• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những nội dung cơ bản của VH trung đại VN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Những nội dung cơ bản của VH trung đại VN"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ VĂN

Tài liệu học tập Ngữ văn 11

HUỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 04/10/2021 - 09/10/2021)

Đọc văn: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

* Hoạt động 1: Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - Tập một, bài “Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam” trang 76 đến 78.

- Học sinh trả lời các câu hỏi:

1. Những nội dung cơ bản của VH trung đại VN.

2. Những đặc điểm về nghệ thuật của VH trung đại Việt Nam.

3. Các câu hỏi ở phần nội dung ôn tập trang 76-77.

4. Các bài tập ở phần phương pháp ôn tập trang 77-78.

* Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học.

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Nội dung chính của bài học * Nội dung 1: Nội

dung.

I. Nội dung

Câu 1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong VH từ TK XVIII đến hết TK XIX:

- Biết ơn và ca ngợi những người hy sinh vì đất nước.

- Yêu nước gắn liền với căm thù giặc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- NĐC)

- Tình yêu thiên nhiên, đất nước (Thu điếu- NK)

- Ý thức được trách nhiệm của cá nhân mình với đất nước ngay cả những lúc hoàn cảnh thật ngặt nghèo (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- CBQ). Tư tưởng canh tân đất nước thể hiện một cách bức xúc qua các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát: Cảm nhận xót xa u buồn trước tình cảnh đất nước và tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm dược lối ra

(2)

2

trong cuộc đời để thi thố lo đời giúp nước

* Hương Sơn phong cảnh ca:

- Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

- Cảm nhận được hài hoà giữa tôn giáo ( đạo Phật) linh thiêng với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tâm hồn nghệ sĩ.

* Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

- Lòng yêu nước giúp tác giả đề cập tới hoàn cảnh đau thương tủi nhục nhất của đất nước.

- Bức chân dung về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

- Văn tế… là tiếng khóc cao cả.

* Xin lập khoa luật:

- Lòng yêu nước thể hiện ở tầm nhìn vượt qua thời đại của tác giả. Đó là tư tưởng một lòng canh tân vì đất nước. Đất nước phải có luật pháp và mọi người phải tuân theo pháp luật

- Lời lẽ nhẹ nhàng, chứng cứ xác thực

* Chiếu cầu hiền: ý thức về vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

Câu 2:

* Có thể nói trong VH từ TK XVIII đến hết TK XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: Vì những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn (Truyện Kiều, thơ Nôm HXH, Chinh phụ ngâm…)

* Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

- Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khác vọng của con người, khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án, táo cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, đề cao truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc…

- Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế (HXH, Nguyễn Du); ý thức về cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, tài năng cá nhân: Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương…) Câu 3: Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” thể hiện ở hai phương diện:

- Cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa.

- Cuộc sống thiếu sinh khí: Cuộc sống âm u, sự thâm nghiêm kiểu mê cung làm tăng ám khí nơi phủ chúa – ngấm vào con người → xa hoa nhưng thiếu sự sống, sức sống.

Câu 4:

* Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình

(3)

3

Chiểu:

- Nội dung: Đề cao đạo lý nhân nghĩa qua truyện Lục Vân Tiên, nội dung yêu nước qua Ngư tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc và Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

- Nghệ thuật: tính chất đạo đức – trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.

* Có thể nói, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong VH dân tộc có một bức tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ:

- Trước Nguyễn Đình Chiểu, VH dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.

- Đến NĐC, lần đầu tiên trong VH dân tộc, người nông dân chống ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trong một tác phẩm với vóc dáng đích thực của mình và được ngợi ca như những anh hùng của thời đại.

- Hình tượng này có sự kết hợp yếu tố bi (đau thương ) và yếu tố tráng (hào hùng tráng lệ).

* Nội dung 2:

Phương pháp

II. Phương pháp

Lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm VH trung đại VN trong chương trình lớp 11 theo mẫu sau:

Stt Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

III. Bài tập củng cố

Lập dàn ý cho các đề bài sau:

Đề bài Dàn ý

Đề 1: Phân tích giá trị hiện thực thể hiện trong đoạn trích

“Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” – Lê Hữu Trác), từ đó thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kí sự của Lê Hữu Trác.

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người nông dân trong đoạn trích sau đây, từ đó thấy được lòng yêu nước của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Cui cút làm ăn… chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

(Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

(4)

4

Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau, từ đó làm nổi bật phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ:

Đô môn giải tổ chi niên,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục (Trích “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công

Trứ, Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục)

Đề 4: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, từ đó thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà thơ.

IV. Phản hồi thông tin

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập)

Lớp: …

Họ tên học sinh: …

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ văn

Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam

1. ………

………..

2. ………

………...

3. ………

………...

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây..

Câu chủ đề trong đoạn trích trên là : “Bên cạnh việc phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch,

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị

Đề 1 : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Đề 2 : Anh (chị) hãy thuyết minh một ngành nghề ở địa phƣơng mà

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây