lực cơ bản. Các tố chất luôn hiện diện trong mối tương tác lẫn nhau (không có biểu thị riêng tuyệt đối). Việc nghiên cứu quan hệ mang tính đặc trưng đó của tố chất thể lực trong các môn thể thao được nhiều tác giả nghiên cứu như Philin, Ôzolin, Novicôp và Matveep, Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn...

Những năm gần đây khi nghiên cứu sâu hơn về tố chất thể lực theo 3 dạng cơ bản sức nhanh, sức mạnh, sức bền, phát hiện có những môn thể thao nằm giữa các loại trên, tức là những môn mang đặc trưng của 1 loại tố chất chủ đạo nhưng liên quan đến tố chất khác.

Đa số các nhà chuyên môn cho rằng, tố chất thể lực chung phải được phát triển toàn diện và lâu dài trong suốt quá trình tập luyện. Tuy nhiên với đặc thù của lứa tuổi

(13)

4

học viên trong Quân đội (18 - 22 tuổi), các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm riêng, từng tố chất thể lực được phát triển dựa theo tuổi sinh học thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn tập luyện.

Để đạt được thành tích thể thao cao, cần phải sử dụng các phương tiện khác nhau như:

- Các bài tập thể chất.

- Các điều kiện tự nhiên (môi trường, không khí, nước, ánh sáng...).

- Các yếu tố vệ sinh.

Trong đó, bài tập thể chất là nhóm phương tiện chính để huấn luyện tố chất thể lực, là phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập thể chất phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình tập luyện và không được sử dụng một cách bừa bãi, không chọn lựa. Tính mục đích của một bài tập trong huấn luyện tố chất thể lực thể hiện ở chỗ chúng được sử dụng để phát triển thành tích trong môn chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu cấu trúc thành tích lâu dài, nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động một cách liên tục và phát triển thành tích thể thao một cách nhanh chóng.

Thông qua việc lựa chọn hợp lý từng bài tập thể chất và phân chia một cách tối ưu lượng vận động của từng bài tập và nhóm bài tập có thể bảo đảm cho người tập phát triển đầy đủ năng lực của họ trong lứa tuổi đạt thành tích thể thao cao nhất.

Giáo dục tố chất thể lực là mặt cơ bản để phát triển thể chất và nâng cao thành tích thể thao. Song, về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực, cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể.

Theo quan điểm của Daxiorơxki V.P, Philin thì: Các tố chất thể lực phát triển có tính giai đoạn và không đồng đều, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của lứa tuổi. Vì vậy, người giáo viên, HLV không những phải nắm vững quy luật phát triển tự nhiên, đặc biệt là thời kỳ nhạy cảm (thời kỳ thuận lợi cho việc phát triển các tố chất) trong cơ thể, mà còn phải hiểu sâu sắc những đặc điểm phát triển tố chất thể lực theo độ tuổi của từng cá thể người tập.

D. Harre (1996), G. Macximenco (1980), Novicop, L.P. Matveep (1990), V.P.

Philin V.P (1996), B.A. Pankov (2002) ... cho rằng: Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá

(14)

5

trình đào tạo VĐV, công tác HLTL chung được coi là then chốt, bởi thể lực chung cùng với thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao. Theo quan điểm của Ozolin (1980), Nabatnhicova (1985): Việc giáo dục tố chất thể lực chung phải là một quá trình liên tục, nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV. Tuỳ thuộc vào mục đích của từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa giáo dục thể lực chung và thể lực chuyên môn được xác định cho phù hợp.

Quá trình giáo dục thể lực là sự phù hợp của các phương tiện (bài tập thể thất) cũng như các phương pháp sử dụng, trong quá trình giáo dục phải phù hợp với các quy luật phát triển của đối tượng (Phomin, 1980; Matveep, 1990; Pankov, 2002 ...)

Quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch được sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động mạnh mẽ tới hệ thần kinh, cơ bắp cũng như tới các cơ quan nội tạng của con người. Thông thường, tố chất thể lực được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động (khả năng khéo léo).

Khi đề cập đến vấn đề thể lực, thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở 3 phương diện:

- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ và thiết điện cơ).

- Sự trao đổi chất (tức là các quá trình sản sinh năng lượng).

- Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ).

Theo các tác giả Ozolin, 1980; Philin, 1996; Phomin, 1980 cho rằng, 3 phương diện trên luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực. Đặc biệt, chúng luôn có mối tương quan chặt chẽ với 3 tố chất thể lực cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền. Trong đó, độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố thời gian duy trì và cường độ vận động của cơ bắp, từ đó mà phân ra thành sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Độ lớn của sức nhanh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và liên quan đến thành phần của sợi cơ (nhanh phản ứng, nhanh vận động và nhanh động tác). Độ lớn của sức bền quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi chất trong điều kiện yếm khí và ưa khí.

(15)

6

Chính vì vậy, có sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly dài và sức bền cự ly trung bình. (D.

Harre 1996).

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lý luận và phương pháp GDTC và HLTT trong nước như: Lê Văn Lẫm, Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Phạm Trọng Thanh, Nguyễn Toán, Nguyễn Thế Truyền, Phạm Danh Tốn..., cho thấy: Quá trình giáo dục thể lực cho người tập là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan trước lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động...

Dưới góc độ y sinh học (Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Ngọc Cừ, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Phan Hồng Minh, Lê Nguyệt Nga...), cho rằng: Nói đến giáo dục tố chất thể lực chung trong tập luyện TDTT là nói tới những biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể người tập dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp. ..

Theo quan điểm tâm lý học (Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem...) cho rằng: Quá trình chuẩn bị thể lực chung cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV.

Như vậy, từ các quan điểm nêu trên cho thấy: Chuẩn bị thể lực chung cho đối tượng học viên trong Quân đội là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến người tập, nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả năng vận động, biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn nhằm nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với các năng lực vận động của người tập nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao.

(16)

7

1.2.2. Đặc điểm huấn luyện các tố chất thể lực chung trong TDTT

Hoạt động thể lực, nhất là hoạt động thể lực trong TDTT, rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào công suất hoạt động, cơ cấu động tác và thời gian gắng sức. Mỗi loại hoạt động đòi hỏi cơ thể phải thể hiện khả năng hoạt động thể lực của mình về mặt nào đó như cử tạ, ném đẩy, chạy bền. Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả năng hoạt động thể lực được gọi là tố chất thể lực hay tố chất vận động. Có 5 tố chất vận động chủ yếu của con người là: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo và mềm dẻo. Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực cũng không biểu hiện một cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời, trong phần lớn các môn thể thao hoặc một vài tố chất được thể hiện rõ rệt nhất quyết định kết quả hoạt động chung. Các tố chất vận động liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc vào mức độ phát triển các tố chất vận động. Ngược lại, tố chất thể lực tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc hoàn thiện kỹ năng vận động. Sự phát triển tố chất thể lực và khả năng vận động của thanh thiếu niên có sự khác biệt.

1.2.2.1. Đặc điểm huấn luyện sức nhanh

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Sức nhanh như một tố chất thể lực, nó thể hiện ở dạng đơn giản và ở dạng phức tạp.

Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm:

+ Thời gian phản ứng

+ Thời gian của một động tác đơn.

+ Tần số của một hoạt động cục bộ.

Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác nhau như chạy 100m, tốc độ đấm trong môn Quyền Anh.

Sức nhanh là tố chất tổng hợp của cả 3 yếu tố cấu thành, là thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định của tất cả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh và tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ở ngoại vi. Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ. Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng ATP và CP. Hoạt động tốc độ và thời gian sử

(17)

8

dụng nguồn năng lượng phân giải yếm khi ATP và CP chủ yếu. Vì vậy, khi hàm lượng ATP và CP cao trong cơ, thì khả năng co cơ nhanh cũng tăng lên. Tập luyện sức nhanh làm cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ tăng lên, cơ thể từ 10 đến 30%. Theo Iacốplép tốc độ co cơ còn phụ thuộc vào hoạt tính của cơ thể phân giải và tổng hợp ATP và CP.

Trong hoạt động TDTT, tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Như vậy, sức nhanh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần kinh và tốc độ co cơ. Chúng đều là những yếu tố được quyết định bởi các đặc điểm di truyền. Do đó, quá trình luyện tập, sức nhanh biến đổi chậm và ít hơn sức mạnh và sức bền. Lứa tuổi tốt nhất để phát triển sức nhanh là tuổi thanh thiếu niên.

1.2.2.2. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ, sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:

+ Số lượng đơn vị vận động tham gia vào quá trình căng cơ.

+ Chế độ co của các đơn vị vận động đó.

+ Chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc so.

Sức mạnh, trong đó có sức mạnh tối đa (sức mạnh tuyệt đối) phụ thuộc vào yếu tố độ dày của cơ, hay là tiết diện ngang của toàn bộ cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ, được gọi là sức mạnh tương đối của cơ. Những đặc điểm về hoá học của cơ có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển mạnh. Những bài tập về sức mạnh làm cho hàm lượng protit cấu tạo của cơ, khả năng dự trữ nguyên liệu có thể phân giải không có ôxy tăng lên. Tốc độ của quá trình hoạt động của các men cũng tăng khi sức mạnh được phát triển, chất miozin của cơ tăng lên, chất miozin không chỉ là protat có tính chất co rút của cơ, mà còn là men phân giải ATP, còn gọi là ATP aza.

Cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là tăng cường số đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cỡ lớn. Có nhiều cơ chế sinh lý trong đó có những cơ chế quan trọng nhất gồm có:

+ Tăng số lượng đơn vị vận động được động viên trong các cơ chủ vận.

+ Ức chế hoạt động của các cơ đối kháng.

