• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Anken (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Anken (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 11"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29: Anken I. Đồng đẳng, cấu tạo

- Anken hay olefin là những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi.

- Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2).

- Công thức anken đơn giản nhất là etilen (CH2 = CH2).

II. Danh pháp, đồng phân 1. Danh pháp

* Tên thông thường = Tên ankan – an + ilen (bỏ an, thêm ilen) Thí dụ: CH2 = CH2: etilen; CH2 = CH–CH3: Propilen

* Tên thay thế:

- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi.

- Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.

Tên = vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch C chính – vị trí liên kết đôi – en.

Thí dụ:

CH2 = CH – CH2 – CH3: But–1–en.

CH3 – CH = CH – CH3: But–2–en.

2. Đồng phân

a) Đồng phân cấu tạo

- Từ C4H8 có đồng phân anken, về vị trí liên kết đôi và mạch cacbon.

Thí dụ: Đồng phân cấu tạo của anken C4H8. CH2 = CH – CH2 – CH3

CH3 – CH = CH – CH3

b) Đồng phân hình học

- Những anken mà mỗi nguyên tử cacbon ở vị trí liên kết đôi liên kết với hai nhóm nguyên tử khác nhau sẽ có sự phân bố trong không gian khác nhau.

⇒ Tạo ra đồng phân về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử gọi là đồng phân hình học.

- Thí dụ: But-2-en

III. Tính chất vật lý

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần khi tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử:

(2)

- Các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí, từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.

- Các anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

IV. Tính chất hóa học 1. Phản ứng cộng

a) Phản ứng cộng hiđro (Phản ứng hiđro hoá) CH2 = CH2 + H2

Ni, to

 CH3 – CH3

b) Phản ứng cộng halogen (Phản ứng halogen hoá) - Anken làm mất màu của dung dịch brom.

→ Phản ứng này dùng để nhận biết anken.

Thí dụ:

CH2 = CH2 + Br2 → Br–CH2–CH2–Br c) Phản ứng cộng HX (X là OH, Cl, Br,…)

Cộng nước Thí dụ:

CH2 = CH2 + H – OH H , t o CH3 – CH2 – OH Cộng axit HX

Thí dụ:

CH2 = CH2 + HCl → CH3 – CH2 – Cl

- Đối với các anken có cấu tạo không đối xứng khi tác dụng với HX có thể sinh ra hỗn hợp hai sản phẩm.

Thí dụ:

* Quy tắc Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX (axit hoặc nước) vào liên kết C = C của anken, H (phần mang điện tích dương) cộng vào C mang nhiều H hơn, X (hay phần mang điện tích âm) cộng vào C mang ít H hơn.

2. Phản ứng trùng hợp

- Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là polime.

- Số lượng mắt xích trong một phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu n.

Thí dụ: Trùng hợp etilen

(3)

3. Phản ứng oxi hoá a) Oxi hoá hoàn toàn

CnH2n + 3n 2 O2

to

nCO2 + nH2O

⇒ Đốt cháy hoàn toàn anken thu được

2 2

CO H O

n n b) Oxi hoá không hoàn toàn

Anken làm mất màu dung dịch KMnO4 ⇒ Dùng để nhận biết anken.

Thí dụ:

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH V. Điều chế và ứng dụng

1. Điều chế

a) Trong phòng thí nghiệm

Etilen được điều chế từ ancol etylic:

C2H5OH 2 4o

H SO dac 170 C

 CH2 = CH2 + H2O

Hình 1: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm b) Trong công nghiệp

Các anken được điều chế từ ankan bằng phản ứng tách hiđro:

CnH2n + 2

t , xto

 CnH2n + H2

2. Ứng dụng

- Các anken và dẫn xuất của anken là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

- Các anken đầu như etilen, propilen, butilen được dùng làm chất đầu tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng.

(4)

Hình 2: Một số ứng dụng của anken

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Ví dụ: Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên

Khi thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử các biểu thức phức tạp ta thường sử dụng phối hợp cả ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử cơ bản: phương

Polime là những dẫn xuất hidrocacbon có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Polime là những hidrocacbon có phân tử

- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.. Trật tự liên kết giữa các nguyên

b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ. c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên. d) Polime là những

Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H 2 O) được gọi là phản ứng.. trùng

Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H 2 O) được gọi là phản ứng.. trùng

Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau.. Polime là những chất có phân tử