• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 17/4/2020

Ngày dạy : 21/04/2020 Lớp 4A, 4B, 4C

KHOA HỌC

BÀI 43 & 44 :ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( 1 tiết ) I-MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu( còi tàu, xe, trống trường,…).

- Nêu được ví dụ về:

+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;…

+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.

- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,…

* GDBVMT: HS biết được mối quan hệ giữa con người với môi trường( Hđ2)

* GDQTE: GV giáo dục HS Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho những người xung quanh ( Hđ củng cố, dặn dò)

-QTE: Biết đánh giá nhận xét về sở thích âm thanh của mình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Hình minh họa 1, 2, 3, 4, 5 SGK +5 chai hoặc cốc giống nhau.

+Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

+Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.

+Một số băng, đĩa.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

(2)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS- PATLĐ 1- Ổn định(1’)

2-Bài cũ(4’)

-Âm thanh truyền được qua những gì?

-Khi ra xa âm thanh sẽ mạnh lên hay yếu đi?

-GV nhận xét câu trả lời 3-Bài mới(30’)

- Giới thiệu bài: Âm thanh trong cuộc sống( Bài 43 & 44)

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống

* Mục tiêu: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống.

-Cách tiến hành:

Bước 1: GV yc học sinh quan sát hình trang 86 SGK, ghi lại vai trò của âm thanh.

Bước 2: Hướng dẫn giúp đỡ học sinh . -GVKL: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, …

Hoạt động 2:Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích. Lợi ích của việc ghi lại âm thanh.

a, Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích

*Mục tiêu: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh phát triển kỹ năng đánh giá.

-Cách tiến hành:

-GV HD HS lấy tờ giấy chia thành 2 cột Thích và không thích , yêu cầu hs

- HS hát

-2HS trả lời câu hỏi

- HS nhắc lại tựa bài

-HS thực hiện.

-HS trình bày.Các HS khác theo dõi để bổ sung.

-Lắng nghe.

+HS hoạt động cá nhân với phiếu học tập.

(3)

nêu tên các âm thanh mà các em thích và không thích vào cột cho phù hợp.

-Nhận xét, khen ngợi HS.

* GVKL: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại…

b,Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh

*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.Hiểu đượcý nghĩa nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng.

Cách tiến hành:

-Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày?

-Nhờ đâu em nghe được bài hát đó?

- Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì?

-Hiện nay có những cách ghi âm nào?

-Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết c, Trò chơi “Làm nhạc cụ”

Mục tiêu: Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao, thấp khác nhau.

-Cách tiến hành:

- GV HD Hs cách làm nhạc cụ.Sau đó yc học sinh tự thực hành ở nhà.

Hoạt động 3:Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn.

*Mục tiêu: Nhận biết một số loại tiếng ồn.

* Trình bày ý kiến cá nhân

-Nêu tên âm thanh thích và không thích.

VD:

-Âm thanh ưa thích: Tiếng hát,tiếng trống trường, tiếng sáo…

-Âm thanh không ưa thích:Tiếng còi xe quá to,tiếng nổ lớn,tiếng ồn ào trong lớp…

* HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.

-Lắng nghe.

-HS nối tiếp nhau trả lời - Nghe qua băng, đĩa...

-Giúp chúng ta có thể nghe lại những bài hát, đoạn nhạc hay từ những năm trước

-Dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi lại âm thanh.

-2 HS đọc thành tiếng.

- Lắng nghe và quan sát.

-Dựa vào các hình trang 88 SGK trả lời câu hỏi.

(4)

-Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?

-Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?

-Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh chúng ta không ưa thích và cần phải tìm cách phòng tránh

* Động não

-Theo em hầu hết tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?

Hoạt động 4:Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.

Việc nên ,không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.

a, Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.

*Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.

*Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

* Suy nghĩ sau đó trình bày 1 phút -Cách tiến hành:

-GV giao việc cho hs.

-Yêu cầu hs đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh các em sưu tầm được.

? Tiếng ồn có tác hại gì?

? Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?

-GV nhận xét tuyên dương.

Kết luận:

Như mục “Bạn cần biết “ trang 89 SGK.

-…động cơ, ô tô, ti vi, chơ,…

-HS nêu -Lắng nghe

-Hầu hết tiếng ồn đều do con người tạo ra.

-HS quan sát hình và trả lời câu hỏi . - Chói tai, nhức đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.

-Cả lớp nhận xét,bổ sung

- HS phát biểu : Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.

(5)

* b, Nói về việc nên không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh

*Mục tiêu:Có ý thức và thực hiện một số hoạt độngđơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho con người xung quanh và bản thân.

Cách tiến hành:

- Những việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn ở trường , lớp ở nhà.

4-Củng cố, dặn dò(5’)

-2 hs đọc mục “Bạn cần biết”

?Gần nơi em ở có nhiều tiếng ồn không? Người ta có biện pháp gì để phòng chống?

-Chuẩn bị bài: Anh sáng

-Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs hăng hái phát biểu ý kiến.

-Nhận xét tiết học.

-Nên: Đi lại, nói năng nhẹ nhàng. Chỉ nói khi thật cần thiết.

-Không nên: Nói to, nói nhiều, cười đùa, la hét, tạo tiếng động lớn, đập mạnh vật gì đó…

-2 hs đọc

-HS trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

...

Ngày soạn : 17/04/2020 Ngày dạy :

Khoa học

BÀI 45 & 46 : ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI I. Mục tiêu:

1. Ánh sáng:

- Nêu được ví dụ các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng:

+ Vật tự phát sáng: mặt trời, ngọn lửa…

+ Vật được chiếu sáng:mặt trăng ,bàn ghế…

- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.

- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt.

(6)

2. Bóng tối :

- Đoán đúng vị trí , hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản .

- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

II. Đồ dùng

- GV: SGK, tấm kính, giấy A2, đèn pin,kéo , thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ

+ Em có thể nghe thấy âm thanh ở đâu?

+ Nêu một số tác hại của tiếng ồn?

+ Nêu biện pháp phòng chống tiếng ồn?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

* ÁNH SÁNG:

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng. Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

a, Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.

* Mục tiêu: HS hiểu về vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng tìm ra vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.

* Cách tiến hành

- Yêu cầu dựa vào hình 1, 2 SGK trang 90 hoặc kinh nghiệm về vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng tìm ra vật

- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.

- HS thảo luận nhóm.

- Sau đó Hs báo cáo trước lớp.

+ Vật tự phát sáng: Ngọn đèn điện, các ngôi sao.

+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng

(7)

tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.

+ Hình 1: Ban đêm.

+ Hình 2: Ban ngày

- GV nhận xét.

* Kết luận:

+ Vật tự phát sáng: mặt trời, ngọn lửa…

+ Vật được chiếu sáng: mặt trăng, bàn ghế…

b,

Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng

+ Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật ? + Vậy theo em , ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?

* Thí nghiệm 1 :

- Gv phổ biến thí nghiệm: Khi ta đứng ở giữa nhà và chiếu đèn pin,theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu?

+ Khi ta chiếu đèn pin về phía trước thì phía sau có ánh sáng không?

+ Nếu chiếu đèn vào góc phải nhà thì góc trái có đèn không?

+ Như vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?

*Thí nghiệm 2:

là do Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế,…được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng chiếu sáng.

+ Vật tự phát sáng:” Mặt Trời.

+ Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế,…)

- Do vật tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.

- Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

- HS nghe và dự đoán kết quả.

- Không có.

- Không có.

- Ánh sáng đi theo đường thẳng.

- Hs đọc.

- Hs trả lời theo suy nghĩ.

- Hs làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.

(8)

- Gv yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trang 90 sgk.

- Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì?

- Yc hs làm thí nghiệm hình thức cá nhân.

- Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?

- Gv nhân xét và kết luận.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu “Mắt nhìn thấy vật khi nào?”

* Mục tiêu: giúp HS hiểu rõ về mục đích của mỗi thí nghiệm, yêu cầu thao tác thực hiện, quan sát trước khi tiến hành.

* Cách tiến hành

- Yêu cầu HS nhìn các đồ vật trong nhà qua các vật liệu (kính, gỗ,…). Có thể cho HS dự đoán kết quả trước khi tiến hành.

- Yêu cầu HS thực hành thí nghiệm.

+ Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?

* Kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Ngoài ra muốn nhìn thấy vật cũng cần có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ ta đến vật.

*BÓNG TỐI

3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về bóng tối và thay đổi hình dạng , kích thước của bóng tối.

a, Tìm hiểu về bóng tối:

- Yc hs quan sát hình 1 sgk trang 92 và cho biết:

- Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs thực hành và báo cáo kết quả.

- Nhìn thấy vật khi vật tự phat sáng, có ánh sáng chiếu vào, không có vật che khuất, vật đó ở gần mắt...

- Hs nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Mặt Trời chiếu ở phía bên phải của hình vẽ.Vì ta thấy bóng đổ về phía bên trái.

- Mặt Trời là vật chiếu sáng còn người

(9)

+ Theo em, Mặt Trời chiếu sáng từ phía nào tro ng hình 1?

+ Hãy tìm vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng?

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu hs quan sát thí nghiệm hình 2 sgk trang 93 và dự đoán xem : + Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?

+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?

- GV nghi lại kết quả dự đoán và để chứng minh điều đó gv yc học sinh tự làm thí nghiệm:

+ Thí nghiệm lần 1 với quyển sách.

+ Thí nghiệm lần 2 thay sách bằng vỏ hộp.

+ Thí nghiệm lần 3 thay vỏ hộp bằng tờ bìa trong.

- Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hôp không?

- Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?

- Khi nào bóng tối xuất hiện?

- GV nhận xét và kết luận:

Khi vật cản sáng , ánh sáng không chuyền qua được nên phía sau vật có vùng không nhận được ánh sáng truyền tới , đó chính là vùng tối.

b, Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng , kích thước của bóng tối:

là vật được chiếu sáng.

- Hs nhận xét.

- Bóng tối sẽ xuất hiện ở sau quyển sách.

- Hình quyển sách.

- Hs tiến hành thí nghiệm.

- Hs báo cáo kết quả.

- Ánh sáng không thể truyền qua quyển sách và vỏ hộp.

- Vật cản sáng.

- Khi vật cản sáng được chiếu sáng.

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

(10)

+ Theo em, hình dạng ,kích thước của bóng tối có thay đổi không? Khi nào sẽ thay đổi?

+ Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc buổi chiều?

- Gv giảng: Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng.Vào buổi trưa khi mặt chiếu sáng ở phương thẳng đứng nên bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Còn buổi sáng vá chiều...

- Gv hướng dẫn học sinh làm làm thí nghiệm để thấy rõ những điều trên:

+ TN : Lấy đèn pin chiếu đèn vào chiếc bút theo phương thẳng đứng trên mặt bìa.Sau đó chuyển ssang chiếu về vị trí bên phải rồi bên trái của bút bi.

- GV hỏi :

+ Bóng của vật thay đổi khi nào?

+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?

- Gv nhận xét và kl:

Do ánh sáng chiếu theo phương thẳng đứng nên bóng của vật phụ

thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.

C, Củng cố, dặn dò.

+ ... thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối vật cản thay đổi.

- Hs giải thích theo ý hiểu.

- Hs lắng nghe.

- HS tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.

- Hs khác nhận xét.

- .... khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

- Muốn bóng của vật to hơn , ta nên đặt gần vật chiếu sáng.

- Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

(11)

- Chúng ta nhìn thấy vật khi nào?

- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?

- GV nhận xét tiết học .

- Yc học sinh về ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

BÓNG TỐI.. Tìm hiểu sự thay đổi về hình dáng, kích thước của bóng tối. Tìm hiểu về bóng tối... Mặt trời chiếu sáng từ phía nào trong hình?. Trái

Để Viết chữ lên hình vẽ, em chọn công cụ nào sau

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

Bảng so sánh số liệu phân tích lô giữa ít nhất 02 lô sản xuất (hoặc 01 lô sản xuất và 02 lô pilot) của thuốc thành phẩm/ bán thành phẩm ở dạng bulk product sản xuất tại