• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:20/11/20 Ngày giảng:26/11/20

Tiết 47+48 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ

KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể .

- Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường.

3. Thái độ

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lập, tự chủ, tự tin trong công việc

II. Chuẩn bị

- GV: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu.

- HS : Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk.

C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

* Gv cho hs đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề, sự việc, nhân vật trong văn tự sự.

- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính thể hiện trong văn bản ... (ca ngợi

(2)

hay phê phán). Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật.

- Sự việc trong văn tự sự: Sự việc phải cụ thể diễn ra trong thời gian không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện…...

- Nhân vật trong văn tự sự: giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật ... Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Thời gian: 1p

? Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?

- K/C trong phạm vi đời sống hàng ngày. Đó là những chuyện xảy ra xung quanh mình, trong nhà mình, trong làng xóm, trường học, trong cuộc sống em đã gặp, đã chứng kiến, đã trải qua.

? Em hãy kể ngắn gọn 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến?

HS tự bộc lộ

GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn cách xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.

* Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 34p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

HS nhận nhiệm vụ

? Đọc các đề bài trong SGK/119.

? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao.

? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)

? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường (Phong phú, đa dạng như cuộc sống)

? Nhân vật và s/v trong kể chuyện đời thường cần đảm bảo yêu cầu gì.

I/ Đề bài văn kể chuyện đời thường

* Ngữ liệu (SGK/119)

- Các đề bài kể chuyện đời thường.

- Nội dung:

+ Kể người: c, e, g + Kể việc: a, b

+ Kể người + việc: d, đ

(3)

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

? Tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường

? Đọc các đề bài trong SGK/119.

? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao.

- Đó là các đề bài kể chuyện đời thường vì: các đề bài đều y/c kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta.

? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)

? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường (Phong phú, đa dạng như cuộc sống)

? Nhân vật và s/v trong kể chuyện đời thường cần đảm bảo yêu cầu gì.

- Tính chân thực: Người kể có thể tưởng tượng, hư cấu song không làm thay đổi diện mạo, tính chất đời thường để biến thành chuyện thần kỳ.

- Tính lô gíc (hợp lí) ...

? Mỗi hs tìm 1-2 đề bài kể chuyện đời thường.

GV gọi 1 - 2 hs đọc đề bài của mình, GV uốn nắn, chỉnh sửa.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

- Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường.

+ Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt.

+ Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc.

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

- Nghiên cứu các mục phân ngữ liệu.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.

? Đọc mục 2 SGK Tr119 – 120.

? Khi làm bài văn kể chuyện đời thường ta cần thực hiện mấy bước, đó là những bước nào ( HĐ trải nghiệm)

? Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết khi tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường cần làm gì.

II/ Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.

* Phân tích ngữ liệu:

Đề bài: Kể chuyện về ông (bà) của em.

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: tự sự - k/c đời thường người thật, việc thật (ông, bà).

- Yêu cầu:

(4)

? Kể về ông (bà) cần kể những nội dung nào..

- Kể s/v thể hiện được tính tình, phong cách của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em.

+ Đối tượng: Ông, bà.

+ Nội dung: kể hình dáng, tính tình, sở thích, hành động ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ của ông (bà) với

con cháu, với mọi người ...

- Phạm vi kiến thức:

? Đọc phần: “Phương hướng làm bài”.

? Theo em đây là bước nào trong các bước làm bài tự sự. - Tìm ý.

? Trong bài, em sẽ kể những chi tiết sự việc gì về ông, bà.

- Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. -> Các s/v phải lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó.

? Vậy chủ đề của bài viết là gì.(Ca ngợi ai? Cái gì?

Ca ngợi điều gì?)

- Ca ngợi ông yêu hoa thương cháu -> Chủ đề cần được xác định trước tiên – sau đó lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...

? Chọn ngôi kể nào? Thứ tự kể.

- Kể theo ngôi thứ (1): tôi, em - Thứ tự: kể xuôi, kể ngược.

? Đọc phần dàn bài.

? Dàn bài của bài văn k/c đời thường có mấy phần nội dung của từng phần.

- H/s đọc dàn bài của đề số 2.

- G/v hỏi khái quát về dàn bài của 1 bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

? Đọc bài viết tham khảo.

? Bài làm có sát với đề không ? Các s/v nêu lên có xung quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? Thể hiện ở chi tiết nào.

- Hs trả lời, g/v uốn nắn, chuẩn xác.

Bài làm sát với đề, s/v tập trung thể hiện chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

? Cách mở bài đã giới thiệu ông ntn ? Giới thiệu như vậy đã cụ thể chưa? Cách kết bài có hợp lý không.

- Giới thiệu ông cụ thể: về hưu, tuổi cao, tóc bạc, rất hiền.

- Cách kết bài hợp lý thể hiện tình cảm của người

2. Phương hướng làm bài (Lập ý - Tìm ý cho bài viết)

- Xác định chủ đề ..., ngôi kể ..., thứ tự kể...

- Lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...

Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người.

3. Dàn bài

- MB: g/thiệu chung về người(việc) được kể.

- TB: Kể lần lượt các s/v theo các chủ đề định kể.

- KB: Suy nghĩ, t/c về người (việc) được kể.

4. Viết bài

- Bài viết bám sát yêu cầu của đề.

(5)

viết đối với người ông đáng kính.

? Kể chuyện về một nhân vật đời thường cần chú ý đạt được những gì?

- Kể được đặc điểm của n/v, hợp với lứa tuổi, có tính cách, sở thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.

? Làm một bài văn kể chuyện đời thường gồm những bước nào. (5 bước).

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

5. Đọc lại bài, kiểm tra và sửa lỗi

* Các bước xây dựng một bài văn kể chuyện đời thường.

- Tìm hiểu đề.

- Tìm ý: chọn ngôi kể, thứ tự kể, lựa chọn sự việc sẽ kể ...

- Lập dàn ý.

- Chọn lời văn kể chuyện phù hợp, viết thành bài.

- Phát hiện và sửa lỗi ...

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG (Tiết 2)

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 10p

Hoạt động 3: Luyện tập.

( HĐ trải nghiệm, sáng tạo)

- GV yêu cầu hs thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.

- HS phát biểu – GV chốt KT.

- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ - Một sự việc đã diễn ra trong quá khứ (vừa mới diễn ra, hoặc đã lâu); đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc; có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của em; có ý nghĩa giáo dục ..

III/ LUYỆN TẬP

Đề 1: Kể về người thân của em.

1, Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Tự sự (Kể người)

- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể):

Người thân của em.

2, Tìm ý:

-Giới thiệu và kể bao quát về người thân

-Kể chi tiết về ngoại hình, tính cách, các hoạt động của người ấy -Thể hiện cảm xúc với người ấy 3. Dàn bài

a. Mở bài: giới thiệu về người thân mà em định kể trong bài văn

(6)

b. Thân bài: kể về người thân trong gia đình

- Kể khái quát về người thân đó:

+ Độ tuổi của người đó + Người đó làm công việc gì +Đặc điểm công việc đó ra sao?

- Kể chi tiết về một người thân trong gia đình

- Kể về ngoại hình người đó

Nhận diện về khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, sống mũi, khuôn miệng, dáng người, trang phục...

- Kể về tính cách của người đó - Kể về hoạt động hàng ngày của người đó công việc khi đi làm, công việc khi về nhà...

c. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người thân đó trong gia đình.

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 10p

? Viết mở bài và kết bài cho đề văn phần luyện tập: kể về một người thân của em.

Tham khảo

* Mở bài.

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chính vì thế, dù có đi đâu, làm gì gia đình vẫn là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta. Trong nhà người mà em yêu quý nhất không ai khác chính là ông nội.

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi

*Kết bài..

Dù giờ đây khi phải sống xa bà, không còn được ở bên bà như ngày còn thơ bé nhưng tình cảm của bà dành cho em hay tình cảm của em dành cho bà vẫn bao la và không bao giờ phai nhòa. Bà ơi, con yêu bà nhất trên thế gian này. Đối với con, bà luôn là người bà tuyệt vời nhất.

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

(7)

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất ? I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ - Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn - Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó 2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên qua đến ai - Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào - Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Ôn tập về văn tự sự - kể chuyện đời thường.

- Chuẩn bị bài mới: Chủ đề: Truyện cười.

+ Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm truyện cười.

+ Sưu tầm những câu chuyện cười dân gian.

+ Đọc: Treo biển.

+ Phân chia bố cục, nội dung.

+ Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

+ Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở trên tấm biển đó không ? Vì sao?

+ Trước tấm biển đề ở cửa hàng có mấy người góp ý?

+ Họ góp ý về những khía cạnh nào của tấm biển?

+ Em có nhận xét gì về thái độ, lý lẽ của những người góp ý?

+ Thái độ và việc làm của chủ cửa hàng trước những lời góp ý đó

+? Nếu em là chủ cửa hàng em sẽ xử lý những tình huống góp ý của khách hàng ntn?( HĐ trải nghiệm

(8)

V. RÚT KINH NGHIỆM.

Ngày soan: 22/10/2020 Ngày giảng: 29/10/2020

Tiết 48+49+50 CHỦ ĐỀ: TRUYỆN CƯỜI

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học - Kĩ năng đọc-hiểu truyện cười.

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Gồm các bài: Tiết 48: Treo bi nể

Tiết 49: Đ c thêm: L n cợ ưới áo m i. ớ Tiết 50: Luy n t p, t ng kết ch đế.ệ ậ ổ ủ

- Tích hợp: Nội môn ( Tiếng Việt: từ và cấu tạo từ tiếng Việt; Tập làm văn: Sự việc, nhân vật, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự - văn miêu tả)

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại truyện cười.

- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyện cười.

- Ý nghĩa của của tiếng cười.

- Nghệ thuật đặc sắc của truyện cười.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện cười.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống hoàn cảnh thực tế.

- Kể và kể sáng tạo truyện.

3. Thái độ: Biết liên hệ câu chuyện với hoàn cảnh, tình huống trong thực tế.

4. Phát triển năng lực: năng lực đọc – hiểu văn bản, tự học, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác.

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu Mức độ nhận

biết

Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những đặc

điểm của thể loại truyện cười

Phân tích được những giá trị đặc trưng nội dung, nghệ thuật theo đặc điểm thể loại truyện cười.

Viết được một đoạn văn (5-7 câu) tóm tắt lại nội dung văn bản hoặc trình bày cảm nhận sau khi học xong văn bản.

Nắm được cốt truyện, sự việc trong văn bản.

Chia được bố cục văn bản…

Khái quát nội dung của từng phần theo bố cục và toàn văn bản.

Chọn sự việc, sự kiện tiêu biểu nhất, trình bày cảm nhận của cá nhân.

Kể lại truyện bằng lời văn của mình.

Tự sáng tác truyện cười.

Nêu, kể, liệt kê Hiểu, cắt nghĩa được Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết gây

(9)

được các chi tiết gây cười.

các chi tiết gây cười cười và thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản.

Cảm nhận riêng về nhân vật … Đánh giá nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật ….

Xây dựng tình huống sắm vai.

Bước 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Văn bản : TREO BIỂN

*Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 3p

Em hãy kể tên các chương trình giải trí gây cười trên truyền hình mà em biết:

Gặp nhau cuối tuần, Táo quân, Ơn giời, Cậu đây rồi, Thách thức danh hài, cười xuyên Việt, Nhanh như chớp, biệt tài tí hon....

Khoa học kĩ thuật phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông, đời sống con người được nâng cao rõ rệt, sau những giờ làm việc căng thẳng, người ta thường giải trí, xả tress bằng cách xem các chương trình mà các em vừa kể. Cuộc sống hiện đại là vậy, còn với những người nông dân ngày xưa, quanh năm tay lấm chân bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, liệu họ đã quên đi những đắng cay, gian truân của cuộc sống bằng cách nào đây? Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho các em điều này. Chúng ta tìm hiểu tiết....bài "Treo biển"

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian: 30p

Hoạt động Thầy - Trò Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - Tác phẩm Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm và đặc điểm của truyện cười

I. Giới thiệu chung

* Thể loại truyện cười (SGK/124)

- Nội dung: kể về các hiện t-

(10)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình

- KT động não, trình bày một phút.

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

- Tìm hiểu đặc điểm truyện cười..

HS nhận nhiệm vụ

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

? “Treo biển” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

H: - Truyện cười

? Em hiểu thế nào là truyện cười?

- Là loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xó hội .

- Truyện cười có 2 loại:

+ Mua vui ( khôi hài)

+ Phê phán (châm biếm đả kích thói hư tật xấu) -> GV yêu cầu hs lấy bút chì gạch chân các cụm từ sau vào SGK: Hiện tượng đáng cười, tiếng cười.

? Em hiểu hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ntn? Cái cười là do yếu tố nào gây ra?

- Hiện tượng đáng cười là những h/t có tính chất lố bịch, trái tự nhiên, trái lẽ thường thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó.

- Cái cười là do h/t đáng cười gây nên và do ta phát hiện ra hiện tượng ấy.

* GV: Để có cái cười cần có điều kiện khách quan (có hiện tượng đáng cười) và đ/k chủ quan (người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng cười ấy để cười).

? Kết cấu của truyện cười có đặc điểm gì?

(Dung lượng của truyện cười ntn?) Truyện cười thường ngắn.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

ượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của ngời đời ...

- Mục đích: tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội ...

- Truyện cười có 2 loại:

+ Mua vui (khôi hài)

+ Phê phán (châm biếm đả kích ...)

(11)

...

* Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản - Mục tiêu:

+ Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Treo biển

+ Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện: cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, thuyết trình

- KT động não, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

- Đọc, kể tóm tắt.

- Tìm hiểu bố cục, nội dung văn bản.

- Tìm hiểu nội dung nghệ thuật qua các nội dung.

+ Nhà hàng treo biển

+ Các ý kiến góp ý về cái biển + Nhà hàng cất biển

- Khái quát nội dung nghệ thuật toàn bài.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

* Gv : cần đọc với giọng hóm hỉnh, nhẹ nhàng.

Chú ý thể hiện giọng “nửa đùa, nửa thật” của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất một phần tấm biển, cuối cùng là cất nốt.

Gv đọc mẫu→ gọi 1, 2 hs đọc lại, Gv + hs nhận xét.

- GV: Đọc mẫu: Từ “ở đây có bán cá tươi”.

- H: đọc tiếp đến hết – hs khác đọc lại truyện.

- GV: Nhận xét cách đọc của hs.

? Kể tóm tắt lại truyện?

? Em hiểu thế nào là “bắt bẻ”? Từ đó được giải nghĩa bằng cách nào?

- .... Đưa ra từ đồng nghĩa ....

? Truyện có những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc ấy em hãy nêu bố cục của văn bản?

(1) Nhà hàng treo biển. (Mở truyện)

(2) Những góp ý về tấm biển .(Diễn biến truyện) (3) Nhà hàng cất biển. ( Kết truyện)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 3 phần

(12)

? “Treo biển” có phải là một văn bản tự sự không? Vsao?

- Là văn bản tự sự vì trình bày một chuỗi các s/v… dẫn đến một ý nghĩa.

? Phần mở đầu truyện giới thiệu với chúng ta điều gì?

Nhà hàng treo biển: Ở đây có bán cá tươi.

? Việc treo biển của nhà hàng nhằm mục đích gì?

- Treo biển để quảng cáo, thông báo mặt hàng bán, kinh doanh→ gây chú ý với người mua.

? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

- Nội dung tấm biển gồm 4 yếu tố:

+ Ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng

+ Có bán: thông báo hoạt động của nhà hàng.

+ Cá: thông báo mặt hàng.

+ Tươi: thông báo chất lượng mặt hàng.

? Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở trên tấm biển đó không ? Vì sao?

Không nên. Vì tấm biển đó đảm bảo thông tin cần thiết cho người mua. (Tích hợp thực tế việc kinh doanh mua bán, và quảng cáo sản phẩm hiện nay)

? Vậy việc nhà hàng bán cá treo biển có hợp lí không?

- Hợp lí, hợp tự nhiên, hợp lẽ thường.

GV: như vậy nhà hàng làm biển để kinh doanh, hợp lí, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh.

? Nếu sự việc chỉ có vậy đó thành truyện cười chưa? Vì sao?

Chưa. Vì chưa xuất hiện yếu tố không bình thường để có thể gây cười) => GV: Để tìm hiểu yếu tố không bình thường đó ta tìm hiểu tiếp diễn biến truyện.

3. Phân tích

3.1. Nhà hàng treo biển - Mục đích: quảng cáo sản phẩm, để bán được nhiều.

- Nội dung tấm biển gồm 4 yếu tố:

-> Đảm bảo nội dung thông báo.

- Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.

Gv: đáng lẽ với tấm biển đó, nhà hàng có thể yên tâm làm ăn, buôn bán, mọi người cũng biết, tìm đến để mua. Nhưng nghịch lí, tình huống xảy ra.

? Cho biết đó là tình huống gì?

- Bị ý kiến phản đối, tham gia của mọi người về tấm biển

? Trước tấm biển đề ở cửa hàng có mấy người góp ý?

4 ý kiến

3.2 Các ý kiến góp ý về cái biển

- Có 4 ý kiến:

(13)

? Họ góp ý về những khía cạnh nào của tấm biển?

Thứ nhất: góp ý chữ “tươi”.

Gv nói : ý kiến này không thỏa đáng, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi), có ý nghĩa chỉ chủng loại (phân biệt với cá khô).

- Ý kiến 2 :ở đây.

Gv nói : ý kiến nghe có vẻ hợp lí nhưng trong nghệ thuật quảng cáo hai chữ “ ở đây” không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng.

- Ý kiến 3 : có bán.

Gv nói : ý kiến này đúng một nửa! chữ “bán” là cần thiết, chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua), chữ “có” không hẳn là thừa. Nó khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng, bỏ chữ đó đi sức tác động trong quảng cáo giảm đi rất nhiều (ở đây bán cá và ở đây có bán).

- Ý kiến 4 : cá.

Gv nói : ý kiến cuối cùng là vô lí nhất. Ai bán bất kì mặt hàng nào, bằng cách này hay cách khác, đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình.

? Em có nhận xét gì về thái độ, lý lẽ của những người góp ý?

- Thái độ: tự tin, chất vấn, tỏ ra rất am hiểu.

- Lý lẽ: Thoạt nghe có lý song không đúng vì mỗi người góp ý đều không nghĩ đến chức năng, nhiệm vô của từng yếu tố và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và cách cảm nhận trực tiếp mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng của ngôn ngữ.

=> Bốn lời góp ý, tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhìn, chỉ quan tâm tới một số thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác -> các ý kiến phiến diện, chủ quan.

? Thái độ và việc làm của chủ cửa hàng trước những lời góp ý đó?

- Thái độ: đồng tình làm theo.

- Việc làm: lần lượt bỏ các chữ trên biển đi.

-> các ý kiến phiến diện, chủ quan.

- Chủ hàng nghe theo một cách vô điều kiện, lần lượt bỏ các chữ trên biển đi.

? Truyện cười kết thúc ntn?

HS suy nghĩ, trả lời

3.3. Nhà hàng cất biển

- Chủ cửa hàng hạ tấm biển

(14)

GV chốt

? Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười?

HS tự bộc lộ

? Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất ? Vì sao?

- Mỗi lần có người góp ý là nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói, bỏ ngay”: người ta đều cười.

Cười vì sự ba phải và đặc biệt cười vì sự không hiểu biết về những điều viết trên biển cũng như mục đích của việc treo biển của chủ cửa hàng.

- Cái cười bộc lộ rõ nhất, to nhất ở cuối truyện (đây cũng là đặc điểm của tr/cười: để tiếng cười vang lên to nhất, thâm trầm nhất chỗ kết thúc). 3 lần nghe góp ý đầu tiên chủ cửa hàng đó lần lượt bỏ đi: địa điểm, hoạt động và chất lượng mặt hàng. Khi trên biển chỉ còn trơ trọi chữ “cá” - mặt hàng cần bán của nhà hàng, không chỉ chủ cửa hàng mà chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng thật bất ngờ vì người láng giềng của chủ cửa hàng vẫn có lý lẽ để khiến chủ cửa hàng hạ nốt chữ “cá” xuống đồng nghĩa với sự hạ biển. Tiếng cười lúc này vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý nghe ra có vẻ có lý nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả lại thành ra phi lý: Treo biển thành hạ biển. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.

? Em nhận xét gì về tính cách của chủ cửa hàng?

- Ba phải, không có chủ kiến.

? Nếu em là chủ cửa hàng em sẽ xử lý những tình huống góp ý của khách hàng ntn?( HĐ trải nghiệm)

Lắng nghe, cám ơn nhưng cuối cùng vẫn để nguyên tấm biển đó vì nó đó đầy đủ thông tin cần thiết, hoặc thay đổi vài từ ngữ nào đó để phù hợp hơn ...

* GV tích hợp thực tế ....

xuống

-> Kết thúc bất ngờ, gây cười

* Hoạt động 3: Tổng kết văn bản về ND, Ý nghĩa, NT.

? Nêu ý nghĩa của truyện?

HS suy nghĩ, trả lời

GV chốtKhái quát những nghệ thuật đặc sắc của truyện?

4. Tổng kết

a. Nội dung, ý nghĩa

- Phê phán những người hành động không có chủ kiến, chủ định.

- Bài học: Cần tiếp thu ý kiến

(15)

HS suy nghĩ, trả lời

GV chốtHs đọc ghi nhớ SGK/125 B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

của người khác một cách có chọn lọc.

b. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều ...

- Sử dụng những yếu tố gây cười.

- Kết thúc truyện bất ngờ...

c. Ghi nhớ: SGK- Tr125

* Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: 5p

Câu 1 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng ("Ở đây có bán cá tươi") có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

Trả lời:

STT Yếu tố nào? Yếu tố thông báo điều gì?

1 Ở đây Đ a đi mị ể

2 có bán m c đíchụ

3 cá s n ph m đả ẩ ược bán

4 tươi chât lượng c a s n ph mủ ả ẩ

Câu 2 (trang 125 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 6 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Có mấy người "góp ý" về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?

Trả lời:

Người góp ý thứ mấy?

Góp ý bỏ chữ gì? Góp ý đúng hay sai?

1 tươi sai

2 ở đây sai

3 có bán sai

4 cá sai

- Nhận xét chung:

+ Nghe từng ý kiến thì có vẻ hợp lý nhưng nó xuất phát từ quan điểm cá nhân của người góp ý. Một biển quảng cáo cần có đầy đủ thông tin, những ý kiến được đưa ra mang tính chất bắt bẻ hơn là góp ý, đó là những ý kiến không thích đáng.

 Hoạt động vận dụng

(16)

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

?Tìm thành ngữ tương ứng với nội dung của truyện? (thảo luận nhóm bàn 2p)

Mười bốn cũng ư, mười tư cũng gật...

Gió chiều nào theo chiều đó Đứng núi này trông núi nọ Tham bát bỏ mâm...

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 3p

? Tìm đọc trên sách báo những câu chuyện có nội dung tương tự như trên

(nhiều nơi chặt cây loại này để trồng cây loại khác thi thấy giá cả tăng, đến khi giá hạ thì nông dân bị thiệt hại...)

4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Nhớ định nghĩa truyện cười. Học thuộc ghi nhớ, kể lại diễn cảm truyện “Treo biển”, Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong truyện “Treo biển”

- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài đọc thêm: “ Lợn cưới , áo mới”

+ Tổ 2: đóng tiểu phẩm ( phân công vai diễn, tập lời thoại) + Truyện có những nhân vật nào ? Họ giống nhau ở điểm gì?

+ Tác giả dân gian đó dùng NT gì để nêu bật tính khoe của của 2 nhân vật.

+ Từ truyện “Lợn cưới áo mới” em rút ra bài học gì đối với hs chúng ta.

Đọc thêm LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

* LPHT báo cáo nội dung yêu cầu BTVN tiết trước và kết quả chuẩn bị của lớp KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: đọc sáng tạo - Kĩ thuật: động não

- Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 5p

(17)

* GV cho HS học sinh xem một vài hình ảnh về Phúc XO đeo vàng đầy người

Cõ lẽ thời gian vừa qua chúng ta đã nghe rất nhiều thông tin về kẻ trong hình đúng không các em? Các em có biết đây là ai không ạ?

Phúc XO, một nhân vật thích phô trương thanh thế bằng cách đeo vàng đầy người:

xe bọc vàng, nón vàng, dây chuyền mười mấy kg...

Tuy nhiên đến khi bị bắt thì Phúc XO đã khai nhận toàn bộ số tiền mà anh ta đeo chỉ là...vàng giả. Từ đó, nhắc đến Phúc Xo, mọi người nghĩ ngay đến một người có tính phô trương, "nổ". Trong cuộc sống, cón không ít người có lỗi sống như Phúc XO, chính vì vậy, từ xa xưa ông bà ta đã phê phán, châm biếm lối sống này thông qua những truyện cười dân gian. Một trong những câu chuyện phản nahs rõ nét điều này đó chính là " Lơn cưới áo mới". Cũng chính là bài học của chúng ta ngày hôm nay

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian: 15

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

- Đọc, kể tóm tắt.

- Tìm hiểu bố cục, nội dung văn bản.

- Tìm hiểu nội dung nghệ thuật qua các nội dung.

+ Anh có lợn cưới khoe lợn + Anh có áo mới khoe áo + Ý nghĩa truyện

- Khái quát nội dung nghệ thuật toàn bài.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS xác định giọng đọc (to, rõ ràng, thể hiện đúng giọng điệu khoe khoang của nhân

1. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích

(18)

vật ở các lời thoại) HS đọc

? Em hiểu tn là tất tưởi? Đặt câu với từ tất tưởi?

HS suy nghĩ, trả lời

? Em hiểu tn là tính khoe của?

Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình là giàu. Thói xấu này thể hiện ở cách ăn mặc, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng giao tiếp...

? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

2 phần:

- P1 (Có anh... tức lắm): Giới thiệu nv anh áo mới

- P2 (Còn lại): Cuộc ganh đua khoe của của 2 nv

2. Bố cục 2 phần

? Em hiểu thế nào về tính khoe của?

- Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở người giàu, nhất là ở những người mới giàu, thích học đòi. Thói xấu này hay biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng giao tiếp

? Vì sao anh chàng có áo mới cứ đứng hóng ở cửa? Anh ta có gì đặc biệt?

- Đó là một anh chàng có tính khoe khoang. Đó là người luôn muốn được người khác biết để được nhận những lời khen, ca ngợi, khâm phục về tài năng, danh vọng, của cải, quyền lực.

- Người thích khoe khó giấu được ai chuyện gì, ngược lại, họ chỉ muốn trưng bày tất cả cho thiên hạ biết. Ở đây, trong truyện này, anh chàng thích khoe đến mức kì cục! May được cái áo mới , đối với anh ta, đã là một niềm vui khó tả. Bởi vậy, phải mặc ngay và lập tức ra đứng hóng ở ngoài đường, chờ gặp người để khoe!

Tâm trạng của anh chàng là chờ đợi, sốt ruột.

Nhưng chờ mãi, chờ mãi, chẳng thấy ai…quá sốt ruột, từ háo hức, sung sướng đã chuyển sang tức lắm! Sự chuyển đổi tâm trạng đó vừa là tất nhiên vừa tạo ra tình huống gây cười. Tức vì không được khoe áo mới. Đối với anh chàng giờ đây không còn chuyện gì quan trọng hơn gặp người để khoe.

3. Hướng dẫn phân tích 3.1. Anh có áo mới khoe áo

(19)

? Khi được hỏi thì anh áo mới đã trả lời như thế nào? Em có nhận xét gì về câu trả lời đó?

- Đáng lẽ anh phải trả lời ngay vào câu hỏi.

Nhưng vì quá sốt ruột muốn khoe áo mới nên anh đã có những cử chỉ nực cười: Chưa vội nói, anh ta cứ giơ sát vạt áo ra trước mặt anh mất lợn để khoe cái đã.

- Câu trả lời đã buồn cười, cử chỉ của anh ta lại càng buồn cười, lố bịch hơn.

? Nhận xét của em về anh chàng áo mới?

- Là người thích khoe của

? Anh có lợn cưới có điểm gì giống với anh áo mới?

- Thích khoe của

? Anh lợn cưới khoe của như thế nào?

- Hỏi thăm anh áo mới: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

? Trong lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao?

- Anh lợn cưới cũng như anh áo mới đều thích khoe của ghê gớm. Trong tâm trạng tiếc của, hốt hoảng chạy ngược chạy xuôi tìm, vậy mà ngay trong lời hỏi thăm, anh ta cũng phải khoe cho bằng được đám cưới của mình.

- Trong lời hỏi thăm bị thừa từ cưới, dù biết bị thừa nhưng nhất định phải nói vì đối với anh ta, đây là việc đáng nói hơn bao giờ hết. Bộ dạng tất tưởi là bộ dạng vội vàng, hốt hoảng, đối lập với lời hỏi thăm vẫn nặng tính khoe khoang. Thoạt nghe, người ta rất khó hiểu: Làm gì có loại lợn cưới ở đâu. Nhưng hiểu ra rồi thì tiếng cười bật ra. Đúng là tri kỉ gặp nhau

? Đánh giá của em về nhân vật này?

- Thích khoe và phải khoe của bằng được

? Tính khoe của của hai anh chàng chủ yếu được thể hiện như thế nào?

- Lời nói, cử chỉ

? Em có nhận xét gì về lời lẽ và điệu bộ của 2 anh khoe của?

- Lời lẽ, điệu bộ của hai anh có tính khoe của hết sức hài hước, lố bịch

+ Anh áo mới: giơ vạt áo để khoe

+ Anh lợ cưới: tất tưởi như có việc gì cần lắm, vội lắm…

? Trong các đám cỗ, đám cưới bây giờ, thịt

Anh áo mới rất sốt ruột để được khoe áo mới của mình 3.2. Anh có lợn cưới khoe lợn

Anh lợn cưới tất tưởi chạy ngược chạy xuôi để được khoe mình có con lợn cưới.

(20)

lợn có phải là một món hiếm thấy không?

Không

? Vậy tại sao chỉ có con lợn cưới mà anh chàng này lại phải khoe bằng được?

Ngày xưa khó khăn, phải gia đình giàu có mới có thịt lợn để ăn, có khi cả năm mới được vài lạng thịt lợn nên nhà anh ta có con lợn để làm lễ cưới là oai lắm, giàu lắm nên anh ta phải khoe cho bằng được.

? Con có hay được bố mẹ mua quần áo mới cho không?

HS tự bộc lộ

? Rõ ràng may quần áo mới là chuyện bình thường, vậy tại sao anh này có áo mới thôi mà lại phải khoe bằng được?

Thời xưa, cả một năm may ra mới được một cái áo mới, mà có khi có những bộ còn vá đi vá lại, cho nên có câu chuyện thầy cô giáo lên lớp mặc quần vá ở đằng sau và bị trêu là mang ti vi lên lớp. Chính vì khó khăn như vậy nên anh chàng trên may được chiếc áo mới là lập tức muốn khoe cho cả thiên hạ biết mình có áo mới, mình giàu...

? Cho biết ý nghĩa của văn bản?

- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu trong xã hội.

* Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, biết lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

? Để làm nổi bật tính khoe của của hai chàng, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

- Hs trả lời, gv chốt

? Từ đây em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

Khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm hĩnh GV chốt

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ HS đọc

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

3.3. Ý nghĩa của truyện - Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu trong xã hội.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Tạo tình huống gây cười.

- Sử dụng biện pháp NT đối xứng và phóng đại.

- Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật rất lố bịch.

- Tiếng cười vui vẻ xen sự chế giễu, phê phán nhẹ nhàng bật ra đúng lúc, đúng chỗ, khiến người nghe, người đọc khoan khoái, hứng thú.

4.2. Nội dung

(21)

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

4.3. Ghi nhớ

* Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: 15p

Câu 1: Truyện Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyện ngụ ngôn.

B. Truyện thần thoại.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện cười.

Câu 2: Tính khoe khoang được hiểu là:

A. thích thể hiện bản thân

B. luôn tự cao, tự đại, coi ý kiến bản thân mình là đúng.

C. phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có, cho mọi người biết mình có của.

D. luôn nói khoác, phóng đại sự việc.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong truyện đều có điểm nào chung?

A. là những người giàu có.

B. là những người thích khoe khoang.

C. là những người giàu có nhưng bủn xỉn.

D. là những người nghèo khó nhưng ham làm giàu.

Câu 4: Yếu tố gây cười trong truyện “ Lợn cưới, áo mới" là:

A. Hai anh có tính khoe của gặp nhau.

B. Cả hai anh đều khoe được của.

C.Lời nói, cử chỉ, điệu bộ của anh có áo mới D. Lời nói, cử chỉ, điệu bộ của cả hai anh.

Câu 5: Đối tượng được đề cập đến trong truyện Lợn cưới, áo mới là gì?

A. Tính cách khoe khoang của hai người.

B. Con lợn cưới bị sổng chuồng.

C. Cái áo mới.

D. Con lợn cưới và cái áo mới.

Câu 6: Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán điều gì?

A. Tính cách khoa trương, khoe của.

B. Những người thích chưng diện đồ mới.

(22)

C. Những người hỏi nhưng không trả lời cụ thể.

D. Thái độ thiếu khiếm nhã đối với người khác.

Câu 7: Ngụ ý của người hỏi trong truyện là gì?

A. Cho mọi người biết rằng mình bị mất một con lợn cưới.

B. Cho mọi người biết rằng mình có một con lợn cưới, C. Cho mọi người biết rằng mình sắp cưới vợ.

D. Nhờ mọi người tìm giúp mình con lợn bị mất.

Câu 8: Truyện Lợn cưới, áo mới khuyên chúng ta điều gì?

A. Không nên có tính cách khoe khoang, biế mình thành kẻ lố bịch, hợm hĩnh B. Không nên nói năng thô lỗ, nhất là với người lớn tuổi,

C. Cần thể hiện thái độ tôn trọng đối với người khác, nhất là trong lời nói và hành động.

D. Cần nhìn nhận đúng bản thân, không nên khoe khoang quá sự thật.

Câu 9: Mục đích của nhân vật trong truyện khi trả lời câu hỏi có thấy lợn không là gì?

A. Để cho người kia không hỏi nữa.

B. Để cho người kia xấu hổ vì đã khoe con lợn cưới, C. Để cho người kia không tìm ra con lợn cưới.

D. Để cho mọi người biết rằng mình có cái áo mới.

Câu 10:Trong truyện, khi được hỏi có thấy con lợn cưới chạy qua đây hay không, người kia đã trả lời thế nào?

A. Không thấy con lợn cưới chạy qua.

B. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta chẳng thấy con lợn chạy nào chạy qua cả.

C. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta thấy có một con lợn chạy qua.

D. Anh ta trả lời không rõ ràng.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA D C B D A A C A D B

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 15p

Câu 1. Theo em, người hay khoe những điều tốt đẹp của mình với người khác có phải là xấu không? Tại sao trong trường hợp này, người khoe lại bị phê phán?

Trả lời:

Những người hay khoe những điều tốt đẹp của mình với người khác không phải là xấu. Nhưng ở trường hợp này, người khoe lại bị phê phán vì họ khoe không đúng bối cảnh, không đúng thời điểm.

? Viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của emm về hai anh chàng trong truyện.

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu

(23)

cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 10p

? HS: Sưu tầm truyện cười dân gian kể trước lớp.

GV: Giới thiệu thêm một số truyện dân gian.

4. Hướng dẫn về nhà(3p)

- Học bài cũ: Nhớ định nghĩa truyện cười, ngụ ngôn.

- Chuẩn bị bài mới: Tổng kết chủ đề.

+ So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.

+ Tự sáng tác truyện cười.

+ Chuẩn bị hoạt cảnh: Treo biển, lợn cưới áo mới.

V. RÚT KIINH NGHIỆM.

a

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ.

Nội dung 1: ? So sánh truyện cười và truyện ngụ ngôn- 7p Hs thực hiện theo bảng sau:

Thảo luận nhóm: 3p Nhóm 1: Truyện cười.

Nhóm 2: Truyện ngụ ngôn.

Đại diện nhóm báo cáo:

Tiêu chí Truyện cười Truyện ngụ ngôn

Nhân vật (có ví dụ)

Chủ yếu là con người Chủ yếu là loài vật. Ngoài ra có thể có đồ vật, bộ phận cơ thể người hoặc chính con người.

(24)

Nội dung, Ý nghĩa (có ví dụ)

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

Mục đích - Để mua vui

- Để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Để giáo huấn con người một bài học nào đó trong cuộc sống

Yếu tố gây cười

Là mục đích chính Chỉ là phương tiện Gv nhận xét:

Nội dung 2: Hoạt cảnh: THI SÁNG TÁC TRUYỆN CƯỜI (10p) - Hs chuẩn bị 2p.

- HS thực hiện kể trước lớp.

- HS nhận xét cách kể: lời thoại, biểu cảm, hành động, ...

Tiêu chí Điểm

tối đa

HS1 HS2 HS3 HS4

1. Truyện kể đúng yêu cầu 1đ

2. Nói lưu loát, phát âm chuẩn xác, trôi chảy

1d 3. Giọng kể của riêng các nhân vật 2d 4. Sử dụng những cử chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe

2đ 5. Nói truyền cảm; ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn đối với người nghe. 1đ 6. Trình tự kể phù hợp, logic 2đ 7. Mở đầu và kết thúc ấn tượng 1đ

Tổng điểm 10đ

- GV nhận xét từng hs Nội dung 3:. Trải nghiệm

1. GV cho HS lên điều khiển hoạt động trải nghiệm (7p)

1. Lựa chọn một trong 4 ngôi sao trên phông chiếu, mỗi ngôi sao tương ứng với một câu hỏi hs đã làm ở nhà, trong đó có một ngôi sao may mắn.

HS thực hiện nhiệm

Câu hỏi 1. Ghi lại một tình huống cụ thể trong thực tế là biểu hiện của tính thiếu chủ kiến trong học tập

Câu hỏi 2. Ghi lại một tình huống cụ thể trong thực tế là biểu hiện của tính khoe của

Câu hỏi 3. Tìm hai thành ngữ (danh ngôn) tương ứng với nội dung hai truyện Treo biển và Lợn cưới, áo mới

2. Chuyển thể kịch bản văn học (15p)

- Hình thức: Nhóm được phân công thực hiện chuyển thể kịch bản truyện: Treo

(25)

biển.

- Thời gian: Không quá 5p GV yêu cầu BGK lên làm việc HS thực hiện

Các HS khác nhận xét, BGK công bố kết quả

GV đánh giá, rút kinh nghiệm, trao thưởng cho “diễn viên” hài xuất sắc nhất Phiếu chấm của BGK

Tiêu chí Mức điểm

tối đa

Cho điểm

1. Diễn xuất tự nhiên 3

2. Trang phục phù hợp 2

3. Nội dung hấp dẫn, gây cười 3

4. Đảm bảo thời gian 2

Tổng điểm

* Hướng dẫn về nhà ( 3 ) GV phát phiếu cho lớp trưởng

GV chỉ hướng dẫn yêu cầu cuối cùng: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) chủ đề ngày đầu tiên đi học

- Đối với bài cũ:

+ Ôn lại đặc trưng truyện cười

+ Kể lại được các truyện cười đã học

+ Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập

- Chuẩn bị bài: Hoạt động ngoại khóa: Sân khấu hóa văn học dân gian.

+ Xem lại nội dung các văn bản dân gian.

+ Lên kế hoạch tổ chức hoạt động.

+ Phân công công việc cho từng cá nhân,, nhóm.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh.. động,

Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức văn tự sự, nhớ được đặc điểm ngôi kể trong văn tự sự; Học sinh biết viết một bài văn kể chuyện đời thường

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Qua sự chuẩn bị ở nhà, các em hãy giới thiệu tên câu chuyện mà mình sẽ kể trong tiết kể chuyện hôm nay.. Để kể được câu chuyện

Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ông bà nội tôi vào các chiều mùng mộ Tết hàng năm. Tết nào cũng vậy, theo lệ, cứ chiều mùng

Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy. Nhưng là con giành lấy

Những hoạt động có thể em (hoặc người xung quanh) đã tham gia để giữ cho xóm làng, đường phố hay trường học luôn xanh sạch đẹp.. - Trồng cây,

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Cảm ơn các em học sinh