• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối | Giải bài tập Hóa 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối | Giải bài tập Hóa 9"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối Bài 1 trang 44 Hóa học lớp 9: Viết tường trình

1. Tính chất hóa học của bazơ.

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3

màu nâu đỏ.

Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.

Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.

Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lam.

Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối.

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.

Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl.

Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4. Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl.

(2)

Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH). Lời giải:. Công thức hóa học của các axit và tên

+ Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất

- Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài... Thể tích dung dịch HCl đã

Ví dụ 1: Dung dịch KOH có thể phản ứng với tất cả các muối có trong dãy nào sau đây.. Hướng

Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu..

* Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. *

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác.. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)