• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 11 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo | Giải bài tập Hóa 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 11 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo | Giải bài tập Hóa 10"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 1 trang 120 Hóa lớp 10: Viết bản tường trình

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

- Thí nghiệm:

+ Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4. + Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc.

+ Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu Quan sát hiện tượng:

- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu - Phương trình phản ứng:

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Cl2 + H2O HCl + HClO

- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo. Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm

2. Điều chế axit clohiđric.

-Thí nghiệm: Dùng 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dung dịch H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.

+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm.

Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 5.11 SGK trang 120.

Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.

Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống 2.

Quan sát hiện tượng.

(2)

- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.

Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 to

⎯⎯→ NaHSO4 + HCl

- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3. - Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dung dịch AgNO3

- Thí nghiệm:

Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát + 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3. + ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl

Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3

+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chứa HCl + Ống còn lại là HNO3.

Phương trình hóa học:

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiện tượng: Hỗn hợp bốc hơi, ở ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi lên trên. - Phương trình

→ Clorua là muối của kim loại canxi với hai gốc axit là clorua Cl − và hipoclorit ClO −. Muối NaClO có tính oxi hóa mạnh và NaClO là muối của axit yếu, trong không

Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh

Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.. + Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ

- Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh và có bọt khí

Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó..

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion

+ Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. + So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH. Môi trường axít yếu. Môi trường kiềm mạnh.. + Thìa,