(18)

9

+ Truyền đến cơ những xung động thông qua hệ thần kinh giao cảm.

+ Lực tăng cơ tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ.

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co sơ và sự phối hợp hoạt động giữa các cơ trước tiên và khả năng chức năng của nơron vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao.

Trong quá trình tập luyện sức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được điều chỉnh dần, nhất là khả năng phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương, các yếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ động tối đa đáng kể.

1.2.2.3. Đặc điểm huấn luyện sức bền

Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong vận động kéo dài. Những vấn đề quan trọng nhất của sức bền là:

- Năng lực làm việc của hệ thống tim mạch.

- Quá trình trao đổi chất (đủ ôxy và thiếu ô xy).

- Khả năng tiết kiệm năng lượng.

- Các phẩm chất tâm lý chuyên môn.

Sức bền có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt với khả năng chịu đựng lượng vận động của người tập.

Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng hồi phục nhanh chóng sau các lượng vận động lớn. Căn cứ vào các yêu cầu thi đấu sức bền được phân thành: Sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.

+ Sức bền cơ sở là năng lực của người tập nhằm chống lại mệt mỏi trong các lượng vận động kéo dài, với một tốc độ vận động nằm trong giới hạn trao đổi năng lượng đủ ôxy. Cơ sở sinh lý học của nó là tính tiết kiệm của các hệ thống cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, các chức năng trao đổi chất và khả năng thực hiện động tác kinh tế nhất.

Mục đích huấn luyện sức bền là cơ sở nâng cao khả năng hấp thụ ôxy, năng lực trao đổi năng lượng đủ ôxy và phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên môn.

Thông qua việc phát triển sức bền cơ sở, tạo nên được một nền tảng chức năng cho tất cả các môn thể thao sức bền và các môn thể thao khác.

(19)

10

+ Sức bền chuyên môn là năng lực của người tập, nhằm chống lại sự mệt mỏi trong hoạt động thi đấu chuyên môn.

Phát triển sức bền với mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ô xy và phát triển sức bền chung cho nhóm cơ lớn.

Biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên là, chạy gắng sức trong thời gian dài. Bài tập này là tiền đề để nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, đảm bảo có sức chịu đựng cao trong học tập và công tác. Ví dụ: Trong một buổi tập sinh viên có thể chạy bền 10 - 12 km. Các biện pháp khác sử dụng để nâng cao sức bền gồm có bơi, đi bộ, đua xe đạp… ở các buổi tập đầu tiên, để phát triển sức nên dùng bài tập chạy nhịp độ đều, cường độ không lớn, tăng dần thời gian từ 5 - 8 giây và đến 25 - 30 giây. Sau đó có thể chạy biến tốc cũng có thể sử dụng phương pháp trò chơi hay phương pháp tập luyện vòng tròn. Tổ hợp bài tập theo phương pháp tập luyện vòng tròn gồm các kiểu chạy, tiến hành dưới dạng trò chơi hay thi đấu.

Điếu đó giúp người tập dễ khắc phục LVĐ lớn. Khi sử dụng phương pháp này chú ý đến đặc điểm sinh lý tuổi sinh viện, để xác định số lần lặp lại cho mỗi người. Sau đó tăng dần LVĐ lên.

1.2.2.4. Đặc điểm huấn luyện năng lực mềm dẻo

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo.

Trong thực tế độ dẻo là giá trị hoạt động của một hay nhiều khớp được thể hiện về khả năng về sức mạnh ở cấu trúc động tác, làm tăng khả năng tiết kiệm năng lượng.

Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo thụ động và mềm dẻo tích cực.

- Mềm dẻo thụ động: Độ dẻo có được là nhờ tác động của ngoại lực và trọng lực của cơ thể.

- Mềm dẻo tích cực: Độ dẻo được tạo nên bởi sự gắng sức, nỗ lực của chính bản thân người tập.

Năng lực mềm dẻo kém phát triển sẽ làm hạn chế kết quả tập luyện, thể hiện thời gian học và hoàn thiện kỹ năng, động tác bị kéo dài, thậm chí kỹ thuật động tác không hoàn thiện được. Thiếu mềm dẻo các năng lực về sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả

(20)

11

năng phối hợp vận động bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là tố chất mềm dẻo ảnh hưởng trực tiếp đến sự thể hiện tiềm năng của nhiều tố chất thể lực cơ bản.

Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo là phương pháp kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau:

- Kéo giãn trong thời gian dài. Duy trì sự kéo giãn các nhóm cơ và dây chằng trong nhiều gây tới khi có cảm giác đau gần tới hạn chịu đựng. Thông thường mỗi bài tập kéo giãn cần duy trì từ 10 - 20 giây và lặp lại bài tập đó 3 - 4 lần.

- Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa, bằng các động tác lăng đơn giản. Ví dụ: Lăng chân phía trước, phía sau, phía bên, hoặc đè ép theo dạng đàn hồi cho tới khi các nhóm cơ bị kéo giãn được biên độ lớn nhất.

- Kết hợp các động tác kéo giãn bằng đá lăng với việc dừng lại ở vị trí cao nhất của đá lăng. Ví dụ: Lăng chân phía bên từ 6 - 8 lần sau dừng lại ở vị trí cao nhất từ 3- 5 giây lặp lại bài tập đó từ 5 - 6 lần).

Phát triển độ dẻo có thể bằng các bài tập tay không, với dụng cụ hoặc trên tác dụng cụ của thể dục. Tăng biên độ động tác ngoài ngoại lực, còn vận dụng nội lực của chính cơ bắp người tập. Tố chất này cũng phát triển có hiệu quả nếu sử dụng trò chơi vận động. Các bài tập mềm dẻo cần được phối hợp với các bài tập nhằm củng cố khớp, dây chằng, cơ bắp. Tập luyện mềm dẻo phải diễn ra liên tục có hệ thống, nên tập hàng ngày buổi sáng sau khi đã khởi động.

1.2.2.5. Đặc điểm huấn luyện năng lực khéo léo

Nếu như tăng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của sự thích nghi về mặt năng lượng, thì sự khéo léo lại phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hành vi vận động. Việc xác định năng lực phối hợp vận động về cơ bản được dựa trên cơ sở học thuyết vận động. Theo các quan điểm này thì năng lực phối hợp vận động được hiểu là một phức hợp các tiền đề của người tập (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được hình thành, phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các năng lực khác nhau như sức mạnh, sức nhanh, sức bền.

Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo, kỹ thuật thể thao.

(21)

12

Các bài tập để giáo dục năng lực khéo léo cho sinh viên có rất nhiều. Đó là các động tác nhảy, giữ thăng bằng, nắm bắt, các bài tập có sự phối hợp cao. Ngoài ra còn có các bài tập thực hiện trong điều kiện phức tạp.

Phương pháp chính để phát triển khả năng phối hợp vận động là tập luyện, phương tiện chính là các bài tập thể chất.

Năng lực này chỉ phát triển thông qua hoạt động, vì vậy muốn phát triển năng lực phối hợp vận động phải thông qua tập luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn thiện các bài tập được lựa chọn, làm phương tiện để phát triển năng lực học và hoàn thiện các bài tập được lựa chọn, làm phương tiện để phát triển năng lực này.

Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập tâm lý để phát triển năng lực sử lý thông tin, nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động cho nhiệm vụ vận động đặt ra.

Cần sử dụng các phương tiện tập luyện, nhằm phát triển chức năng của các cơ quan phân tích, các cơ quan phân tích là một phần của hệ thống thần kinh cơ được gọi là một bộ phận của “thực thể sinh lý” của khả năng phối hợp vận động.

Cần sử dụng các biện pháp nhằm, nâng cao yêu cầu về phối hợp vận động của các bài tập thể chất. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Đa dạng hoá việc thực hiện động tác.Ví dụ: có thể thay đổi các giai đoạn của động tác.

- Thay đổi điều kiện bên ngoài. Thực hiện động tác trong điều kiện nâng cao độ khó của môi trường.

- Phối hợp các kỹ thuật kỹ xảo với nhau.

- Thực hiện động tác với yêu cầu thời gian. Ví dụ phải thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất (tuy nhiên phải đảm bảo độ chính xác).

- Thay đổi việc thu nhận thông tin. Việc thu nhận và xử lý các thông tin về thị giác, thích giác, xúc giác, thăng bằng và cảm giác cơ bắp có ý nghĩa đặc biệt nhằm điều khiển vận động.

Các phương pháp phát triển năng lực phối hợp vận động rất phong phú, có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp.

Việc lựa chọn và sử dụng từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng năng lực cần phát triển. Cần thường xuyên nâng cao mức độ khó về phối hợp vận động của các bài tập vì chỉ có nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo được trình độ thích ứng cao hơn.

(22)

13

1.3. Công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 1.3.1. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của giáo dục và giáo dưỡng trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “ Quá trình sư phạm mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người”. Là một loại hình giáo dục nên nó có đầy đủ các đặc trưng của quá trình giáo dục: có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá trình đó có sự tác động qua lại giữa người dạy và người học. Người dạy đóng vai trò tổ chức điều khiển quá trình nhận thức của người học, người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. giáo dục thể chất chia thành 2 mặt tương đối độc lâp: Dạy học động tác( giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với đức dục, trí dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Mục tiêu của hệ thống giáo dục thể chất XHCN là đào tạo nên những con người hoàn thiện về thể chất, chuẩn bị thể lực toàn diện cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có thể thục hiện được nhiệm vụ đó, GDTC cần giải quyêt ba nhóm nhiệm vụ sau:

1. Nhóm nhiệm vụ GDTC theo nghĩa hẹp: cũng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện cân đối hình thái chức năng cơ thể, phát triển tố chất vận động và khả năng hoạt động thể lực của con người.

2. Nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất: Hình thành và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng trong cuộc sống kể cả kỹ năng, kỹ xảo thục dụng thể thao và trang bị những kiến thức chuyên môn.

3. Nhóm nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộn: giáo dục đạo đức, ý chí góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện.

Nhiệm vụ chính của chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là:

- Giáo dục cho sinh viên những tố chất vận động, giáo dục đạo đức, ý chí, thẫm mỹ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(23)

14

- Cũng cố và giữ gìn sức khỏe cho inh viên, góp phần hình thành và phát triển cơ thể, nâng cao và duy trì khr năng làm việc trong suốt quá trình học tập của sinh viên.

Huấn luyện thể lực toàn diện là nhằm đạt tiêu chuẩn sưc khỏe, chuẩn bị thể lực nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu công tác trong tương lai.

- Hoàn thiện trình độ thể thao trong sinh viên là động viên, giáo dục cho sinh viên niềm tự tin, thoi quen tập luyện TDTT trường xuyên

1.3.2. Các hình thức giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong suốt quá trình học tập của sinh viên và được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, liên quan và bổ sung cho nhau tạo nên một quá trình giáo dục thể chất thống nhất. Các hình thức cơ bản của GDTC trong các trường Đại học gồm:

1. Giờ học TDTT chính khóa: Đây là hình thức cơ bản được đưa vào học tập ở tất cả các khoa và bộ môn GDTC ở các trường được giao trách nhiệm giảng dạy.

2. Hình tưc tự tập: nhằm góp phần nâng cao và cũng cố kỹ năng kỹ xảo đã học trong giờ chính khóa, cho phép nâng coa thời gian tập luyện, thúc đẩy quá trình hoàn thiện về thể chất. Các giờ tự tập co thể tiến hành ngoài thời gian học tập theo yêu cầu của giáo viên đề ra trong các câu lạc bộ thể thao sinh viên.

3. Hình thức tập luyện đầu giờ và giữa giờ: nhằm cũng cố sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc trí lực và thể lực.

4. Hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao các cấp, tổ, nhóm, lớp, khoa, trường, ngành: có ý nghĩa lôi cuons sinh viên vào tập luyện, nâng cao trình độ thể thao, thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, phát triển thể chất hài hòa cân đối; giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết và giáo dục truyền thống dân tộc.

Mục đích giáo dục thể chất trong các trường đại học là: góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế - văn hóa xã hội. Phát triển hài hòa có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp và có khả năng thích ứng với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao, có năng lực thực hành, tự chủ, sáng tạo…. GDTC trong nhà trường còn giữ vị trí then chốt trong chiến

(24)

15

lược phát triển sự nghiệp TDTT, cần coi trọng và nâng cao công tác GDTC trong trường học…

1.4. Khái quát về trò chơi vân động và vai trò của trò chơi vận động đối với việc nâng cao tố chất thể lực chung cho sinh viên

Trò chơi vận động là một hoạt động tự nhiên và cần thiết gắn liền với hoạt động vận động nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng, nâng cao sức khỏe, phát triển tố chất thể lực của con người. Là phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Trò chơi vận động là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi giúp họ hăng hái thư giãn, vui vẻ, khỏe mạnh…

Mục đích của trò chơi vận động: Với người lớn trò chơi là giải trí, thư giãn giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Đối với trẻ em ngoài nhu cầu giải trí trò chơi còn là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí, đức, thể và nhân cách con người. Đối với phong trào thanh thiếu niên trò chơi là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục giúp phát triển toàn diện các giác quan chính làm cho trẻ em khóe léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, giáo dục tinh thần kỷ luật, đoàn kết, biết tự chủ, sáng tạo hơn.

Trong phương pháp giáo dục hiện đại trò chơi là một phương tiện giáo dục quan trọng nên đã được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kenkel người anh đã nói “ trò chơi vận động là một phương tiện để tái tao lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự… vì trong lúc chơi trẻ em không thu mình lại chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn…khi bị khép vò luật chơi các em sẽ dần dần có trật tự, kỹ luật và sinh động hơn…”. Thông qua trò chơi các nhà giáo dục sẽ hiểu rõ hơn về tính tình của từng em như: mạnh dạng, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông minh, khóe léo, vụng về…

Tóm lại trò chơi vận động là một phương tiện giáo dục và giải trí cho cá nhân được rèn luyện giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm…

Lợi ích của trò chơi vận động: như đã đề cập đến trong phần mục đích, bất kỳ trò chơi nào cũng mang một lợi ích trong việc giáo dục và rèn luyện nhất định. Các lợi ích của trò chơi vận động bao gồm:

(25)

16

- Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng đảng, không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: Chạy nhảy, mang vác…

- Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát….

- Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng, tự chủ, tự tin, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỷ luật của trò chơi, kiên nhẫn trong khi chơi, biết sáng tạo, linh động…

- Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu, sự can đảm, gan dạ….

Trò chơi còn giáo dục các em ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luât chơi khi lớn lên cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của làng xã…trò chơi cũng có thể chữa trị cho các em bị trầm cảm, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh…

Hệ thống các tri thức cơ bản của hoạt động TDTT, giờ học GDTC… ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển vận động của cơ thể. Trong đó hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò chơi có ý nghĩa to lớn đảm bảo cho quá trình GDTC bậc Đại học, Cao đẳng có khả năng đạt kết quả cao thì nội dung của nó phải thể hiện các kết quả sau:

a. Hệ thống về hiểu biết ảnh hưởng của thiên nhiên đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe

b. Hệ thống tri thức cơ bản về vệ sinh: dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày….

c. Hệ thống tri thức cơ bản về cách phòng và chữa bệnh.

d. Hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT hiện đại và dân tộc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động tự nhiên trong cuộc sống.

e. Hệ thống tri thức cơ bản của tất cả các tác động bài tập, hoạt động TDTT…

ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển các tố chất vận động của cơ thể.

Trong hệ thống cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò chơi vận động có ý nghĩa to lớn. Trò chơi là một hoạt động đa dạng của con người, xuất hiện đồng thời với lao động và phát triển với sự phát triển của xã hội nhằm thõa mãn những nhu cầu, đạo đức, giáo dục … Trò chơi vận động là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là một

(26)

17

phương tiện, phương pháp hữu hiệu để giáo dục con người, nâng cao tố chất thể lực. Trò chơi vận động được ứng dụng trong nhà trường phổ thông các cấp.

Từ góc độ sư phạm – giáo dục, trò chơi vận động là một nội dung quan trọng để thực hiện chức năng chuẩn bị thể thể lực cho các con người trong xã hội. Do vậy, không thể đối lập hoặc tách rời giữa việc học tập và chơi, giải trí của sinh viên. Theo nghĩa đó, việc nghiên cứu về trò chơi đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục. Nội dung nghiên cứu về trò chơi của sinh viên có thể chia thành 3 vấn đề lớn:

- Thứ nhất: Sưu tầm, nghiên cứu ra các trò chơi thích hợp.

- Thứ hai: Tạo ra các sân chơi và phương pháp tổ chức trò chơi vận động cho sinh viên.

- Thứ ba: Tổ chức vui chơi cho sinh viên tại ký túc xá và nơi ở, nhà trường và những nơi công cộng.

Dưới góc độ GDTC vấn đề được chú ý nghiên cứu hơn là cả sưu tầm, biên soạn những bài tập trò chơi vận động phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của sinh viên cũng như điều kiện thực hiện và tổ chức tốt quá trình chơi ngay tại lớp học, trong khu vực nhà trường và trong các giờ học GDTC nội và ngoại khóa của sinh viên.

Trên thế giới hầu như nước nào cũng chú ý quan tâm đến vấn đề tổ chức các trò chơi vận động cho đối tượng học sinh, sinh viên. Xu hướng chung hiện nay là khai thác, hệ thống hóa và cải tiến những hình thức vui chơi có tính dân tộc để sử dụng kết hợp với những trò chơi thi đấu hiện đaị trong việc giáo dục nhân cách con người, rèn luyện tố chất thể lực cho sinh viên. GDTC nói chung trong đó có các trò chơi vận động đã có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của bộ phận cơ thể như:

- Thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cơ, khớp.

- Thúc đẩy tuần hoàn máu.

- Thúc đấy sự phát triển của hệ hô hấp.

- Thúc đẩy nhanh quá trình cân bằng của hệ thần kinh.

- Thúc đẩy các hệ thống tiêu hóa nội tiết.

Do tác dụng quan trọng của trò chơi vận động mà nó đã góp phần tăng cường thể chất cho sinh viên. Mặt khác trò chơi vận động là một hoạt động tập thể, trò chơi có chủ đề tư tưởng và chủ đích giáo dục cụ thể nên trong quá trình trò chơi vận động có thể giáo dục cho sinh viên những đức tính tốt đẹp: tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần dũng cảm cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác.

(27)

18

Chính do tác dụng to lớn đó mà nhiều chuyên gia giáo dục đã đánh giá trò chơi vận động là một phần rất quan trọng và to lớn chẳng những để hoạt động thể chất mà còn để giáo dục nhân cách cho sinh viên.

1.5. Đặc điểm, phân loại bài tập trò chơi vận động và phương pháp tổ chức giảng dạy trò chơi vận động

1.5.1. Đặc điểm, phân loại bài tập trò chơi vận động

1.5.1.1. Đặc điểm của trò chơi vận động: Nghiên cứu quá trình phát sinh phát triển của trò chơi vận động ta thấy có một số đặc điểm chính như sau:

- Tính mô phỏng của trò chơi vận động: Hầu hết các trò chơi được sáng tác đều mang mà sắc các hoạt động thường ngày của con người. Bằng các hoạt động của các loài vật, con người đã biết nhân cách hóa, thay đổi các cấu trúc bên ngoài của thao tác để đạt được mục đích giáo dục, giáo dưỡng của mình.

- Tính tư tưởng của trò chơi vận động: Với ý nghĩa giáo dục của mình, ngoài tác dụng vui chơi, giải trí, trò chơi vận động đã góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đạo đức quý giá như: Tính tập thể, tính đoàn kết, tính kỷ luật lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng trong hoạt động vui chơi. Trong khi chơi làm nảy sinh tính sáng tạo, tính đồng đội và ý thức tự chủ rất cao.

- Tính thi đua và định mức lượng vận động cho từng cá nhân: Tham gia vui chơi là biểu lộ đa dạng của tình cảm, của ý chí và thể lực. Nhất là với các đối tượng ở lứa tuổi nhỏ sự ganh đua rất quyết liệt và rõ ràng, tuy nhiên chính vì sự ganh đua này nên người điều khiển vui chơi phải có phải có phương pháp quản lý và giáo dục tính tự giác cho các em, tránh có các biểu hiện quá ham chơi dẫn đến quá sức hay ngược lại quá thờ ơ dẫn đến lười biếng và trốn tránh trách nhiệm ( thực tế trong trò chơi sự kiểm soát lượng vận động hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của người chơi). Cả hai ý nghĩa quá tích cực (ham chơi) và tiêu cực trong trò chơi vận động đều không đạt được mục đích giáo dục theo đúng nghĩa của nó.

- Bản chất xã hội và tính giai cấp trong trò chơi vận động: “ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, ở mỗi một xã hội khác nhau sử dụng trò chơi với các mục đích khác nhau. Trong xã hội phong kiến đế quốc trò chơi được tổ chức dưới các dạng trò vui, trò tiêu khiển nhằm mục đích mua vui cho một nhóm người có quyền lực của giai cấp thống trị, đôi khi mua vui trên sự đau khổ của người khác…

(28)

19

Trong xã hội ta trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói rêng đã trở thành một trong những phương tiện để giáo dục thể chất và hướng dẫn sự phát triển của con người. Trò chơi vận động được phổ biến rộng rãi trong học đường, ở các tổ chức câu lạc bộ, vung đông dân cư thực chất đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Thông qua vui chơi, con người được lành mạnh và có ích cho xã hội. Bản chất một xã hội tiến bộ đã trả lại đích thực ý nghĩa chân chính của trò chơi và nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người.

1.5.1.2. Phân loại trò chơi vận động:

Việc phân loại trò chơi vận động có rất nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau, kế thừa các quan điểm đó chúng tôi phân loại trò chơi vận động trên cơ sở một số căn cứ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm thao tác của hoạt động ta phân trò chơi thành các loại: đi bộ, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác…cách phân loại này nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

- Căn cứ vào mục đích giáo dưỡng các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, mền dẻo, tính khéo léo. Cách phân loị này nhằm củng cố và phát triển các tố chất cần thiết riêng biệt tùy vào mục đích của người hướng dẫn vui chơi góp phần hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.

- Căn cứ vào nghề nghiệp mà ta có trò chơi bổ trợ cho một nghề nghiệp hay một môn thể thao nào đó: trò chơi bổ trợ bóng chuyền, bong rổ, điền kinh ….. trò chơi xây dựng, trò chơi quân sự…

- Căn cứ vào môi trường hoạt động mà ta có: Trò chơi dưới nước, trò chơi trên cạn….

Có nhiều tác giả lại căn cứ vào khối lượng vận động để phân chia các nhóm trò chơi tĩnh, trò chơi động hoặc phân chia theo các nhóm chính, phụ…

Nói tóm lại việc phân loại trò chơi vận động rất đa dạng và tương đối phức tạp bỡi tính mục đích và tác dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Do vậy chúng tôi đưa ra một số cách phân loại như trên cũng chỉ là tương đối, trong thực tế tùy thuộc vào các khuynh hướng vận dụng mà người điều khiển làm sao cho trò chơi vận động đạt được mục đích, ý nghĩa của nó như một phương tiện để giáo dục thể chất và giải trí cho con người.

(29)

20

1.5.2. Phương pháp tổ chức, giảng dạy trò chơi vận động

Để có một trò chơi vận động đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau đây, nếu thiếu một trong 3 yếu tố đó thì trò chơi vận động sẽ trở thành phản tác dụng, có hại nhất thời hoặc sâu xa:

- Xây dựng bầu không khí: trò chơi vận động phải xây dựng được bầu không khí vui tươi, sống động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười cho người tham gia trò chơi.

- Rèn luyện kỹ năng: làm cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi nhanh, tháo vát … các bài khóa huấn luyện kỹ năng khô khan biến thành các trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn. Các bài toán rối trí biến thành các trò chơi động não, suy luận, phân tích lý thú …

- Giáo dục chiều sâu: yêu cầu này chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm thầm nhưng có hiệu quả thấm thía sâu xa hơn so với các bài công dân, đạo đức trong các trường. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội, kỷ luật tập thể, tính trung thực trong thi đấu thể thao, mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục người lớn và tôn trọng người khác….

Chọn lựa trò chơi: chúng ta thường ít quan tâm đến việc lựa chọn trò chơi cho phù hợp hoàn cảnh mà cứ nhớ trò chơi nào là “xào” trò chơi đó cho nên đôi khi gặp trường hợp lố bịc, phản giáo dục, quá thấp hay quá cao so với trình độ người tham dự….

do vậy nên chọn lựa trò chơi theo những yếu tố sau:

- Lựa chọn trò chơi vận động theo độ tuổi.

- Lựa chọn trò chơi vận động theo giới tính.

- Lựa chọn trò chơi vận động theo trình độ.

- Lựa chọn trò chơi vận động theo kỹ năng tập thể( đã từng sinh hoạt, chưa quen sinh hoạt, quen biết nhau hay còn xa lạ…)

- Lựa chọn trò chơi vận động theo sân bãi.

- Lựa chọn trò chơi vận động theo thời gian.

Ngoài ra chúng ta cũng cần để ý đến thời tiết, ánh sáng, dụng cụ, hoàn cảnh…

Điều khiển trò chơi: trò chơi có hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người quản trò. Cần thực hiện trò chơi theo một số giai đoạn sau:

1. Xác định đối tượng: Lứa tuổi, giới tính, trình độ…

(30)

21

2. Số lượng người chơi: Chọn những trò chơi vận động sao cho phù hợp với số lượng người chơi và cố gắng làm sao cho càng nhiều người tham gia vào trò chơi càng nhiều càng tốt.

3. Điều kiện sân bãi: Diện tích sân chơi, mặt sân, … có thể áp dụng để tiến hành trò chơi có hiệu quả.

4. Dụng cụ: phải được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng để tiến hành trò chơi Như: gậy, khăn, còi…

5. Dự đoán những tình huống có thể xảy ra: trong khi hăng say giành chiến thắng các em có thể bất chấp tất cả: mưa gió, té ngã, trầy da, sứt trán….đôi khi người chơi có thể lén lút ăn gian, qua mặt trọng tài để giành phần thắng ….

Thực hiện trò chơi:

1. Giải thích trò chơi:

- Yêu cầu mọi người tập trung chú ý.

- Chọn lối trình bày ngắn gọn, súc tích, dí dỏm.

- Quy định luật chơi và khung thưởng phạt

2. Phân chia lực lượng: nếu là trò chơi có sự thi đua tập thể thì chúng ta phải phân chia lực lượng ra thành từng đội, nhóm… sao cho đồng đều về số lượng, giới tính, thể lực…

3. Làm thử: tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai lần rồi “ xé nhap” và vào cuộc.

4. Tiến hành chơi:

- Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi.

- Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi.

- Khai thác khía cạnh dí dỏm của người chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, đối tượng chơi.

- Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn, kỷ luật.

- Phải công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và người chơi.

- Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi.

- Biết dừng lại đúng lúc trong khi mọi người quá mệt mỏi hay trò chơi trở nên nhầm chán.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa trên các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền dùng trong nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi

Phụ trách các hoạt động chuyên môn: Thao giảng dự giờ; Tập huấn, triển khai công tác chuyên môn; Ứng dụng công nghệ thông tin; Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

Khái niệm luận văn khoa học Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công nghệ do một người viết, vừa thể hiện ý tưởng khoa học của tác giả, vừa phải thể hiện kết

Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm của tác giả thông qua việc phối kết hợp các kĩ năng mềm trong giảng dạy thực tế môn “Ứng dụng 5S trong công tác văn phòng” dành cho sinh viên ngành

Lượt đồ bình duyệt bản thảo nghiên cứu khoa học: Tác giả nộp bản thảo nghiên cứu đến Toà soạn TCNN&PT Bản thảo nghiên cứu thoả mãn yêu cầu của TCNN&PT Đánh giá bước đầu của Tổng

Khoa Nông học tổ chức đợt thi trực tuyến đối với các học phần đã hoàn thành nội dung giảng dạy và đã được giảng viên phụ trách môn học đồng ý đăng ký Đính kèm danh sách các môn học tổ

Sau một thời gian thử nghiệm với hệ thống cơ sở dữ liệu đào tạo mang tính chất thủ công, thực hiện trên giấy tờ làm việc được in ra giấy, với khối lượng hồ sơ lớn, phải in lại nhiều

Tóm tắt nội dung môn học: Giới thiệu chung về tin học ứng dụng xây dựng dân dụng công nghiệp và cầu đường Tin cơ sở ngành, và tin chuyên ngành Dạy sinh viên các thao tác trên bản vẽ