• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: / / Tiết 46

TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Qua tiết trả bài các em được củng cố thêm về văn tự sự: chủ đề, cách làm một bài văn tự sự, thứ tự kể, ngôi kể... các yêu cầu đối với sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn ...

- Củng cố kỹ năng đã học về văn tự sự: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý...; kĩ năng dùng từ viết câu...

3. Thái độ;

Giáo dục học sinh ý thức tự sữa chữa những lỗi về diễn đạt về chính tả và câu chữ,…

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Tự nhận thức và xác định giá trị: Nhận thức được mức độ kiến thức của bản thân thông qua kết quả bài làm, qua nhận xét của giáo viên. Đánh giá đúng giá trị của bài văn.

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân khi nhận xét bài của bạn trong lớp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV:+ Đồ dùng: Bài văn mẫu của HS + Tài liệu: GV chấm bài, chữa bài.

+ Phần mềm M.Map 7.0, P.Point - HS : Ôn lại quá trình tạo lập văn bản III. PHƯƠNG PHÁP/ KT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình: Nhận xét đánh giá, luyện tập thực hành chữa lỗi.

- KT động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút ...

IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Ngày giảng Lớp Vắng

6B 2. Kiểm tra:

* Gv cho hs nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự ( HĐ trải nghiệm)

- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính thể hiện trong văn bản...(ca ngợi hay phê phán.)

+ Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn ... qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật ...

- Dàn bài: 3 phần.

(2)

+ MB: Giải thích chung về nhân vật và sự việc..

+ TB: Kể diễn biến sự việc ...

+ KB: Kết thúc sự việc ....

=> Trong 3 phần, phần đầu và cuối thường ngắn gọn, phần thân bài dài hơn, chi tiết hơn.

- Lời văn ...

+ Khi kể người ... thường giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật

+ Khi kể sự việc: Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.

- Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

+ Ngôi kể thứ ba, người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật -> Tính khách quan.

+ Ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -> Tính chủ quan.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC

G Side 1 (S1) I. Tái hiện đề - Tìm hiểu đề - Lập ý 1. Đề bài: tiết 38-39

H Trả lời các câu hỏi 2. Đáp án:

G Chiếu S2

? Phần tạo lập văn bản yêu cầu gì về kĩ năng

Yêu cầu về kĩ năng G Chiếu S3

? Phần mở bài, thân bài, kết bài em làm ntn?

Yêu cầu về kiến thức H Trả lời

G Dùng M.Map công bố đáp án câu 3

? Có em nào bổ sung ý kiến khác

G Nêu biểu điểm như tiết 35,36 3. Biểu điểm:

? ? Xác định yêu cầu của đề:

- Kiểu bài: Tự sự.

- Đối tượng cần kể

? Với đề bài này em sẽ kể theo ngôi kể nào? thứ tự kể ra sao?

- Ngôi thứ ba:

- Thứ tự kể: kể ngược + kể xuôi.

? Tìm ý cho bài viết, em cần xác

II. Nhận xét, đánh giá chung

(3)

định những yếu tố nào.

- Sự việc chính; Thời gian, địa điểm; Nhân vật tham gia câu chuyện; Chủ đề câu chuyện (Mục đích em kể chuyện nhằm nhắn gửi ý nghĩa gì?)

- Chuỗi sự việc cần kể:

+ Sự việc bắt đầu là gì.

+ Sự việc tiếp theo.

+ Sự việc phát triển.

+ Kết thúc sự việc.

GV công bố đáp án biểu điểm G Nhận xét chung

1. Ưu điểm:

- Đối với câu hỏi nhận biết, nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề, biết cách làm bài, kiến thức tương đối chính xác. Đạt 90%.

- Đối với câu hỏi thông hiểu HS đã biết thay đổi ngôi kể và hiểu rõ tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong đoạn văn.

- Một số bài làm sạch sẽ, diễn đạt lưu loát.

- Một số em biết cách xây đựng đoạn văn, bài văn kể chuyện, thể hiện được những cảm xúc riêng có tính nhân văn.

2. Nhược điểm:

- Một số hs chưa đọc kĩ yêu cầu của đề: Xác định nhầm thứ tự kể trong đoạn văn.

* Phần I:

- Câu 3:Nhiều hs chưa chỉ được từ phức.

- Câu 4: Một số em không nêu tên được truyện có Rùa Thần và An Dương Vương.

* Phần II

- Câu 1: Nhiều hs chưa giải thích được vấn đề.

- Câu 2:

+ Nhiều em không bám sát đề nên phần mở bài chưa đạt yêu

+ Nhiều em chưa biết lựa chọn sự việc, chuyện kể lan man, nhạt nhẽo, không ấn tượng hoặc xây dựng sự việc rất gò ép, không nổi bật ý nghĩa.

+ Bài viết thiếu yếu tố biểu cảm, chưa phát huy được vai trò của ngôi kể 1 (kể tâm trạng, suy nghĩ của mình trước sự việc)

+ Trình bày bẩn, không khoa học, không để lề, chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều.

+ Diễn đạt: lủng củng, lặp từ, dùng từ không chuẩn, câu thiếu CN, không rõ nghĩa, dấu chấm câu sai.

G Sử dụng lỗi trong bài của HS Chiếu slide 3

III. Chữa lỗi:

1. Lỗi chính tả:

Từ sai Từ sửa đúng

(4)

? Chỉ ra những từ sai và chữa?

H Đứng tại chỗ/ lên bảng sửa G Sử dụng lỗi trong bài của HS

Chiếu slide 4

2. Lỗi dùng từ:

Từ sai Từ sửa đúng

?

Sử dụng lỗi trong bài của HS Chiếu slide 5

Câu sai ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?

3. Lỗi câu, lỗi diễn đạt:

Câu sai Câu sửa đúng

?

Sử dụng lỗi trong bài của HS Chiếu slide 6

Câu sai kiến thức ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?

3. Lỗi kiến thức:

Kiến thức sai Kiến thức đúng

Lỗi sai ( HS đọc, sủa lỗi)

Sửa lỗi

G - Lựa chon đoạn văn, bài văn hay IV. Đọc và bình đoạn văn, bài văn hay.

V. Trả bài, giải quyết thắc mắc, thống kê, phân loại kết quả.

LỚP ĐIỂM

9,10

ĐIỂM 7-8.5

ĐIỂM 5-6.5

ĐIỂM 4

ĐIỂM 3

ĐIỂM 2

ĐIỂM 1

ĐIỂM 0

TB trở lên

6B 1 9 23 4 0 0 0 0 33

4. Củng cố:? Nêu các yếu tố cơ bản của bài văn tự sự.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Ôn lại các kiến thức về văn tự sự. Hoàn thành việc chữa lỗi trong bài viết của cá nhân. Yêu cầu làm lại bài đối với bài có điểm dưới 5.

- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý và viết phần mở bài đề bài số 1,3 tiết “Luyện tập xây dựng bài văn tự sự: kể chuyện đời thường”.

? Đọc các đề bài trong SGK/119.

? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao.

? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc?

đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)

? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

(5)

Ngày soạn: Tiết 47 Tập làm văn:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ( T1)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể .

- Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường.

3. Thái độ

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu.

- HS : Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

Lớp Ngày giảng Sĩ số

6B

2. Kiểm tra bài cũ

* Gv cho hs đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề, sự việc, nhân vật trong văn tự sự.

- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính thể hiện trong văn bản ... (ca ngợi hay phê phán). Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn qua ngôn ngữ, qua hành

(6)

động của nhân vật.

- Sự việc trong văn tự sự: Sự việc phải cụ thể diễn ra trong thời gian không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện…...

- Nhân vật trong văn tự sự: giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật ... Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.

3. Bài mới

? Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?

- Kể chuyện trong phạm vi đời sống hàng ngày. Đó là những chuyện xảy ra xung quanh mình, trong nhà mình, trong làng xóm, trường học, trong cuộc sống em đã gặp, đã chứng kiến, đã trải qua.

? Em hãy kể ngắn gọn 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến?

HS tự bộc lộ

GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn cách xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1:

Tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường

? Đọc các đề bài trong SGK/119.

? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao.

- Đó là các đề bài kể chuyện đời thường vì: các đề bài đều y/c kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta.

? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)

? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường (Phong phú, đa dạng như cuộc sống)

? Nhân vật và s/v trong kể chuyện đời thường cần đảm bảo yêu cầu gì.

- Tính chân thực: Người kể có thể tưởng tượng, hư cấu song không làm thay đổi diện mạo, tính chất đời thường để biến thành chuyện thần kỳ.

- Tính lô gíc (hợp lí) ...

? Mỗi hs tìm 1-2 đề bài kể chuyện đời thường.

GV gọi 1 - 2 hs đọc đề bài của mình, GV uốn nắn, chỉnh sửa.

I/ Đề bài văn kể chuyện đời thường

* Ngữ liệu (SGK/119)

- Các đề bài kể chuyện đời thường.

- Nội dung:

+ Kể người: c, e, g + Kể việc: a, b

+ Kể người + việc: d, đ

- Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường.

+ Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt.

+ Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc.

Hoạt động 2:

Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.

? Đọc mục 2 SGK Tr119 – 120.

? Khi làm bài văn kể chuyện đời thường ta cần thực hiện mấy bước, đó là những bước nào ( HĐ

II/ Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.

* Phân tích ngữ liệu:

Đề bài: Kể chuyện về ông (bà) của em.

(7)

trải nghiệm)

? Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết khi tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường cần làm gì.

? Kể về ông (bà) cần kể những nội dung nào..

- Kể s/v thể hiện được tính tình, phong cách của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em.

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: tự sự - k/c đời thường người thật, việc thật (ông, bà).

- Yêu cầu:

+ Đối tượng: Ông, bà.

+ Nội dung: kể hình dáng, tính tình, sở thích, hành động ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ của ông (bà) với

con cháu, với mọi người ...

- Phạm vi kiến thức:

? Đọc phần: “Phương hướng làm bài”.

? Theo em đây là bước nào trong các bước làm bài tự sự. - Tìm ý.

? Trong bài, em sẽ kể những chi tiết sự việc gì về ông, bà.

- Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. -> Các s/v phải lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó.

? Vậy chủ đề của bài viết là gì.(Ca ngợi ai? Cái gì?

Ca ngợi điều gì?)

- Ca ngợi ông yêu hoa thương cháu -> Chủ đề cần được xác định trước tiên – sau đó lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...

? Chọn ngôi kể nào? Thứ tự kể.

- Kể theo ngôi thứ (1): tôi, em - Thứ tự: kể xuôi, kể ngược.

? Đọc phần dàn bài.

? Dàn bài của bài văn k/c đời thường có mấy phần nội dung của từng phần.

- H/s đọc dàn bài của đề số 2.

- G/v hỏi khái quát về dàn bài của 1 bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

? Đọc bài viết tham khảo.

? Bài làm có sát với đề không ? Các s/v nêu lên có xung quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? Thể hiện ở chi tiết nào.

- Hs trả lời, g/v uốn nắn, chuẩn xác.

Bài làm sát với đề, s/v tập trung thể hiện chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

? Cách mở bài đã giới thiệu ông ntn ? Giới thiệu

2. Phương hướng làm bài (Lập ý - Tìm ý cho bài viết)

- Xác định chủ đề ..., ngôi kể ..., thứ tự kể...

- Lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...

Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người.

3. Dàn bài

- MB: g/thiệu chung về người(việc) được kể.

- TB: Kể lần lượt các s/v theo các chủ đề định kể.

- KB: Suy nghĩ, t/c về người (việc) được kể.

4. Viết bài

- Bài viết bám sát yêu cầu của đề.

(8)

như vậy đã cụ thể chưa? Cách kết bài có hợp lý không.

- Giới thiệu ông cụ thể: về hưu, tuổi cao, tóc bạc, rất hiền.

- Cách kết bài hợp lý thể hiện tình cảm của người viết đối với người ông đáng kính.

? Kể chuyện về một nhân vật đời thường cần chú ý đạt được những gì?

- Kể được đặc điểm của n/v, hợp với lứa tuổi, có tính cách, sở thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.

? Làm một bài văn kể chuyện đời thường gồm những bước nào. (5 bước).

5. Đọc lại bài, kiểm tra và sửa lỗi

* Các bước xây dựng một bài văn kể chuyện đời thường.

- Tìm hiểu đề.

- Tìm ý: chọn ngôi kể, thứ tự kể, lựa chọn sự việc sẽ kể ...

- Lập dàn ý.

- Chọn lời văn kể chuyện phù hợp, viết thành bài.

- Phát hiện và sửa lỗi ...

ò Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 3p

?Nêu các bước làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường ? ò Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Bài tập: Lập dàn ý đề văn kể về một người bạn tốt của em.

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em có rất nhiều bạn.

- Thân nhất là bạn … nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

* Giới thiệu về bạn …:

a/ Ngoại hình:

(9)

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b/ Tính nết, tài năng:

- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

- Học ra học, chơi ra chơi.

- Giỏi Toán nhất lớp.

- Là chân sút số một của đội bóng...

- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn ….:

- Bạn giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước, 3. Kết bài:

* Cảm nghĩ cùa em:

- Em và … đều có những ước mơ đẹp đẽ.

- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Ôn tập về văn tự sự - kể chuyện đời thường.

- Chuẩn bị bài mới: Thực hiện đề 1, đề 3 SGK (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết

V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

---

Ngày soạn: Tiết 48 Tập làm văn:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ( T2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể .

- Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường.

3. Thái độ

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống.

(10)

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu.

- HS : Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

Lớp Ngày giảng Sĩ số

6B

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu dàn bài của bài của bài văn kể chuyện đời thường?

. Dàn bài

- MB: g/thiệu chung về người(việc) được kể.

- TB: Kể lần lượt các s/v theo các chủ đề định kể.

- KB: Suy nghĩ, t/c về người (việc) được kể.

3. Bài mới

? Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?

- K/C trong phạm vi đời sống hàng ngày. Đó là những chuyện xảy ra xung quanh mình, trong nhà mình, trong làng xóm, trường học, trong cuộc sống em đã gặp, đã chứng kiến, đã trải qua.

? Em hãy kể ngắn gọn 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến?

HS tự bộc lộ

GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn cách xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Y/c hs nhắc lại lí thuyết

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN KỂ TRUYỆN ĐỜI THƯỜNG

* Yêu cầu: Kể chuyện diễn ra hoặc có thể diễn ra trong đời sống thường ngày. Truyện cần đảm bảo các yếu tố: truyện kể bằng sự việc gì, xảy ra ở đâu, vào thời điểm nào? Nguyên nhân- diễn biến- kết quả sự việc. Người kể biết lựa chọn ngôi kể thứ tự hợp

(11)

lí, cần bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình khi kể.

- Là kể những câu truyện xảy ra trong đời sống hàng ngày( kể người thật, việc thật)

- Có 2 kiểu bài:

1. KỂ VIỆC

Ví dụ: - Kể việc tốt em đã làm - Kể 1 kỷ niệm em nhớ mãi - Kể 1 lần em mắc lỗi a. Dàn ý:

- MB: Dẫn dắt, giới thiệu việc em sẽ kể:

+ là việc gì?

+ Xảy ra khi nào?

+ Ấn tượng với việc đó

- TB: Kể lại sự việc theo trình tự nhất định + Mở đầu sự việc

+ Diễn biến + Kết thúc

- KB: Cảm nghĩ của em sau khi kể truyện + Mong muốn

+ Hứa hẹn 2. KỂ NGƯỜI

* Yêu cầu chung: Xác định đúng đối tượng sẽ kể( là ai? Có mối quan hệ thế nào với em?

- Hình dung, tưởng tượng về người sẽ kể ( Những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng, việc làm, kỷ niệm của người đó đối với em)

- Bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp những tình cảm, suy nghĩ của em với người đó.

a. Dàn ý:

- MB: Giới thiệu người sẽ kể: Người đó là ai? Ấn tượng của em với người đó?

- TB: Kể chi tiết về người đó

Đoạn 1: Giới thiệu chung về người sẽ kể ( tên , tuổi, nghê nghiệp, tình cảm của em với người đó) Đoạn 2: Kể, biểu cảm về ngoại hình của người đó ( Nét nổi bật gây ấn tượng)

+ Vóc dáng + Khuôn mặt

+ Giọng nói, ánh mắt.

=> luôn gắn với tình cảm của em Đoạn 3: Kể , biểu cảm về tính cách:

+ Kể về thái độ, tình cảm, việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh. Biểu hiện

(12)

qua hành động, cử chỉ, thói quen...

+ Thái độ, tình cảm của người đó dành cho em

Đoạn 4: Kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc của em với người đó ( Có thể là 1 kỷ niệm vui hay buồn)

- KB: Khẳng định lại tình cảm của em: Biết ơn- tự hào- hứa hẹn( mong muốn)

ò Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 10p

Hoạt động 3: Luyện tập.

( HĐ trải nghiệm, sáng tạo)

- GV yêu cầu hs thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.

- HS phát biểu – GV chốt KT.

- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ - Một sự việc đã diễn ra trong quá khứ (vừa mới diễn ra, hoặc đã lâu); đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc; có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của em; có ý nghĩa giáo dục ..

* Lập dàn ý: HS làm ở nhà.

III/ LUYỆN TẬP

Đề 1: Kể một kỉ niệm đáng nhớ.

1, Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Tự sự (Kể chuyện)

- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ.

2, Tìm ý:

- Việc gì:

- Thời gian:

- Địa điểm:

- Nhân vật tham gia:

- Chủ đề câu chuyện:

- Sự việc mở đầu ... tiếp diễn ... phát triển ... kết thúc....

ò Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 3p

?Nêu các bước làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường ? ò Hoạt động mở rộng – sáng tạo

(13)

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Đề 1: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất.

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ - Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn - Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó 2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên qua đến ai - Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào - Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Học bài cũ: Ôn tập về văn tự sự - kể chuyện đời thường.

- Chuẩn bị bài mới: Văn bản “ Treo biển”

+ Yêu cầu đọc văn bản.

+ Tim hiểu thể loại truyện cười.

+ Tóm tắt truyện, chia bố cục.

+ Phân tích nội dung tấm biển.

+ Có mấy người góp ý? Sau mỗi lần như thế nhà hàng làm gì?

+ Bài học?

V. Rút kinh nghiệm

(14)

………

………

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.. - Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể.. -

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh.. động,

Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức văn tự sự, nhớ được đặc điểm ngôi kể trong văn tự sự; Học sinh biết viết một bài văn kể chuyện đời thường

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Qua sự chuẩn bị ở nhà, các em hãy giới thiệu tên câu chuyện mà mình sẽ kể trong tiết kể chuyện hôm nay.. Để kể được câu chuyện

Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ông bà nội tôi vào các chiều mùng mộ Tết hàng năm. Tết nào cũng vậy, theo lệ, cứ chiều mùng

Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy. Nhưng là con giành lấy

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn