• Không có kết quả nào được tìm thấy

Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 3/6 Câu 1: (2,0 điểm)

1.1 (1,0 điểm)

a. Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích?

b. Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp không?

1.2 (1,0 điểm)

Cho biết: - Gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp.

- Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng.

Ở đời con của phép lai AaBb x aaBb, loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu

%?

Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 (0,5 điểm)

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Gen(một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng.

Hãy giải thích bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ.

Ở GD&ĐT LONG AN --- ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 4 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN NĂM HỌC 2017 - 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC (chuyên)

Câu 1 Nội dung (2,0 điểm)

1.1 (1,0 điểm)

a. *Lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với một cá thể mang tính trạng lặn.

*Mục đích: xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.

( HS viết 2 ý mới đạt 0,25điểm)

+ Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội đồng hợp.

+ Nếukết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội là thể dị hợp.

( HS viết 2 ý mới đạt 0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

b. *Không dùng phép lai phân tích có thể xác định được một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn.

+ Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể lai là đồng hợp.

+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.

( HS viết 2 ý mới đạt 0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

1.2 (1,0 điểm)

Phép lai AaBb x aaBb có thể viết thành: (Aa x aa)(Bb x Bb) - Ở cặp lai: Aa x aa sinh ra đời con có kiểu hình thân cao (A-) với tỉ lệ 1/2.

- Ở cặp lai Bb x Bb sinh ra đời con có kiểu hình hoa đỏ (B-) với tỉ lệ 3/4.

=> Phép lai AaBb x aaBb sinh ra đời con có loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ: 1/2 x 3/4 = 3/8 = 37,5%

(HS có thể giải cách khác, đúng vẫn tính đủ điểm)

(0,25 điểm) (0,25 điểm) (0,5 điểm)

(2)

Trang 4/6 2.2. (1,0 điểm)

Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78, một nhóm tế bào cùng loại gồm tất cả 2496 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly về hai cực tế bào.

a. Nhóm tế bào đó đang ở thời kỳ phân bào nào? Số lượng tế bào là bao nhiêu?

b. Giả sử nhóm tế bào trên được sinh ra từ một tế bào gốc ban đầu, thì trong toàn bộ quá trình phân bào đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành? Biết rằng tốc độ phân bào của các thế hệ tế bào là đều nhau.

2.3 (0,5 điểm) Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới.

Hãy xác định:

a.Số lần nhân đôi?

b.Trong tổng số các ADN con, có bao nhiêu phân tử hoàn toàn mới?

Câu 2 Nội dung (2,0 điểm)

2.1 (0,5 điểm)

Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ:

Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, qua đó quy định trình tự axit amin cấu thành nên prôtêin.

Prôtêin tham gia tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

(0,25 điểm) (0,25 điểm)

2.2 (1,0 điểm)

a. - Nhóm tế bào đó đang ở kỳ sau của nguyên phân hoặc giảm phân II.

(Nếu HS chỉ nêu được 1 trong 2 quá trình thì không tính điểm) - Số lượng tế bào là:

+ Nếu tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân: 2496 : (2 x 78) = 16 (TB) + Nếu TB đang ở kỳ sau của giảm phân II: 2496 : 78 = 32 (TB)

(Tính đúng số tế bào ở 2 kỳ đạt 0,25 điểm, tính đúng 1 kỳ không điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

b. Số thoi phân bào:

- Trường hợp 1: Các TB đang ở kỳ sau của nguyên phân.

Số thoi phân bào: 1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31

- Trường hợp 2: Các TB đang ở kỳ sau của giảm phân II.

+ Số TB sinh giao tử là: 32 : 2 = 16

+ Số thoi trong giai đoạn nguyên phân: 24 - 1 = 15 + Số thoi trong giai đoạn giảm phân: 16 x 3 = 48

=> Tổng số thoi của cả quá trình: 15 + 48 = 63 (HS có thể giải cách khác, đúng vẫn tính đủ điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

2.3 (0,5 điểm)

a. Số lần nhân đôi: 2k = (62 : 2) + 1 = 32 = 25 => k = 5 (lần) (0,25 điểm) b. Số ADN con có cấu tạo hoàn toàn mới: 2k - 2 = 25 - 2 = 30 (ADN)

(HS có thể giải cách khác, đúng vẫn tính đủ điểm)

(0,25 điểm)

Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. (1,0 điểm)

Một nhiễm sắc thể có trình tự các gen phân bố: ABCDE•FGH.

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên nhiễm sắc thể; (•): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên nhiễm sắc thể có trình tự: ABCDE•FG.

a. Xác định dạng đột biến?

b. Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

3.2. (1,0 điểm)

a. Đột biến gen là gì? Giải thích tại sao phần lớn các gen đột biến đều có hại cho bản thân sinh vật?

(3)

Trang 5/6 b. Giải thích tại sao một gen đột biến ở thế hệ này là có hại nhưng ở thế hệ sau lại có thể trở thành có lợi?

Câu 3 Nội dung (2,0 điểm)

3.1 (1,0 điểm)

a. - Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H => Đây là đột biến cấu trúc NST, dạng mất đoạn.

(Nếu HS chỉ ghi được đột biến cấu trúc NST hay chỉ chi được đột biến mất đoạn thì đạt 0,25 điểm)

(0,5 điểm)

b. - Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây ra bệnh

ung thư máu. (0,5 điểm)

3.2 (1,0 điểm)

a. - Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

(Nêu trọn ý mới tính điểm, không chia nhỏ điểm)

- Phần lớn các đột biến đều có hại là vì đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên.

(Nêu trọn ý mới tính điểm, không chia nhỏ điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

b. Một gen đột biến ở thế hệ này là có hại nhưng ở thế hệ sau lại có thể trở thành có lợi vì:

- thông qua quá trình sinh sản, ở thế hệ sau gen đột biến được tổ hợp lại thì trong tổ hợp gen mới nó có thể trở nên có lợi.

- hoặc ở vào môi trường mới thì gen đột biến củng có thể trở thành có lợi.

HS có thể trả lời theo SGK: ……Vì: Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. (Vẫn đạt trọn 0,5 điểm)

(0,25 điểm) (0,25 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

4.1. (1,0 điểm) Bệnh pheninkêtô niệu ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

Một người đàn ông bình thường có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ bình thường có người anh trai bị bệnh. Bố, mẹ của người đàn ông và bố, mẹ vợ của anh ta đều bình thường.

a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ về bệnh pheninkêtô niệu của gia đình người đàn ông nói trên.

b. Bệnh là do gen trội hay gen lặn quy định. Gen này nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích?

4.2. (1,0 điểm)

a. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Nêu 2 ví dụ thực vật tự thụ phấn và 2 ví dụ động vật giao phối cận huyết không gây thoái hóa giống?

b. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát có 100% cá thể có kiểu gen Bb. Nếu các cây này tự thụ phấn qua hai thế hệ thì tỉ lệ các loại kiểu gen ở F2 là bao nhiêu?

Câu 4 Nội dung Điểm

4.1 1,0 điểm

a

(0,5điểm) .

(4)

Trang 6/6 b Bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Bố và mẹ đều bình thường sinh ra con bệnh.⇒ Bệnh là do gen lặn quy định.

a quy định bệnh, A quy định bình thường.

- Con gái có kiểu hình lặn( em gái của người đàn ông) và kiểu hình khác bố

⇒ Gen quy định tính trạng trên nằm trên NST thường.

(HS có thể giải thích, trình bày theo cách khác, nếu phù hợp đạt trọn điểm)

(0,25điểm)

(0,25điểm)

4.2 (1,0 điểm)

a. - Kiểu gen ban đầu của giống là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.

- Ví dụ: đậu Hà Lan, cà chua, chim bồ câu, chim cu gáy.

(HS viết thiếu 1 ví dụ không tính điểm)

(0,25điểm) (0,25điểm)

b. - Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát có 100% cá thể có kiểu gen Bb.

- Nếu các cây này tự thụ phấn qua hai thế hệ thì tại F2 tỉ lệ các kiểu gen là

+ Bb = = = 25%

+ BB = bb = = = 37,5%

(HS có thể trình bày cách khác hoặc tính tỉ lệ %, hợp lý vẫn đạt điểm)

(0,25điểm) (0,25điểm)

Câu 5: (2,0 điểm) 5.1.(1,0 điểm)

- Giới hạn sinh thái là gì?

- Quan sát hình bên và cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam là bao nhiêu?

5.2.(1,0 điểm) Cho các quần thể các loài sinh vật: đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn.

a. Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên.

b. Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao?

Câu 5 Nội dung 2,0 điểm

5.1. 1,0 điểm

-Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

-Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam là 5,60C đến 420C.

(0,5 điểm) (0,5 điểm)

5.2. 1,0 điểm

a. Chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Ếch →Rắn→ Đại bàng. (0,5 điểm) b. -Loại bỏ mắt xích lúa sẽ gây hậu quả lớn nhất.

-Vì: Lúa là sinh vật sản xuất là là mắt xích đầu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho toàn bộ chuỗi thức ăn.

( HS giải thích hợp lý mới đạt điểm)

(0,25 điểm) (0,25 điểm)

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 21 (Thông hiểu): Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định

yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập xác định cơ thể mang tính trạng trội và lặn thuần chủng ( có kiểu gen đồng hợp) hay không thuần chủng( do kiểu gen dị hợp

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Phép lai phân tích là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể

Câu 18: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, alen trội tương ứng qui định người bình thường.Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con

Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì có thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì có thể đó có kiểu

Câu 32: Ở một quần thể thực vật lường bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa