• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt | Giải bài tập Hóa 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt | Giải bài tập Hóa 9"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 1 trang 70 Hóa học lớp 9: Viết tường trình

Lời giải:

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hóa học. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 to

 2Al2O3

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết phương trình hóa học?

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

Phương trình hóa học: Fe + S to FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết phương trình hóa học ?

Hiện tượng: Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe.

⇒ Ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

(2)

Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Brom lỏng tan trong benzen tạo dung dịch màu vàng nâu, nhẹ hơn nước nên nổi lên

- Hiện tượng: Hỗn hợp bốc hơi, ở ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi lên trên. - Phương trình

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng nhẹ (hoặc ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng). Hiện

Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.. Bài tập thực nghiệm phân

Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.. + Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ

- Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh và có bọt khí

+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.. + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO 3 loang và đun nóng có khí NO không

Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H 2.. Các thể tích khí đều đo