• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE CUONG ON TAP DIA LY 8 LẦN 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE CUONG ON TAP DIA LY 8 LẦN 2"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8

 TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm :

A. 1993 B. 1995 C. 1997 D. 1999

Câu 2 : Điểm tương đồng về văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á : A. Nền văn minh lúa nước B. Ngôn ngữ ( Tiếng Việt ) C. Thể chế chính trị D. Trình độ phát triển kinh tế . Câu 3 : Là sứ sở của cảnh quan đồi núi, Việt Nam có thuận lợi về

A. Giao thông B. Đô thị hóa C. Cây trồng cận nhiệt, du lịch, thủy điện… D. Trồng cây lương thực Câu 4: Đảo lớn nhất nước ta :

A. Côn Đảo ( Bà Rịa- Vũng Tàu) B. Phú Quốc (Kiên Giang) C. Cát Bà ( Quảng Ninh) D. Phú Quí (Bình Thuận) Câu 5: Các mỏ dầu khí đang được khai thác:

A. Thanh Long, Đại Hùng, Bạch Hổ B. Tam Đảo, Bắc Đẩu, Kỳ Lân C. Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng D. Khổng Tước, Kỳ Lân, Rồng Câu 6: Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài bao nhiêu km?

A. 3260 km. B. 3140 km. C.3250 km. D. 3030 km.

Câu 7: Vịnh biển đẹp nhất của nước ta là vịnh nào?

A. Vịnh Cam Ranh. B. Vịnh Hạ Long. C.Vịnh Diễn Châu. D. Vịnh Phan Rí.

Câu 8: Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng:

A. Nhỏ. B. Vừa và nhỏ. C. Lớn. D. Rất lớn.

Câu 9: Trên phần đất liền địa hình đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ?

A. 3/4 diện tích lãnh thổ. B. 1/2 diện tích lãnh thổ. ..

C. 2/3 diện tích lãnh thổ. D. 3/2diện tích lãnh thổ.

Câu 10: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện:

A. Lượng nhiệt lớn. B. Số giờ nóng trong năm cao.

C. Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

D. Lượng nhiệt lớn, số giờ nóng trong năm cao, nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

Câu 11: Đất Mũi điểm cực Nam phần đất liền của nước ta nằm ở:

A. Mũi Cà Mau B. Mũi Cà Ná C. Mũi Sơn Trà D. Mũi Kê Gà Câu 12: Loài người xuất hiện vào giai đoạn:

A.Tiền Cambri B.Cổ sinh C.Trung sinh D.Tân kiến tạo Câu 13. Người ta thường nói vị trí Đông Nam Á là “cầu nối” giữa

A. châu Á với châu Âu B. châu Á với châu Phi C. châu Á với châu Đại Dương D. châu Á với châu Mỹ Câu 14. Quốc gia có lãnh thổ vừa là đất liền vừa là hải đảo là

A. Thái Lan B. In-đô-nê-xi-a C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma.

Câu 15. Sự kiện nổi bật nhất trong quá trình Tân kiến tạo là sự

A. xuất hiện khí quyển B. hình thành thủy quyển

C. ra đời sinh quyển D. xuất hiện loài người trên Trái Đất

(2)

Câu 16. Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với A. Thái Lan, Mi-an-ma B. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin C. Trung Quốc, Cam-pu-chia D. Lào, Cam-pu-chia

Câu 17. Phần hải đảo của khu vực Đông Nam Á có tên chung là A. quần đảo Mã Lai B. quần đảo Phi-lip-pin C. quần đảo In-đô-nê-xi-a D. quần đảo Ri-au Câu 18. Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh :

A. Hà Giang B. Lào Cai C. Điện Biên D. Lạng Sơn Câu 19. Thiên tai thường gặp ở Biển Đông :

A. Sóng thần B. Động đất C. Sạt lỡ bờ biển D. Bão TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á . Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó.

Khu vực Đông Nam Á có sự tác đông của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và gió

mùa mùa đông . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.

- Gió mùa mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều . - Gió mùa mùa đông : khô lạnh, ít mưa.

Sự khác nhau này là do :

- Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn.

- Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.

Câu 2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi , khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế- xã hội?

a. Đặc điểm dân cư

- Dân số : 536 triệu người  khu vực đông dân thứ ba của châu Á - Dân số tăng khá nhanh

- Khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia.

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là: Tiếng Anh , Hoa và Mã Lai.

- Sự phân bố dân cư không đều : dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.

- Thành phần chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra- lô- ít

- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào b. Những khó khăn, thuân lợi.

- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn.

- Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên.

Câu 3. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?

(3)

a. Thuận lợi

- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuân lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biên hải sản phát triển.

- Có nhiều bải tắm,đảo , vịnh… có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.

- Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển…) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.

- Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.

b. Khó khăn

- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới… gây trở ngại cho các hoạt động.

- Viêc khai thác tài nguyên khoáng sản biển đòi hỏi lớn về vốn và kỹ thuật.

- Tại nguyên biển đang suy giảm, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiểm.

Câu 6. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ?

- Nước ta trải dài trên 15 vỹ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.

- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.

Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 8. Trình bày sự giống và khác nhau giữa địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long?

Trả lời:

Giống nhau : Cả 2 đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông bồi đắp

Khác nhau : * Đồng bằng Sông Hồng: (có diện tích nhỏ hơn ĐB sông Cửu Long ) thấp, bị

chia cắt bởi những con đê thành những ô trũng và không được bồi đắp phù sa hằng năm.

* Đồng bằng Sông Cửu Long: (có diện tích lớn hơn gấp 3 lần diện tích của ĐB sông Hồng ) cao hơn, trên mặt đồng bằng không có đê ngăn lũ.Vào mùa lũ có 1 số vùng bị

ngập nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ Giác Long Xuyên .

Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ? Thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại ?

Trả lời:

a. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta :

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.

- Hướng chảy : Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Chế độ nước: theo mùa mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

b. Thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại

* Thuận lợi : giá trị nhiều mặt

- Cung cấp nước cho đời sống và sản xuất :

+ Sản xuất nông nghiệp : thủy lợi, bồi đắp phù sa

+ Công nghiệp , thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch.

(4)

* Khó khăn: - Chế độ nước thất thường

- Gây ngập úng ở một số khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi … - Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm , nhất là các sông ở các thành phố , các khu công nghiệp , các khu tập trung dân cư ( do mất rừng, chất thải công nghiệp , chất thải sinh hoạt).

Câu 11. Chứng minh nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái. Giải thích vì sao có sự đa dạng đó.

Nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, điều này được thể hiện ở chỗ có nhiều hệ sinh thái khác nhau , phân bố ở khắp các miền.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: ở ven biển , ở các cửa sông trên các đảo.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên vùng đồi núi đã biến thể thành nhều kiểu rừng.

- Các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia: phát triển trên cả nước do chuyển từ các cánh rùng nguyên sinh sang.

- Các hệ sinh thái nông nghiệp : Do con người tạo ra ngày càng phát triển

Câu 14. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Trả lời:

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta từ khí hậu – thủy văn đến thổ nhưỡng – sinh vật và cả địa hình .. nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều

Câu 15 : Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta ? Trả lời .

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Địa hình Việt Nam đa dạng trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.

- Chủ yếu là đồi núi thấp:

- Đồi núi tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra biển Đông, dài 1400 km.

- Nhiều vùng núi lan ra sát biển.

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ ,

b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Nhờ vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi đồi , đồng bằng , thềm lục địa ( thấp dần từ nội địa ra biển).

c. Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc – đông nam.

d. Địa hình nước ta chạy theo 2 hướng chính : tây bắc – đông nam và vòng cung.

c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Đất đá bị phong hoá mạnh. Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

- Địa hình biến đổi sâu sắc do tác động của môi trường nhiệt đới, gió mùa ẩm & do sự khai phá của con người.

Câu 16 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?

Trả lời : a. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:

(5)

- Tính chất nhiệt đới gió mùa - Phân hoá đa dạng

- Biến động thất thường

b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm :

* Biểu hiện:

- Lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều ( 1.400 - 3.000 giờ trong một năm) - Nhiệt độ trung bình năm cao ( > 21 0C)

- Hướng gió ( mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam)

- Lượng mưa lớn ( 1.500-2.000 mm/năm) và độ ẩm cao ( trên 80%)

* Nguyên nhân:

- Nước ta nằm trong vòng đai nội chí tuyến.

- Chịu ảnh hưởng của gió mùa.

BÀI TẬP: Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn

Bài : Dựa vào bảng số liệu về tỉ lệ 3 nhóm đất chính ở nước ta ( %)

Nhóm đất Đất Feralít đồi núi Đất mùn núi cao Đất phù sa

Tỉ lệ ( %) 65 11 24

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích 3 nhóm đất trên và rút ra nhận xét ? Hướng dẫn

a. Vẽ biểu đồ : vẽ 1 hình tròn b. Nhận xét

- Tỉ lệ 3 nhóm đất chính của nước ta không bằng nhau :

+ Đất Feralít đồi núi thấp chiếm tỉ lệ lớn nhất ( 65%) , do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi (

¾ dện tích lãnh thổ ) trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Tiếp đến là đất phù sa ( 24 % ) tập trung ở các đồng bằng , do địa hình nước ta chỉ có ¼ diện tích lãnh thổ là đồng bằng.

+ Đất mùn núi cao có tỉ lệ thấp nhất ( 11%) , tập trung ở các vùng núi cao.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng, tính ven biển, chịu ảnh hưởng mhiều

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.. Nhiệt độ trung

Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con người.

Vì vậy người ta phải ta phải tìm cách tăng năng xuất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…Những việc làm đó

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

+ trên các sườn đất dốc, mất lớp phủ thực vật, bè mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng đá lở, đất trượt. + vùng núi đá

- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này là mùa hè, lại chịu ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng phơn, gió tây khô nóng khiến nhiệt độ cao..

Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.. Trước kia