• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Giải VBT Hóa học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối | Giải VBT Hóa học 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9: Tính chất hóa học của muối Học theo Sách giáo khoa

I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Dung dịch muối tác dụng được với kim loại, sản phẩm là muối mới và kim loại mới.

Phương trình hóa học:

4 4

FeCuSO Cu FeSO

2. Muối tác dụng được với axit sản phẩm là muối mới và axit mới.

Phương trình hóa học:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

3. Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Phương trình hóa học:

3 3

AgNO NaClAgCl NaNO

4. Dung dịch muối tác dụng với dd bazơ, sản phẩm là muối mới và bazơ mới.

Phương trình hóa học:

2 3 2 3

Na CO Ba(OH) 2NaOHBaCO 

5. Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Phương trình hóa học:

to

3 2

2KClO 2KCl 3O

to

3 2

CaCO CaO CO II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI

* Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Thí dụ:

4 2 4 2

CuSO 2NaOHNa SO Cu(OH) 

2 4

K SO NaOH: Không xảy ra phản ứng.

* Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Bài tập

Bài 1 trang 30 VBT Hóa học 9: Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với

(2)

một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí; b) Chất kết tủa.

Viết phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Phản ứng tạo ra chất khí:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O b) Phản ứng tạo ra kết tủa:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Bài 2 trang 30 VBT Hóa học 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

Nhận biết các dung dịch CuSO4, AgNO3 , NaCl:

- Thuốc thử nhận biết dung dịch AgNO3 là: HCl Phương trình hóa học:

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

- Thuốc thử nhận biết dung dịch CuSO4 là: NaOH Phương trình hóa học:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

- Dung dịch còn lại là NaCl.

Bài 3 trang 30 VBT Hóa học 9: Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH;

b) Dung dịch HCl;

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Mg(NO3)2, CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH:

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

b) Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl: vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.

c) CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3:

(3)

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2

Bài 4 trang 30 VBT Hóa học 9: Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không.

Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3

Pb(NO3)2

BaCl2

Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

Lời giải:

Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3

Pb(NO3)2 x x x o

BaCl2 x o x o

Phương trình hóa học:

Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3

Pb(NO3)2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KNO3

Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Bài 5 trang 31 VBT Hóa học 9: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học xảy ra.

Lời giải:

Câu trả lời đúng là: C

Giải thích: Đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo nên FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu

(4)

bị nhạt dần.

Phương trình hóa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Bài 6* trang 31 VBT Hóa học 9: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lời giải:

a) Hiện tượng: Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là AgCl.

Phương trình hóa học:

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ca(NO3)2

b) Khối lượng chất rắn:

2 3

CaCl AgNO

2, 22 1,7

n 0,02 mol;n 0,01mol

111 170

   

Nhận thấy: 0,02 0,01

1  2  CaCl2 dư, AgNO3 hết.

Phương trình hóa học:

 

2 3 3 2

5

CaCl N

0,

N 00

2Ag O 2A ,

gCl

5 0 01 0,01 0 0

C , a

0 O

 

  

⇒ mAgCl = 0,01.143,5 = 1,435 gam

c) Nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch:

Vdd 3070 100 ml 0,1 lít

M (Ca ( NO ) )3 2

0,005

C 0,05M

 0,1 

M CaCl du2

0,02 0,005

C 0,1

  0,015M

Bài tập bổ sung

Bài 1 trang 31 VBT Hóa học 9: Từ những chất Cu, O2, Cl2 và dung dịch HCl, hãy viết các phương trình hóa học điều chế CuCl2 bằng hai cách khác nhau.

(5)

Lời giải:

Điều chế CuCl2:

a) Cu tác dụng trực tiếp với Cl2. Phương trình hóa học:

to

2 2

CuCl CuCl

b) Cu tác dụng trực tiếp với O2 (ở nhiệt độ cao), được CuO, sản phẩm này tác dụng với HCl, được CuCl2.

Phương trình hóa học:

to

2CuO22CuO

2 2

CuO2HClCuCl H O

Bài 2 trang 31 VBT Hóa học 9: Có những chất sau: MgSO4, NaHCO3, K2S, CaCl2. Hãy cho biết:

a) Muối nào có thể tác dụng với dung dịch Na2CO3? b) Muối nào có thể tác dụng với dung dịch HCl?

c) Muối nào có thể tác dụng với dung dịch NaOH?

Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Muối có thể tác dụng với dung dịch Na2CO3 là: CaCl2, MgSO4

Phương trình hóa học:

2 2 3 3

CaCl Na CO CaCO  2NaCl

4 2 3 3 2 4

MgSO Na CO MgCO  Na SO

b) Muối có thể tác dụng với dung dịch HCl là: NaHCO3, K2S Phương trình hóa học:

3 2 2

NaHCO HClNaClCO  H O

2 2

K S2HCl2KClH S↑

c) Muối có thể tác dụng với dung dịch NaOH là: MgSO4, NaHCO3

Phương trình hóa học:

4 2 2 4

MgSO 2NaOHMg(OH)  Na SO

3 2 3 2

NaHCO NaOHNa CO H O

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban

Dạng bài này gồm một chuỗi các phản ứng hóa học nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc sơ đồ, cũng như mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, cụ thể:.. a/ Sơ đồ các

a) Nước. Viết phương trình hóa học. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.. Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H 2. Bài 3 trang 14 VBT Hóa học 9: Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp

b) Axit clohiđric c) Natri hiđroxit.. b) phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO

Bài 1 trang 46 VBT Hóa học 9: Kim loại có những tính chất hoá học nào? Lấy thí dụ và viết các phương trinh hoá học minh hoạ với kim loại magie.. b) Cho một đinh sắt

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và với hidro. Các phi kim như flo, oxi,