• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 33

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ

Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra

- Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về văn tự sự; làm cơ sở phân hóa khả năng học tập của học sinh.

- Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Bước 2: Xác định chuẩn KTKN cần đạt Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được:

1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức văn tự sự, nhớ được đặc điểm ngôi kể trong văn tự sự; Học sinh biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2. Kĩ năng: Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn, bài văn); Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài.

3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra, làm bài nghiêm túc.

4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.

Bước 3: Lập bảng mô tả, bảng câu hỏi các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực

Cấp độ tư duy Mô tả

Nhận biết Nhớ được đặc điểm của ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba.

Nhớ được thứ tự kể tự nhiên và kể ngược trong văn tự sự.

Thông hiểu Giải thích được ý nghĩa, tác dụng ngôi kể trong văn tự sự;

thứ tự kể tự nhiên và kể ngược trong văn tự sự.

Vận dụng Tìm được các văn bản truyện cùng ngôi kể, thứ tự kể.

Vận dụng cao Tạo lập được bài văn hoàn chỉnh kể chuyện đời thường có

(2)

nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Câu chuyện có ý nghĩa.

Hệ thống câu hỏi dùng trong quá trình tổ chức kiểm tra

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao

- Nhớ được đặc điểm của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba trong văn tự sự.

- Nhớ được thứ tự kể trong văn tự sự.

- Nêu được tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba trong văn tự sự.

- Nêu được tác dụng của thứ tự kể trong văn tự sự.

- Tìm các truyện cùng viết ở một ngôi kể, thứ tự kể.

- Viết bài một hoàn chỉnh kể chuyện đời thường có nội dung:

nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

Bước 4: Làm đề I. Thiết lập ma trận:

Mức độ Chủ đề

Nhận biết Thông

hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Văn tự sự

Nhớ được đặc điểm của ngôi kể trong văn tự sự.

Nêu được tác dụng của ngôi kể và thứ

tự kể

Tìm các văn bản đã học có cùng ngôi kể.

Viết được bài văn kể chuyện đời thường

II. Ra đề

Phần I: Đọc - hiểu:

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, nhái ốc bế nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(3)

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

(Ếch ngồi đáy giếng) Câu 1 : Văn bản Ếch ngồi đáy giếng được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Kể tên 2 văn bản đã học cũng sử dụng ngôi kể trên.

Câu 3: Theo em truyện Ếch ngồi đáy giếng kể theo thứ tự kể ngược hay kể xuôi?

Phần II: Làm văn

Chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Kể về một lần em mắc lỗi.

Đề 2: Kể về một người bạn thân của em.

III. Hướng dẫn đáp án:

Phần I: Đọc - hiểu:

Câu 1:

*Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng kể theo ngôi thứ ba Câu 2:

*Yêu cầu trả lời: Học sinh kể tên đúng 2 văn bản đã học có cùng ngôi kể thứ ba: Ví dụ như Thánh Gióng, Thạch Sanh

Câu 3 :

* Yêu cầu trả lời: Học sinh xác định đúng thứ tự kể của truyện là kể xuôi.

Phần II: Làm văn 1. Yêu cầu chung

- Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự để kể về một lần em mắc lỗi (nếu chọn đề 1) hoặc một người bạn thân (nếu chọn đề 2)

- Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng. Tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

(4)

a. Đảm bảo thể thức bài văn b. Xác định đúng vấn đề cần kể

c. Chia sự việc thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác quan sát, so sánh để triển khai ý

Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

- Mở bài : Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về lần em mắc lỗi (người bạn) được kể, cảm xúc chung về một lần mắc lỗi (người bạn) sẽ kể.

- Thân bài :Học sinh biết kể theo thứ tự của các sự việc hoặc kể theo dòng hồi tưởng (đề 1); làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm tính cách của người được kể (đề 2). Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học.

- Kết bài :Học sinh nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đáng nhớ hoặc người bạn tốt, mong ước của bản thân, nêu bài học được rút ra sau câu chuyện.

d. Sáng tạo

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng quan sát tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.

4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn về nhà:

Chuẩn bị bài: Chủ đề truyện ngụ ngôn

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI CHO CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN

1/ Gv giới thiệu chủ đề:

- GV giới thiệu cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 6 có 4 truyện cùng thể loại truyện ngụ ngôn, trong đó có 3 truyện học trên lớp còn truyện “ Đeo nhạc cho mèo” là văn bản đọc thêm. Vì 3 văn bản cùng thể loại nên phương pháp khai thác văn bản giống nhau vì vậy chúng ta sẽ gom 3 văn bản thành chủ đề chung và tên chủ đề là “truyện ngụ ngôn” gồm văn bản: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi Đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

(5)

+ Các văn bản được phân chia trong PPCT hiện hành được sắp xếp trong chủ đề theo thứ tự các tiết: 35,36,37.

- Số tiết dạy và nội dung của chủ đề là: 3 tiết

+ Tiết 1( Tiết 35):Khái quát chủ đề; Dạy mẫu Văn bản Ếch ngồi đáy giếng

+ Tiết 2( Tiết 36) : Định hướng kiến thức - Luyện tập chủ đề : Trên cơ sở phần tự học của HS GV hướng dẫn học sinh định hướng kiến thức chủ đề và luyện tập 1 số dạng bài tập.

+/ Tiết 3( Tiết 37): Luyện tập – Tổng kết chủ đề: HS thực hiện các dạng bài tập theo chủ đề từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trải ngiệm sáng tạo.

2/ GV Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiết 35: văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”

- Yêu cầu chung:

+/ HS đọc văn bản để nắm được nội dung, cốt truyện, các sự việc chính.

+/ Hiểu sơ giản về truyện ngụ ngôn, nắm được ngôi kể, phương thức biểu đạt chính…

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số câu hỏi sau:

1/ Đọc văn bản, liệt kê các sự việc chính (Xác định các sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc cao trào, sự việc kết thúc, nguyên nhân, kết quả sự việc).

2/ Đọc chú thích chỉ ra đặc điểm của truyện ngụ ngôn về:

- Hình thức:

-Đối tượng và nội dung phản ánh:

-Mục đích:

3/ Liệt kê các truyện ngụ ngôn có trong SGK Ngữ văn 6- Tập 1.

4/ Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng do ai sáng tác? Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính? Nhân vật và đặc điểm nhân vật?

5 / Trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản SGK/101. GV bổ sung thêm 1 số câu hỏi cụ thể:

- Nêu hoàn cảnh sống của ếch?

- Nguyên nhân nào khiến ếch ra khỏi giếng?

- Thái độ của ếch khi ra khỏi giếng?

- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cách kể chuyện?

V. Rót kinh nghiÖm.

...

...

...

...

(6)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 34 – 35 – 36 – 37 - 38

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGỤ NGÔN

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Kĩ năng đọc-hiểu truyện ngụ ngôn

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

- Gồm các bài: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đọc thêm:Chân, Tay, Tai, Mắt , Miệng

- Số tiết: 5

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức.

Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn.

Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

Ý nghĩa giáo huấn của truyện ngụ ngôn.

Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống hoàn cảnh thực tế.

Kể và kể sáng tạo truyện.

3. Thái độ: Biết liên hệ câu chuyện với hoàn cảnh, tình huống trong thực tế.

4. Phát triển năng lực: năng lực đọc – hiểu văn bản, tự học, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác.

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu Mức độ nhận

biết

Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những đặc

điểm của thể loại truyện ngụ ngôn

Phân tích được những giá trị đặc trưng nội dung, nghệ thuật theo đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn.

Viết được một đoạn văn (5-7 câu) tóm tắt lại nội dung văn bản hoặc trình bày cảm nhận sau khi học xong văn bản.

Nắm được cốt Khái quát nội dung của Chọn sự việc, sự kiện tiêu biểu

(7)

truyện, sự việc trong văn bản.

Chia được bố cục văn bản…

từng phần theo bố cục và toàn văn bản.

nhất, trình bày cảm nhận của cá nhân.

Kể lại truyện bằng lời văn của mình.

Tạo kết thúc mới cho truyện ngụ ngôn

Nêu, kể, liệt kê được các chi tiết khắc họa nhân vật

Hiểu, cắt nghĩa được các chi tiết khắc họa nhân vật…

Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết trong việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản.

Cảm nhận riêng về nhân vật … Đánh giá nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật ….

Xây dựng tình huống sắm vai.

Bước 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình giờ dạy – giáo dục

Tiết 34 - 35 Văn bản:

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn)

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ttra vở soạn văn của hs.

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của học sinh - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

- Thời gian: 2’

GV chiếu đoạn phim hoạt hình

?Đoạn video giới thiệu với các em câu chuyện gì?

GV: Chùm truyện ngụ ngôn Việt Nam mà chúng ta sắp tìm hiểu trong hai tuần sẽ giúp các em sáng tỏ những đặc điểm và giá trị chủ yếu của loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của loài vật, đồ vật hay chính của con

(8)

người để nói bóng gió, kín đáo nhằm khuyên nhủ, răn dạy người nghe một bài học nào đó về cuộc sống…

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tiếp nhận văn bản

- Mục tiêu: Giúp HS có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn: Đặc điểm của n/v, sự kiện, cốt truyện. Hs hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truỵên.

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, cá nhân,vấn đáp gợi mở, bình giảng

- Kỹ thuật dạy học: Động não.

- Thời gian: 30’

GV hướng dẫn HS đọc chú thích * SGK

?Truyện ngụ ngôn là loại truyện như thế nào?

- Ngụ: hàm chứa ý kín đáo - Ngôn: Lời nói

=> Lới nói với ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.

?Em thấy truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Cả 2 loại truyện đều có yếu tố tưởng tượng, đều là văn bản tự sự.

+ Truyện cổ tích, những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo dệt nên những ước mơ về lẽ công bằng, cái thiện thắng cái ác.

+ Còn trong truyện ngụ ngôn, trí tưởng tượng hay bay bổng của t/g đã dựng lên c/s của loài vật, đồ vật với những đặc điểm vốn có của nó giúp người đọc, người nghe dễ dàng rút ra bài học với bản thân  đều mang lại hấp dẫn cho người đọc.

GV: Hướng dẫn học sinh cách đọc truyện: Giọng chậm, bình tĩnh, xen chút hài hước kín đáo.

- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.

?Truyện có 3 từ em cần tìm hiểu: Chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo. Giải nghĩa các từ trên theo ý em hiểu?

?Em hãy kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng”?

?Truyện có bố cục mấy phần?

I. Tìm hiểu chung.

1. Khái niệm truyện ngụ ngôn:

(chú thích Sgk/tr100)

2. Đọc và tìm hiểu từ khó:

(9)

?Nhân vật chính trong truyện là ai?

?Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra ntn?

- Xung quanh chỉ có vài cua, nhái, ốc….. rất sợ

?Giếng là không gian ntn?

- Chật hẹp, không thay đổi

?Như vậy cuộc sống của ếch trong giếng là một cuộc sống ntn?

- tưởng bầu trời bé bằng chiếc vung

?Vì sống lâu ngày trong giếng cùng với những người bạn thân thuộc nên ếch ta tự thấy mình ntn?

- nó thì oai như vị chúa tể

?Theo em vì sao nó lại nghĩ “Bầu trời bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”?

?Từ suy nghĩ trên của ếch cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?

?Ở đây, chuyện về ếch nhằm ám chỉ điều gì về chuyện con người?

HS theo dõi văn bản

?Vậy tình huống truyện nào đưa ếch ta ra khỏi giếng?

- Mưa to, nước tràn giếng, đưa ếch ra ngoài.

?Môi trường sống của ếch lúc này ntn?

?Khi môi trường sống thay đổi ếch đã ứng phó với môi trường mới ra sao?

Vẫn quen thói cũ:

- Ếch nghênh ngang đi lại, nhâng nháo nhìn lên bầu trời chả thèm để ý xung quanh.

?Tại sao ếch lại có thái độ như thế?

?Kết cuộc ếch đã gặp phải chuyện gì?

- Ếch bị trâu giẫm bẹp

?Vì sao ếch bị trâu dẫm bẹp?

?Nước dềnh lên tràn bờ, đó có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch không?

?Vậy theo em vì sao ếch chết?

?Theo em ếch phải làm như thế nào để thoát khỏi cái chết?

?Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì?

- Kể tóm tắt - Bố cục: 2 phần - PTBĐ: Tự sự

II. Tìm hiểu văn bản 1. Ếch khi ở trong giếng.

-> Hiểu biết nông cạn nhưng lại huyên hoang.

=> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

2. Ếch khi ra khỏi giếng.

-> Môi trường sống mở rộng.

-> Kiêu ngạo, chủ quan, có tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết.

(10)

?Nếu em kiêu ngạo, chủ quan thì em sẽ bị như thế nào?

*Điều chỉnh, bổ sung:

=> con người khi nhìn thế giới bên ngoài một cách chủ quan, nông cạn thì sẽ bị thất bại thảm hại.

*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

- Mục tiêu: Học sinh nắm được ý nghĩa của truyện - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 2 phút

?Tóm lại từ sự việc của ếch truyện ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răng điều gì?

HS: Đọc ghi nhớ SGK.

*Điều chỉnh, bổ sung:

III. Ý nghĩa truyện:

- “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 3 phút

?Tìm hai câu văn quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung ý nghĩa của truyện.

- “Ếch cứ….chúa tể”

- “Nó nhâng nháo….giẫm bẹp.”

?Câu văn nào thể hiện tính kiêu ngạo của ếch? Câu văn nào nói đến hậu quả của thói ngông nghênh, kiêu ngạo?

*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS có sự tìm tòi sáng tạo trong bài học - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề

- Thời gian: 2’

?Bên cạnh thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng, em còn biết thành ngữ nào được gợi nhớ từ câu chuyện này?

- Coi trời bằng vung

*Điều chỉnh, bổ sung:

4. Củng cố

- Em rút ra bài học gì qua truyện ngụ ngôn này?

(11)

- Nếu cần minh hoạ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, em sẽ có ý tưởng vẽ tranh ntn?

5. Hướng dẫn HS tự học:

- Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng. Nêu nội dung ý nghĩa.

- Soạn bài “Thầy bói xem voi”. Đọc truyện, xác định thể loại, nhân vật, ngôi kể, thứ tự kể. Trả lời 3 câu hỏi ở SGK

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 36 - 37 ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP VĂN BẢN THẦY BÓI XEM

VOI Tiến trình giờ dạy – giáo dục

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 3.Giảng bài mới: khởi động

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: (2 phút.)

- Phương pháp: Thuyết minh - Kĩ thuật: Phân tích thông tin

? Ở cuối tiết học trước, sau khi tìm hiểu xong văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”, cô và các em đã cùng nhau nêu ra được phương pháp để tìm hiểu một văn bản truyện ngụ ngôn. Một bạn dưới lớp hãy nhắc lại cho cô phương pháp đọc – hiểu một truyện ngụ ngôn?

Sau khi học sinh trả lời, GV chiếu lại các bước phân tích truyện và bắt vào bài mới: Áp dụng phương pháp như trên cùng với hệ thống câu hỏi cô đã giao cho cả lớp từ tiết học trước, tiết học này cô sẽ giúp các em định hướng kiến thức văn bản

“ Thầy bói xem voi”

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 3: Luyện tập (trên lớp)

Bước 1: Định hướng nội dung – kiến

I/ Định hướng nội dung – kiến thức

(12)

thức văn bản

- Mục đích: Gv kiểm tra việc nắm kiến thức của HS trong việc tự học văn bản Thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng

- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày 1 phút, nêu vấn đề.

- Thời gian: 10phút - Cách thức tiến hành:

G H

- Chiếu bảng định hướng kiến thức - Vấn đáp học sinh (nội dung đã chuẩn bị ở nhà)

- Trả lời và hoàn thiện bài

? H

?

Giới thiệu tác giả, xác định

phương thức biểu đạt, ngôi kể của 2 truyện?

Khái quát nhanh:

- Tác giả: dân gian - PTBĐ: tự sự

- ngôi kể: ngôi thứ 3

Xác định tình huống của truyện?

Tình huống đó được xây dựng dựa trên chuỗi sự việc nào? Hãy chỉ rõ sự việc cao trào, sự việc kết thúc?

HS chỉ ra chuỗi sự việc:

1. Hoàn cảnh 5 ông thầy bói xem voi.

2. năm ông thầy bói phán về con voi.-

>SV cao trào

3. năm thầy đánh nhau toác đầu chảy máu->SV kết thúc

? Vì sao năm thầy bói lại đánh nhau toác đầu chảy máu?

H: 5 thầyđều khẳnh định mình đúng, bác bỏ ý kiến của người khác => chủ quan.

? ngôn ngữ đối thoại của năm ông thầy bói có gì đặc biệt? Sv nào được lặp lại?

Trong thực tế có ai lại chưa biết hình

1/ văn bản Thầy bói xem voi

Tình huống

các thầy bói mù muốn xem voi (xem voi bằng tay).

Nghệ thuật

+/ Dựng đối thoại, tạo tiếng cười

+/Lặp các sự việc.

+/

phóng đại Nội

dung

- Chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói.

Ý nghĩa

- Muốn xem xét, hiểu biết sự việc, hiện tượng phải xem

(13)

thù con voi thế nào không?

H: +/Cách nói so sánh ví von, sử dụng các từ láy gợi tả làm sự vật thêm sinh động, cụ thể, hấp dẫn. Tô đậm cái hài hước trong cách miêu tả voi của các thầy.

+/ SV lặp lại: Các thầy bói phán về voi.

GV chốt nét đặc sắc về NT. Nhấn mạnh tác dụng của các biện pháp nghệ thuật với cách kể chuyện.

? Từ đó em rút ra bài học gì? Hãy khái quát nội dung và ý nghĩa văn bản?

HS rút ra nội dung ý nghĩa văn bản

- bài học

xét chúng 1 cách toàn diện.

Bước 2: Luyện tập

- Mục đích: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong sgk - Phương pháp: làm việc cá nhân, trình bày 1 phút, kể chuyện sáng tạo.

- Thời gian: 20 phút

- Cách thức tiến hành: Giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa/101,103,116

II. Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục đích: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các dạng bài tập vận dụng trong cuộc sống

- Phương pháp: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trình bày 1 phút, kể chuyện sáng tạo.

- Thời gian: phút

Bài tập 1 (5’) Giải nghĩa hai thành ngữẾch ngồi đáy giếng”và ”Thầy bói xem voi”. Hãy đặt hai câu văn có sử dụng hai thành ngữ trên.

GV chiếu phần định hướng

Bài tập 1

Giải nghĩa hai thành ngữ ” Ếch ngồi đáy giếng” và ” Thầy bói xem voi”. Hãy đặt hai câu văn có sử dụng hai thành ngữ trên

(14)

- Giải nghĩa chính xác nội dung các thành ngữ.

- Đặt câu phù hợp với nôi dung của các thành ngữ đã cho.

- Viết đúng hình thức câu.

GV gọi 2 HS lên bảng viết câu. HS dưới lớp viết vào vở- đổi chéo chấm bài nhau. GV chữa bài trên bảng và chấm chữa 5 bài HS dưới lớp.

( Ếch ngồi đáy giếng: muốn ám chỉ những người học hành không ra gì, tầm nhìn hạn hep nhưng luôn tỏ vẻ ta đây là người thông thái).

(Thầy bói xem voi: Khuyên người ta không nên xem xét một việc gì đó ở một khía cạnh mà phải xem xét từ nhiều phía, không nên nói những điều mà mình không biết chính xác).

Bài tập 2

Từ các sự việc chính trong văn bản Thầy bói xem voi hãy viết hai đoạn văn tóm tắt các văn bản trên ( Mỗi đoạn văn khoảng 3-5 câu).

GV chiếu phần định hướng:

- Kĩ năng:

+/Đảm bảo hình thức đoạn văn.

+/ Đảm bảo số câu theo yêu cầu.

- Kiến thức:

+/Đảm bảo chuỗi các sự việc.

+/ Biết dùng lời văn của mình để liên kết các sự việc thành đoạn văn.

GV: Mời 2 HS lên bảng viết đoạn, dưới lớp viết vào vở.

GV chữa bài Hs trên bảng và 5 HS dưới lớp.

Bài tập 2

Từ các sự việc chính trong văn bản Thầy bói xem voi hãy viết hai đoạn văn tóm tắt các văn bản trên ( Mỗi đoạn văn khoảng 3-5 câu)

Bài 3:

- Hình thức:

+/Thi kể chuyện diễn cảm giữa các tổ

Bài 3:

Kể lại diễn cảm một truyện ngụ ngôn đã học trong chủ đề.

(15)

bằng hình thức bốc thăm.

+/ Mỗi tổ cử một đại diện lên bốc thăm và kể lại truyện.

- Thời gian : 2’-3’

- Nội dung: 3 truyện ngụ ngôn đã học.

- Yêu cầu:

+/ Đảm bảo các sự việc chính.

+/ Giọng kể phù hợp, thể hiện đúng tính cách nhân vật.

+/ Phong cách kể tự nhiên, phù hợp.

- BGK là đại diện các tổ và GVBM là cố vấn.Sau khi BGK tổng hợp điểm giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm chung.

Bài tập 1

? Xác định yêu cầu bài tập.

GV chiếu hướng dẫn yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Yêu cầu kĩ năng: : viết đúng hình thức của một đoạn văn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc

+/ ngôi kể: thứ nhất

+/ PTBĐ: tự sự và miêu tả Yêu cầu về kiến thức:

+/ Bắt đầu từ sự việc năm ông thầy bói phán xong về con voi

+/ Từ những chi tiết trong truyện và hiểu biết thực tế để miêu tả đầy đủ toàn diện về con voi.

GV: mời 2 hs lên bảng, 1 hs viết trên máy tính, 1 hs viết trên bảng. Các hs dưới lớp viết bài vào vở và đổi chéo chấm bài.

GV: lần lượt gọi hs nhận xét đoạn văn của 2 bạn. GV đánh giá, rút kinh

nghiệm chấm 2-3 bài học sinh dưới lớp.

Bài tập 4

Trong vai người quản tượng em hãy miêu tả lại hình ảnh con voi bằng đoạn văn (khoảng 7 câu) để giúp các thầy bói hình dung cụ thể và đầy đủ về con voi.

4. Củng cố (5p)

GV chốt KT chủ đề bằng sơ đồ tư duy.

(16)

5. Hướng dẫn về nhà(5p) - Nắm chắc kiến thức chủ đề:

+ Khái niệm đặc điểm truyện ngụ ngôn.

+ Nắm được hệ thống các sự việc chính của mỗi truyện.

+ Bài học rút ra từ ba truyện ngụ ngôn đã học.

+/nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện.

*/ Chuẩn bị cho tiết học sau:

Dạng 1: Viết đoạn văn kết hợp tự sự và miêu tả để kể hoặc lại một sự việc hoặc một hình ảnh trong truyện.

( VD: tả lại con voi, tả lại hình ảnh con ếch, tả lại hình ảnh 5 ông thầy bói phán về voi..)

Dạng 2 Kể sáng tạo: hình dung một tình huống mới cho truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Để làm dạng bài này các em cần nắm thật chắc chắn các sự việc chính và tình huống nảy sinh câu chuyện.

Dạng 3: Chuyển thể tác phẩm thành hoạt cảnh

Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Thể hiện hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi”;

nhóm 2 thể hiện hoạt cảnh ” Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.

- Để thể hiện thành công 2 hoạt cảnh, GV cần cử nhóm trưởng của mỗi nhóm.

- Nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp các thành viên trong tổ, nghiên cứu

Kịch bản dựa trên cơ sở là văn bản có sẵn trong sách giáo khoa, sau đó phân công vai diễn cho các thành viên. Cụ thể hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi” có 6 vai là 5 ông thầy bói và con voi; hoạt cảnh ” Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng” có 5 vai là: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Sau đó nhóm sẽ lên lịch để tập kịch.

- Lưu ý: + Khi chuyển thể văn bản thành hoạt cảnh, các vai diễn phải thật tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

+ Ngoài ra các em chú ý hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi” có một đạo cụ rất quan trọng là con voi. Nếu như không mượn được mô hình lớn của con voi thì các em cần phải có 2 người đóng làm con voi, chuẩn bị kĩ càng các bộ phận của voi.Trong quá trình tập luyện, các nhóm có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên.

+ Trước khi tiết học luyện tập diễn ra 2 ngày, GV sẽ kiểm tra lại toàn bộ sự chuẩn bị của 2 nhóm.

- Thời gian cho mỗi hoạt cảnh tối đa là 10 phút.

* Chuẩn bị tổng kết chủ đề

- Tổng kết lại nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của 3 văn bản.

V.Rút kinh nghiệm

...

(17)

...

...

...

Tiết 38

TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ Bảng phụ

- Chốt lại những nội dung chính.

- Gv dùng bảng phụ vẽ sơ đồ tóm tắt.

- Học sinh dựa vào đó phát biểu.

1. Tóm tắt ngắn gọn các vb truyện ngụ ngôn đã học. Rút ra bài học qua mỗi vb?

2. Kể ra các thành ngữ em đã học được qua các vb truyện ngụ ngôn?

3. Tìm những câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự - Thấy cây, chẳng thấy rừng.

- Thầy bói nói mò.

4. Đặt một số tình huống giao tiếp có sử dụng các thành ngữ trên.

* Hoạt động tìm tòi mở rộng.

1. Tìm đọc thêm các tác phẩm truyện ngụ ngôn trong sách báo.

2. Tìm đọc những sách viết về giá trị, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày kiểm tra:

Khái niệm truyện ngụ ngôn

Ý nghĩa:

Nội dung:

(18)

Tiết 39,40 KIỂM TRA TỔNG HỢP GIỮA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết thực hiện làm bài kiểm tra tổng hợp: Văn bản – tiếng việt – tập làm văn

- Hệ thống kiến thức từ đầu năm học theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần của môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra.

- Đánh giá khả năng nhận thức của HS, việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần đã học.

2 . K ĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích của HS. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt trong bài làm của HS.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử.

4. Năng lực cần đạt:

-Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức nghe, đọc, nói, viết.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Các nội dung tích hợp

GD kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

- GD đạo đức: giáo dục về giá trị TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM..

.- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

- Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. Biết giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

- GV: Ra đề, làm đáp án

- HS: Ôn các kiến thức trọng tâm của trường giới hạn một cách kĩ càng.

III. Phương pháp:

- Hoạt động cá nhân.

IV. Tiến trình bài dạy - giáo dục : 1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ :

3 Bài mới.GV phát đề cho HS.(Đề do trường ra)

(19)

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Nội dung

kiến thức Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ thấp Mức độ Cộng cao

1. Đọc hiểu

- Nhớ được tên truyện, thể loại

truyện đã học.

- Ngôi kể được sử dụng trong truyện

- Hiểu được nội dung – ý nghĩa đoạn trích.

- Xác định được phương thức biểu đạt trong đoạn trích

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

1,25 12,5%

3 2,0 20%

2. Tự luận

- Viết đủ số câu - Trình bày đúng hình thức đoạn văn

-Xác định được chỉ từ.

- Chỉ ra được ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ đảm nhiệm trong câu.

Kể một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

1 2,0 20%

1 6,0 60%

2 8,0 80%

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

1,25 12,5%

1 2,0 20%

1 6,0 60%

5 10 100%

B. ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm)

(20)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.”…

( Ngữ văn 6 - tập 1) Câu 1. (0,5 điểm)

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2. (0,5 điểm)

Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì?

Câu 3.(1,0 điểm)

Cho biết nội dung đoạn trích trên? Từ đoạn trích trên tác giả dân gian muốn đề cao vấn đề gì trong cuộc sống?

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) nội dung tự chọn có sử dụng chỉ từ, gạch chân dưới các chỉ từ đã dùng. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ đó.

Câu 2. (6,0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.

C. Hướng dẫn chấm

I. Hướng dẫn chung

1. Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhóm để cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp.

2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

II. Đáp án và thang điểm

Phần Câu Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu ( 2,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi 2,0 1 - Đo n trích đ ược trích trong văn b n ”Em bé thông minh” 0,25

- Thuộc thể loại truyện cổ tích. 0,25

2 - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,25

(21)

- Phương thức biểu đạt tự sự 0,25 3

- Nội dung: Cuộc thử thách trí thông minh của vua

với em bé thông minh 0,5

- Ý nghĩa: Đo n trích trên tác gi dân gian muốn đê cao s thống

minh và trí khốn trong cu c sống. 0,5

II. Tự luận

(8,0 điểm)

Viết đoạn văn (3 - 5 câu) nội dung tự chọn, trong đoạn có sử dụng ch từ, gạch chân dưới các ch tỉ ừ đã dùng. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ

pháp của chỉ từ đảm nhiệm trong câu. 2,0

1

- * Hình thức - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng; dấu chấm kết thúc đoạn.

0,25 0,25

* Nội dung:

- Viết theo chủ đề: tự do lựa chọn.

- Xác định được chỉ từ đã sử dụng

- Chỉ ra được ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ đảm nhiệm trong câu.

0,25 0,25 1,0

Viết một bài văn tự sự bằng lời văn của em. 6,0 2 * Yêu cầu chung

- Kiểu bài: Tự sự

- Nội dung: Truyện truyền thuyết - Phạm vi: Đã học

+ Cần xác định được đối tượng để kể.

+ Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể.

- Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

1,0

1. Mở bài

Giới thiệu chung về truyện truyền thuyết định kể. 0,5 2. Thân bài

- Kể diễn biến của truyện theo các sự việc chính, theo trình tự.

1,0

(22)

+ Nhân vật chính, nhân vật phụ

(Kể được: hoàn cảnh , tên, họ, lai lịch, tính tình, tài năng, dung nhan, ý nghĩa của nhân vật…)

+ Diễn biến của các sự việc trong truyện (Kể đúng, chi tiết các chi tiết theo trình tự) - Kết quả của các sự việc

1,0

1,0

1,0

3. Kết bài

- Khái quát lại truyện.

- Bài học rút ra từ truyện. 0,5

Hướng dẫn chấm:

- Đi m 6 : Văn viêt l u loát, giàu c m xúc, có sáng t o, đư m b o đây đ sâu săc các yêu câu trên.

- Đi m 5 : N i dung đúng, t ương đối g i c m, có sai m t vài lố*i chính t ,ợ ả ng pháp.

- Đi m 4 : Hi u và năm đ ược yêu câu c a đê, bố c c m ch l c, còn m t số sai sót vê chính t , diê*n đ t, trình bày.

- Đi m 3 : Hi u đê song n i dung còn s sài, k còn lúng túng, diê*n đ t ơ l ng c ng, còn sai nhiêu lố*i chính t .

- Đi m 2 : Ch a hi u rõ đê, k còn thiêu ý, diê*n đ t ch a đúng bố c c.ư ư - Đi m 1 : Khống năm v ng yêu câu c a đê, bài làm quá s sài, măc ơ nhiêu lố*i chính t , diê*n đ t, trình bày.

- Đi m 0 : Hoàn toàn l c đê, diê*n đ t kém ho c b giây trăng.

Tổng 10

4 Củng cố:

- GV thu bài.

5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài sau:

- Chuẩn bị: Luyệ nói kể chuyện V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(23)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.. - Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể.. -

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm