• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT môn Hóa Nguyễn Tất Thành-ĐHSPHN so 2 thầy Thiện tặng học trò | Trường THPT Đoàn Thượng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT môn Hóa Nguyễn Tất Thành-ĐHSPHN so 2 thầy Thiện tặng học trò | Trường THPT Đoàn Thượng"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ SỐ 02 (Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 001.

I. Nhận biết

Câu 1. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3OCH3. D. CH3OH.

Câu 2. Hỗn hợp nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường?

A. Ca và Mg. B. Be và Mg. C. Ba và Na. D. Be và Na.

Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg?

A. Na. B. Ca. C. K. D. Fe.

Câu 4. Tên gọi của CH3COOCH3 là:

A. propyl fomat. B. metyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 5. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit?

A. CaO. B. Na2O. C. CrO3. D. K2O.

Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH. B. C2H5NH2. C. HCOONH4. D. CH3COOC2H5. Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al. B.Mg. C. K. D. Ca.

Câu 8. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaCl. B.AgCl. C. HI. D. HF

Câu 9. Đun nóng este CH3COOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

A. HCOONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH.

C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH.

Câu 10. Để điều chế kim loại X, người ta tiến hành khử oxit X bằng khí CO (dư) theo mô hình thí nghiệm dưới đây

Oxit X là chất nào trong các chất sau?

A. CaO. B. FeO. C. Al2O3. D. K2O.

II. Thông hiểu

(2)

Câu 11. Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

A. CaCO3. B. Ca(NO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4. Câu 12. Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

A. 2NH4NO3 t C0 2NH4NO2 + O2 B. 2NaNO3 t C0

 NaNO2 + O2

C. 2NaHCO3 t C0

 Na2CO3 + CO2 + H2O D. 2AgNO3 t C0

 2Ag + 2NO2 + O2

Câu 13. Khi đốt cháy metan trong khí clo sinh ra muội đen và khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm phản ứng là:

A. C và HCl B. CH2Cl2 và HCl. C. CCl4 và HCl. D. CH3Cl và HCl.

Câu 14. Cho 0,21 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư), thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là:

A. K. B. Li. C.Rb. D. Na.

Câu 15. Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là:

A. 0,20M. B. 0,01M C. 0,02M. D. 0,10M.

Câu 16. Dung dịch nào sau đây không tồn tại?

A. NH , K , AlO ,Cl4 2 B. Na ,Cu , NO ,Cl 2 3 C. Na , K , HCO ,Cl 3 D. NH , K , NO ,Cl4 3

Câu 17. Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 7,28 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là:

A. 31 gam. B. 34 gam. C. 32 gam. D. 30 gam.

Câu 18. Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 2,550. B. 3,475. C. 4,725. D. 4,325.

Câu 19. Điện phân 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 aM và NaCl 1,5M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A. Sau thời gian điện phân 96,5 phút, khối lượng dung dịch giảm 17,15 gam. Giá trị của a là:

A. 0,4. B. 0,5. C. 0,1. D. 0,2.

Câu 20. Cho các chất sau: CH3COONH4, CH3COOH3NCH3, C2H5NH2, H2NCH2COOC2H5. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với NaOH và vừa tác dụng được với HCl trong dung dịch là:

A. 2. B. 3. C. 1. D 4

Câu 21. Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 10,40. B. 8,56. C. 3,28. D. 8,20.

Câu 22. CX có công thức phân tử C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,20. B. 12,20. C. 10,70. D. 14,60.

Câu 23. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HC1 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

(3)

Tỉ lệ a : b là

A. 2:1. B. 4 : 3. C. 2:3. D. 1 : 1.

III. Vận dụng

Câu 24. Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng.

Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng

A. giấm ăn. B. phèn chua. C. muối ăn. D. amoniac.

Câu 25. Cho các phản ứng sau:

(a) Cl2 + NaOH → (b) Fe3O4 + HCl →

(c) KMnO4 + HCl → (d) FeO + HCl →

(e) CuO + HNO3 → (f) KHS + NaOH →

Số phản ứng tạo ra hai muối là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 26. Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất Y có công thức phân tử C4H2O4Na2. B. Chất T không có đồng phân hình học.

C. Chất Z làm mất màu nước brom.

D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:3.

Câu 27. Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H10 phản ứng với Ag2O/NH3 cho kết tủa?

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 28. Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon và hỗn họp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối đối với hiđro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 4, rồi đốt cháy hỗn hợp thu được sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 7. Tỉ khối của hỗn hợp X so với H2

A. 10,75. B. 43,00. C. 21,50. D. 16,75.

Câu 29. Cho các phản ứng sau:

(a) CH3-CH3

xt,t0

 CH2=CH2 + H2. (b) CH4 + Cl2 anh sang CH3Cl + HCl.

(4)

(c) CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3  AgC ≡ CAg + 2NH4NO3. (d) CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2.

(e) 2CH2=CH2 + O2 xt,t0

 2CH3CHO.

Số phản ứng oxi hóa - khử là

A. 3. B. 5. C. 4 D. 2

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:

Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng

Dung dịch I2 X Có màu xanh đen

Cu(OH)2 Y Có màu tím

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nhẹ Z Có kết tủa Ag

Nước brom T Có kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. B. tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

C. tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. D. lòng trắng trứng, tinh bột, glucozơ, anilin.

Câu 31. Cho hỗn hợp gồm: CaO, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:

A. CaCO3. B Al(OH)3. C. Fe(OH)3. D. BaCO3

Câu 32. Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng

A. 1:3. B. 2 : 1. C. 1:2 D. 1 : 1.

Câu 33. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại R và M đều ở chu kì 3. R có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn M. Chia hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau. Cho phần một vào nước dư, thu được V lít khí. Cho phần hai vào dung dịch NaOH dư, được 1,45V lít khí. Các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tỉ lệ mol của R và M trong X tương ứng là:

A. 1:2. B. 3:5 C. 5:8. D. 3:7

Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2

và c mol H2O (b - c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng mi gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 57,2. B. 42,6. C. 52,6. D. 53,2.

Câu 35. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Cho một lượng Cu dư vào X, thu được dung dịch Y có chứa b gam muối. Cho một lượng Fe dư vào Y, thu được dung dịch Z có chứa c gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2b = a + c . Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2

trong hỗn hợp ban đầu có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 9,13%. B. 10,16%. C. 90,87%. D. 89,84%.

(5)

Câu 36. Cho 84 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M và dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 10,4. B. 23,4; C. 27,3. D. 54,6.

Câu 37. Este X (có khối lượng phân tử bằng 103) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 24,25. B. 26,25. C. 27,75. D. 26,82.

IV. Vận dụng cao

Câu 38. Cho 35,2 gam hỗn hợp X gồm phenyl fomat, propyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat, etyl phenyl oxalat tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, có 0,4 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 10,4 gam hỗn hợp ancol Y. Cho 10,4 gam Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 40,8. B. 39,0. C. 37,2. D. 41,0.

Câu 39. Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp T gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam T trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18. B. 34. C. 32. D. 28.

Câu 40. Cho một lượng kim loại Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm a mol HCl; 0,05 mol NaNNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối, b gam kim loại và 0,125 mol hỗn hợp khí Y (gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí). Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2.

Giá trị của m là:

A. 33,375. B. 46,425. C. 27,275. D. 43,500.

(6)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A

Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Nếu phân tử khối tương đương nhau thì ta xét đến khả năng tạo liên kết hiđro của chúng.

Đối với các nhóm chức khác nhau thì ta có thứ tự –COOH > –OH > –COO– > –CHO > –CO–.

Rõ ràng trong 4 chất trên thì C2H5OH có nhiệt độ sôi cao nhất ⇒ Chọn A Câu 2. Chọn đáp án C

+ Các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na tan tốt trong nước tạo dung dịch bazo tương ứng.

+ Kim loại Be không tác dụng với nước vì có lớp oxit bảo vệ.

+ Kim loại Mg không tan trong nước lạnh nhưng tan chậm trong nước nóng

⇒ ở điều kiện thường cũng không thể tan hết được.!

(trong các bài toán hóa ở THPT thì xem như Mg k tác dụng với H2O) ⇒ Chọn C Câu 3. Chọn đáp án D

Dãy hoạt động hóa học được sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần ⇒ kim loại có tính khử yếu hơn Mg sẽ đứng sau Mg ⇒ Chọn Fe ⇒ Chọn D.

Câu 4. Chọn đáp án D

Cách đọc tên este (RCOOR') thì ta đọc tên gốc R' + tên gốc (RCOO–) + at.

⇒ CH3COOH đọc là Metylaxetat ⇒ Chọn D Câu 5. Chọn đáp án C

Rõ ràng CaO, Na2O, K2O là oxit bazo. Khi tan trong nước tạo dd bazo.

CrO3 là 1 oxit axit vì khi tan trong nước tạo dung dịch axit tùy vào màu sắc dung dịch axit thu được mà ta kết luận axit được tạo thành.

+ Nếu dung dịch có màu vàng ⇒ CrO3 + H2O → H2CrO4

+ Nếu dung dịch có màu da cam ⇒ 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

⇒ Chọn C

______________________________

Thêm: Màu của dd axit đặc thu được thể thể có màu từ da cam → đỏ.

Câu 6. Chọn đáp án A

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử của chúng chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (–COOH) ⇒ Chọn A

Câu 7. Chọn đáp án C

Phân nhóm chính IA (kim loại kiềm) bao gồm các nguyên tố:

Li → Li Na → Na K → Kéo Rb → Rèm Cs → Xe

(7)

Fr → Pháp

⇒ Chọn C

Câu 8. Chọn đáp án D

+ NaCl và HI thì không phải bàn cãi chúng là chất điện ly mạnh.

+ AgCl là các muối không tan thôi nhưng AgCl vẫn tan rất ít ở một nồng độ và nhiệt độ xác định nào đó. Tuy số lượng phân tử AgCl tan là rất ít nhưng khi tan trong nước tất cả chúng đều phân li hoàn toàn thành các ion ⇒ có thể xem AgCl là chất điện li mạnh.

+ HF là 1 chất điện li yếu vì bán kính của Flo bé ⇒ khoảng cách giữa 2 nguyên tử H và F rất bé + độ âm điện của F rất lớn nên khả năng phân li của HF rất kém ⇒ Chọn D

Câu 9. Chọn đáp án C

Ta có phản ứng xà phòng như sau:

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH ⇒ Chọn C Câu 10. Chọn đáp án B

Để điều chế các kim loại Ca, Al, K phải dùng phương pháp điện luyện mà cụ thể là điện phân nóng chảy.

Phương pháp trên là nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học ⇒ Chọn FeO ⇒ Chọn B.

Câu 11. Chọn đáp án C

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al. Trong đó + Từ Li → Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.

+ Riêng Al thì điện phân nóng chảy Al2O3. Lí do không điện phân nóng chảy AlCl3 là vì phân tử AlCl3 chứa liên kết cộng hóa trị nên chưa đến giai đoạn nóng chảy thì đã thăng hoa mất rồi.

⇒ Chọn C.

Câu 12. Chọn đáp án A

Khi bị tác động bởi nhiệt độ thì các phản ứng tạo sản phẩm như sau.

NH4NO3 → N2O + 2H2O 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

⇒ Chọn A

______________________________

Một chút về NaHCO3:

+ Trong đời sống NaHCO3 được dùng để làm bột nở vì trong lò nướng ở nhiệt độ cao NaHCO3 bị phân hủy tạo CO2 thoát ra ngoài qua bề mặt bánh làm bánh nở ra cũng như bánh có độ xốp hơn.

+ NaHCO3 (Natri Bi Cacbonat hay còn gọi là N.B.K) còn được sử dụng làm thuốc chữa đau dạ dày vì có thể làm giảm nồng độ H+ có trong đó. Tuy nhiên bây giờ người ta thường sử dụng kèm Al2(SiO3)3 vì khi thủy phân.

Al2(SiO3)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2SiO3.

Al(OH)3 và H2SiO3 sinh ra là kết tủa ở dạng keo, chúng sẽ bao bọc vị trí bị viêm loét tránh bị tổn thương nhiều hơn ⇒ Giảm đau tốt hơn ^^!

(8)

Câu 13. Chọn đáp án A

Khi đốt khí metan (CH4) trong khí Cl2 thì ta có phản ứng:

CH4 + 2Cl2 → C + 4HCl ⇒ Chọn A Câu 14. Chọn đáp án B

Gọi kim loại kiềm chưa biết là R.

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có nR 2nH2 nR 0,03MR 0, 21 0,03 7  ⇒ Chọn B Câu 15. Chọn đáp án D

glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ:

⇒ nglucozơ = ½.nAg = 0,05 mol ⇒ CM glucozơ = 0,05 ÷ 0,5 = 0,1M → chọn D.

Câu 16. Chọn đáp án A

Hai ion NH4+ không thể sống chung với ion AlO2, vì NH4+ + AlO2 + H2O → NH3 + Al(OH)3 ⇒ Chọn A Câu 17. Chọn đáp án D

Cách 1: mFe mhh oxit mO/Oxit 35, 2 0,325 16 30   gam⇒ Chọn D

Cách 2: Bảo toàn khối lượng khi đã biết nCO nCO2 0,325 theo bảo toàn nguyên tố. Ta có sơ đồ

  2

0,325 m

3 4 0,325

2 3 35,2

Fe

FeO CO Fe CO

Fe O Fe O

mol mol

gam



   





m 35, 2 0,325 44 0,325 28 30

       gam ⇒ Chọn D.

Câu 18. Chọn đáp án D

Amin phản ứng với HCl thì khối lượng muối tăng so với khối lượng của hh amin đúng bằng khối lượng HCl tham gia phản ứng:

⇒ mMuối = 2,5 + 0,05 × 36,5 = 4,325 gam ⇒ Chọn D Câu 19. Chọn đáp án A

∑(Số mol e cho) = ∑(Số mol e nhận) =It 5.96,5.60

F  96500 0,3 mol

Vì nCl nNaCl 0,375 mol > ∑(ne cho) ⇒ khối lượng dung dịch giảm chính là khối lượng của CuCl2 = x mol và HCl = y mol

Khi đó ta có hệ 2x y 0,3 x 0,1 135x 36,5y 17,15 y 0,1

  

 

    

 

(9)

⇒ a = CMCuSO4 = nCuSO4 ÷ 0,25 = 0,1 ÷ 0,25 = 0,4M ⇒ Chọn A Câu 20. Chọn đáp án B

+ CH3COONH4

CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O.

CH3COONH4 + HCl → CH3COOH + NH4Cl. ⇒ Chọn + CH3COOH3NCH3

CH3COOH3NCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2 + H2O CH3COOH3NCH3 + HCl → CH3COOH + CH3NH3Cl ⇒ Chọn + C2H5NH2 là 1 amin ⇒ Loại.

+ H2NCH2COOC2H5

H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa + C2H5OH

H2NCH2COOC2H5 + HCl → ClH3NCH2COOC2H5 ⇒ Chọn ⇒ Chọn B Câu 21. Chọn đáp án C

3 2 5

CH COOHC H NaOH

n 0,1 mol > n 0,04 mol

3 3

CH COONa CH COONa

n 0,04 mol m 0,04 82 3, 28 gam

      ⇒ Chọn C

Câu 22. Chọn đáp án A

+ Vì MY < 20 nên Y là NH3 ⇒ A có cấu tạo CH3COONH4

+ Khi cho A tác dụng với NaOH thì thu được hh X

3

NaOH CH COONa

n : 0, 2

n : 0,1





⇒ mrắn = 16,2 gam ⇒ Chọn A Câu 23. Chọn đáp án B

Tại thời điểm nNaOH 0,8 mol bắt đầu xuất hiện kết tủa → nHCl  a 0,8 mol.

Tại thời điểm nNaOH 2, 0 molvà 2,8 mol đều thu được 0,4 mol Al(OH)3

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

b---3b---b

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O (b-0,4)---(b-0,4)

nOH 3b

b 0, 4

2,8 0,8  b 0,6.

⇒ a : b = 0,8 : 0,6 = 4 : 3 → Chọn B Câu 24. Chọn đáp án B

Để xử loại nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng, để những hạt lơ lửng đó keo tụ lại thành khối lớn và đủ nặng để lắng xuống thì người ta sử dụng PHÈN CHUA (hay còn gọi là phèn nhôm kali) có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. ⇒ Chọn B

______________________________

(10)

+ Cơ chế: Khi phèn chua hòa vào nước sẽ phân li ra được Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+. Al(OH)3 sinh ra ở dạng kết tủa keo kéo các hạt lơ lửng xuống ⇒ làm trong nước.

+ Chú ý phân biệt PHÈN CHUA và PHÈN NHÔM.

Câu 25. Chọn đáp án Ta có:

(a) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O → Chọn (b) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O → Chọn

(c) 2MKnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O → Chọn (d) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O → Loại

(e) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O → Loại (f) 2KHS + 2NaOH → K2S + Na2S + 2H2O → Chọn

⇒ Chọn D

Câu 26. Chọn đáp án A

+ Z tham gia phản ứng với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete (CH3OCH3) → Z là CH3OH→ không làm mất màu dung dịch brom → C sai

Chất T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau → chứa liên kết đôi C=C X : C6H8O4 có π + v= 6.2 2 8

2

  = 3= 2πCOO + πC=C

+ Thủy phân 1 mol X trong NaOH thu được Y chứa nối đôi và 2 mol CH3OH → X phải có cấu tạo

3

3

CH COOCH

||

CH COOCH

X phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1:1 → D sai

+ Y là CH2=C(COONa)2 có CTPT là C4H2O4Na2 → A đúng

+ T pứ với HBr cho sản phẩm duy nhất ⇒ T có công thức

CH COOH

||

CH COOH

→ T CÓ đồng phân hình học ⇒ B sai ⇒ Chọn A

Câu 27. Chọn đáp án D

CTPT C6H10 có độ bất bão hòa: 6 2 2 1

k 2

2

  

 

⇒ Các đồng phân thỏa mãn điều kiện phản ứng với Ag2O/NH3 cho kết tủa phải là ank-1-in.

HC≡C–CH2–CH2–CH2–CH3 (1); HC≡C–CH(CH3)–CH2–CH3 (2);

HC≡C–CH2–CH(CH3)–CH3 (3); HC≡C–C(CH3)(CH3)–CH3 (4)

⇒ Có 4 chất thỏa mãn yêu cầu đề bài ⇒ Chọn D Câu 28. Chọn đáp án C

Sử dụng sơ đồ đường chéo ⇒ nO2:nO3 = 5:3 + Giả sử nCO2 6 mol và nH2O = 7 mol ta có sơ đồ.

(11)

2

2

C 2 CO

3 H O

H

2a 8a

n 6

n : 6 O : 5a

X Y

O : 3a n 7

n :14

 

   

   

  

 

+ Bảo toàn Oxi ⇒ 2nO2 + 3nO3 = 5x2a + 3x3a = 2nCO2 + nH2O = 6x2 + 7 = 19 ⇒ a = 1

X X/H2

6 12 14

n 2a M 21,5

2 2

     

 ⇒ Chọn C

Câu 29. Chọn đáp án A

Nhận thấy phản ứng (a) (b) (e) có đơn chất ⇒ Phản ứng (a) (b) và (e) là phản ứng oxi hóa – khử.

Phản ứng (c) và (d) tuy không có đơn chất nhưng xét số oxi hóa của các nguyên tử thì không có sự thay đổi

⇒ Phản ứng (c) và (d) không phải là phản ứng oxi hóa – khử ⇒ Chọn A Câu 30. Chọn đáp án A

+ Dung dịch I2 làm hồ tinh bột hóa màu xanh đen ⇒ X là tinh bột ⇒ Loại D.

+ Tạo màu tím với Cu(OH)2 ⇒ Màu tím là màu của phản ứng biure ⇒ Y là lòng trắng trứng ⇒ Loại C.

+ Tạo kết tủa Ag khi tác dụng với dd AgNO3/NH3 ⇒ Z là glucozo ⇒ Loại B. ⇒ Chọn A Câu 31. Chọn đáp án B

Dung dịch có thể chứa các anion AlO2 và OH. Khi sục CO2 đến dư thì.

CO2 + OH → HCO3

CO2 + AlO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3 ⇒ Chọn B Câu 32. Chọn đáp án D

Vì sau phản ứng có cả Ca(OH)2 nhưng vẫn có kết tủa nên chắc chắn có Ca(AlO2)2. Sơ đồ lên cho dễ nhìn nào.

 

   

2 2 2 2 2

2

4 3 3 4

Ca AlO : x

CaC : x C H : x

Al C : y H O Al OH : 4y 2x CH : 3y

   

  

 

 

3

Al OH

a n 4y 2x

    (1)

+ Đốt cháy hh khí 2 2 CO2 4

C H : x

n 2x 3y

CH : 3y

   



+ Sục khí CO2 vào dung dịch chứa AlO2 xảy ra phản ứng.

 

2 2 2 3 3

....CO AlO2H OAl OH HCO

2x 3y

2x2x

+ Nhận thấy

nCO2 2x 3y n  AlO2 2xnAl OH 3 2x

⇒ Kết tủa lần 2 = a = nAl OH 3 2x (2)

Từ (1) và (2) ⇒ 4y + 2x = 2x ⇔ x = y ⇒ Chọn D Câu 33. Chọn đáp án C

R là Natri (Na) và M là Nhôm (Al). Do số mol H2 ở 2 thí nghiệm khác nhau.

• phần 1: Al dư. Quy V lít về V mol. Xét phần 1 : Do Al dư ⇒ nAl phản ứng = nNa

(12)

⇒ Bảo toàn electron: nNa + 3nNa = 2nH2 ⇒ nNa = 2V ÷ 4 = 0,5V mol.

• Phần 2: NaOH dư ⇒ Al phản ứng hết. Bảo toàn electron:

nNa + 3nAl = 2nH2 ⇒ 0,5V + 3nAl = 2 × 1,45V ⇒ nAl = 0,8V mol.

⇒ nR : nM = 0,5 : 0,8 = 5 : 8.

Câu 34. Chọn đáp án C

Nhận thấy b-c= 4a ⇒ trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc –COO– và 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C.

Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 ⇒ n = 0,3 : 2 = 0,15 mol X

Bảo toàn khối lương → m = 39 - 0,3. 2= 38,4 gamX

Khi tham gia phản ứng thủy phân ⇒ nC H OH3 5 3 nX 0,15 mol Bảo toàn khối lượng → mChất rắn = mXmNaOHmC H OH3 5 3

⇒ mChất rắn = 38,4 + 0,7x40 – 0,15x92 = 52,6 gam ⇒ Chọn C.

Câu 35. Chọn đáp án C

Đặt nAgNO3 = x mol; nCu(NO3)2 = y mol ⇒ a = 170x + 188y và ∑nNO3 = x + 2y mol.

Cu dư + X → Y ||⇒ Y chứa Cu(NO3)2 ⇒ nCu(NO3)2 = 0,5x + y ⇒ b = 94x + 188y.

Fe dư + Y → Z ||⇒ Z chứa Fe(NO3)2 ⇒ nFe(NO3)2 = 0,5x + y ⇒ c = 90x + 180y.

2b = a + c ⇒ 2 × (94x + 188y) = (170x + 188y) + (90x + 180y)

⇒ 72x = 8y ⇒ y = 9x ⇒ %mCu(NO3)2 = 188 × 9x ÷ (170x + 188 × 9x) × 100% = 90,87%.

Câu 36. Chọn đáp án B

mO = 84 × 0,2 = 16,8 gam ||⇒ nO = 1,05 mol ⇒ nAl2O3 = 0,35 mol.

nOH = 2nH2 = 1,2 mol || Al2O3 + 2OH → 2AlO2 + H2O ||⇒ OH– dư.

nAlO2 = 0,35 × 2 = 0,7 mol; nOH

= 1,2 – 0,35 × 2 = 0,5 mol.

nH+ = 3,2 × 0,75 = 2,4 mol || H+ + OH → H2O ||⇒ nH+

= 2,4 – 0,5 = 1,9 mol.

H+ + AlO2 + H2O → Al(OH)3↓; Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O.

⇒ nAl(OH)3 = (4 × 0,7 – 1,9) ÷ 3 = 0,3 mol ⇒ m = 0,3 × 78 = 23,4 gam.

Câu 37. Chọn đáp án B

Vì ancol có tỉ khối so với oxi lớn hơn 1 nên ancol chỉ có thể là C2H5OH.

Ta có nX = 0,25 mol, nNaOH= 0,3 mol ⇒ NaOH dư 0,05 mol.

Áp dụng BTKL ta có m = 25,75 + 0,3 × 40 – 0,25 × 46 = 26,25 gam ⇒ Chọn B.

Câu 38. Chọn đáp án B

Phản ứng: –OH + Na → –ONa + ½.H2 ||⇒ ∑nOH = 2nH2 = 0,2 mol.

Lại có X gồm: HCOOC6H5, CH3COOC3H7, C6H5CH2COOCH3, HCOOCH2C6H5 và C2H5OOCCOOC6H5. phản ứng: –COOC6H5 + 2NaOH → –COONa + C6H5ONa + H2O

||⇒ nNaOH = ∑nOH + 2nCOOC6H5 ||⇒ nH2O = nCOOC6H5 = (0,4 – 0,2) ÷ 2 = 0,1 mol.

Bảo toàn khối lượng: m = 35,2 + 0,4 × 40 – 10,4 – 0,1 × 18 = 39 gam.

(13)

Câu 39. Chọn đáp án D

Quy về C2H3NO, CH2, H2O ⇒ nH2O = nT = 0,14 mol

nC2H3NO = nGly + nAla = 0,28 + 0,4 = 0,68 mol; nCH2 = nAla = 0,4 mol.

đốt 0,14 mol T cho ∑nCO2 = 1,76 mol và ∑nH2O = 1,56 mol.

⇒ ∑m(CO2, H2O) = 1,76 × 44 + 1,56 × 18 = 105,52 gam.

⇒ mT = 0,68 × 57 + 0,4 × 14 + 0,14 × 18 = 46,88 gam.

⇒ m = 46,88 × 63,312 ÷ 105,52 = 28,128 gam.

Câu 40. Chọn đáp án B

MY = 24,4 ⇒ Y chứa H2 và NO. Đặt nH2 = x mol; nNO = y mol ⇒ nY = x + y = 0,125 mol mY = 2x + 30y = 0,125 × 24,4. Giải hệ có: x = 0,025 mol; y = 0,1 mol.

Do Y chứa H2 ⇒ X không chứa NO3. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:

nNH4+ = 0,05 + 0,1 – 0,1 = 0,05 mol. Bảo toàn electron: 3nAl phản ứng = 2nH2 + 3nNO + 8nNH4+

⇒ nAl phản ứng = 0,25 mol. X chứa AlCl3, NaCl, KCl, NH4Cl

⇒ m = 0,25 × 133,5 + 0,05 × 58,5 + 0,1 × 74,5 + 0,05 × 53,5 = 46,425 gam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam rắn khan?. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất

Sau khi ccs phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y chỉ chứa 233,3g muối sunfat trung hòa và 5,04 lít hh khí Z trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí.. Phần trăm

Câu 21: Lên men 60 gam glucozo, lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vòa nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam

- Dựa vào tính chất hóa học của protein là kém trong môi trường axit, bazơ nên người ta dùng các chất có khả năng làm thủy phân protein trong môi trường tương ứng đó

Cho cùng lượng X trên tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau khi phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam hỗn hợp chất rắn.. Hệ số

Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H 2 O) được gọi là phản ứng.. trùng