• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 22/12/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 24 tháng 12 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Áp dụng để làm bài tập 3. Thái độ:

- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức (1’)

- Hát, KT sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5) :

- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.

- Nhận xét

III. Dạy học bài mới : (30’) 1) Giới thiệu bài (1’)

2) Hướng dẫn HS luyện tập. (27’)

* Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Gọi 2 HS lần lượt lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - Nhận xét

* Bài 2:

Tóm tắt:

Xe 1 chở : 27 can 1 can : 20 lít

Xe 2 chở nhiều hơn xe 1 :90 lít 1 can : 45 lít

Xe thứ 2 chở: .... thùng dầu?

- Nhận xét, cho điểm HS

- Hát tập thể

- Học sinh nêu miệng.

- Nêu lại đầu bài.

- HS nêu yêu cầu

- HS lần lượt lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

Kq : 380 : 76 = 5 9954 : 42 = 237 495 : 15 = 33

34290 : 16 = 2143( dư 50) - Đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau

Bài giải

Xe thứ nhất chở được số lít dầu là :

20 x 27 = 540 (lít)

Xe thứ hai chở được số lít dầu là : 540 + 90 = 630 (lít)

Xe thứ hai có số thùng dầu là : 630 : 45= 14 (thùng) - Nhận xét, sửa sai.

(2)

*Bài 3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó ( theo mẫu)

- Gọi HS đọc bài toán

- Gv yêu cầu học sinh nêu cách làm - Nhận xét, sửa sai.

III. Củng cố dặn dò (2’):

- Nhận xét giờ học.

- HS đọc đề bài

- HS yêu cầu nêu : tính giá trị biểu thức trước rồi mới nối

- HS làm bài tập trong vở ; HS lên bảng làm

- Về nhà làm bài trong vở bài tập.

_________________________________

Tập đọc KÉO CO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương rất khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng: Đấu sức, họi làng, nam và nữ, khuyến khích, trai tráng…

- Toàn bài đọc với giọng thoải mái, sôi nổi, hào hứng.

- Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò hét, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.

- Hs đọc đúng với giọng đọc diễn cảm, lưu loát và hiểu nội dung bài 3. Thái độ:

- Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh trang 154 trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

- 0UDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5):

- Gọi 3 học sinh học thuộc lòng bài thơ

“Tuổi Ngựa” hỏi về nội dung bài.

(?) Nội dung chính của bài là gì?

B. Dạy học bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài (1’)(2’) - Treo tranh.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc: (10’) - Gọi 1 học sinh đọc.

- Bài chia làm mấy đoạn?

- Học sinh thực hiện.

- Đọc bài.

* Đoạn 1: … bên ấy thắng.

(3)

- Gọi 3 học sinh tiếp nối đoạn (3 lượt)

*Lần 1: kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.

*Lần 2: kết hợp 1 học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng đọc.

b. Tìm hiểu bài (10’)

*Đoạn 1

(?) Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?

(?) Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

(?) Ý đoạn 1 nói gì?

*Đoạn 2

(?) Em hãy giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?

(?) Ý chính của đoạn 2 là gì?

*Đoạn 3

- Yêu cầu đọc. Trao đổi, trả lời câu hỏi.

(?) Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

(?) Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui

(?) Ngoài kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác?

(?) Ý chính của đoạn 3 là gì?

c. Đọc diễn cảm (9’)

- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp.

- Treo bảng ghi đoạn văn cần luyện đọc:

“Hội làng Hữu Trấp…..người xem hội”.

- Tổ chức thi đọc đoạn văn.

(?) Nội dung chính của bài là gì?

* Đoạn 2: …người xem hội.

* Đoạn 3: …thắng cuộc.

+ Giới thiệu cách chơi kéo co.

+ Phải có hai đội, thường thì số người của 2 đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoặc tay vào nhau, cũng có thể năm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ 3 keo mỗi đội kéo mạnh đội mình về phía…..

*Cách thức chơi kéo co.

+ Rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co giữa bên nam và bên nữ….

*Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

- Gọi 1 học sinh đọc to.

+ Là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng….. thành thắng.

+ Vì rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.

+ Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh trống, chọi gà,….

*Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.

- Luyện đọc theo cặp.

- Học sinh thi đọc đoạn văn.

*Giới thiệu kéo co là trò chơi thú

(4)

* Qua bài tập đọc này chúng ta thấy mọi trẻ em có quyền vui chơi và tiếp nhận thông tin : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương rất khác nhau.

C. Củng cố dặn dò (2’):

(?) Trò chơi kéo co có gì vui?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe.

vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.

- Gọi HS nhắc lại ND.

-Thú vị, hào hứng - HS lắng nghe.

________________________________

Ngày soạn: 23/12/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 25 tháng 12 năm 2018 Toán

THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương

2. Kĩ năng:

- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (5):

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.

- GV chữa

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn thực hiện phép chia (12’) a. Phép chia: 9450 : 35

- GV viết phép chia 9450: 35 lên bảng.

- Y/C HS đặt tính và tính.

- GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không?

- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.

- HS lên bảng làm bài tập.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.

- HS nêu cách tính của mình.

- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.

(5)

9450 35 245 270 000

* 94 chia cho 35 được 2, viết 2.

2 nhân 5 bằng 10, viết 0, nhớ 1.

2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 9 trừ 7 bằng 2 viết 2.

* Hạ 5 được 245; 245 chia 35 được 7 viết 7.

7 nhân 5 bằng 35, 35 trừ 35 bằng 0, viết 0, nhớ 3.

7 nhân 3 bằng 21, thêm 3 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0 viết 0.

* Hạ 0 được 0; 0 chia 35 được 0 viết 0.

- Vậy 9450 : 35 = 270.

- GV hỏi: Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư?

- GV chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0 viết 0 vào thương ở bên phải của số 7

- Y/C HS thực hiện lại phép chia trên.

b. Phép chia 2448 : 24

- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.

- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.

- HS nêu cách tính của mình.

2448 24 0048 102

- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.

* 24 chia 24 được 1, viết 1.

1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0 viết 0.

1 nhân 2 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0 viết 0.

115 trừ 62 bằng 53, viết 53.

* Hạ 4 được 4; 4 chia 24 được 0 viết 0.

* Hạ 8 được 48; 48 chia 24 được 2 viết 2.

2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0 viết 0.

2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0 viết 0.

- Vậy 2448 : 24 = 102

- GV hỏi: Phép chia 2448 : 24 là phép - Là phép chia hết vì trong lần chia

(6)

chia hết hay phép chia có dư?

- GV chú ý nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0 viết 0 vào thương ở bên phải của số 1

- Y/C HS thực hiện lại phép chia trên.

3. Luyện tập (18’) Bài 1:

- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?

- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.

- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- GV chữa bài Bài 2:

52 bút bi : 78 000đ 1 bút giảm : 3000đ 78 000đ :.... bút bi

- GV Bài 3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó ( theo mẫu )

- Gọi HS đọc bài toán

- Gv yêu cầu học sinh nêu cách làm - Nhận xét, sửa sai

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- GV chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư

- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sauyêu cầu học nhận xét và chữa bài.

cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0.

- HS theo dõi.

- Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính. Cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Số tiền 1 bút bi khi chưa giảm giá là:

78000 : 52 = 1500 (đồng )

Số tiền một bút bi đã giảm giá là : 1500 – 300 = 1200 (đồng ) 78000 đồng mua được số bút bi đã giảm giá là:

78000 : 12000 = 65 (bút) Đáp số : 65 bút - HS đọc đề bài trước lớp.

- HS đọc đề bài

- HS yêu cầu nêu : tính giá trị biểu thức trước rồi mới nối

- HS làm bài tập trong vở ; HS lên bảng làm

- HS lắng nghe.

_______________________________

Chính tả

NGHE - VIẾT: KÉO CO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn “Hội làng Hữu Trập….bại thành thắng.

2. Kĩ năng:

- Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu r/d/ gi hoặc ấc/ ất 3. Thái độ:

- Chú ý viết đúng chính tả và rèn chữ viết đẹp.

(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi 3 học sinh lên bảng viết: Trốn tìm, nơi trốn, nhảy dây, ngã ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng,…..

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn viết chính tả (19’) a. Trao đổi về nội dung đoạn văn

- Gọi đọc đoạn văn trang 155 trong SGK.

? Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trập có gì đặc biệt.

b. Hướng dẫn viết tự khó

- Yêu cầu đọc và viết và đọc từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

c. Viết chính tả

d. Soát lỗi và chấm bài

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’) Bài 1 : Tìm và viết các từ

a) Chứa tiếng có các âm đầu là r, d hay gi có nghía như sau :

- GV yêu cầu h/s đọc bài và thảo luận theo nhóm để làm bài

- Gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được.

- Nhận xét bổ sung, kết luận lời giải đúng.

3. Củng cố dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học.

- Về viết lại các từ vừa tìm được.

- Học sinh lên bảng.

- Học sinh đọc.

- …. Diễn ra giữa nam và nữ.

Cũng có năm nam thắng, cũng có nữ thắng.

- Hữu Trập, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng.

- HS viết chính tả - HS đọc bài

- Học sinh cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào SGK.

- Nhận xét bổ sung.

a, Nhảy dây, múa rối, giao bóng (đối với bóng truyền và bóng bàn)

- HS lắng nghe.

____________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết một số trò chời rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ,…

(8)

- Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ có ND liên quan đến chủ điểm.

2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng linh hoạt, khéo léo một số thành ngữ, tục ngữ trong những tình huống cụ thể nhất định.

- Giáo dục Giới tính và Quyền trẻ em: Mọi trẻ em có quyền được vui chơi 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về một số trò chơi dân gian.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bài tập 1 và bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu mỗi học sinh đặt 3 câu hỏi.

* Một câu với người trên.

* Một câu với bạn.

* Một câu với người ít tuổi hơn mình.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập (27’)

Bài 1: Ghi tên các trò chơi sau vào bảng phân loại :, nhảy dây, kéo co, lò cò, đấu vật, , ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Phát giấy bút yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu và giới thiệu với bạn bè trò chơi mà em biết.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Học sinh thực hiện đặt câu hỏi

- Nhận xét câu hỏi của bạn.

- 1 học sinh đọc.

- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng nhóm khác nhận xét, bổ sung Trò chơi rèn luyện sức mạnh Kéo co, đấu vật...

Trò chơi rèn luyện sự khéo tay. Nhảy dây, là cò, đá cầu...

Trò chơi rèn luyện trí tuệ. Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình...

- Giới thiệu cho các bạn hiểu về các thức chơi của một trò chơi mà em biết.

Bài 2 : Chọn các thành ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu

- Gọi đọc yêu cầu.

- Phát phiếu và bút cho các nhóm và yêu cầu hoàn thành phiếu. Xong trước dán phiếu.

- Gọi nhận xét và bổ sung.

- Kết luận lời giải đúng.

- Tiếp nối nhau giới thiệu.

- Học sinh trao đổi, làm vào phiếu, hoặc bút chì làm vào nháp.

- Nhận xét và bổ sung.

- Đọc lại phiếu: đọc câu tục ngữ, thành ngữ và giải nghĩa.

(9)

Nghĩa của thành ngữ, tục

ngữ.

Chơi với lửa

Ở chọn nơi chơi chọn bạn.

Chơi diều

đứt dây.

Chơi dao có ngày đứt tay.

Làm một việc nguy

hiểm.

* Mất

trắng tay. *

Liều lĩnh ắt gặp tai

hoạ

* Phải

chọn bạn chọn nơi

sinh sống.

*

Bài 3 : Chọn những thành ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn

- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu thảo luận theo cặp.

* Xây dụng tình huống.

* Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.

- Gọi trình bày.

- Gọi đọc thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ.

C. Củng cố dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn về làm bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.

- Học sinh cùng bàn trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyện bạn.

a) Em sẽ nói với bạn “ở chọn nơi chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.

b) Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi đừng có “ Chơi với lửa” thế !”

Em sẽ nói: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy…..

- Học sinh đọc.

- Hs lắng nghe.

_____________________________

Khoa học

Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô-xy, khí các-bô-níc.

(10)

2. Kĩ năng:

- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ô-xy, khí ni-tơ. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, bụi, hơi nước và vi khuẩn...

3. Thái độ:

- Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành GD BVMT : Theo hướng tích hợp mức độ liên hệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.

- GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: (1-2’)

2. Kiểm tra Tiết cũ: 4-5’- Gọi 3 HS lên bảng.

? Em hãy nêu một số tính chất của không khí?

? Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?

? Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ?

- GV nhận xét HS.

3. Dạy Tiết mới: (25- 27’) a) Giới thiệu tiết

b) Hoạt động 1:

Hai thành phần chính của không khí.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.

- Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xy duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không?

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.

- GV hướng dẫn như SGV.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?

2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích?

3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết?

? Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào?

- 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- HS lắng nghe và quan sát.

- 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.

(11)

- GV giảng Tiết và kết luận

c) Hoạt động 2: Khí các- bô-níc có trong không khí và hơi thở.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.

- Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.

- Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.

- Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao?

- Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: SGV.

? Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc?

* Kết luận: SGV.

d) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

GV tổ chức cho HS thảo luận.

- Chia nhóm HS.

- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi

- Gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.

- Không khí gồm có những thành phần nào?

3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học Tiết, ôn lại các Tiết đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động.

- HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.

- HS đọc.

- HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.

- Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các- bô- níc.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận

- HS quan sát, trả lời.

- HS cả lớp.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 23/12/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 26 tháng 12 năm 2018 Tập đọc

TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

(12)

- Đọc đúng: Bu-ra-ti-no, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô, Bu-ra-ti-no, lại nốc lắm rượu, đếm đi đếm lại.

- Toàn bài đọc nhanh bất ngờ, hấp dẫn. Lời người dẫn chuyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn, bất ngờ, li kì. Lời Bu-ra-ti-no thét doạ nạt. Lời lão Ba-ra-ba: Lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm. Lời cáo A-li-xa: Chậm rãi, ranh mãnh.

- Nhấn giọng ở những từ gợi tả: Im thin thít, tổng, sợ tái xanh, cầm cập, ấp úng, mười đồng tiền vàng, nộp ngay, đếm đi đếm lại, thở dài, ngay dưới mũ, ném bốp.

- Từ ngữ: Mê tín, ngay dưới mũ.

- Nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-no thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chiều khoá vàng ở những kể độc ác dang tìm cách bắt chú.

2. Kĩ năng:

- Hs đọc đúng với giọng đọc diễn cảm,lưu loát và hiểu nội dung bài 3. Thái độ:

- Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh trang 159 sách giáo khoa.

- Bảng ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối đoạn bài

“Kéo co” và TLCH về nội dung bài.

- Nhận xét học sinh.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc (10’) - Học sinh đọc toàn bài - Chia đoạn: (3 đoạn)

- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối đoạn (3 lượt)

+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.

- Hướng dẫn học sinh đọc sai các từ sau :Bu-ra-ti-no, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô, Bu-ra-ti-no, lại nốc lắm rượu, đếm đi đếm lại.

+ Lần 2: Gọi 1 học sinh đọc chú giải.

- Giáo viên đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài (12’)

- Y/c đọc đoạn giải thích, trao đổi và

- Học sinh thực hiện

- Đọc toàn bài.

+ Đoạn 1: … cái lò sưởi này.

+ Đoạn 2: … cái lò lạ.

+ Đoạn 3: … Như mũi tên.

- Hs đọc nối tiếp

- Học sinh đọc chú giải.

(13)

TLCH

(?) Bu-ra-ti-no cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?

(?) Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?

(?) Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?

(?) Những hình ảnh, chi tiết nào trong chuyện mà em cho là ngộ nghĩnh và lí thú ?

c. Đọc diễn cảm (9’)

- Gọi 4 học sinh đọc phân vai.

- Giải thích đoạn văn. Luyện đọc “Cáo lễ…mũi tên”

- Tổ chức thi đọc đoạn văn.

(?) Truyện nói lên điều gì?

- Gọi HS nhắc lại.

C. Củng cố dặn dò (2’)

- Nhắc học sinh về nhà tìm đọc truyện.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại truyện và chuẩn bị cho bài sau

- Cần biết kho báu ở đâu.

- Chú chui vào môt cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rượu say từ trong bình thét lên “Ba- ra-ba, kho báu ở đâu, nói ngay!”

khiến hai tên độc ác sợ xanh mắt vì tưởng là ma quỷ và đã nói ra bí mật.

+ Cáo A- li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã bảo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn làm vỡ tan. Bu-ra-ti-no bò lổm ngổm giữa những mản bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.

+ Em thích chi tiết Bu-ra-ti-no chui vào chiếc bình ngồi im thin thít.

+ Em thích hình ảnhlão Ba-ra-ba uống rượu say ngồi hơ bộ râu dài.

+ Em thích hình ảnh mọi người đang há hốc mồm nhìn Bu-ra-ti-no lao ra ngoài.

- H/sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa) - Luyện đọc theo cặp.

- Học sinh đọc diễn cảm đoạn văn.

*Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-no đã biết được bí mật về nơi cất giữ kho báu ở lão Ba-ra-ba.

- Nhắc lại nội dung bài.

_____________________________

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.

2. Kĩ năng:

(14)

- Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán giải các bài toán về số trung bìng cộng.

* Không làm cột a – BT1, 2, 3.

3. Thái độ:

- Tự giác làm bài tập và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

- ĐCNDGT:Không làm cột a,bt1,bt2,bt3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.

- GV chữa

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) :

2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:

a. Phép chia 1944 : 162 (7’)

- GV viết phép chia 1944: 162 lên bảng.

- Y/C HS đặt tính và tính.

- GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không?

- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.

- HS lên bảng làm bài tập 3.

- HS chữa bài.

- HS nghe.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.

- HS nêu cách tính của mình.

- HS đặt thực hiện chia theo sự hướng dẫn của GV

- Hs nêu lại cách thực hiện

- GV hỏi: Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư?

- GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia:

* 194 : 12 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 40)

* 324 chia cho 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1 được 2 hoặc 300 : 150 = 2.

- Y/C HS thực hiện lại phép chia trên.

b. Phép chia 8469 : 241 (7’)

- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0.

- HS cả lớp làm bài, sau đó 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia.

- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào giấy nháp.

- HS nêu cách tính của mình.

(15)

- GV viết phép chia lên bảng.

- Y/C HS thực hiện đặt tính và tính.

- GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không?

- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.

- HS đặt thực hiện chia theo sự hướng dẫn của GV

- HS nêu lại cách thực hiện

8469 241 1239 35 034

- GV hỏi: Phép chia 8469: 241 là phép chia hết hay phép chia có dư?

- GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia:

* 846 chia 241 có thể ước lượng 8 : 2 = 4 nhưng vì 241 4 = 964 mà 964 > 846 nên 8 chia 2 được 3 hoặc ước lượng 850 : 250 = 3 (dư 100)

* 1239 chia 241 có thể ước lượng 12 : 2 = 6 nhưng vì 214 6 = 1446 mà 1446 > 1239 nên chỉ lấy 12 chia 2 được 5 hoặc ước lượng 1000 : 200 = 5.

3. Luyện tập (15’ ) Bài 1: Đặt tính rồi tính : - Bài tập Y/C chúng ta làm gì?

- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.

- GV chữa bài và cho điểm HS.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- Bài toán Y/C chúng ta làm gì?

- Là phép chia có số dư bằng 34.

- HS theo dõi.

- HS thực hiện lại phép chia trên

- Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT.

- HS nhận xét sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Tính giá trị của biểu thức.

- Ta thực hiện các phép tính nhân chia trước cộng trừ sau.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của biểu thức. Cả lớp làm vào VBT.

b) 8700 : 25 : 4

(16)

= 348 : 4 = 87 C. Củng cố dặn dò (2’):

- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sau

- HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau

____________________________________________

Ngày soạn: 24/12/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 27 tháng 12 năm 2018 Tập làm văn

LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào bài tập đọc “Kéo co” giải thích được cách thức chơi kéo co của hai làng Hữu Trấp và Tích Sơn.

- Giới thiệu được một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

- Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, hình ảnh.

2. Kĩ năng:

- Tìm kiếm và sử lí thông tin - Thể hiện sự tự tin

- Giao tiếp 3. Thái độ:

- Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh trang 160 sách giáo khoa.

- Tranh ảnh về một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình.

- Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

(?) Khi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì?

(?) Đọc dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1 (9’) : Đọc lại bài kéo co và ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi

- Gọi đọc bài tập đọc “Kéo co”

(?) Bài “Kéo co” giải thích trò chơi của những địa phương nào?

- Học sinh đọc.

- Bài văn giải thích trò chơi kéo co của làng Hữu Trắp, huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị

(17)

- Thuật lại trò chơi đã giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi nổi, hấp dẫn.

- Gọi học sinh trình bày nhận xét, sửa lỗi.

Bài 2 (20’): Giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em

a. Tìm hiểu bài

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu quan sát các tranh minh hoạ và nói lên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.

(?) Ở quê em hằng năm có những lễ hội nào?

(?) Ở lễ hội đó có những trò chơi nào?

- Treo bảng phụ, gợi ý cho học sinh biết dàn ý chính:

+ Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội, trò chơi.

+ Nội dung: Hình thức trò chơi hay lễ hội.

- Thời gian tổ chức.

- Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.

- Sự tham gia của mọi người

+ Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.

b. Kể trong nhóm - Yêu cầu kể theo cặp

+ Cần giải thích rõ về quê mình ở đâu, có trò chơi, lễ hội gì? Lễ họi đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?

c. Kể trước lớp

- Gọi trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt

C. Củng cố dặn dò (2’):

- Nhận xét tiết học.

- Về viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau.

xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

- Học sinh cùng bàn giải thích, sửa cho nhau.

- Học sinh trình bày.

- Học sinh đọc to.

- Quan sát:

+ Lễ hội: Hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ…

+ Các trò chơi: Thả chim bồ câu, đu bay, ném còn…

- Phát biểu:

- Kể theo cặp.

- Học sinh trình bày

- HS lắng nghe.

_________________________________

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố về chia một số cho một tích - Giải toán có lời văn.

* Không làm cột b – BT1, 2, 3.

(18)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.

3. Thái độ:

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

- ĐCNDGT : không làm cột b:bt1,2,3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.

- GV chữa.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) :

2. Hướng dẫn luyện tập, thực hành.

Bài 1 (6’): Đặt tính rồi tính.

- HS đọc đề bài trước lớp.

- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?

- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.

- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- GV nhận xét HS.

Bài 2 (8’): Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.

(?) Bài toán hỏi gì?

- Muốn viết được ta phải làm nh thế nào ? - GV yêu cầu học sinh làm b tập trong vở - Gv yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra.

Bài 3 :(7’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- Bài toán hỏi gì?

- Để làm bài toán ta phải làm như thế nào ? Tóm tắt

65 phút : 900 l 70 phút : 1125 l Trung bình : .... l ?

- GV nhận xét HS.

- HS lên bảng làm bài tập 3.

- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau

- HS đọc đề bài trước lớp.

- Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện hai con tính. Cả lớp làm vào VBT.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- HS đọc đề bài trước lớp.

- Thực hiện phép chia

- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.

- GV yêu cầu học sinh đổi chéo bài - Hs đọc yêu cầu bài tập

Tìm trung bình mỗi phút vòi chảy bao nhiêu lít nước

- Tìm tổng số nước và tổng số phút Bài giải

Tổng số phút chảy vào bể là : 65 + 70= 135 (phút)

Trung bình mỗi phút chảy vào bể số lít nước là : (900 +1125):135 = 15 (lít )

Đáp số: 15 (lít )

- HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Tìm x là số tròn chục có hai chữ số.

- Có dạng là chia cho một số.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức. Cả lớp làm vào VBT

-Hs nhận xét và chữa bài.

- HS nhận xét bài làm của bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Chúng ta có thể lấy số đó chia lần lượt cho các thừa số của tích

(19)

Bài 4 (5’) : Tìm x là số tròn chục có hai chữ số sao cho : 240 : x <6

- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?

- Biểu thức trong bài có dạng như thế nào?

- Y/C HS làm bài.

240 : x <6

Các giá trị của x thỏa mãn là: 60 và 80 - GV nhận xét HS.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Khi thực hiện chia một số cho một tích chúng ta có thể làm như thế nào?

- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 phần b) và chuẩn bị bài sau.

______________________________________

Luyện từ và câu CÂU KỂ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Em hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.

- Tìm được câu kể trong đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu văn giàu hình ảnh sáng tạo.

3. Thái độ:

- Biết đặt câu kể và sử dụng câu kể khi nói hay viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Đoạn văn ở bài tập1phần nhận xét, viết sẵn trên bảng lớp.

- Giấy khổ to và bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi 2 học sinh lên viết hai câu tục ngữ mà em biết.

- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài (12’)

Bài 1: Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì. Cuối câu có dấu gì

- 2 học sinh thực hiện.

- Nhận xét.

+ Không phải câu hỏi vì không có từ để hỏi

(20)

- Câu “những kho báu ấy ở đâu” là kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Cuối câu ấy có dấu gì?

Bài 2: Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?

- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?

- Cuối mỗi câu có dấu gì?

*Kết luận: Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giải thích, miêu tả hay kể lại một sự việc liên quan đến nhân vật Bu- ra-ti-nô.

Bài 3: Ba câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì ?

- Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: Bắt được thằng người gỗ ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.

(?) Câu kể dùng để làm gì?

(?) Dấu hiệu nào dùng để nhận biết câu kể?

3. Ghi nhớ (2’)

- Gọi học sinh đọc câu kể.

4. Luyện tập (15’)

Bài 1: Trong các câu sau, câu nào là câu kể. Ghi dấu x vào ô trống trước câu kể.Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.

- Phát giấy bút.

Bài 2:Đặt câu kể theo gợi ý sau:

- Kể các sự việc em làm hằng ngày sau khi đi học về?

+ Là câu hỏi. Nó được dùng để hỏi về điều chưa biết.

+ Có dấu chấm hỏi.

+ Giới thiệu về Bu-ra-ti-nô: Bu- ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.

+ Miêu tả Bu-ra-ti-nô: Chú có cái mũi rất dài.

+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu-ra-ti-nô: Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tooc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu.

+ Có dấu chấm.

- Học sinh đọc.

- Học sinh đọc.

- Thảo luận cặp, viết vào phiếu, dán phiếu lên bảng.

Lời giải: Các câu trên đều là câu kể

* Chiều chiều,…. thả diều thi.

* Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

* Chúng tôi ….. nhìn lên trời.

* Tiếng sáo trầm bổng.

* Sáo đơn….. những vì sao sớm.

Viết vào vở sau đó trình bày nhận xét

a) Sau mỗi buổi học em thường giúp mẹ nấu cơm. Em cùng mẹ nhặt rau, gấp quần áo.

(21)

- Tả chiếc bút em đang dùng?

- Trình bày ý kiến của mình về tình bạn?

- Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt?

- Yêu cầu tự làm bài.

3. Củng cố dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học.

b) Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp. Nó là món quà mà mẹ mua cho em.

c) Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Nhờ có bạn bè mà giúp em tiến bộ

d) Em rất vui vì hôm nay mình được điểm 10 môn toán. Về nhà em sẽ khoe với mẹ

- Hs lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 25/12/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2018 Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Văn viết chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của con người với đồ chơi.

2. Kĩ năng:

- Viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích.

3. Thái độ:

- Hs biết vận dụng kiến thức vào viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Học sinh chuẩn bị dàn ý trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi 2 học sinh đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài trước các em đã tập quan sát đồ chơi, lập dàn ý tả đồ chơi. Hôm nay, các em sẽ viết bài văn miêu tả đề vật hoàn chỉnh.

2. Hướng dẫn viết bài

Đề bài : Tả một đồ chơi mà em thích a. Tìm hiểu bài (5’)

- Gọi đọc đề bài.

- Yêu cầu đọc gợi ý.

- Gọi đọc dàn ý của mình.

b. Xây dựng dàn ý (7’)

- Học sinh thực hiện.

(22)

(?) Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em?

- Gọi đọc phần thân bài của mình.

(?) Em chọn thân bài theo hướng nào?

3. Viết bài (16’)

- Học sinh tự viết bài vào vở.

- Giáo viên thu chấm một số bài và nêu nhận xét.

C. Củng cố dặn dò (2’)

- Nhận xét tiết học, về bài làm của học sinh.

- Dặn về viết lại và nộp vào tiết sau nếu bài viết chưa tốt.

- Học sinh trình bày: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Học sinh giỏi đọc.

- Học sinh trình bày: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- Viết bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

________________________________

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện được chia cho số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số 3. Thái độ:

- Hs biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập có liên quan II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở ô li.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học - ĐCNDGT: Không làm BT 2.BT3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức (1’)

II. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS chữa bài trong SGK bài 2 III. Dạy học bài mới

* Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’) 1) Trường hợp chia hết:

* 41535 : 195 = ? - Lưu ý cách ước lượng.

+ 415 : 195 ( ƯL : 400 : 200 = 2 ) - GV nêu lại cho HS theo dõi.

2) Trường hợp chia có dư :

* 80120 : 245 = ?

Vậy : 80120 : 245 = 327 dư 5

- Hát tập thể

- HS chữa bài trong vở bài tập.

a) b)

41535 195 0253 213

0585 000

80120 245 0662 327 1720 005

(23)

3) Luyện tập :

* Bài 1: Đặt tính rồi tính - Nhận xéT HS.

* Bài 2, 3 : ( Hd về nhà) III. Củng cố dặn dò (2’) - Nhận xét giờ học.

HS thực hiện và nêu các bước tính.

- HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

b) - Nhận xét, bổ sung

____________________________________

Khoa học

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được khí quyển là gì.

3. Thái độ:

- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to).

- HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?

-GV nhận xét và cho điểm HS.

3. Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

- Hỏi:

+Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường ?

-3 HS trả lời.

- HS trả lời:

+ Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

+ Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn 33592 247

0889 136 1482

000

51865 253 01265 205 000 000 2

(24)

+Theo em không khí quan trọng như thế nào ?

- GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thế nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.

 Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.

 Cách tiến hành:

- GV tiến hành hoạt động cả lớp.

- GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.

-Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi

+ Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?

+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ? + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?

* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.

Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.

* Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật.

 Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.

 Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.

-GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.

- Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.

uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp.

- HS làm theo.

- Quan sát và trả lời.

+ Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.

+ Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.

+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.

-HS lắng nghe.

-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.

-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.

(25)

- Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.

-Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.

- GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.

- Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.

Hiện tượng Kết luận

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.

- GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.

- Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?

* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.

- Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.

* Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm.

 Mục tiêu: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

 Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS thi theo tổ.

-Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.

-GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi

Thí nghiệm: 1

Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống … Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.

Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.

Thí nghiệm 2

Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.

Không khí có ở trong chai rỗng.

Thí nghiệm 3

Nhúng miếng hòn gạch, ( cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng hòn gạch,( cục đất).

Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch,( cục đất).

-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát lắng nghe.

- 3 HS nhắc lại.

- HS thảo luận.

- HS trình bày.

(26)

nhóm.

3.Củng cố- dặn dò:

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

-Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.

-GV nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

_________________________

Hát nhạc

ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH, CỎ LẢ, BẠN ƠI LẮNG NGHE I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS ôn tập để hát thuộc lời,đúng giai điệu, trình bày 3 bài hát và 4 bài TĐN đã học theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghe nhạc.

3. Thái độ:

- Yêu thích âm nhạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ gõ, đàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Phần mở đầu.

- GV đàn cho HS hát 3 bài hát 2/ Phần hoạt động:

a/ Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát.

* Hoạt động 1: Ôn tập bài Em yêu hoà bình:

- GV đàn cho HS hát lại bài với tình cảm vui tươi, náo nức.

+ GV hướng dẫn HS cách hát đối đáp và đồng ca.

- Một HS hát: Em yêu...Đường làng.

- Cả lớp cùng hát: Em yêu...Cò trắng bay qua.

+ Chọn 1 vài em HS biết thể hiện động tác phụ hoạ trình bày cho cả lớp xem để tham khảo.

* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát, Bạn ơi lắng nghe . - GV đệm đàn HS hát và vận động theo nhạc.

- Hướng dẫn HS hát có lĩnh xướng và đồng ca.

+ Một HS hát: Hỡi bạn ơi...Thì thào + Một HS đáp: Hỡi bạn ơi………Cau xanh + Cả lớp hát: Đoạn còn lại

Cho HS trình bày bài hát theo tổ, HS nhận xét tổ nào thể hiện tốt nhất. GV nhận xét chung.

- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.

* Hoạt động 3: Ôn tập bài Cò lả:

- GV đàn cho HS hát

+ GV hướng dẫn HS cách hát đối đáp và đồng ca.

- Một HS hát: Con cò...cánh đồng.

- Cả lớp cùng hát…

+ Chọn 1 vài em HS biết thể hiện động tác phụ hoạ trình bày cho cả lớp xem để tham khảo.

3/ Phần kết thúc:

- Cho HS hát lại 3 bài hát đã ôn tập.

GV nhận xét tiết học.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.

- 1 vài HS hát kết hợp động tác phụ hoạ.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.

- HS thực hiện theo tổ.

- Hát kết hợp vận động.

- HS lắng nghe và nêu cảm nhận của mình.

- HS thực hiện.

(27)

- Hs hát

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

_____________________________________

HĐNGLL Nhà trường tổ chức

_______________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Dạy học bài mới a. - Làm bài theo yêu cầu. - Nhận xét bạn làm bài đúng, sai.. gì đó ta dùng

Chỉ ra cho Mai biết lợi ích mà tự tin đem lại (khẳng định được giá trị của bản thân; được thầy cô, bạn bè quý mến; giúp ta dễ dàng thành công;…); và tác hại khi thiếu

Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.... Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.. - Truyện ngụ ngôn trong tiết tập đọc các em vừa học có tên là gì?.. - Em học được lời khuyên

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia là 75%. - Không có hàng tồn kho đầu kỳ.. IV/ Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:.. - Xuất kho đưa vào sản

Giới thiệu Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho