• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng | Giải bài tập Hóa9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng | Giải bài tập Hóa9"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng Thí nghiệm 1 trang 104 Hóa học 9: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lấy một ít (bằng hạt ngô) hỗn hợp đồng(II) oxit và cacbon (bột than gỗ) vào ống nghiệm.

+ Lắp đặt dụng cụ như hình:

+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

+ Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng Ca(OH)2.

+ Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học.

- Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.

Dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

Giải thích:

2CuO (đen) + C to 2Cu (đỏ) + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O - Kết luận: Cacbon có tính khử.

Thí nghiệm 2 trang 104 Hóa học 9: Nhiệt phân muối NaHCO3

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lấy 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm.

+ Lắp dụng cụ như hình:

(2)

+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

+ Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng Ca(OH)2.

+ Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.

- Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.

Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.

Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.

- Giải thích:

2NaHCO3 to

 Na2CO3 + H2O + CO2. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O.

- Kết luận: NaHCO3 dễ bị nhiệt phân hủy.

3. Thí nghiệm 3 trang 104 Hóa học 9: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

* Phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Cho lần lượt từng mẫu thử vào nước:

+ Mẫu thử không tan là CaCO3.

+ Mẫu thử tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm I).

- Tiếp tục cho dung dịch HCl lần lượt vào các dung dịch ở nhóm I + Nếu có khí thoát ra thì mẫu thử là Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

+ Nếu không có hiện tượng gì xuất hiện, mẫu thử là NaCl.

- Dán nhãn các lọ hóa chất vừa xác định.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.. Bài tập thực nghiệm phân

Trong các cặp chất trên chỉ có axit nitric và đồng(II) nitrat không phản ứng với nhau nên có thể cùng tông tại trong một dung dịch.. Tên của kim loại và thể tích dung dịch

Cân bằng đó chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch, khi thêm NaOH và khi thêm HCl?.

[r]

+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.. + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO 3 loang và đun nóng có khí NO không

Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.. Thành phần hỗn hợp

Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm có 1 electron ở lớp ngoài cùng.. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm đó. Sục lượng khí CO 2 thu được vào

Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu thêm 2 gam kết