• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 1/11/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 45: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững cách đọc các vần ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, iu,ưu ; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, ưu, iu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung dã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần đã học.

Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng gìúp HS rèn kĩ năng suy luận, đánh gìá, xử lí tình huống và rút ra bài học về tình thương yêu, quý mến người thân trong gìa đình.

- Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất yêu quý gia đình, cha mẹ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu (4-5’)

* Khởi động

- HS viết ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, iu,ưu 2. Luyện tâp, thực hành (24 – 26’) a. Đọc âm, tiếng, từ ngữ (9-12’)

- GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

Ngoài những tiếng có trong SHS, nếu có thời gìan ôn luyện, GV có thể cho HS đọc thêm các tiếng chứa vần được học trong tuần: vui, ngửi, cao, mèo, cau, nấu, đếu, địu, mưu.

- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại HS tự đọc ở nhà.

b. Đọc đoạn HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.

(5-6’)

- GV đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn theo cá nhân

- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

- Hs viết

- Hs đọc

- HS đọc

- HS lắng nghe - HS đọc

- Hs trả lời

(2)

+ Nghỉ hè, nhà Hà đi đâu?

+ Hà ngắm mây mù khi nào?

+ Mùa hè ở Tam Đảo như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

c. Viết câu( 8-10’)

- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Tàu neo đậu ven b." chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gìan cho phép và tốc độ viết của HS.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs lắng nghe - HS viết

- Hs lắng nghe

TIẾT 2 d. Kể chuyện( 28-30’)

a. Văn bản

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có hai mẹ con đơn côi sống trong túp lều nhỏ. Người mẹ làm việc quá nhiều nên bị bệnh nặng. Nhà nghèo không có tiền mua thuốc cho mẹ, người con buồn rầu ngồi khóc.

Một cụ gìà râu tóc bạc trắng đi qua. Sau khi nghe cô bé kể lại câu chuyện, cụ bảo cô hãy đi đến gốc cây cổ thụ đầu rừng tìm bông hoa cúc màu trắng, có bốn cánh để làm thuốc cứu mẹ. Cô bẻ đi vào rừng, đến cây chỗ cụ gìà chi và thấy một bông cúc trắng.

Cô hái bông hoa, nâng niu trên tay như là vật quý. Đột nhiên, cô bé lại nghe thấy tiếng cụ gìà vầng vẳng dặn rằng: Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ của con sẽ sống được bấy nhiêu ngày.

Suy nghĩ một lát rồi cô bé nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ. Từ bông hoa chỉ có bốn cánh, gìờ đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh nhỏ. Cô bé mang bông hoa chạy nhanh về nhà chữa bệnh cho mẹ. Mẹ của cô khỏi bệnh. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, dũng cảm và sự thông minh của cô bé.

(Theo Truyện cổ tích Nhật Bản)

b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời

Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.

Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.

- Hs lắng nghe - Hs lắng nghe

(3)

Đoạn 1: Từ đầu đến buồn rầu ngồi khóc. GV hỏi HS:

1. Truyện có mấy nhân vật?

2. Vì sao người mẹ bị ốm?

Đoạn 2: Từ Một cụ gìà đến sống được bấy nhiêu ngày. GV hỏi HS:

3. Cô bé gặp ai?

4. Cụ gìà nói với cô bé điều gì?

Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

5. Cô bé đã làm gì để mẹ cô dưoc sống lâu?

6. Nhờ đâu người mẹ khỏi bệnh?

- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.

c. HS kể chuyện

- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cn tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gìan để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.

3. Hoạt động Vận dung( 4-6’) - Con đã làm gì để mẹ vui lòng?

- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV cho một số từ ngữ có những vần vừa ôn và HS đặt câu với những từ ngữ đó hoặc chơi trò chơi phù hợp (nếu còn thời gìan). GV lưu ý HS ôn lại các vần vừa học và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gìa đình hoặc bạn bè câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.

- Hs trả lời - Hs trả lời

- Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - HS kể

- HS kể

- 4-5HS kể -HS lắng nghe

_____________________________________________

TOÁN

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

(4)

- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

- Ổn định tổ chức

- Trò chơi: Ai nhanh hơn

- Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 10:

Phép cộng trong phạm vi 10(tt) 2. Hoạt động luyện tập

*Bài 1: Số?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- HD HS tìm ra kết quả của từng phép tính - HS thực hiện

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 2: Tính nhẩm - GV nêu yêu cầu bài tập - GV: 4 cộng mấy bằng 7?

- GV: Vậy ta điền vào ô trống số mấy?

- GV hướng dẫn tương tự với các bài còn lại - HS trả lời, ghi kết quả vào vở

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 3:

- GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS quan sát tranh

- GV HD HS nêu được bài toán theo tình huống - Yêu cầu HS thực hiện phép cộng

- GV cùng Hs nhận xét

*Bài 4: Số?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GVHD HS cách làm: Tính kết quả của phép cộng đã cho rồi nêu các quả bóng có phép tính có kết quả bằng 10

- HS làm bài

-Yêu cầu HS chỉ vào phép tính có kết quả bằng 10 và đọc phép tính

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 5: Số?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS quan sát tháp số và dựa vào gợi ý

- Hát

- Cả lớp tham gia - Lắng nghe

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS thực hiên

- HS nhận xét

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS nêu 4 cộng 3 bằng 7 - HS trả lời

- HS ghi kết quả vào vở - HS nhận xét

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS quan sát

- HSNK nêu bài toán - HS thực hiện phép cộng

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS quan sát

- HSNK nêu - HS thực hiện

- HS nhắc lại yêu cầu bài tập - HS quan sát

(5)

của rô bốt để nhận ra các số trên tháp số - HS nêu kết quả

- GV cùng HS nhận xét 3.Hoạt động vận dụng

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

* Tổng kết, nhận xét

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 đe hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS nêu - HS thực hiện - HS trả lời - HS lắng nghe

__________________________________________

Đạo đức

Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi.

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Nhạc bài hát “Bàn tay mẹ”; Máy tính, bài giảng PP.

- HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động (5’):

- Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Bàn tay mẹ”

- GV tổ chức cho cả lớp cùng hát để HS hát bài “Bàn tay mẹ”.

- GV đặt câu hỏi: Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho con? (bế con, chăm con, nấu cơm cho con ăn, đun nước cho con uống, quạt mát cho con ngủ, ủ ấm cho con để con khôn lớn,…)

* Kết luận: Bàn tay mẹ đã làm rất nhiều việc chăm sóc con khôn lớn. Công ơn của cha mẹ lớn như trời, như biển. Vậy chúng ta cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ để đáp lại tình cảm yêu thương đó.

2. Khám phá (12’)

Tìm hiểu vì sao phải quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong

- HS hát - HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh

(6)

SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình),

- Chia HS thành các nhóm (từ 4 – 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạn trong mỗi tranh đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ?

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm thông qua các tranh (có thể đặt tên cho nhân vật trong tranh). Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm vừa trình bày.

+ Tranh l: Bạn tặng hoa chúc mừng mẹ nhân ngày 8-3/ Bạn chúc mừng sinh nhật mẹ,...

+ Tranh 2: Bạn thơm má bố/ Bạn rất yêu bố,...

+ Tranh 3: Bạn cùng chị gái phụ giúp mẹ nấu cơm.

+ Tranh 4: Bạn cùng bố lau nhà.

+ Tranh 5: Bạn cùng chị gái rửa và xếp gọn bát đĩa.

- GV đặt câu hỏi: Vì sao cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ?

- GV lắng nghe, khen ngợi HS có những câu trả lời đúng và hay.

* Kết luận: Hằng ngày, cha mẹ đã làm việc vất vả để nuôi dạy con cái khôn lớn, dành tất cả tình yêu thương cho con. Để đáp lại tình yêu thương lớn lao ấy, con cái cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm như:

yêu thương, chia sẻ niềm vui, phụ giúp gia đình, chăm chỉ học tập,...

3. Luyện tập (9’)

Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm

- GV chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh trong SGK để lựa chọn: Đồng tình với việc làm nào? Không đồng tình với việc nào? Vì sao?

- GV treo tranh lên bảng để HS lên gắn sticker mặt cười hay mặt mếu (hoặc dùng thẻ xanh, đỏ để bày tỏ ý kiến).

Mời đại diện các nhóm lên gắn sticker (hoặc giơ thẻ đỏ hay xanh).

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe

- Học sinh trả lời - HS lắng nghe

- HS tự liên hệ bản thân và chọn

- HS quan sát

- HS chọn

(7)

+ Đồng tình: tranh 1,2.

+ Không đồng tình: tranh 3, 4.

HS nêu ý kiến vì sao đồng tình với việc làm ở tranh 1, 2; không đồng tình với việc làm ở tranh 3,4. Cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.

+ Đồng tình: Mẹ ốm, bạn lấy nước cho mẹ uống; bạn biết giữ trật tự cho me nghỉ ngơi.

+ Không đồng tình: Mẹ ốm, đã gọi mà bạn vẫn thản nhiên xem ti-vi và reo cười; bạn vẫn vô tư đi chơi, không quan tâm đến mẹ.

- Kết luận: Hành vi của bạn nhỏ ở bên mẹ, giữ im lặng cho mẹ nghỉ ngơi, chăm sóc khi mẹ bị ốm thật đáng khen. Không nên thờ ơ, thiếu sự quan tâm đến mẹ như hành vi của bạn nhỏ: mẹ ốm và vẫn ngồi xem ti-vi, bỏ đi chơi không quan tâm mẹ.

Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn:

- GV đặt câu hỏi: Em đã làm được những việc gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ?

- GV tùy thuộc vào thời gian của tiết học - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

4. Vận dụng (9’)

Hoạt động 1. Xử lí tình huống

- GV cho cả lớp quan sát tranh ở đầu mục Vận dụng và đặt câu hỏi: Bố em đi làm về vừa nóng vừa mệt, em sẽ làm gì? (Lấy nước cho bố uống, lấy khăn cho bố lâu mồ - hôi, bật quạt cho bố,…)

- GV khen ngợi HS trả lời tốt và động viên các bạn trả lời còn thiếu, chưa đủ.

- GV mời HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

- GV khen ngợi những việc làm của HS.

* Kết luận: Khi bố đi làm về mệt, em nên hỏi han bố, xách đồ giùm bố, lấy nước mời bố, quạt mát cho bố,… là những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc mẹ.

Hoạt động 2. Em thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi

- HS nêu

- HS chia sẻ - HS nêu

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS quan sát

- HS trả lời

- HS chia sẻ - HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS quan sát

(8)

- GV cho HS quan sát tranh cuối mục Vận dụng và hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những việc em đã làm và sẽ làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ (HS có thể kể những việc giống trong tranh hoặc việc khác mà các em đã làm).

* Kết luận: Em luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ những việc làm vừa sức.

- HS lắng nghe

_____________________________________________

Ngày soạn: 2/ 11/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 46: AC ĂC ÂC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng vần ac, ăc, âc; viết đúng các tiếng, từ ngữ.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ac, ăc, âc có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh vẽ về phong cảnh.

- Yêu thích môn học, chăm chỉ học tập, cảm nhận được vẻ đẹp một vùng đất của Tổ Quốc. Yêu thiên nhiên quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu(3 - 5 phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

- Kiểm tra đọc nội dung trang 102, 103.

- Gọi HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài : Vần ac, ăc âc

- Hs hát.

- 2- 3 HS lên bảng đọc.

- 1 HS kể toàn chuyện.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (15- 20’)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Tranh vẽ cảnh gì?

- GV tóm tắt nội dung, giải thích ruộng bậc thang, Tây Bắc, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Tây Bắc có ruộng bậc thang, có thác nước."

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … cảnh đồi núi.

- HS lắng nghe.

(9)

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: ac, ăc, âc. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Tây Bắc /có ruộng bậc thang, /có thác nước."

- HS quan sát.

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm c đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm c là a, ă, â

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần ac, ăc, âc yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

ac: a - cờ - ac ăc: ă - cờ - ăc âc: â- cờ - âc.

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần ac, ăc, âc(CN, nhóm, lớp)

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 3 vần (CN, lớp) b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần ac rồi, làm thế nào để có tiếng thác?

- GV đưa mô hình tiếng thác, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

th ac thác

+ ... thêm âm th trước vẫn ac

- HS đánh vần, đọc trơn: thờ - ac- thac - sắc - thác. Thác

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: lạc, nhạc, mặc, nhắc, gấc, giấc

+ Tiếng nào chứa vần ac?

+ Tiếng nào chứa vần ăc?

+ Tiếng nào chứa vần âc?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … lạc, nhạc.

+ …. mặc, nhắc.

+ ….. gấc, giấc

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng

- HS đọc

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng thác ta thêm chữ ghi âm th trước vần ac và dấu sắc trên âm a.

Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ac, ăc, âc.

- HS tự tạo các tiếng có vần ac, ăc, âc trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

(10)

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần ac (ăc, âc)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đọc đồng thanh.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh bác sĩ, mắc áo, quả gấc đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới ac, ăc, âc phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

- GV đưa từ bác sĩ.

+ Từ bác sĩ có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bác, đọc trơn từ bác sĩ.

- Thực hiện tương tự với các từ mắc áo, quả gấc.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi

+....bác sĩ.

+ .... tiếng bác chứa vần ac.

+ … tiếng bác có âm b đứng trước, vần ac đứng sau. Bờ - ac - bac - sắc - bác.

Bác sĩ.

- HS đọc d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 104).

- HS đọc 4. Hướng dẫn viết: (7 phút)

* Viết vần ac, ăc, âc

+ Các vần ac, ăc, âc có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần ac, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng bút con chữ alia bút lên dưới ĐK 3 viết tiếp con chữ c sao cho con chữ c sát với điểm dừng bút của con chữ a . Ta được vần ac.

+ Viết vần ăc như thế nào?

+ Viết vần âc như thế nào?

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm c ở cuối, khác nhau âm thứ nhất a, ă, â.

- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần ac trước rồi thêm nét cong nhỏ trên đầu con chữ a.

+… viết vần ac trước rồi thêm dấu mũ trên đầu con chữ a.

(11)

- GV viết mẫu vần âc, vừa viết vừa mô tả:

Đặt bút dưới ĐK3 một chút viết vần ac. Có vần ac rồi ta thêm dấu mũ cho con chữ a.

Ta được vần âc.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần ac, ăc, âc - Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ac, ăc, âc - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng mắc, gấc

- GV đưa tiếng măc, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng mắc ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng mắc, vừa viết vừa mô tả cách viêt: Đặt bút dưới ĐK 3 viết âm m, từ điểm dừng bút của con chữ m lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ăc, đánh dấu sắc trên âm ă. Ta được chữ mắc.

- GV đưa tiếng gấc, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng gấc ta viết thế nào?

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng mắc, gấc

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

+ Tiếng mắc có âm m đứng trước, vần ăc đứng sau. Mờ - ăc - mắc - sắc - mắc.

+ Viết âm m trước, vần ăc sau, dấu sắc trên âm ă.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Tiếng gấc có âm g đứng trước, vần âc đứng sau, dấu sắc trên âm â. Gờ - âc - gấc - sắc - gấc.

+ Viết âm g trước, vần âc sau, dấu sắc trên âm â.

- HS viết bảng con tiếng mắc, gấc dưới vần ac, ăc, âc

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

TIẾT 2 Hoạt động 1: Mở đầu(3 - 5 phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

- Đọc lại toàn bài tiết 1

Hoạt động 2: luyện tập – thực hành ( 20 -25’)

* Viết vở

- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ac, ăc, âc, từ ngữ mắc áo, quả gấc.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.

- Hs hát.

- Hs đọc

- HS viết vào vở

- HSNK viết đúng và đều nét - HS tham gia nêu miệng

- HS lắng nghe

(12)

* Đọc đoạn

- GV đọc mẫu cả đoạn.

- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ac, ăc, âc.

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Từng nhóm đọc và cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ac, ăc, âc trong đoạn văn một số lần.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu), khoảng 1 - 2 lần.

- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:

+ Sa Pa ở đâu?

+ Vào mùa hè, mỗi ngày, Sa Pa như có mấy mùa?

+ Sa Pa có những gì?

* Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát và nói về tình huống trong tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đóng vai thực hành nói lời xin phép.

- GV yêu cầu một số HS đóng vai thực hành nói lời xin phép trước cả lớp. GV và HS nhận xét.

* Hoạt động Vận dụng: ( 5-7’)

- HS tìm một số từ ngữ chứa vần ac, ăc, âc và đặt câu với từ ngữ tìm được.

* Tổng kết – nhận xét:

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các văn ac, ăc, âc và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS đọc thầm, tìm.

- HSNK đọc

- Đọc theo nhóm, lớp đồng thanh - HS xác định

- HSNK đọc từng câu

- HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS nói

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS đóng vai.

*GDĐP: GDHS khi muốn làm việc gì cần hỏi ý kiến ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình.

- HS lắng nghe

- HS viết ac, ăc, âc và từ mắc áo, quả gấc (chữ cỡ vừa và nhỏ) vào vở Tập viết, tập một.

- HS lắng nghe

______________________________________

Toán LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.

(13)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

d. Hoạt động khởi động

HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).

- HS thực hiện

Bài 2

- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc hemBảng cộng trong phạm vi 10 để tính).

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả của mỗi phép tính. Chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 5 +2; 4+ 3 ;6+ 1 .

- HS thực hiện

- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm hem các phép tính có thế đặt vào mỗi ngôi nhà.

- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài 4. Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh.

a)Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại

Chia sẻ trong nhóm.

(14)

sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10.

Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại. Ví dụ: Nếu chọn số 9 thì số còn lại là 1; nếu chọn số 5 thì số còn lại phải là 5.

b) Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Chia sẻ trước lớp.

Vỉ dụ: Trong hộp có 5 chiếc bút màu. Bạn Lan bỏ hem vào 3 chiếc. Trong hộp có tất cả bao nhiêu chiếc bút màu?

Thực hiện phép cộng 5 + 3 = 8. Có 8 chiếc bút màu.

Vậy phép tính thích hợp là 5 + 3 = 8.

3. Hoạt động vận dụng

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

- 3-4 Hs nêu

*Tổng kết, nhận xét

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

______________________________________________

Tự nhiên và xã hội

BÀI 6: NƠI EM SỐNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm , đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống . của công việc đó cho xã hội .

- Nêu và thực hiện được một số việc HS có thể làm để đóng góp cho địa phương.

- Bày tỏ được sự gắn bó , tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học. Video clip bài hát Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng ).

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

Quang cảnh nơi em sống (tiếp theo) 1. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nơi sống của

em

- Giới thiệu: Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về nơi sống của mình

Bước 1: Làm việc theo cặp (8’)

- Yêu cầu HS tìm hiểu về nơi sống của bạn bằng cách hỏi đáp:

- Nhà bạn ở đâu?

- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời.

Sau đó đổi lại

+ Hs nêu rõ số nhà, tên xóm, thôn, xã,

(15)

- Theo bạn, nơi chúng mình sống có giống với nơi sống của bạn An hay bạn Hà không? Giống ở chỗ nào?

- Gia đình bạn thường mua thức ăn, đồ uống ở đâu?

- Ngày nghỉ, bạn thường được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu?

- Bạn có thể giới thiệu một địa điểm nổi bật mà bạn thích đến đó (hoặc được nhiều người trong cộng đồng hay khách du lịch thích đến đó).

- Hãy nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống

Bước 2: Làm việc cả lớp (9’)

- GV cho HS đặt câu hỏi với cả lớp về cảnh vật và hoạt động của con người ở nơi các em đang sống và được chỉ định HS khác trả lời ; nếu HS nảy trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác (tiếp tục như vậy cho đến khi HS hết câu hỏi).

- GV cùng HS nhận xét bổ sung

2. Hoạt động 4: Đóng vai “Hướng dẫn viên du lịch”.

Bước 1: Làm việc theo nhóm (8’)

- GV yêu cầu HS sắp xếp những tranh ảnh của nhóm và xây dựng nội dung giới thiệu về nơi sống của mình.

- HD HS đóng vai “Hướng dẫn viên du lịch"

- GV theo dõi hướng dẫn Bước 2: Làm việc cả lớp (8)

- Yêu cầu các nhóm lần lượt đóng vai

“Hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu nơi sống của mình

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động nối tiếp. (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

huyện, tỉnh hoặc phố, phường, quận, tỉnh/ thành phố.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- HS thực hiện

- HS thảo luận theo nhóm: Nhóm trưởng củng các bạn tập hợp, sắp xếp - Nhóm cử ra một hoặc hai, ba bạn cùng đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch " dựa trên những tranh ảnh của nhóm đã sưu tầm được và phân công nhau trình bày từng nội dung .

- Các nhóm lần lượt đóng vai

- Cả lớp bình bầu xem nhóm nào sau tầm được nhiều tranh ảnh, sắp xếp đẹp, giới thiệu được điểm nổi bật về cảnh vật và hoạt động của con người cũng như thể hiện được tình cảm của các em đối với nơi sống của mình.

- Lắng nghe.

(16)

______________________________________________

Ngày soạn: 3/ 11/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 47: OC ÔC UC ƯC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần oc, ôc, uc, ưc và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng vần oc, ôc, uc, ưc (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần đó.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần oc, ôc, uc, ưc có trong bài học.

Phát triển kĩ năng nói về niềm vui, sở thích. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật và tranh vẽ về hoạt động con người.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu (3 – 5phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

- Giới thiệu bài : Vần oc, ôc, uc, ưc

- Hs hát.

Hoạt động 2: Luyện tập thực hành15- 20’)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em thấy ai trong tranh?

+ Bạn ấy đang làm gì?

+ Hoa cúc màu gì?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. “Ở góc vườn, cạnh gốc rau, khóm cúc nở hoa vàng rực.”

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 4 vần mới: oc,ôc, uc, ưc.

Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … bạn Hà.

+… đang ngắm những bông hoa cúc.

+ … vàng rực.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. “Ở góc vườn, /cạnh gốc rau, /khóm cúc nở hoa vàng rực.”

- HS quan sát.

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 4 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 4 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm c đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm c là o, ô, u, ư

(17)

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần oc, ôc, uc, ưc yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần oc, ôc, uc, ưc (CN, nhóm, lớp)

* Nêu cấu tạo vần

- Gọi HS phân tích vần oc

+ Đang có vần oc muốn có vần ôc thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS nêu

+ Đang có vần ôc muốn có vần uc thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS nêu vần uc.

- Yêu cầu HS nêu vần ưc,nêu cách ghép.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 4 vần.

- 1-2 em nhận xét.

+ Vần oc có 2 âm o đứng trước, âm c đứng sau.

+ Thay âm o bằng âm ô, để nguyên âm c

- HS ghép vần trên bảng cài vần ôc.

+ Thay âm ô bằng âm u, để nguyên âm c

- HS ghép bảng cài.

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép:

thay âm u bằng âm ư giữ nguyên âm c

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 4 vần (CN, lớp) b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần oc rồi, làm thế nào để có tiếng góc?

- GV đưa mô hình tiếng góc, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

G oc góc

+ …hem âm g trước vần oc, dấu sắc trên âm o

- HS đánh vần, đọc trơn: gờ - oc- góc – sắc – góc. Góc (CN, nhóm, lớp).

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: học, sóc, cốc, lộc, chục, cúc, đức, mực

+ Tiếng nào chứa vần oc?

+ Tiếng nào chứa vần ôc?

+ Tiếng nào chứa vần uc?

+ Tiếng nào chứa vần ưc?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … học, sóc.

+ …. Cốc, lộc.

+ …. Chục, cúc.

+ …. Đức, mực

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng

- HS đọc

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng góc ta hem chữ ghi âm g trước vần oc và dấu sắc trên âm o.

Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ôc, uc, ưc.

(18)

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần oc (ôc, uc, ưc)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần ôc, uc, ưc trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đọc đồng thanh.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh con sóc, cái cốc, máy xúc, con mực đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới oc, ôc, uc, ưc phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ con ai?

- GV đưa từ con sóc.

+ Từ con sóc có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng sóc, đọc trơn từ con sóc.

- Thực hiện tương tự với các từ cái cốc, máy xúc, con mực

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +….con sóc.

+ …. tiếng sóc chứa vần oc.

+ … tiếng sóc có âm s đứng trước, vần oc đứng sau. Sờ - oc – soc – sắc – sóc.

Con sóc.

- HS đọc d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 106).

- HS đọc 4. Viết bảng (7 phút)

* Viết vần oc, ôc, uc, ưc

+ Các vần oc, ôc, uc, ưc có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần oc, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ o, đưa hem nét xoắn nhỏ rồi lia bút sang phải dưới ĐK 3 viết tiếp con chữ c sao cho con chữ c sát với điểm dừng bút của nét xoắn con chữ o . Ta được vần oc.

+ Viết vần ôc như thế nào?

- GV viết mẫu vần uc, vừa viết vừa mô tả:

Đặt bút trên ĐK2 viết chữ u. Từ điểm dừng

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm c ở cuối, khác nhau âm thứ nhất o, ô, u, ư.

- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần oc trước rồi hem dấu mũ cho chữ o.

(19)

bút của chữ u lia bút sang phải dưới ĐK 3 viết tiếp con chữ c sao cho con chữ c sát với điểm dừng bút con chữ u . Ta được vần uc.

+ Viết vần ưc như thế nào?

- Yêu cầu HS viết bảng con vần oc,ôc, uc, ưc

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

+… viết vần uc trước rồi hem nét râu cho con chữ u.

- HS viết bảng con vần oc, ôc, uc, ưc - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng cốc, xúc, mực

- GV đưa tiếng cốc, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng cốc ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng mắc, vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút dưới ĐK 3 viết âm c, từ điểm dừng bút của con chữ c lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ôc, đánh dấu sắc trên âm ô. Ta được chữ cốc.

- GV đưa tiếng xúc, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng xúc ta viết thế nào?

- Hướng dẫn tương tự với chữ mực.

- Yêu cầu HS viết bảng con 3 tiếng cốc, xúc, mực

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

+ Tiếng cốc có âm c đứng trước, vần ôc đứng sau, dấu sắc trên âm ô. Cờ - ốc – cốc – sắc – cốc.

+ Viết âm c trước, vần ôc sau, dấu sắc trên âm ô.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Tiếng xúc có âm x đứng trước, vần uc đứng sau, dấu sắc trên âm u. Xờ - uc – xúc – sắc – xúc.

+ Viết âm x trước, vần uc sau, dấu sắc trên âm u.

- HS viết bảng con tiếng cốc, xúc, mực dưới vần oc, ôc, uc, ưc

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu (3 – 5phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

- Hs đọc lại bài ở tiết 1

Hoạt động 2: luyện tập – thực hành( 20 – 25’)

* Viết vở (10 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 31, 32 nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để

- Hs múa hát - Hs đọc

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần oc, 1 dòng vần ôc, 1 dòng uc, 1 dòng ưc, 1 dòng cốc, 1 dòng máy xúc, 1 dòng mực.

(20)

vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: con chữ c phải chạm vào điểm dừng bút của con chữ u, ư.khoảng cách giữa 2 chữ trong từ cách nhau một khoảng bằng 1 thân con chữ o.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

Vận động giữa tiết - HS vận động.

* Đọc đoạn10 phút) - GV đưa đoạn đọc + Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học oc (ôc, uc, ưc).

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước lớp

- HS quan sát, trả lời + … 3 câu.

+ … cúc, cốc, học.

- HS phân tích, đánh vần các tiếng:

cúc, cốc, học.

- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cả đoạn

- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp - Lớp nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu nội dung

- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:

+ Đi học về Hà thấy gì?

+ Hà đã làm gì?

+ Mẹ khen Hà thế nào?

- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời câu hỏi.

+ .. . thấy mấy khóm cúc đã nở hoa.

+ … hái cắm vào cốc.

+ .. mẹ tấm tắc khen Hà khéo tay.

- Cho HS quan sát tranh, hỏi.

+ Lọ hoa bạn Hà cắm có đẹp không?

+ Hoa tươi thường hem để làm gì?

+ Em phải làm gì để chăm sóc các bồn hoa trong sân trường?

- GV nhận xét, tóm tắt nội dung, giáo dục HS biết bảo vệ và yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- Lắng nghe 7. Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Say mê - Cho HS quan sát tranh , hỏi:

+ Em nhìn thấy ai trong tranh?

+ Mọi người đang làm gì?

+ Em thấy các bạn đang học múa với tinh thần thế nào?

- GV tóm tắt nội dung, giải thích từ say mê

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:

+ … Cô giáo, Hà và các bạn’

+ .. Cô giáo đang dạy bạn Hà và các bạn tập múa.

+ … say mê - Lắng nghe.

(21)

* Hoạt động Vận dụng: (5-7’) + Em có sở thích gì?

+ Khi làm việc đó em làm với tinh thần như thế nào?

- GDHS: cần chăm chỉ và say mê với sở thích của mình thì mới đạt kết quả như mong muốn.

- Nối tiếp nhau trả lời.

- Lắng nghe.

* Tổng kết – nhận xét

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần oc, ôc, uc, ưc đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS chăm chỉ học bài ở nhà.

+ …. Vần oc, ôc, uc, ưc.

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

______________________________________________

Ngày soạn: 4/ 10/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021 TOÁN

KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐl LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

- Thông qua việc lắp trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đà học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

- Phát triển các NL toán học:NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động khởi động

Thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.

2.Hoạt động hình thành kiến thức

1.HS thực hiện lần lượt các thao tác sau dưới sự hướng dẫn của GV:

HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.

- GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.

HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói:

“Khối hộp chữ nhật”.

(22)

- HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật”.

- Thực hiện thao tác tương tự với khối lập phương.

2. HS thực hành xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).

3. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện theo cặp:

- Cho HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. Chắng hạn: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.

HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Bài 2a) Cho HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. Chia sẻ kết quả. Chắng hạn: Chiếc bàn gồm 5 khối hộp chữ nhật; Con ngựa gồm 10 khối lập phương và 4 khối hộp chữ nhật.

- HS thực hiện

b)Cho HS suy nghĩ, sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.

- HS thực hiện

GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

4. Hoạt động vận dụng

Bài 3. Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm:

Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế.

- Chia sẻ trước lớp.

-Em hay kể tên một số đồ dùng, đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương có trong lớp?

*Tổng kết, nhận xét.

- Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.

____________________________________________

TIẾNG VIỆT BÀI 48: AT ĂT ÂT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết và đọc đúng vần at, ăt ât và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng

(23)

vần at, ăt, ât (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần đó.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần at, ăt, ât có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời xin phép. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh vẽ về hoạt động của con người.

- Cảm nhận được tình cảm, sự gần gũi giữa các học sinh trong lớp, giữa các thành viên trong gia đình. Yêu lớp học và gia đình của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu (3 – 5 phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

- Hs hát.

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em nhìn thấy ai trong tranh?

+ Cô giáo và các bạn đang làm gì?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. “Nam bắt nhịp cho tất cả các bạn hát.”

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: at, ăt, ât.

Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành.

(15- 20’)

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … cô giáo và các bạn .

+ … 1 bạn đang hát trên bảng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

“Nam bắt nhịp /cho tất cả các bạn hát.”

- HS quan sát.

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm t đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm t là a, ă, â

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần at, ăt, âc yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

At: a – tờ - at ăt: ă – tờ - ăt ât: â- tờ - ât.

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần at, ăt, ât(CN, nhóm, lớp)

* Nêu cấu tạo vần

- Gọi HS phân tích vần at + Vần at có 2 âm a đứng trước, âm t đứng sau.

(24)

+ Đang có vần at muốn có vần ăt thì phải làm thế nào?

- GV quan sát, nhắc nhở.

- Yêu cầu HS ghép vần ât.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.

+ Thay âm a bằng âm ă, để nguyên âm t

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép:

thay âm ă bằng âm â giữ nguyên âm t

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 3 vần

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần at rồi, làm thế nào để có tiếng hát?

- GV đưa mô hình tiếng hát, yêu vầu HS đánh vần, đọc trơn.

H at hát

+ …hem âm h trước vẫn at, dấu sắc trên âm a

- HS đánh vần, đọc trơn: hờ - at- hat – sắc – hát. Hát .

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: bát, lạt, sắt, gặt, đất, gật

+ Tiếng nào chứa vần at?

+ Tiếng nào chứa vần ăt?

+ Tiếng nào chứa vần ât?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … bát, lạt.

+ …. Sắt, gặt.

+ …. Đất, gật

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng .

- HS đọc

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng hát ta hem chữ ghi âm h trước vần at và dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần at, ăt, ât.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần at (ăt, ât)?

- HS tự tạo các tiếng có vần at, ăt, ât trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh bãi cát, mặt trời, bật lửa đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật

(25)

trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới at, ăt, ât phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 2, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ mặt trời.

+ Từ mặt trời có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng mặt, đọc trơn từ mặt trời.

- Thực hiện tương tự với các từ bãi cát, bật lửa.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +….mặt trời.

+ …. tiếng mặt chứa vần ăt.

+ … tiếng mặt có âm m đứng trước, vần ăt đứng sau. Mờ - ăt – măt – nặng – mặt. Mặt trời.

- HS đọc d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 108).

- HS đọc Viết bảng

* Viết vần at, ăt, ât

+ Các vần at, ăt, ât có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần at, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng bút con chữ a đưa bút viết tiếp chữ t . Ta được vần at.

+ Viết vần ăt như thế nào?

+ Viết vần ât như thế nào?

- GV viết mẫu vần ât, vừa viết vừa mô tả:

Đặt bút dưới ĐK3 một chút viết vần at. Có vần at rồi ta hem dấu mũ cho con chữ a. Ta được vần ât.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần at, ăt, ât - Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

* Viết tiếng mặt, bật

- GV đưa tiếng mặt, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng mặt ta viết thế nào?

- GV viết mẫu tiếng mặt, vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút dưới ĐK 3 viết âm m, từ điểm dừng bút của con chữ m lia bút lên

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm t ở cuối, khác nhau âm thứ nhất a, ă, â.

- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần at trước rồi hem nét cong nhỏ trên đầu con chữ a.

+… viết vần at trước rồi hem dấu mũ trên đầu con chữ a.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần at, ăt, ât - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

+ Tiếng mặt có âm m đứng trước, vần ăt đứng sau, dấu nặng dưới âm ă. Mờ - ăt – mắt – nặng – mặt.

+ Viết âm m trước, vần ăt sau, dấu nặng dưới âm ă.

- Quan sát, lắng nghe.

(26)

dưới ĐK 3 viết vần ăt, đánh dấu nặng dưới âm ă. Ta được chữ mặt.

- GV đưa tiếng bật, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

+ Khi viết tiếng bật ta viết thế nào?

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng mặt, bật

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

+ Tiếng bật có âm b đứng trước, vần ât đứng sau, dấu nặng dưới âm â. Bờ - ât – bât – nặng – bật.

+ Viết âm b trước, vần ât sau, dấu nặng dưới âm â.

- HS viết bảng con tiếng mặt, bật dưới vần at, ăt, ât

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn

____________________________________________

Ngày soạn: 4/ 11/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 49: OT ÔT ƠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần ot, ôt ơt và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng vần ot, ôt, ơt (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần đó.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ot, ôt, ơt có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói về chủ điểm thế giới trẻ thơ (các hoạt động vui chơi, giải trí). Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Yêu thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Máy tính, hình ảnh trong bài học.

- HS: Máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu (3-5 phút)

- GV cho HS hát và múa theo giai điệu bài hát.

-Hs hát.

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em nhìn thấy gì trong tranh?

- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. “Vườn nhà bà có ớt, rau ngót và cà rốt”.

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: ot, ôt, ơt.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … tranh vẽ cảnh vườn rau, có rau ngót, ớt và cà rốt .

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

“Vườn nhà bà /có ớt,/ rau ngót /và cà

(27)

rốt”.

- HS quan sát.

Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành.( 15- 20’)

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm t đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm t là o, ô, ơ

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần ot, ôt, ơt yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

Ot: o – tờ - ot ôt: ô – tờ - ôt ơt: ơ- tờ - ơt.

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần.

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần ot, ôt, ơt

* Đọc lại vần - HS đọc trơn lại 3 vần

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần ot rồi, làm thế nào để có tiếng ngót?

- GV đưa mô hình tiếng ngót, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

Ng ot ngót

+ …hem âm ng trước vẫn ot, dấu sắc trên âm o

- HS đánh vần, đọc trơn: ngờ - ot- ngót – sắc- ngót.ngót.

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: ngọt, vót, cột, tốt, thớt, vợt

+ Tiếng nào chứa vần ot?

+ Tiếng nào chứa vần ôt?

+ Tiếng nào chứa vần ơt?

- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … ngọt, vót.

+…. Cột, tốt.

+ …. Thớt, vợt

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng.

- HS đọc

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng ngót ta hem chữ ghi âm ng trước vần ot và dấu sắc trên âm o . Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ot, ôt, ơt.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- HS tự tạo các tiếng có vần ot, ôt, ơt trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

(28)

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần ot (ôt, ơt)?

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

* Vận động giữa giờ - HS vừa hát vừa vận động c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh quả nhót, lá lốt, quả ớt đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới ot, ôt, ơt phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Em đã được ăn nhót chưa?

- GV đưa từ quả nhót.

+ Từ quả nhót có tiếng nào chứa vần mới đang học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng mặt, đọc trơn từ mặt trời.

- Thực hiện tương tự với các từ lá lốt, quả ớt.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +….quả nhót.

- HS trả lời.

+ …. tiếng nhót chứa vần ot.

+ … tiếng nhót có âm nh đứng trước, vần ot đứng sau. Nhờ - ot – nhot – sắc – nhót. Quả nhót.

- HS đọc d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 110).

- HS đọc.

Viết bảng (7 phút) * Viết vần ot, ôt, ơt

+ Các vần ot, ôt, ơt có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần ot, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết chữ o, từ điểm dừng bút con chữ o đưa bút viết 1 vòng xoắn nhỏ nối tiếp chữ t . Ta được vần ot.

+ Viết vần ôt như thế nào?

+ Viết vần ơt như thế nào?

- GV viết mẫu vần ôt, vừa viết vừa mô tả:

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm t ở cuối, khác nhau âm thứ nhất o, ô, ơ.

- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần ot trước rồi hem dấu mũ cho trên đầu con chữ a.

+… viết vần ot trước rồi hem nét râu cho con chữ a.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. Viết

- Nhận biết và đọc đúng các âm r, s; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng các chữ

- Nhận biết và đọc đúng các vần ươi, ươu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươi, ươu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã

- Nhận biết và đọc đúng các vần oan oăn oat oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan oăn oat oăt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan

- Nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêt, iêu, yêu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc..

Đọc hiểu từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc Chào mào và sơn ca.. - Viết đúng vần on, ôn, ơn và

- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung