• Không có kết quả nào được tìm thấy

2 Câu 3: Xà phòng hóa hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "2 Câu 3: Xà phòng hóa hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Cho dãy các ion kim loại: K+; Ag+; Fe2+; Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là:

A. Ag+ B. Cu2+ C. Fe2+ D. K+

Câu 2: Cho dãy các oxit sau: MgO; FeO; CrO3; Cr2O7. Số oxit lưỡng tính là:

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 3: Xà phòng hóa hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Metyl axetat B. Benzyl axetat C. Tristearin D. Metyl fomat

Câu 4: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Ca B. Fe C. Na D. Ag

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glyxin, alanin là các α – aminoaxit. B. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.

C. Tơ nilon - 6,6 và tơ nitron đều là protein. D. Glucozo là hợp chất tạp chức.

Câu 6: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế Z

Phương pháp hóa học điều chế Z là:

A. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2 NH4Cl (rắn) → 2 NH3↑ + CaCl2 + 2 H2O.

B. 2HCl (dung dịch) + Zn → ZnCl2 + H2↑.

C. H2SO4 (đặc) + Na2SO4 (rắn) → SO2 ↑ + Na2SO4 + H2O.

D. 4 HCl (đặc) + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + 2 H2O Câu 7: Chất có phản ứng màu biure là:

A. Chất béo B. Tinh bột C. Protein D. Saccarozo Câu 8: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A. Tinh bột B. Saccarozo C. Glucozo D. Fructozo

Câu 9: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được andehit. Công thức của X là:

A. CH2=CHCOOCH3 B. CH3COOCH3

C. HCOOCH2CH=CH2D. CH3COOCH=CH2

Câu 10: Este nào sau đây có công thức phân tử là C4H8O2?

A. Propyl axetat B. Vinyl axetat C. Phenyl axetat D. Etyl axetat Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

B. Sắt có trong hemoglobin của máu.

C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

Câu 12: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, dẫn nước, vải che mưa... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua B. Acrilonitrin C. Propilen D. Vinyl axetat

Câu 13: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 44,95 B. 22,60 C. 22,35 D. 53,95

Câu 14: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:

A. 0,35 mol B. 0,55 mol C. 0,65 mol D. 0,50 mol

(2)

Câu 15: Chấy X (có M = 60 và chứa C,H,O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là:

A. axit axetic B. metyl fomat C. Ancol propylic D. Axit fomic

Câu 16: Polome thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:

A. Saccarozo B. Glicogen C. Tinh bột D. Xenlulozo

Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. xà phòng hóa B. trùng hợp C. thủy phân D. trùng ngưng Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

C. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4

Câu 19: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 3,425 B. 3,825 C. 2,550 D. 4,725

Câu 20: Amino axit X trong phân tử có một nhóm - NH2 và một nhóm - COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là:

A. H2N- [CH2]4 -COOH B. H2N - CH2 – COOH C. H2N - [CH2]2 - COOH D. H2N - [CH2]3 - COOH Câu 21: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?

A. MgO B. CuO C. CaO D. Al2O3

Câu 22: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

A. Cu + 2 FeCl3 (dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2

B. 2 Na+ 2 H2O → 2 NaOH + H2

C. H2 + CuO → Cu + H2O

D. Fe + ZnSO4 (dung dịch) → FeSO4 + Zn

Câu 23: Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 4,10 B. 1,64 C. 4,28 D. 2,90

Câu 24: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:

A. Na B. K C. Ca D. Mg

Câu 25: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerol X thỏa mãn tính chất trên?

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 26: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1: 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của 3 peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là:

A. 18,83 B. 18,29 C. 19,19 D. 18,47

Câu 27: Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư) thu đưcọ 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 tương ứng là:

A. 1,8 B. 2,0 C. 3,2 D. 3,8

Câu 28: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?

A. 3,0 B. 2,5 C. 1,0 D. 1,5

Câu 29: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2

thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Cồn B. Giấm ăn C. Muối ăn D. Xút

Câu 30: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O) trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm - OH; - CHO; - COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu đưcọ 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ

(3)

lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là:

A. 1,22 B. 2,98 C. 1,50 D. 1,24

Câu 31: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho dãy các chất KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

A. 4 B. 6 C. 7 D. 5

Câu 32: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1: V2 = 4:7. Tỉ lệ x:y bằng

A. 11:7 B. 7:3 C. 7:5 D. 11:4

Câu 33: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau:

Giá trị của V là:

A. 250 B. 400 C. 300 D. 150

Câu 34: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12 M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 224 B. 168 C. 280 D. 200

Câu 35: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein có phản ứng màu biure.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Thành phần phân tử protein luôn có nguyên tố nito.

Câu 36: Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:

(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+

(2) Các anion NO3- ; SO42-; PO43- ở nồng độ cao (3) Thuốc bảo vệ thực vật

(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh) Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:

A. (1); (2); (3) B. (2); (3); (4) C. (1); (2); (4) D. (1); (3); (4)

Câu 37: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 28,0 B. 25,2 C. 19,6 D. 22,4

Câu 38: Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen thu được là:

A. 77,5% và 21,7 gam B. 77,5% và 22,4 gam C. 85% và 23,8 gam D. 70% và 23,8 gam

Câu 39: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3

0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 36,51 B. 27,96 C. 1,50 D. 29,52

Câu 40: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)

A. 3,36 gam B. 5,60 gam C. 4,48 gam D. 2,24 gam

Đáp án

(4)

1-A 2-A 3-C 4-B 5-C 6-B 7-C 8-C 9-D 10-D

11-D 12-A 13-A 14-C 15-A 16-C 17-D 18-A 19-B 20-C

21-B 22-D 23-B 24-B 25-A 26-C 27-C 28-D 29-D 30-A

31-B 32-C 33-B 34-D 35-B 36-A 37-D 38-A 39-D 40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án A

Oxit của crom (III) là oxit lưỡng tính Câu 3: Đáp án C

Câu 4: Đáp án B

Dùng kim loại đứng trước đẩy kim loại đúng sau ra khỏi dd muối Câu 5: Đáp án C

Tơ nitron có công thức

Câu 6: Đáp án B Câu 7: Đáp án C

Protein và các peptit (trừ đipeptit) có phản ứng màu biure Câu 8: Đáp án C

Câu 9: Đáp án D

Este bị thử phân thu được andehit có dạng RCOOCH=C(R’’)R’

Câu 10: Đáp án D

A. CH3COOCH2CH2CH3: C5H10O2

B. CH3COOCH=CH2: C4H6O2

C. CH3COOC6H5: C8H8O2

D. CH3COOC2H5: C4H8O2

Câu 11: Đáp án D

Sai vì các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số kim loại khác tồn tại ở dạng hợp chất Câu 12: Đáp án A

Câu 13: Đáp án A

Coi hh ban đầu bao gồm gly và HCl phản ứng với KOH nGly = 0,2 mol và nKOH = 0,5 mol

=> nHCl = 0,3 mol

Muối gồm KCl: 0,3 mol và H2NCH2COOK: 0,2 mol

=> m muối = 44,95g Câu 14: Đáp án C

Coi hh ban đầu gồm 0,15 mol glu và 0,35 mol HCl phản ứng với NaOH

=> nNaOH = 2nGlu + nHCl = 0,65 mol Câu 15: Đáp án A

X vừa tác dụng được với Na, NaOH, NaHCO3

=> X là axit cacboxylic Mặt khác MX = 60

=> X là CH3COOH Câu 16: Đáp án C Quá trình quang hợp

 

diep.luc.to

2 2 anh.sang.mat.troi 6 10 5 n 2

6nCO 5nH O C H O 6nO Tinh bột

Câu 17: Đáp án D Câu 18: Đáp án A

Ag đứng sau H trong dãy điện hóa do đó không phản ứng được với HCl

(5)

Câu 19: Đáp án B

m muối = m amin + m HCl = 2 + 0,05 . 36,5 = 3,825g Câu 20: Đáp án C

mHCl = m muối – mX = 37,65 – 26,7 = 10,95g

=> nHCl = 0,3 mol

=> MX = 89g/mol X có dạng RNH2COOH

=> MR = 28

Câu 21: Đáp án B Câu 22: Đáp án D

Sắt đứng sau kẽm trong dãy điện hóa do đó không thể đẩy Zn ra khỏi muối Câu 23: Đáp án B

n este = 0,05 mol n NaOH = 0,02 mol

=> este dư

nCH3COONa = nNaOH = 0,02 mol

=> m muối = 1,64g Câu 24: Đáp án B

dpnc

n 2

2MCl 2M nCl

0,08 0,04

n 

MCln

M 8,96 :0,08 74,5n M 35,5n

  n   

M 39n

 

Câu 25: Đáp án A

Thủy phân X thu được 2 muối natri oleat và natri sterat có tỉ lệ mol là 1:2

=> X có 1 gốc oleic và 2 gốc steric

=> X có 2 CTCT Câu 26: Đáp án C

nAla = 0,16 mol và nVal = 0,07 mol

=> Tỉ lệ nAla : nVal = 16 : 7

Gọi 3 peptit là A, B, C. Gộp 3 peptit này lại thành peptit lớn hơn:

A + B + C + C + C → A - B - C - C – C + 4H2O

Peptit lớn này phải có công thức tối giản là (Ala)16 - (Val)7

=> Có 0,01 mol

A + B + C + C + C → (Ala)16 - (Val)7 + 4H2O 0,01 0,04 Vậy m = m (Ala)16 - (Val)7 + m H2O

= 0,01 (89 . 16 + 117 . 7 – 22 . 18) + 0,04 . 18 = 19,19g Câu 27: Đáp án C

Ta có nCO2 + nNO = 0,4 mol, M trung bình = 37g/mol

=> nCO2 = nNO = 0,2 mol

Bảo toàn e: nhh = 3 nNO = 0,6 mol

=> nFe3O4 = 0,3 mol Và nCO2 = nFeCO3 = 0,2 mol

=> nCO2 + nFe(OH)2 = 0,2 mol

=> n nguyên tố Fe = nFeO + nFe(OH)2 + nFeCO3 + 3nFe3O4 = 1 nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + nNO = 3,2 mol

Câu 28: Đáp án D

  

   

2 4 2 3 4

H SO BaCl

YNaNO BaSO

2 3 2

DdZ 3mTH 93, 2g n 0, 4

Al 60%M 0,17 7, 65X

Al O 0,03 m g T co 0,015mol H

   

  

 

  

 

nAl2O3 = 0,03 mol, nAl = 0,17 mol, nBaSO4 = 0,4 mol + nH2 . 2 = nH+ dư = 0,03 mol => NO3- hết

(6)

+ nNaOH max = 4nAl3+ + nNH4+ => nNH4+ = 0,015 mol + Bảo toàn điện tích: 2nSO42- = nNH4+ + nNa+ + nAl3+ . 3

=> nNa+ = 0,095 mol = nNaNO3

+ Bảo toàn nito: nN (khí) = nNO3- - nNH4+ = 0,08 mol + Bảo toàn e: 3nAl3+ = 8nNH4+ + 2nH2 + t nN(khí)

Với t là số e trao đổi

=> t = 4,5

=> 0,04 N2O0,5

=> m = 1,47g Câu 29: Đáp án D Câu 30: Đáp án A

nAg = 0,035 mol, nNH3 = 0,02 mol = nCOONH4

=> nCHO = 0,01875 < nNH3

=> nCOOH => nCOONH4 = 0,02 – 0,01875 = 0,00125 HO R CHO : 0,01875

HO R COOH : 0, 00125

  

   

=> 0,02 mol HO – R – COONH4 có M = 93

=> R = 14 (CH2)

=> hh đầu:

HO R CHO : 0,01875 HO R COOH : 0, 00125

  

    => m = 1,22g

Câu 31: Đáp án B

3 2

4 2

2 2 3 3

4

KMnO ,Cl , NaOH Fe , Fe

X Pu

Na CO ,Cu, HNO H ,SO

 

 

 

 

=> Có 6 chất Câu 32: Đáp án C + Đổ Y vào X

Thứ tự phản ứng CO32- phản ứng trước

2

3 2 2

CO HCO H O

2 H

V 22, 4. n1 2

  + Đổ X vào Y

2

3 3

CO HHCO

3 2 2

HCOH CO H O

23

2 H CO

V 22, 4 n n

  

2 1

V 7 0,5.0,1x x 7

V 4 0,1x-0,1y y 5

    

Câu 33: Đáp án B Câu 34: Đáp án D

Gọi số mol của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là: x và y x : y = 0,08 : 0,12 và 2x + y = 0,0125

=> x = 3,57. 10-3 và y = 5,36. 10-3 mol

V CO2 = 22,4 . (3,57. 10-3 +5,36. 10-3) = 0,2 lít = 200 ml Câu 35: Đáp án B

Câu 36: Đáp án A (1) (2) (3)

Câu 37: Đáp án D Fe + 2 Fe3+ → 3 Fe2+

0,05 ← 0,1

Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu x ← x x

(7)

=> m sau - m trước = m Cu tạo ra - m Fe pư

=> m - m = 64x - 56. (0,05 + x)

=> x = 0,35 < 0,4 (TM) m = 22,4 gam

Câu 38: Đáp án A Fe + 2 Fe3+ → 3 Fe2+

0,05 ← 0,1

Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu x ← x x

=> m sau - m trước = m Cu tạo ra - m Fe pư

=> m - m = 64x - 56. (0,05 + x)

=> x = 0,35 < 0,4 (TM) m = 22,4 gam

Câu 39: Đáp án D

n O = n H2 = 0,05 => m Z = m X + m O = 22,7 Y có: n Ba(OH)2 = n BaO = 0,12

=> n Na2O = 0,07

=> n OH (Y) = 2 n Na2O + 2 n BaO = 0,38 n Al2(SO4)3 = 0,05

Kết tủa gồm : BaSO4 0,12 mol và Al(OH)3 0,02 mol (4 n Al3+ - n OH-)

=> m = 29,52 gam Câu 40: Đáp án B

Fe max => Fe pứ tạo thành Fe2+

3Fe + 8H+ + 2 NO3- → 3 Fe2+ + 2 NO + 4H2O 0,2 0,04

0,06 ← 0,16 ← 0,04 Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu 0,02 → 0,02

Fe + 2 H+ → Fe2+

0,02 ← 0,04

=> m Fe = 0,1 . 56 = 5,6 gam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Phản ứng hóa

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi: Trước phản ứng, hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Sau phản ứng, ba nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử nitơ.

Câu 61: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ.. Tơ nitron được điều chế bằng phản

Hệ số Polime (hay độ polime hóa, hệ số trùng hợp, hệ số trùng ngưng) n càng lớn thì khối lượng phân tử của Polime càng lớn;... Nhiều Polime được điều chế nhờ phản

– Trong phản ứng trùng ngưng amino axit, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH 2 ở phân tử amino axit kia tạo thành H O 2 và sinh

(*) Điều kiện cần : về mặt cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết

Câu 11: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng..

Câu 8: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác